Giáo án Tập làm văn lớp 5 - Tiết 37: Ôn tập về tả cây cối - Trương Tiến Đạt - Trường Tiểu học "C" Mỹ Đức

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

- Biết được trình tự miêu tả, tìm được các hình ảnh so sánh, nhân hóa tác giả đã sử dụng để tả cây cối trong bài văn.

- Viết được một đoạn văn ngắn tả một bộ phận của một cây quen thuộc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ ghi nội dung cần hướng dẫn.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc 2 trang Người đăng honganh Lượt xem 5263Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập làm văn lớp 5 - Tiết 37: Ôn tập về tả cây cối - Trương Tiến Đạt - Trường Tiểu học "C" Mỹ Đức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27 
Tiết 53 
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Thứ năm, ngày 11 tháng 3 năm 2010 Môn : Tập làm văn
Ôn tập về tả cây cối
	KTKN : 42 
	SGK : 97
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 
- Biết được trình tự miêu tả, tìm được các hình ảnh so sánh, nhân hóa tác giả đã sử dụng để tả cây cối trong bài văn.
- Viết được một đoạn văn ngắn tả một bộ phận của một cây quen thuộc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Bảng phụ ghi nội dung cần hướng dẫn. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A. Kiểm tra
- Giáo viên kiểm tra vở HS.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài 
- Nêu mục tiêu
2. Hướng dẫn HS luyện tập
Bài tập 1 : Đọc bài văn dưới đây và trả lời câu hỏi :
- Đưa bảng phụ ghi kiến thức về bài văn tả cây cối.
a. Cây chuối trong bài được miêu tả theo trình tự nào ?
- Còn có thể tả cây chuối theo trình tự nào nữa ?
b. Cây chuối đã được tả theo cảm nhận của giác quan nào ?
- Em còn có thể quan sát cây cối bằng những giác quan nào nữa ?
c. Tìm các hình ảnh so sánh, nhân hóa được tác giả sử dụng để tả cây chuối ?
GV nhấn mạnh : Tác giả nhân hóa cây chuối bằng cách gắn cho cây chuối những từ ngữ : chỉ đặc điểm, phẩm chất, hoạt động, bộ phận đặc trưng của người. 
- 3 HS đọc bài
- Đọc lại ...
- HS đọc đề bài. 
- Cả lớp đọc thầm.
- HS trao đổi theo cặp.
- HS trình bày.
a. Từng thời kì phát triển của cây : cây chuối con cây chuối to cây chuối mẹ.
+ Tả từ bao quát đến chi tiết từng bộ phận.
b. Theo ấn tượng của thị giác-thấy hình dáng của cây, lá, hoa, ...
+ Còn có thể tả bằng xúc giác (độ trơn bóng của thân), thính giác (tiếng khua của tàu lá khi gió thổi), vị giác (vị chát, vị ngọt củ quả), khứu giác (mùi thơm của quả chín).
c. + So sánh : Tàu lá nhỏ xanh lơ, dài như lưỡi mác .../ Các tàu lá ngã ra .. như những cái quạt lớn / Cái hoa thập thò, hoe hoe đỏ như như một mầm lửa non.
+ Nhân hóa : Nó đã là cây chuối to, đĩnh đạc .. / Chưa được bao lâu, nó đã nhanh chóng thành mẹ. / Cổ cây chuối mẹ mập tròn, rụt lại / Vài chiếc lá .. đánh động cho mọi người biết ... / Các cây con cứ lớn nhanh hơn hớn / Khi cây mẹ bận đơm hoa ... / Lẽ nào nó đành để mặc ... đè giập một hay hai đứa con đứng sát nách nó / Cây chuối mẹ khẽ khàng ngả hoa.
Bài tập 2 : Viết đoạn văn ngắn tả một bộ phận của cây (lá hoặc hoa, quả, rễ, thân).
- GV giới thiệu tranh một số loại cây, hoa, quả để HS quan sát làm bài
- Cả lớp và giáo viên nhận xét, chấm điểm
- HS đọc đề bài. 
- Cả lớp đọc thầm.
- Nêu bộ phận của cây sẽ tả.
- HS làm việc cá nhân.
- HS tiếp nối nhau đọc bài viết.
Những quả đào vừa chín trên cây đào nhà bác Tư trông thật thích mắt. Quả bầu bĩnh, to bằng nắm tay đứa trẻ. Vỏ hồng thẫm pha lẫn sắc vàng. Một lớp lông tơ mịn màng phủ trên bề mặt. Khi cắn vào mới biết cùi đào rất dày, mọng nước, ngọt lịm và thơm một vị thơm mát rất đặc biệt. Em vốn không thích ăn đào vì cho rằng đó chỉ là thứ quả đẹp mã, giờ mới hiểu đào ngon biết chừng nào.
IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ
- HS đọc lại những kiến thức cần ghi nhớ về tả cây cối.
- Chuẩn bị : Kiểm tra viết.
- Nhận xét tiết học. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 53 On tap ve ta cay coi.doc