I. MỤC TIÊU
- Viết tiếp được lời đối thoại để hoàn chỉnh một đoạn kịch theo gợi ý của SGK và hướng dẫn của GV.
- Trình bày lời đối thoại của từng nhân vật phù hợp với diễn biến của câu chuyện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Tuần 29 Tiết 57 KẾ HOẠCH BÀI HỌC Thứ năm, ngày 25 tháng 3 năm 2010 Môn : Tập làm văn Tập viết đoạn đối thoại KTKN : 45 SGK : 106 I. MỤC TIÊU - Viết tiếp được lời đối thoại để hoàn chỉnh một đoạn kịch theo gợi ý của SGK và hướng dẫn của GV. - Trình bày lời đối thoại của từng nhân vật phù hợp với diễn biến của câu chuyện. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Giới thiệu bài - Nêu mục tiêu 2. Hướng dẫn HS luyện tập Bài tập 1 : Đọc lại một trong hai phần sau đây củ truyện Một vụ đắm tàu a. Phần I, từ đầu đến gỡ chiếc khăn đỏ trên mái tóc băng cho bạn. Có thể đặt tên phần này là Làm quen hoặc Giu-li-ét-ta. b. Phần II : từ cơn bão dữ dội bất ngờ nôỉi lên đến hết. Có thể đặt tên phần này là Cơn bão hoặc Ma-ri-ô - HS đọc nội dung bài tập 1. - 2 HS tiếp nối nhau đọc hai phần của truyện Một vụ đắm tàu. Bài tập 2 : Em hãy cùng các bạn trong nhóm viết tiếp một số lời đối thoại để chuyển một trong hai phần nói trên thành màn kịch theo gợi ý sau : - Thảo luận nhóm - GV yêu cầu phân nửa lớp viết tiếp lời đối thoại cho màn 1 ; phân nửa lớp viết tiếp lời đối thoại cho màn 2. - GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm làm bài. - Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn nhóm soạn kịch giỏi, viết được những lời đối thoại hợp lí, thú vị. - 2 HS tiếp nối nhau đọc nội dung bài tập - 1 HS đọc 4 gợi ý về lời đối thoại (ở màn 1). - 1 HS đọc 5 gợi ý về lời đối thoại (ở màn 2). - Các nhóm trao đổi viết tiếp các lời đối thoại, hoàn chỉnh màn kịch. - Đại diện nhóm tiếp nối nhau đọc lời thoại (màn 1, màn 2) Bài tập 3 : Phân vai đọc lại (hoặc diễn thử màn kịch trên). - Cả lớp và GV bình chọn nhóm đọc hoặc diễn màn kịch sinh động, hấp dẫn nhất. - HS đọc yêu cầu bài tập. - Các nhóm tự phân vai ; vào vai đọc lại hoặc diễn thử màn kịch (khoảng 5 phút) - Từng nhóm HS tiếp nối nhau thi đọc lại hoặc diễn kịch. Màn 1 : Giu-li-ét-ta (Tiếp theo gợi ý trong SGK) Giu-li-ét-ta : - Không, mình đi một mình. Mình về nhà. Mình xa nhà đã một năm, sắp được gặp lại bố mẹ, mình vui quá ! Thế còn cậu ? Cậu đi với ai ? Ma-ri-ô : Mình cũng đi một mình. Mình về quê. Giu-li-ét-ta : - Thế à ? Mình rất thích ngắm cảnh biểm. Cậu thích không ? Ma-ri-ô : - Mình thấy biển ban ngày đẹp hơn. Giu-li-ét-ta :- Đúng đấy ! Biển ban đêm đẹp nhưng có nhiều vẻ bí ẩn, đáng sợ ! Ôi, mình lạnh quá ! Thôi bọn mình xuống khoang tàu đi. Muôn rồi đấy. Ma-ri-ô : - Tạm biệt cậu nhé ! ( Sóng lớn. Tàu nghiêng. Ma-ri-ô ngã dúi, đầu đập xuống sàn tàu. ) Giu-li-ét-ta : - Ôi, Ma-ri-ô ! Cậu có sao không ? Ma-ri-ô : - Không sao đâu ! Giu-li-ét-ta : Trời ơi ! Trán cậu bị chảy máu này ! ( gỡ chiếc khăn đỏ trên mái tóc băng cho bạn ). Chắc cậu đau lắm ! Để mình dìu cậu xuống khoang tàu. Màn 2 : Ma-ri-ô ( Tiếp theo gợi ý trong SGK ) ..... Người dưới xuồng : - Còn chỗ đây ! Xuống mau ! ( Ma-ri-ô và Giu-li-ét -ta cùng lao tới ) Người dưới xuồng : - Chỗ cho đứa nhỏ thôi ! Xuồng nặng lắm rồi ! ( Giu-li-et-ta thờ thẫn, buông thõng tay, vẻ tuyệt vọng ) Ma-ri-ô : ( Liếc nhìn bạn, quyết định ) - Giu-li-ét-ta ! Xuống đi ! Bạn còn bố mẹ...Nào đừng sợ nhé ! ( Ôm ngang lưng Giu-li-ét-ta thả bạn xuống nước ) Người dưới xuồng : ( Kêu to ) - Cô bé cố lên ! Đưa tay đây ! Nào, được rồi. Giu-li-ét-ta : ( Bàng hoàng nhìn Ma-ri-ô, bật khóc, giơ tay về phía bạn ) Vĩnh biệt Ma-ri-ô ! IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị : Trả bài văn tả cây cối.
Tài liệu đính kèm: