I. Mục đích yêu cầu
1. Đọc trơn đoạn văn Xuân về, trả lời các câu hỏi về nội dung bài đọc
2. Dựa vào gợi ý, viết một đoạn văn đơn giản từ 3 đến 5 câu nói về mùa hè.
II. Đồ dùng dạy học
- Một số tranh ảnh về cảnh mùa hè.
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ: 2 cặp học sinh thực hành đối đápd ( nói lời chào, tự giới thiệu – đáp lời chào, lời tự giới thiệu ) theo 2 tình huống.
* Cặp thứ nhất: Học sinh 1 đóng vai ông, đến trường tìm cô giáo xin phép cho cháu mình nghỉ ốm. Học sinh 2 đóng vai lớp trưởng đáp lời chào của ông và nói chuyện với ông như thế nào ?
* Cặp thứ hai: Học sinh 1 đóng vai 1 bạn nhỏ đang ở nhà một mình. Học sịnh 2 là chú thợ mộc đến gõ cửa tự giới thiệu mình là thợ mộc đến theo yêu cầu của bố đến sửa cho nhà cái bàn. Học sinh 1 đáp lời chú thợ mộc như thế nào ?
* Giáo viên nhận xét
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: Trong tiết Tập làm văn hôm nay, các em sẽ tìm hiểu cách tả mùa xuân trong một đoạn văn của nhà văn Tô Hoài. Sau đó chúng ta sẽ luyện viết một đoạn văn tả mùa hè. Chúng ta sẽ xem ai là người viết được đoạn văn tả mùa hè hay nhất trong tiết học này.
Tuần 20 TẬP LÀM VĂN TẢ NGẮN VỀ BỐN MÙA I. Mục đích yêu cầu 1. Đọc trơn đoạn văn Xuân về, trả lời các câu hỏi về nội dung bài đọc 2. Dựa vào gợi ý, viết một đoạn văn đơn giản từ 3 đến 5 câu nói về mùa hè. II. Đồ dùng dạy học - Một số tranh ảnh về cảnh mùa hè. III. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: 2 cặp học sinh thực hành đối đápd ( nói lời chào, tự giới thiệu – đáp lời chào, lời tự giới thiệu ) theo 2 tình huống. * Cặp thứ nhất: Học sinh 1 đóng vai ông, đến trường tìm cô giáo xin phép cho cháu mình nghỉ ốm. Học sinh 2 đóng vai lớp trưởng đáp lời chào của ông và nói chuyện với ông như thế nào ? * Cặp thứ hai: Học sinh 1 đóng vai 1 bạn nhỏ đang ở nhà một mình. Học sịnh 2 là chú thợ mộc đến gõ cửa tự giới thiệu mình là thợ mộc đến theo yêu cầu của bố đến sửa cho nhà cái bàn. Học sinh 1 đáp lời chú thợ mộc như thế nào ? * Giáo viên nhận xét B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài: Trong tiết Tập làm văn hôm nay, các em sẽ tìm hiểu cách tả mùa xuân trong một đoạn văn của nhà văn Tô Hoài. Sau đó chúng ta sẽ luyện viết một đoạn văn tả mùa hè. Chúng ta sẽ xem ai là người viết được đoạn văn tả mùa hè hay nhất trong tiết học này. 2. Hướng dẫn làm bài tập 2.1 Bài tập 1 - Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài. a. Những dấu hiệu nào báo mùa xuân đến ? b. Tác giả quan sát mùa xuân bằng những cách nào ? - Để tả được quanh cảnh đầu xuân, nhà văn Tô Hoài đã quan sát rất tinh tế, sử dụng nhiều giác quan khi quan sát. Nhờ vậy ông đã viết được đoạn văn tả mùa xuân rất ngắn gọn mà thú vị, độc đáo. Các em muốn tả được cảnh vật xung quanh cũng cần học quan sát. 2. Bài tập 2 ( viết ) - Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài. - Lưu ý viết đoạn văn theo 4 câu hỏi gợi ý. - 2 học sinh tiếp nối nhau đọc yêu cầu - Học sinh trao đổi theo cặp rồi trả lời. - Thơm nức mùi hương các loài hoa. Không còn ngửi thấy hơi nước lạnh lẽo, thay vào đó là thứ không khí đầy hương thơm và ánh nắng mặt trời. Cây cối thay áo mới. - Ngửi: mùi hương thơm nức của các loài hoa, hương thơm của không khí đầy ánh nắng. - Nhìn: ánh nắng mặt trời, cây cối đang thay màu áo mới. - Học sinh đọc yêu cầu - Học sinh làm bài - Mùa hè bắt đầu tháng tư. Vào mùa hè mặt trời chói chang, thời tiết rất nóng. Nhưng nắng mùa hè làm cho trái ngọt, hoa thơm. Được nghỉ hè, chúng em tha hồ đọc truyện, đi chơi, lại được bố mẹ cho về quê thăm ông bà. Mùa hè thật thích. 3. Củng cố - dặn dò: * Nhận xét tiết học * Về nhà viết lại đoạn văn tả mùa hè cho bố mẹ nghe.
Tài liệu đính kèm: