Giáo án Tập làm văn Lớp 4 - Chuyên đề: Dạy tập làm văn tả đồ vật - Năm học 2016-2017

Nội dung Số tiết quy định Dạy tăng cường Ghi chú (TT30)

 Lí thuyết Luyện tập Lí thuyết Luyện tập

Cấu tạo bài văn tả đồ vật 01 01 Tuần 14

Luyện tập miêu tả đồ vật 02 01 Tuần 15, 16

Quan sát đồ vật

 01 01 Tuần 15

Đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật 01 01 Tuần 17

Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả đồ vật

 01 01 Tuần 17

Luyện tập xây dựng mở bài trong đoạn văn miêu tả đồ vật 01 01 Tuần 19

Luyện tập xây dựng kết bài trong đoạn văn miêu tả đồ vật 01 01 Tuần 19

Kiểm tra viết: Miêu tả đồ vật 01 01 Tuần 20

Trả bài văn miêu tả đồ vật 01 01 Tuần 21

 

doc 19 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 1438Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập làm văn Lớp 4 - Chuyên đề: Dạy tập làm văn tả đồ vật - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i với bài : Chú Đất Nung (tr 134) Tuần 14
Khai thác nội dung tập trung vào ý 1 SGK: Nêu đặc điểm khác nhau các đồ chơi của cu Chắt trong bài, hướng dẫn cho HS cách nói chứ không cầm sách để đọc ý.	
b) Đối với tiết tăng cường trong phân môn tập đọc, Tập làm văn: 
	Tiết: Luyện từ và câu: Tập trung vào cách đặt câu theo từng bộ phận của đồ vật 
( hình dáng, màu sắc, đầu, mình, .....)
	Tiết Tập làm văn tập trung vào việc diễn đạt ( Nói); (Viết)
HS không thuận lợi
HS thuận lợi
Giới thiệu
đồ vật
 Nhà em có rất nhiều đồ vật...
 Nghỉ hè, em được về quê ngoại...
Hình dáng
Gấu bông không to ...
Gấu bông không to, hai tay chắp thu lu trước bụng ...
Thân
- Bộ lông màu xám...
- Bộ lông màu xám, mềm mượt như tơ...
Hai mắt
Hai mắt tròn, đen láy ......
Hai mắt tròn, đen lay láy trông như mắt thật ...
Mũi
Mũi màu nâu, nhỏ
Mũi màu nâu, nhỏ như một chiếc cúc áo gắn trên mõm ...
Tình cảm 
- Em rất yêu gấu bông ...
- Em dành rất nhiều tình cảm của mình cho gấu bông nên khi chơi với chú lúc nào cũng giữ gìn cẩn thận...
 Đối với các tiết chính khóa của tập làm văn:
Nội dung bài
Tuần
HS k thuận lợi
HS thuận lợi
Cấu tạo bài văn tả đồ vật
Tuần 14
Cấu tạo bài văn có 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. 
Cấu tạo bài văn có 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. 
Quan sát đồ vật
Tuần 15
( hình dáng, màu sắc, .....)
- Theo trình tự từ xa đến gần về (hình dáng, màu sắc, đầu, thân, đuôi.....)
Luyện tập miêu tả đồ vật . 
Tuần 15
Tuần 16
- Tả thực theo quan sát; Diễn đạt bằng lời; viết câu mình vừa diễn đạt;
- Tả đồ vật thực theo quan sát (sử dụng một số từ ngữ có hình ảnh, từ đồng nghĩa, so sánh, nhân hóa...); Diễn đạt bằng lời; viết câu mình vừa diễn đạt;
Đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật 
Tuần 17
- Tả bao quát, tả từng bộ phận, nêu công dụng của đồ vật.
- Biết tách đoạn.
- Tả bao quát, tả từng bộ phận đồ vật ( Có thể tả từ xa đến gần), nêu công dụng của đồ vật.
- Biết tách đoạn.
Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả đồ vật
Tuần 17
- Giới thiệu đồ vật (trực tiếp)
- Tả bao quát
- Tả từng bộ phận
- Công dụng.
- Giới thiệu đồ vật ( gián tiếp)
- Tả bao quát
- Tả từng bộ phận
- Công dụng, thái độ, tình cảm.
Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả đồ vật
Tuần 19
- Giới thiệu đồ vật (trực tiếp)
HS diễn đạt bằng lời; viết lại câu (đoạn) vừa diễn đạt.
- Giới thiệu đồ vật (gián tiếp)
HS diễn đạt bằng lời; viết lại câu (đoạn) vừa diễn đạt.
Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả đồ vật
Tuần 19
- Kết bài (không mở rộng)
HS diễn đạt bằng lời; viết lại câu (đoạn) vừa diễn đạt.
- Kết bài .
 ( mở rộng)
HS diễn đạt bằng lời; viết lại câu (đoạn) vừa diễn đạt.
Kiểm tra viết: Miêu tả đồ vật 
Tuần 20
- Nêu công dụng; Tình cảm
HS diễn đạt bằng lời; viết lại câu (đoạn) vừa diễn đạt.
- Nêu công dụng; Tình cảm.
HS diễn đạt bằng lời; viết lại câu (đoạn) vừa diễn đạt.
Trả bài văn miêu tả đồ vật
Tuần 21
- Nói, viết theo bố cục bài văn miêu tả đồ vật.
 theo dàn bài.
- Nói, viết theo bố cục bài văn miêu tả đồ vật theo dàn bài.
	Theo tinh thần dạy đâu chắc đó. Khi HS đặt câu, diễn đạt được ý (Nói, viết) tiến hành cho HS thực hành viết một đoạn văn, bài văn hoàn chỉnh.
	3. Dự kiến những khó khăn HS thường mắc phải và cách khắc phục:
	- Khó khăn: 
	+ HS thường kể, liệt kê, lặp từ.
	+ Sắp xếp không theo trình tự dẫn đến bài văn lủng củng.
	+ Miêu tả thiếu hình ảnh, vốn từ hạn chế...
	- Khắc phục:
	- Tiết luyện từ và câu cho HS tập đặt câu theo từng bộ phận của đồ vật.
 Khuyến khích cách đặt câu có sử dụng các hình ảnh so sánh,....
	- Sắp xếp các bộ phận của đồ vật. theo thứ tự. ( Dùng tranh, cho HS tự vẽ đồ vật mình yêu thích...)
	- Trình bày miệng theo trình tự: Giới thiệu đồ vật.; tả bao quát; tả bộ phận; nêu công dụng, thái độ tình cảm của mình với đồ vật....ở tiết tăng cường, tiết chính khóa.
 4. Xây dựng kế hoạch - Ba hoạt động triển khai chuyên đề.
 - Ba hoạt động triển khai chuyên đề/ làm mới chuyên đề. 
Hoạt động 1. Phân tích sư phạm và báo cáo khoa học về chuyên đề.
Hoạt động 2. Soạn bài, dạy thể nghiệm, dự giờ - thảo luận từng tiết.
Hoạt động 3. Hoàn chỉnh Chuyên đề.
 Tên chuyên đề: DẠY TẬP LÀM VĂN TẢ ĐỒ VẬT
 Người thực hiện: Tổ khối 4
 Người phụ trách chỉ đạo: Nguyễn Trường Trung- Phó hiệu trưởng nhà trường.
 Thời gian: tuần 14 từ 09/12 đến tuần 21. 
Lịch triển khai
Hoạt động chính
Thời gian
Công việc
Người thực hiện
Sản phẩm
1. Phân tích sư phạm và báo cáo khoa học về chuyên đề.
1.1. Nhóm nghiên cứu, Phân tích sư phạm (1)
Khối trưởng và các thành viên trong khối 4
Văn bản báo cáo , mục I-IV theo mẫu đề cương.
1.2. xây dựng kế hoạch triển khai CĐ
1.3. Họp thông qua báo cáo khoa học về CĐ.
2. Soạn bài, dạy thể nghiệm, dự 
giờ - thảo luận từng tiết.
Tiết 1: Cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật
Các tiết dạy phải thể nghiệm ý tưởng PTSP, tối thiểu 2-3 tiết/CĐ
Bản Thiết kế các bài dạy; phiếu dự giờ.
Tiết 2: Quan sát đồ vật
Tiết 3: LT miêu tả đồ vật
Tiết  (cuối)
3. Thảo luận chung KLSP
và hoàn chỉnh Chuyên đề 
3.1. Họp thảo luận dự thảo:
- Tổng hợp các tiết dạy.
- Kết luận SP (mở)
Người chủ trì và mọi giáo viên tham gia.
(Biên bản 
thảo luận).
3.2. Viết Tổng kết CĐ
 Khối trưởng và các thành viên trong khối 4
Báo cáo khoa học về CĐ
3.3. Báo cáo tổng kết CĐ, phân tích SKKN, thảo luận góp ý bổ sung (2)
3.4. Hoàn chỉnh lần cuối BC khoa học về CĐ (3)
3.5. Viết SKKN, bài báo KH
Người chủ trì.
Các KNSP
III. Kế hoạch thực hiện chuyên đề 
	Trong phân phối chương trình ban hành kèm theo QĐ 16/2006/QĐ-BGD&ĐT môn Tiếng việt lớp 4 được thực hiện 8 tiết /tuần. Riêng phân môn Tập làm văn là 2 tiết /tuần.
	Với dạng bài văn tả đồ vật ở chương trình lớp 4 có 10 tiết luyện tập và 9 tiết tăng cường. Trường tiểu học CưKtây năm học 2016- 2017 có nhiều thuận lợi trong việc tăng tiết ( tăng 2 tiết / tuần) vì có lớp 2 buổi/ ngày nên đáp ứng được nhu cầu học của HS (HS có cơ hội để luyện tập, rèn kĩ năng). Tuy nhiên nếu giáo viên không linh hoạt, không xác định được kiến thức nền thì khó thực hiện thành công việc tổ chức cho HS nắm kiến thức, kĩ năng học tập làm văn. 
	Do vậy với chuyên đề trên tôi xây dựng kế hoạch như sau: 
HS không thuận lợi
HS thuận lợi
Giới thiệu đồ vật.
Số HS giới thiệu được đồ vật.
:......Tỉ lệ:.....
Số HS giới thiệu trực tiếp được đồ vật.
:......Tỉ lệ:.....
Số HS giới thiệu gián tiếp được đồ vật.
:......Tỉ lệ:.....
Hình dáng (Bao quát, chi tiết)
Số HS đặt được câu tả hình dáng: :......Tỉ lệ:.....
Số HS đặt được câu tả chi tiết: :......Tỉ lệ:.....
Số HS đặt được câu tả hình dáng: :......Tỉ lệ:.....
Số HS đặt được câu tả chi tiết: :......Tỉ lệ:.....
Công dụng 
- Số HS nói được công dụng.:......Tỉ lệ:.....
Nêu được tỉnh cảm, thái độ:......Tỉ lệ:.....
- Số HS nói được công dụng : :......Tỉ lệ:.....
Nêu được tỉnh cảm, thái độ: :......Tỉ lệ:.....
HS không thuận lợi
HS thuận lợi
Viết bài văn đúng bố cục
Số HS: :......Tỉ lệ:.....
Số HS :......Tỉ lệ:.....
Tả theo thứ tự trong phần tả chi tiết
Số HS: :......Tỉ lệ:.....
Số HS :......Tỉ lệ:.....
Trong tả còn kể và liệt kê nhiều 
Số HS: :......Tỉ lệ:.....
Số HS: :......Tỉ lệ:.....
Tả có sử dụng hình ảnh, so sánh
Số HS :......Tỉ lệ:.....
Số HS: :......Tỉ lệ:.....
 * Kế hoạch cụ thể về thời gian:
	- Tháng 11 bổ sung và viết hoàn thiện chuyên đề; (GV tham gia chuyên đề phải tư duy và lựa chọn kiến thức nền, kiến thức về dạng bài lí thuyết; kiến thức về dạng bài luyện tập, ôn tập trong tiết tăng cường để áp dụng trong lớp của mình).
	- Tháng 12 phân tích đối tượng HS, lựa chọn kiến thức đưa vào bài; dự kiến các hoạt động của HS. Áp dụng vào dạy học (Tuần 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21) ghi chép kết quả HS đạt được.
	- Kết thúc chuyên đề dạy tập làm văn tả đồ vật viết báo cáo tổng kết chuyên đề (GV,Tổ khối,); Tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm. 
	- Tháng 2 viết SKKN.
	Yêu cầu: 
	- Kế hoạch dạy học và dự giờ từng tuần/ tháng theo mẫu chung ở tài liệu.
 - Thống nhất dự giờ đánh giá chuyên đề ở tiết 2 tuần 17 và tiết trả bài tuần 21.
	- Riêng các tiết dạy tăng cường, mỗi GV cần ghi chép sự tiến bộ của HS để tự rút kinh nghiệm khắc phục cho tiết học tới và cho những năm học sau.
Hệ thống bài tập nền khi dạy học văn miêu tả đồ vật ( HS đại trà)
Bài
LỚP 1BUỔI 
(Hoạt động trải nghiệm)
Lớp 2 buổi
(1 tiết tăng cường)
Cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật – Tuần 14
1.Nhắc lại cấu tạo của bài văn kể chuyện 
2.Xem bài cái cối tân là l bài đọc về văn miêu tả đồ vật , phát hiện ra cấu tạo 3 phần của bài.
Đọc phần thân bài của bài văn tả cái trống trường ( Tiếng việt 4, tập một, trang 145), thực hiện các yêu cầu sau: 
Viết lại câu văn tả bao quát cái trống.
Viết tên các bộ phận của cái trống được miêu tả
Viết lại những từ ngữ tả hình dáng, âm thanh của cái trống.
Quan sát đồ vật – Tuần 15 
 1.Theo em ta có thể quan sát đồ vật bằng những giác quan nào ? 
2.Khi quan sát đồ vật, ta cần chú ý những gì ?
- Hoàn thành các câu hỏi dười đây để tả về chiếc áo của em hôm nay: 
+ Chiếc áo của em có màu gì ? Kiểu dáng ra sao ? 
+ Vải áo của em dày hay mỏng ? 
+ Chiếc áo của em có gì khác so với chiếc áo của các bạn ? 
+ Phía cổ chiếc áo được trang trí như thế nào ? 
+ Tình cảm của em đối với chiếc áo đó ra sao ? 
LT miêu tả đồ vật
Tuần 15, 16
1.Thế nào là văn miêu tả ?
2.Nêu cấu tạo của bài văn miêu tả.
Tìm các phần mở bài, thân bài, kết bài trong bài tập đọc “ Cánh diều tuổi thơ” SGK TV4, tập một – Tr 146
Đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật - Tuần 17 
1.Đánh dấu từng đoạn trong bài đọc Cái cối tân. 
2.Nhờ đâu mà em nhận biết được bài văn Cái cối tân có mấy đoạn ? 
Em hãy viết một đoạn mở bài gián tiếp về một đồ chơi mà em yêu thích .
LT xây dựng đoạn văn miêu tả đồ vật – Tuần 17.
1.Hãy viết một đoạn văn tả bao quát chiếc bút của em .
Đọc bài văn “ Cây bút máy( Tiếng việt 4, tập một , trang 170), Trả lời các câu hỏi sau: 
a.Đoạn văn gồm mấy đoạn văn ? 
b. Đoạn nào tả hình dáng bên ngoài của cây bút máy ? 
c. Đoạn nào tả cái ngòi bút ? 
LT xây dựng mở bài, kết bài trong bài văn miêu tả đồ vật- tuần 19
1.Viết phần mở bài gián tiếp để tả cái bàn học của em.
2.Viết phần kết bài mở rộng để tả cái bàn học của em.
Dưới đây là mở bài cho bài văn miêu tả cái bút của em. Em cho biết đoạn ấy là kiểu mở bài nào trong bài văn miêu tả đồ vật ? 
 Vào ngày khai trường bố em mua cho em một cây bút máy rất đẹp.
Miêu tả đồ vật- Kiểm tra viết- Tuần 20
1. Cấu tạo của bài văn miêu tả đồ vật gồm mấy phần ?
Bài văn miêu tả đồ vật có thể mở bài, kết bài theo những kiểu nào? 
Trả bài văn miêu tả đồ vật – Tuần 21
1.Hãy nói cho bạn biết bài văn tả đồ vật của mình viết theo trình tự nào ? 
Đúng ghi Đ, sai ghi S: 
Cách sửa lỗi trong bài văn miêu tả là:
 Sửa lỗi về bố cục
 Sửa lỗi về viết câu
 Sửa lỗi về chính tả
 Sửa lỗi về ma trận
MỘT SỐ BÀI TẬP DÀNH CHO HỌC SINH THUẬN LỢI
(Bài tập để ở góc học tập)
Bài 
Các bài tập
Cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật – Tuần 14
Bài tập : Trong bài văn miêu tả cái cặp sách có các nội dung sau:
Nêu suy nghĩ, tình cảm ( của mình) đối với cái cặp.
Tả bao quát
Nêu công dụng của từng bộ phận
Nêu công dụng chung của cái cặp
đ.Tả từng bộ phận với các đặc điểm nổi bật.
e. Giới thiệu cái cặp như một người bạn thân thiết.
1. Xác định nội dung của mỗi phần bằng cách xếp các ý a, b, c, vào các phần: 
 Mở bài: .
 Thân bài: ..
 Kết bài: 
2. Chọn viết thành đoạn văn một nội dung ở phần thân bài.
Quan sát đồ vật – Tuần 15 
Bài tập: Cho đề bài: Miêu tả chiếc áo thích nhất của em.
 Hãy ghi lại những ý vừa quan sát được của em về chiếc áo ấy.
...
LT miêu tả đồ vật- Tuần 15, 16
Dựa theo kết quả quan sát của em, hãy lập dàn ý cho bài văn tả đồ dùng học tập mà em thích nhất.
Đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật - Tuần 17 
Bài tập: Em vừa thay một cuốn vở. Hãy viết đoạn văn giới thiệu và đoạn văn tả bao quát mặt ngoài cuốn vở mới.
Đoạn văn giới thiệu cuốn vở.
Đoạn văn tả bao quát cuốn vở.
LT xây dựng đoạn văn miêu tả đồ vật – Tuần 17.
Viết một đoạn văn tả bao quát chiếc bút của em.
LT xây dựng mở bài, kết bài trong bài văn miêu tả đồ vật- tuần 19
Bài tập: 
Đoạn mở bài nào dưới đây được viết theo kiểu trực tiếp ? 
Mẹ tôi đi chợ về mua cho tôi một con lợn đất.
Năm nào cũng vậy, cứ đến Tết đến tôi lại nhận được nhiều tiền lì xì. Thường thường, tôi dùng số tiền ấy để mua đồ chơi hay mua những thứ mình thích. Năm nay thì khác rồi. Từ trước Tết, mẹ đã mang về cho tôi một chú lợn đất tròn trĩnh và xinh xắn, mẹ bảo: “ Từ bây giờ, con hãy học cách tiết kiệm đi!”.
Hôm nay là ngày tôi tròn mười tuổi. Để chào mừng “ sự kiện” này, dì kéo tôi ra chợ và nói: “ Hãy chọn cho mình một món quà cháu thích”. Tôi sung sướng nhìn khắp các gian hàng. Biết chọn gì đây: - Quần áo ư ? Quần áo tôi có nhiều rồi; - Đồ chơi ư ? Thứ nay tôi cũng không thiếu. Đây rồi ! Một chú lợn đất béo tròn, mở mắt tròn xoe nhìn tôi như chờ đợi. 
Viết mở bài gián tiếp(a), kết bài mở rộng( b) cho bài văn miêu tả một đồ vật mà em biết. 
Miêu tả đồ vật- Kiểm tra viết- Tuần 20
Cho đề bài sau: Tả một đồ chơi mà em yêu thích.
 a.Viết lời mở bài theo cách mở bài trực tiếp( hoặc gián tiếp)
 b. Viết một đoạn văn ở phần thân bài.
Trả bài văn miêu tả đồ vật – Tuần 21
Bài tập: Đọc bài văn sau và thực hiện theo yêu cầu: 
CÁI HỘP ĐỰNG ĐỒ DÙNG HỌC TẬP
 Em gọi là đồ hộp Đô- rê- mon, vì trên nắp hộp in hình chú mèo 
Đô –rê – mon rất đẹp. đó là cái hộp đựng đồ dùng học tập mà bố mua cho em đầu năm lớp 4. Hộp bằng nhựa, màu xanh gia trời, dài 40cm, rộng 10cm, cao 5cm. Chiếc hộp có hai phần. Phần lớn và phần nhỏ được ngăn cách với nhau bằng một vách ngăn bằng nhựa màu xanh nhạt. nắp hộp được gắn với hộp bằng một lò xo dài, chạy suốt chiều dài hộp, mở ra, đóng vào rất nhẹ nhàng và tiện lợi với một chiếc khóa bằng nam châm. Giữ cho những chiếc bút, thước kẻ, tẩy nằm gọn gẽ trong hộp là ngăn lớn với những ô nhỏ dành riêng cho mỗi loại. Ngăn bé hơn em để những viên phấn màu sinh sắn và những chiếc bút xáp. Chiếc hộp nhỏ xinh như vậy nhưng đựng được đầy đủ đồ dùng học tập của em. Em rất thích chiếc hộp đó. Cùng với chiếc cặp xách, những cuốn sách giáo khoa, cuốn vở. Chiếc hộp đã giúp đỡ em rất nhiều trong học tập.
1.Bài văn trên đây còn mắc một số lỗi. Hãy chỉ ra và nêu cách sửa những lỗi này:
 a. Lỗi về bố cục:
 * Cách sửa: 
b.Lỗi chính tả: ..
 * Cách sửa: .
c. Lỗi dùng từ: .
 * Cách sửa: .
d. Lỗi viết câu: .
 * Cách sửa: .
2. Viết lại bài văn trên sau khi đã sửa hết lỗi:
 IV- Giới thiệu vài thiết kế thể nghiệm để thảo luận và phản biện: Bài Cấu tạo bài văn tả đồ vật-Luyện tập (chuyên đề tập làm văn tả đồ vật lớp 4).
 Tuần 14 (TLV tả đồ vật lớp4) có 3 tiết: Cấu tạo bài văn tả đồ vật và luyện tập ghép thành một “bài” với ngữ liệu gồm bài Cái cối tân và luyện tập với bài Cái trống trường
 Bài này dạy trong 3 tiết (phân phối chương trình 2 tiết, tăng cường 1 tiết). Sau đây là các phương án dạy học 3 tiết, cần tham khảo, thảo luận và phản biện để dạy học tốt bài trên.
 CẤU TẠO BÀI VĂN TẢ ĐỒ VẬT - LUYỆN TẬP (3 tiết)
 Mục tiêu: 
 1) Nhận ra cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật có ba phần từ các bài văn đã có.
 2) Phân tích kĩ phần thân bài: Thứ tự/ (giác quan) quan sát, miêu tả đồ vật. Các kiểu mở bài, kết bài. 
 3) Biết vận dụng kiến thức đã học để viết mở bài, kết bài cho một bài văn miêu tả Cái trống trường. 
 Phương án 1. 
Tiết 1 - ba việc
 Việc 1. Thực hiện yêu cầu 1.
 - Nhắc lại cấu tạo của một bài văn kể chuyện đã học ở lớp 4 
 - Xem bài Cái cối tân là một bài tập đọc về văn miêu tả; phát hiện ra cấu tạo 3 phần của bài.
 Việc 2. Thực hiện yêu cầu 2 với bài Cái cối tân 
 + Thứ tự miêu tả ở bài là tả cái cối: Theo trình tự từ bộ phận lớn đến bộ phận nhỏ, từ ngoài vào trong, từ phần chính đến phần phụ, cái vành, hai cái tai, hàng răng cối, cần cối, đầu cần, cái chốt, dây thừng buộc cần và tả công cụ của cái cối: Dùng để xay lúa, tiếng cối làm vui cả xóm.
 + Trong khi miêu tả cái cối tác giả dùng các hình ảnh so sánh nhân hóa thật sinh động: Chặt như nêm cối; cái chổi bằng tre mà rắn như đanh; cái tai tỉnh táo để nghe ngóng; cái cối xay, cái võng đay, cái chiếu manh, cái mâm gỗ, cái giỏ cua, cái chạn bát, giường nứa, Tất cả chúng nó đều cất tiếng nói:
 Tác giả đã quan sát cái cối xay bằng tre rất tỉ mỉ, tinh tế bằng nhiều giác quan. Nhờ sự quan sát tỉ mỉ, tinh tế ấy với cách sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa trong bài làm cho bài văn miêu tả cái cối xay thêm sinh động và chân thực.
 - Nhận xét: Bài Cái cối tân tuy không tách rõ ba đoạn nhưng vẫn cấu trúc ba phần rõ rệt. Em hãy chỉ rõ ba phần của bài? 
 Việc 3. Củng cố cấu tạo bài văn tả đồ vật (phần ghi nhớ SGK). Trong cấu tạo 3 phần thì thân bài là phần chính của bài văn.
Tiết 2 - hai việc.
 Việc 1. Luyện tập cấu tạo bài Cái trống trường, bước đầu đi sâu vào phần thân bài.
 - Bố cục ba phần.
 - Phần thân bài tả những bộ phận nào của cái trống ?
 + Nêu tên những bộ phận của cái trống được miêu tả
 + Tìm những từ ngữ tả hình dáng, âm thanh của cái trống
 Việc 2. Luyện tập với bài Cái trống trường.
 - Đọc bài và tìm ra bố cục của bài (đây chỉ là đoạn miêu tả, không có mở bài, kết bài).
 - Muốn hoàn chỉnh bài văn em làm thế nào? (viết câu mở bài, câu kết bài cho thành bài văn miêu tả Cái trống trường - tùy theo đối tượng học sinh, có thể viết một hoặc hai câu, không viết dài).
Tiết 3 - bốn việc.
 Việc 1. Chọn đề bài.
 - Đọc đoạn văn miêu tả Chiếc áo búp bê- Sách tăng cường- trang 62 
 Việc 2. Ghi lại những đặc điểm nổi bật của chiếc áo: 
 + Chiếc áo được làm bằng vật liệu: .
 + Kích thước của chiếc áo: .
 + Cổ áo: ..; tà áo:.
 + Các mép áo: ..
 + Nẹp áo: ..
 Việc 3. Chép lại câu văn bộc lộ cảm nghĩ của chiếc áo.
 Việc 4. Trả lời câu hỏi: “ Tác giả đã quan sát bằng giác quan nào để miêu tả chiếc áo búp bê ? .
 * Hai tiết 1&2 nên dạy trong một buổi do GV chủ động sắp xếp.
 * Bài gồm 3 tiết trên đây có thể soạn chung mục tiêu với 3 yêu cầu trọng tâm; khi thiết kế giáo viên cụ thể hóa từng tiết vào các việc (theo hướng thiết kế theo mô hình trường học mới) cho dễ tổ chức học sinh hoạt động, không phải soạn thành 3 tiết mỗi tiết có một mục tiêu riêng, gò bó mà vẫn đảm bảo chuẩn kiến thức kĩ năng.
 * Mỗi việc, giáo viên thiết kế chi tiết các thao tác (không trình bày ở đây).
 * Mỗi tiết, theo thời gian mà kết thúc bài để có thể nghỉ sớm, không kéo dài. 
 * GV tìm thêm các phương án khác trên cơ sở phương án 1 trên đây.
 Phương án 2. Thực hiện tuần tự theo phân phối chương trình (1+1) - tóm tắt.
 Tiết 1&2. Cấu tạo bài văn tả đồ vật - bốn việc.
 Việc 1. Đọc và tìm các phần của bài Cái cối tân.
 Việc 2. Nêu thứ tự miêu tả trong bài Cái cối tân.
 Việc 3. Củng cố cấu tạo bài văn tả đồ vật
 Việc 4. Luyện tập bài Cái trống trường
 - Nhận xét cấu tạo bài văn tả đồ vật.
 - Nói rõ phần thân bài tả như thế nào (những sự vật nào, đặc tính của sự vật).
 Tiết 3. Luyện tập tả bài Chếc áo búp bê. - Bốn việc.
 Thực hiện tương tự phương án 1.
 Ngoài ra, GV có thể tìm thêm các phương án khác.
------------------------------------------------------------------------------------------
GIÁO ÁN 1 (Học sinh thuận lợi)
TẬP LÀM VĂN: 
BÀI: CẤU TẠO BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I. Mục tiêu:
 1) Nhận ra cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật có ba phần từ các bài văn đã có.
 2) Phân tích kĩ phần thân bài: Thứ tự/ (giác quan) quan sát, miêu tả đồ vật. Các kiểu mở bài, kết bài. 
II. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Khởi động (5’) Ban văn nghệ tự đề xuất và tổ chức cả lớp chơi một trò chơi. 
 Gv giới thiệu bài.
2. Hoạt động 1(5’): Hoạt động trải nghiệm
Việc 1: Đọc hiểu nhiệm vụ của bài tập
Việc 2: Điền thông tin thích hợp để hoàn thành phiếu học tập.
PHIẾU HỌC TẬP
1.Nhắc lại cấu tạo của bài văn kể chuyện.
2.Xem bài Cái cối tân là l bài đọc về văn miêu tả đồ vật, phát hiện ra cấu tạo 3 phần của bài.
.........................................................................................................
.........................................................................................................
Việc 1: Trao đổi với bạn bên cạnh kết quả của mình và giải thích cách làm.
Việc 2: Đánh giá, bổ sung câu trả lời của bạn
Việc 1: Trưởng nhóm điều hành các bạn chia sẻ ý kiến.
Việc 2: Các bạn khác lắng nghe, bổ sung.
Việc 3: Trưởng nhóm thống nhất và cử bạn trình bày kết quả.
3. Hoạt động 2(8’): Nhận ra cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật
Việc 1: Đọc bài văn Cái cối tân trong - Sách giáo khoa – Trang 143- 144
Việc 2: Điền thông tin thích hợp để hoàn thành phiếu học tập
PHIẾU HỌC TẬP
Bài văn tả cái gì ? 
Tìm các phần mở bài, kết bài. Mỗi phần ấy nói lên điều gì ? 
..
..
..
Các phần mở bài, kết bài đó giống với cách mở bài, kết bài nào đã học ? 
..
..
Phần thân bài tả trình tự cái cối như thế nào ?
..
 ..
..
Theo em, khi tả một đồ vật ta cần tả những gì ? 
..
..
Việc 1: Trao đổi với bạn bên cạnh kết quả của mình và giải thích cách làm.
Việc 2: Đánh giá, bổ sung câu trả lời của bạn
Việc 1: Trưởng nhóm điều hành các bạn chia sẻ ý kiến.
Việc 2: Các bạn khác lắng nghe, bổ sung.
Việc 3: Trưởng nhóm thống nhất và cử bạn trình bày kết quả.
 Lớp phó HT điều hành cho các bạn chia sẻ: cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật
Hoạt động 3(5’): Đọc nội dung trong SGK – trang 145.
Việc 1: Đọc hiểu nội dung phần ghi nhớ 
Việc 1: Trao đổi với bạn bên cạnh về nội dung phần ghi nhớ.
Việc 2: Đánh giá, bổ sung câu trả lời của bạn
Việc 1: Trưởng nhóm điều hành các bạn chia sẻ ý kiến.
Việc 2: Các bạn khác lắng nghe, bổ sung.
Việc 3: Trưởng nhóm thống nhất và cử bạn trình bày kết quả.
III. Hoạt động 4(10’): Luyện tập – trang 145.
Việc 1: Đọc hiểu nhiệm vụ của bài tập1.III
Việc 2: Làm bài tập vào vở.
Việc 1: Trao đổi với bạn bên cạnh kết quả của mình và giải thích cách làm.
Việc 2: Đánh giá, bổ sung câu trả lời của bạn
Việc 1: Trưởng nhóm điều hành các bạn chia sẻ ý kiến.
Việc 2: Các bạn khác lắng nghe, bổ sung.
Việc 3: Trưởng nhóm thống nhất và cử bạn trình bày kết quả.
5. Hoạt động 4(7’): Chia sẻ
- Lớp phó HT điều hành cho các bạn chia sẻ: Kết quả bài tập trên.
- Cá nhân, nhóm đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập.
- Trao đổi với cô giáo về những điều em chưa hiểu.
Tiếng việt tăng cường (Học sinh thuận lợi)
BÀI: LUYỆN TẬP

Tài liệu đính kèm:

  • docchuyên đề chuyên sâu TLV Tả đồ vật 16 17.doc