Giáo án Tập làm văn lớp 4 - Học kì II

I/ MỤC TIÊU:

 * Giúp HS:

 - Củng cố nhận thức về 2 kiểu mở bài trong bài văn miêu tả

 - Thực hành viết đoạn mở bài trong bài văn miêu tả đồ vật theo 2 kiểu trên.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC

- Bảng phụ viết sẵn nội dung cần ghi nhớ về hai cách mở bài ( trực tiếp và gián tiếp) trong bài văn tả đồ vật.

 - 4 tờ giấy khổ to và bút dạ

 - VBT tiếng việt tập 2

III/ HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC

 

doc 12 trang Người đăng hoaian89 Lượt xem 1371Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập làm văn lớp 4 - Học kì II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19
Tiết 37 LUYỆN TẬP XÂY DỰNG MỞ BÀI TRONG
 BÀI VĂN MIÊU TA ÛĐỒ VẬT
I/ MỤC TIÊU:
 * Giúp HS:
 - Củng cố nhận thức về 2 kiểu mở bài trong bài văn miêu tả
 - Thực hành viết đoạn mở bài trong bài văn miêu tả đồ vật theo 2 kiểu trên.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- Bảng phụ viết sẵn nội dung cần ghi nhớ về hai cách mở bài ( trực tiếp và gián tiếp) trong bài văn tả đồ vật.
 - 4 tờ giấy khổ to và bút dạ
 - VBT tiếng việt tập 2
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ Oån định
B/ Kiểm tra bài cũ
- GV hỏi:
+ Có mấy cách mở bài trong bài văn miêu tả đồ vật? Đó là những cách nào?
+ Thế nào là mở bài trực tiếp, mở bài gián tiếp?
 C/ Bài mới 
1/ Giới thiệu bài
- Tiết hôm nay các em sẽ được thực hành viết đoạn mở bài của bài văn miêu tảđồ vật với 2 cách mở bài trực tiếp và mở baì gián tiếp
- GV ghi tựa bài lên bảng
 2/ Hướng dẫn làm bài tập
* Bài 1: Hoạt động nhóm đôi
- GV gọi HS đọc yêu cầu và nội dung
- Yêu cầu HS làm bài theo cặp
- Gọi HS phát biểu ý kiến, yêu cầu HS khác bổ sung 
- Nhận xét, kết luận
* Bài 2: Làm vở bài tập 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- GV hỏi: Bài tập yêu cầu em làm gì?
- GV hướng dẫn thêm: Để làm bài tập này trước hết em hãy nghĩ và chọn một chiếc bàn mà em ngồi học đó có thể là chiếc bàn trên lớp hoặc bàn ở nhà. Nhớ là em chỉ viết đoạn mở bài
- Yêu cầu HS làm bài: GV phát giấy khổ to cho 4HS
-Nhắc HS: Mỗi em phải viết 2 đoạn mở bài theo cách mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp 
- Yêu cầu HS dừng bút để chữa bài
- Yêu cầu HS dán giấy lên bảng và đọc các đoạn văn của mình.
- Gọi HS dưới lớp nhận xét, sửa lỗi về câu, dùng từ cho bạn.
- GV nhận xét, chữa bài, cho điểm bài viết tốt.
-Gọi HS đọc 2 cách mở bàicủa mình.
- Nhận xét, cho điểm.
 D/ Củng cố- dặn dò
- Yêu cầu những HS viết bài chưa đạt về nhà viết lại vào vở.
- Chuẩn bị bài sau: Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả đồ vật. 
- Nhận xét tiết học. 
-Trao đổi theo cặp và nối tiếp nhau trả lời
 - HS lắng nghe
 - HS nhắc lại
 - 2 HS tiếp nối nhau đọc, cả lớp đọc thầm 
 - 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luậnso sánh để tìm điểm giống nhau vàkhác nhau của từng đoạn mở bài 
 - Phát biểu bổ sung để có câu trả lời đúng
 - 1HS đọc yêu cầu của bài trong SGK/10
 - 2HS trả lời
 - HS viết đoạn mở bài vào vở BT. 4 HS viết vào giấy khổ to
 - Chữa bài
 - 4HS dán bài lên bảng và đọc bài.
 - HS cả lớp theo dõi, nhận xét
 - Lắng nghe
 - 5 HS đọc bài làm của mình
Tiết 38 LUYỆN TẬP XÂY DỰNG KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
 I/ MỤC TIÊU
- Củng cố nhận thức về hai kiểu kết bài: Mở rộng và không mở rộng trong bài văn miêu tả đồ vật
- Thực hành viết đoạn kết bài mở rộng trong bài văn miêu tả đồ vật.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Bảng phụ viết sẵn nội dung: Kết bài mở rộng ,kết bài không mở rộng 
- Giấy khổ to và bút dạ.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 A/ Oån định 
 B/ Kiểm tra bài cũ:
-Gọi HS đọc các đoạn mở bài theo cách trực tiếp, gián tiếp cho bài văn miêu tả cái bàn.
-Nhận xét bài làm và cho điểm HS.
 Hỏi: Có mấy cách kết thúc trong bài văn miêu tảđồ vật? Đó là những cách nào?
- Thế nào là kết bài mở rộng, thế nào là kết bài không mở rộng?
C/ Bài mới
 1/ Giới thiệu bài:
-Tiết học hôm nay các em cùng thực hành viết đoạn kết bài mở rộng cho bài văn miêu tả đồ vật.
-GV ghi tựa bài lên bảng .
2/ Hướng dẫn làm bài tập 
 Bài 1: Hoạt động nhóm đôi 
-Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
-GV lần lượt đặt câu hỏi và yêu cầu HS trả lời:
+ Bài văn miêu tả đồ vật nào?
+ Hãy tìm và đọc đoạn kết bài của bài văn miêu tả cái nón.
+ Theo em đó là kết bài theo cách nào?Vì sao?
- GV kết luận: Như SGV trang 21.
 Bài 2: Làm vở bài tập 
-GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
-Yêu cầu HS tự làm bài. GV phát giấy khổ to cho 6 HS. 2 HS làm cùng một đề.
-Nhắc HS: Mỗi em chỉ viết một đoạn kết bài mở rộng cho một trong các đề trên.
-Yêu cầu HS dán lên bảng vàđọc đoạn kết bài của mình, gọi HS dưới lớp nhận xét, sữa lỗi về câu, dùng từ (nếu có) cho bạn.
-Chữa bài cho HS trên bảng thật kĩ, nhận xét và cho điểm những bài viết tốt.
-Gọi HS dưới lớp đọc đoạn kết bài của mình.
- Nhận xét bài của từng HS và cho điểm những bài viết tốt.
D/ Củng cố, dặn dò. 
- Yêu cầu những HS viết bài chưa đạt về nhà viết lại.
- Chuẩn bị bài sau: Miêu tả đồ vật ( Kiểm tra viết)
 -Nhận xét tiết học.
-4 HS đọc bài làm của mình, mỗi HS lựa chọn một cách mở bài để đọc.
-HS lắng nghe GV giới thiệu
 - HS nhắc lại.
-2HS đọc yêu cầu và nội dung trước lớp, HS cả lớp đọc thầm trong SGK.
-Trao đổi theo cặp và trả lời:
-HS nêu 
- 1HS đọc .
-6HS làm bài vào phiếu.
-HS còn lại làm vào vở bài tập 
-6 HS lần lượt dán bài lên bảng và đọc bài.Cả lớp theo dõi, nhận xét,ø sữa bài cho bạn
-7 HS đọc bài của mình.
Tuần 20 
Tiết 39 MIÊU TẢ ĐỒ VẬT ( Kiểm tra viết )
I/ MỤC TIÊU
 - HS thực hành viết hoàn chỉnh một bài văn miêu tả đồ vật.
 - Yêu cầu : Viết đúng yêu cầu của đề bài, bài có đủ ba phần: mở bài, thân bài,kết bài, diễn đạt các ý phải thành câu,lời văn sinh động, tự nhiên .
 II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Tranh minh hoạ trong SGK; một số ảnh đồ vật. Giấy , bút để làm bài kiểm tra.
- Bảng lớp viết đề bài và dàn ý của bài văn tả đồ vật 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ Oån định
B/ Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra việc chuẩn bị giấy,bút của HS
- GV nhận xét
C/ Bài mới
1/ Giói thiệu bài
- Trong tiết học này các em sẽ làm bài kiểm tra viết:Miêu tả đồ vật.
- GV ghi tựa bài lên bảng 
2/ Hướng dẫn HS nắm yêu cầu của đề bài.
- Gọi HS đọc dàn ý về bài văn miêu tả đồ vật.
- GV đọc và viết đề bài lên bảng
- GV phân tích yêu cầu đề cho HS rõ
- Nhắc HS viết theo cách mở bài gián tiếp hoặc kết bài mở rộng, lập dàn bài trước khi viết, viết nháp.
- Cho phép HS tham khảo những bài văn, đoạn văn mà các em đã viết trước đó.
3/ HS thực hành viết:
- GV theo dõi HS làm bài
- Thu bài kiểm tra của HS
D/ Củng cố dặn dò
- Về nhà đọc trước tiết luyện tập giới thiệu địa phương, quan sát những đổi mới về nơi mình sinh sống.
- Nhận xét tiết học.
- Các tổ trưởng báo cáo việc chuẩn bị giấy bút của các bạn trong tổ
- Lắng nghe
- HS nhắc lại.
- 2HS đọc
- HS lắng nghe.
- HS làm bài vào giấy
Tiết 40 LUYỆN TẬP GIỚI THIỆU ĐỊA PHƯƠNG
I/ MỤC TIÊU
- Hiểu được cách giới thiệu những hoạt động của địa phương qua bài văn mẫu nét mới ở vĩng sơn.
- Biết cách quan sát và trình bày được những đổi mới ở địa phương mình.
- Luyện cách viết đoạn văn sinh động, chân thực, giàu hình ảnh.
- Có ý thức đối với công việc xây dựng quê hương.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- HS sưu tầm tranh, ảnh về một số hoạt động trong quá trình xây dựng, đổi mới của địa phương mình.
- Bảng phụ viết sẵn dàn ý
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ Oån định 
B/Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra về sự chuẩn bị của HS ở nhà về sự đổi mới của phố phường nơi em đang ở
C/ Bài mới 
1/ giới thiệu bài 
- Trong tiết học hôm nay giúp các em luyện tậpgiới thiệu những nét đổi mới của làng xóm hay phố phường nơi em ở.
- GV ghi tựa bài lên bảng
2/ Hướng dẫn làm bài tập
* Bài 1
- Yêu cầu HS đọc đề bài tập 1
- Yêu cầu HS thảo luận và trình bày theo cặp.
- Gọi HS trình bày trước lớp( 3lượt HS ), mỗi HS trình bày 1 câu hỏi.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng( SGK/38)
* Bài 2
a/ Tìm hiều đề bài 
- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài.
 - GV phân tích đề, giúp HS nắm vững yêu cầu, tìm được nội dung cho bài giới thiệu ;nhắc HS chú ý những điểm (như SGV /39) 
- HS nối tiếp nhau nói nội dung các em chọn giới thiệu. 
b/ Tổ chức cho HS giới thiệu trong nhóm.
- Giáo viên đi hướng dẫn, giúp đỡ từng nhóm 
c/ Tổ chức cho HS trình bày trước lớp 
- Gọi HS trình bày ,nhận xét, sửa lỗi dùng từ , diễn đạt . Cho điểm HS nói tốt. 
D / Củng cố dặn dò 
- Về nhà viết lại bài giới thiệu của mình vào vở.
- Chuẩn bị bài sau:Trả bài văn viết tả đồ vật 
- Nhận xét tiết học .
 - HS lắng nghe 
- HS nhắc lại 
- 1 HS đọc cả lớp đọc thầm.
- 2 HS ngồi cùng bàn, trao đổi, thảo luận, trình bày và sửa chữa cho nhau.
- 4 HS trình bày, cả lớp theo dõi.
 - HS lắng nghe 
- 1 HS đọc 
- HS lắng nghe.
- 4 HS nối tiếp nhau nói nội dung các em chọn giới thiệu 
 - 4 HS ngồi 2 bàn trên dưới cùng trao đổi,giới thiệu, kết hợp với tranh (ảnh) minh hoạ, các thành viên lắng nghe,sửa chữa cho bạn .
-2 HS trình bày.
Tuần 21
Tiết 41 TRẢ BÀI VĂN TẢ ĐỒ VẬT
I/ MỤC TIÊU 
- Nhận thức đúng về lỗi trong bài văn miêu tả của bạn và của mình.
- Biết tham gia sửa lỗi chung; biết tự sửa lỗi theo yêu cầu của thầy cô. 
- Thấyđược cái hay của bài được côkhen. 
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Một số tờ giấy ghi một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, ý cần chữa chung trước lớp.
- Phiếu học tập để HS thống kê các lỗi (chính tả, dùng từ, câu,)trong bài làm của mình theo từng loại và sửa lỗi.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ Oån định
B/ Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng học tập của HS
- GV nhận xét
C/ Bài mới
1/ Giói thiệu bài
- Trong tiết học này cô sẽ trả bài văn :Miêu tả đồ vật.
- GV ghi tựa bài lên bảng .
2/ Nhận xét chung về kết quả bài làm 
- GV viết đề bài lên bảng ( đề bài của tiết 39 tuần 20) 
- Gọi HS nối tiếp nhau đọc nhiệm vụ của tiết trả bài tập làm văn trong SGK/28.
- Nhận xét kết quả bài làm của HS.
* Ưu điểm:
 + Xác định đúng kiểu bài văn miêu tả đồ vật, bố cục rõ ràng, có sự sáng tạo, câu văn có hình ảnh, có sự liên kết giữa các phần : mở bài, thân bài, kết bài.Chữ viết rõ ràng sạch sẽ.
* Hạn chế :
+ Còn có một số em trình bày cẩu thả, chữ viết còn xấu. Bài làm còn sơ sài.
- GV nêu tên những HS làm bài đạt điểm cao. 
- Thông báo điểm:
+ Giỏi : 8 em ; Khá: 10 em ; Trung bình: 10 em 
- GV trả bài cho HS.
3/ Hướng dẫn HS chữa bài 
a/ Hướng dẫn HS sửa lỗi 
- Phát phiếu học tập cho từng HS làm việc . Giao việc cho HS (như SGV/52) 
- GV theo dõi HS làm việc 
b/ Hướng dẫn chữa lỗi chung 
- GV dán lên bảng tờ giấy viết một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, ý
- Yêu cầu HS lên bảng chữa bài.
- GV chữa lại cho đúng.
4/ Đọc những đoạn văn hay
- Gọi HS đọc những đoạn văn, bài văn hay của một số HS trong lớp hay những bài GV sưu tầm của các năm trước. 
- Sau mỗi bài đọc, HS nhận xét. 
D/ Củng cố dặn dò 
- Nhận xét tiết học, biểu dương những HS viết bài đạt điểm cao, khuyến khích HS hoàn thiện bài.
- Yêu cầu HS viết chưa đạt về nhà viết lại.
- Chuẩn bị bài sau: Cấu tạo bài văn miêu tả cây cối .
- HS lắng nghe 
- HS nhắc lại
- 3 HS nối tiếp nhau đọc. 
- HS lắng nghe.
- Nhận lại bài và đọc bài.
- HS nhận phiếu.
- HS đọc lỡi của mình và tự sửa.
- Đổi phiếu học tập kiểm tra bài cho nhau.
- 3 HS lên bảng chữa, HS còn lại chữa vào vở nháp.
- HS chép bài chữa vào vở. 
- 1 HS đọc 
- Nhận xét, tìm ra cái hay, cái đáng học, rút kinh nghiệm cho mình.
- HS cả lớp.
 Tiết 42 CẤU TẠO BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI 
I/ MỤC TIÊU 
- Nắm được cấu tạo 3 phần ( mở bài, thân bài, kết luận) của một bài văn tả cây cối 
- Biết lập dàn ý miêu tả một cây ăn quả quen thuộc theo một tronghai cách đã học (tả lần lược từng bộ phận của cây, từng thời kỳ phát triển của cây.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HOCÏ
 - Tranh ảnh một số cây ăn quả để HS làm BT2.
 - Giấy ghi lời giải BT1,2( phần nhận xét).
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ Oån định
B/ Kiểm tra bài cũ
- GV kiểm tra những HS viết lại bài.
- Nhận xét 
C/ Bài mới
1/ Giói thiệu bài ( như SGV/ 56) 
- GV ghi tựa bài lên bảng 
 2/ Phần nhận xét 
* Bài 1: Hoạt động nhóm đôi 
- Gọi HS đọc đoạn văn và trao đổi, tìm nội dung của từng đoạn. 
- Gọi HS phát biểu 
- GV dán bảng tờ phiếu đã ghi sẵn kết quả lời giải ( SGV/56)
* Bài 2: Hoạt động nhóm bàn. 
- Yêu cầu HS đọc đề bài trong SGK /31
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn văn cây mai tứ quý và xác định đoạn và nội dung từng đoạn 
- Gọi HS phát biểu.
- GV dán tờ phiếu ghi lời giải ( như SGV/57) 
- Hỏi: +Bài văn miêu tả bãi ngô theo trình tự nào?
+ Bài văn miêu tả cây mai tứ quý theo trình tự nào? 
- GV kết luận ( SGV/57)
* Bài 3 Hoạt động nhóm đôi 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 
- Yêu cầu HS trao đổi và rút ra nhận xét về cấu tạo bài văn miêu tả cây cối
- Gọi HS phát biểu 
- GV nhận xét kết luận lời giải đúng(SGV/57)
3/Phần ghi nhớ 
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ
4/ Phần luyện tập 
* Bài 1 : Hoạt động cá nhân 
-Gọi HS đọc yêu cầu 
- Gọi HS trình bày 
- GV kết luận ( SGV /58)
* Bài 2: Làm vở 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS quan sát một số cây ăn quả quen thuộc và lập dàn ý miêu tả cây cối đó theo một trong hai cách đã nêu.
- Yêu cầu HS đọc dàn ý của mình 
- GV nhận xét 
D/ Củng cố dặn dò
- Yêu cầu HS đọc lại ghi nhớ 
- Về nhà hoàn chỉnh lại dàn ý tả một cây ăn quả 
- Chuẩn bị bài sau : Luyện tập quan sát cây cối 
- Nhận xét tiết học. 
- HS nhắc lại.
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầ
- HS thảo luận nhóm đôi tìm nội dung của từng đoạn.
- 3 HS nối tiếp nhau trình bày. 
- 2 HS đọc lại.
- 1 HS đọc
- HS cả lớp đọc thầm.
- HS nối tiếp nhau trình bày.
- HS so sánh 2 bài văn và trả lời 
-1 HS đọc 
- HS trao đổi theo cặp, thảo luận về câu hỏi 
- HS nối tiếp nhau trình bày 
- 2 HS đọc 
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm và xác định trình tự miêu tả cây gạo 
- HS nối tiếp nhau trình bày.
-1 HS đọc
- HS quan sát và lập dàn ý vào vở 
- 2 HS làm vào phiếu khổ to 
- HS nối tiếp nhau đọc 
- Nhận xét bài của bạn làm ở phiếu .
- 1 HS đọc 
Tuần 22 
Tiết 43 LUYỆN TẬP QUAN SÁT CÂY CỐI
I/ MỤC TIÊU 
- Biết quan sát cây cối, trình tự quan sát, kết hợp các giác quan khi quan sát. Nhận ra được sự giống nhau và khác nhau giữa miêu tả một loài cây với miêu rả một cái cây.
- Từ những hiểu biết trên, tập quan sát, ghi lại kết quả quan sát một cái cây cụ thể. 
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- một số tờ phiếu kẻ bảng thể hiện nội dung các bài tập 1 a,b để các nhóm HS làm việc. 
- Bảng viết sẵn lời giải BT 1 d,e. Tranh, ảnh một số loài cây.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ Oån định
B/ Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS đọc dàn ý tả một cây ăn quả theo một trong hai cách đã học. 
- Nhận xét, cho diểm từng em 
C/ Bài mới
1/ Giói thiệu bài ( như SGV/ 71) 
- GV ghi tựa bài lên bảng 
2/ Hướng dẫn HS làm bài tập 
* Bài 1 : Hoạt động nhóm 6 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 
- Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm 
- Hướng dẫn từng nhóm:
+ Đọc lại các bài văn trong SGK: Bãi ngô trang 30. Cây gạo trang 32, Sầu riêng trang 34 
+ Trao đổi trả lời miệng ừng câu hỏi.
- Yêu cầu đại diện các nhóm trả lời câu hỏi 
- GV nhận xét, kết luận SGV/72 ,73
* Bài 2 : Hoạt động cá nhân 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 
- Yêu cầu HS làm bài 
- GV nhắc HS quan sát một cái cây cụ thể , có thể là cây bóng mát, cây ăn quả, cây hoa nhưng cây đó là cây có thật trồng ở khu vực trường em hoặc nơi em ở 
- GV nhận xét theo các tiêu chuẩn :như SGV/ 73,74 .
- GV cho điểm HS ghi chép tốt 
- Nhận xét chung về kỹ năng quan sát cây cối của HS 
D/ Củng cố dặn dò 
- Về nhà quan sát lại cái cây đã chọn , viết lại vào vở 
- Chuẩn bị bài sau: Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối.
- Nhận xét tiết học 
- 2 HS đọc
- HS nhắc lại 
- 1 HS đọc 
- Hoạt động trong nhóm theo hướng dẫn của GV 
- Đại diện các nhóm lên trình bày 
- 1 HS đọc 
- HS dựa vào những gì đã quan sát được
 ( kết hợp tranh, ảnh ), ghi lại kết quả quan sát trên giấy nháp. 
- HS trình bày kết quả quan sát. 
- HS khác nhận xét.
Tiết 44 LUYỆN TẬP MIÊU TẢ CÁC
 BỘ PHẬN CỦACÂYCỐI.
 I/ MỤC TIÊU 
- Thấy đươc những điểm đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối( lá, thân, gốc cây) ở một số đoạn văn mẫu. 
- Viết được một đoạn văn miêu tả lá( hoặc thân, gốc) của cây.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Một tờ phiếu viết lời giải BT1( tóm tắt những điểm đáng chú ý trong cách tả của tác giả ở mỗi đoạn văn. 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động dạy
Hoạt động dạy
A/ Oån định
B/ Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS đọc kết quả quan sát một cái cây mà em thích .
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn.
- Nhận xét cho điểm HS.
 C/ Bài mới
1/ Giói thiệu bài 
- Tiết học hôm nay các em cùng đọc một số đoạn văn mẫu và thực hành viết đoạn văn miêu tả một bộ phận của cây. 
- GV ghi tựa bài lên bảng 
2/ Hướng dẫn HS làm bài tập 
* Bài 1: Hoạt động nhóm 6
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung .
- Tổ chức cho HS hoạt động nhóm.
- Yêu cầu HS đọc kỹ lại đoạn văn, phân tích để thấy được:
+ Tác giả miêu tả cái gì? 
+ Tác giả dùng những biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả? Lấy ví dụ minh hoạ? 
- Gọi HS các nhóm trình bày, yêu cầu các nhóm khác theo dõi và bổ sung ý kiến.
- GV dán tờ phiếu đã viết sẵn lời giải( như SGV/ 77) 
 * Bài 2 : Hoạt động cá nhân 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân. Phát phiếu khổ to cho 3HS tả 3 bộ phận của cây.
- Yêu cầu HS viết vào giấy khổ to dán lên bảng và đọc đoạn văn của mình . 
- GV cùng HS nhận xét sửa chữa lỗi ngữ pháp, dùng từ cho từng bài văn.
- Nhận xét cho điểm HS viết tốt. 
- Gọi HS đọc đoạn văn của mình.
- Gọi HS nhận xét bài của bạn 
- Nhận xét vàcho điểm HS viết tốt 
D/ Củng cố dặn dò 
- Về nhà hoàn thành đoạn văn miêu tả lá, thân hay gốc của một cây mà em thích viết vào vở.
- Đọc lại đoạn văn :Bàng thay lá, Cây tre , nhận xét cách tả của tác giả.
- chuẩn bị bài sau: Luyện tập tả các bộ phận của cây cối.
- Nhận xét tiết học. 
- 3HS đọc bài.
- Nhận xét.
- Lắng nghe 
- HS nhắc lại 
- 2 HS nối tiếp nhau đọc hai đoạn văn lá bàng và cây sồi 
- Thảo luận làm việc trong nhóm theo yêu cầu.
- Dại diện các nhóm trình bày.
- Nhóm khác bổ sung.
- 1 HS nhìn phiếu nói lại.
- 1 HS đọc yêu cầu 
- 3 HS làm bài vào phiếu khổ to.
- HS cả lớp làm bài vào vở.
- Dán bài và đọc bài.
- Nhận xét sửa chữa bài cho bạn. 
- 4 HS đọc 
- Nhận xét bài bạn 
 - HS cả lớp 

Tài liệu đính kèm:

  • doctap lam van HKII.doc tuan 19-22.doc