Giáo án Tập làm văn Lớp 3 - Tuần 3 đến 6 - Năm học 2015-2016 - Thạch Del

Phân môn : Tập làm văn

Tuần 4 tiết 4

NGHE VÀ KỂ LẠI : DẠI GÌ MÀ ĐỔI

ĐIỀN VÀO GIẤY IN SẲN

I. Mục tiêu :

- Nghe kể lại câu chuyện “Dại gì mà đổi” (BT1)

- Điền đúng nội dung cần thiết vào mẫu điện báo (BT2)

II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục :

- Giao tiếp.

- Tìm kiếm, xử lý thông tin.

III. Các phương pháp/kỹ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng :

- Thảo luận – chia sẻ.

- Hoàn tất một nhiệm vụ, thực hành viết điện báo theo tình huống cụ thể.

IV. Đồ dùng dạy học :

- GV : tranh minh hoạ truyện kể Dại gì mà đổi, mẫu Điện báo.

- HS : Vở bài tập.

V. Các hoạt động dạy học :

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Ổn định :

B. Kiểm tra :

- Gọi hs kể về những người thân trong gia đình

- Gv nhận xét ghi điểm

- Gv kiểm tra vở của 3 – 4 hs viết đơn xin nghỉ học.

- Gọi hs đọc lại lá đơn xin nghỉ học của mình.

- Gv nhận xét

C. Bài mới :

1. Khám pha :

- Gv giới thiệu bài : Tiết học hôm nay các em sẽ được nghe kể câu chuyện “Dại gì mà đổi”. Sau đó các em tiếp tục học về cách Điền vào giấy tờ in sẵn.

- Gv ghi tên bài lên bảng.

2. Kết nối – Thực hành :

+ Bài tập 1 : Gọi 1 hs đọc yêu cầu bài tập - Lớp đọc thầm.

- Yêu cầu hs quan sát tranh minh họa

- Gv kể lần 1 (giọng vui, chậm rãi)

Dại gì mà đổi

Có một cậu bé lên bốn tuổi rất nghịch ngợm. Một hôm mẹ cậu dọa sẽ đổi cậu để lấy một đứa trẻ ngoan về nuôi. Cậu bé nói :

- Mẹ sẽ chẳng đổi được đâu

Mẹ ngạc nhiên hỏi :

- Vì sao thế?

Cậu bé nói :

- Vì chẳng ai muốn đổi một đứa con ngoan lấy một đứa con nghịch ngợm đâu mẹ ạ!

- Gv nêu câu hỏi – Hs trả lời

+ Vì sao mẹ dọa đổi cậu bé? (Vì cậu rất nghịch ngợp)

+ Cậu bé trả lời như thế nào? (Mẹ sẽ chẳng đổi được đâu)

+ Vì sao cậu bé nghĩ như vậy? ( Cậu cho là không ai muốn đổi một đứa con ngoan lấy một đứa nghịch ngợm )

- Gv kể lần 2

- Gọi vài hs khá kể lại nội dung chuyện

- Chia lớp làm 3 nhóm, yêu cầu hs kể trong nhóm

- Mời đại diện nhóm thi kể trước lớp

- Gv nhận xét tuyên dương

+ Truyện buồn cười ở điểm nào? (Truyện buồn cười ở chỗ một cậu bé 4 tuổi đã biết được là chẳng ai muốn đổi một đứa con ngoan lấy một đứa con nghịch ngợm)

+ Bài tập 2 : Giảm

D. Áp dụng :

+ Chúng ta vừa học xong bài gì?

+ Khi viết điện báo cần chú ý điều gì?

- Gv nhận xét tuyên dương – Giáo dục hs

- Dặn hs kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau

- Gv nhận xét tiết học Hát vui

3 hs kể

Hs nhận xét

Thực hiện yêu cầu

Hs nhận xét

Hs theo dõi

Hs nhắc tựa bài

1 hs đọc yêu cầu

Hs quan sát tranh

Hs theo dõi

Hs trả lời-nhận xét

Hs trả lời-nhận xét

Hs trả lời-nhận xét

Hs theo dõi

2 hs khá kể

Hoạt động nhóm

Đại diện trình bày

Lớp nhận xét

Hs trả lời-nhận xét

Hs nêu tên bài

Hs trả lời-nhận xét

Hs lắng nghe

 

doc 7 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 550Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập làm văn Lớp 3 - Tuần 3 đến 6 - Năm học 2015-2016 - Thạch Del", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ sáu ngày 11 tháng 09 năm 2015
Môn : TIẾNG VIỆT
Phân môn : Tập làm văn
Tuần 3 tiết 3
KỂ VỀ GIA ĐÌNH
ĐIỀN VÀO TỜ GIẤY IN SẲN
I. Mục tiêu :
- Kể được một cách đơn giản về gia đình với một người bạn mới quen theo gợi ý (BT1)
- Biết viết đơn xin nghỉ học đúng theo mẫu (BT2)
II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục :
- Tự nhận thức.
- Ra quyết định.
III. Các phương pháp/kỹ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng :
- Thảo luận – chia sẻ.
- Trình bày ý kiến cá nhân.
IV. Đồø dùng dạy học :
- GV : mẫu đơn : Đơn xin vào Đội.
- HS : Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Ổn định :
B. Kiểm tra : 
- Gọi 3 hs đọc lại đơn xin vào Đội 
- Gv kiểm tra vở một số hs
- Gv nhận xét 
C. Bài mới :
1. Khám phá :
- Gv giới thiệu bài : Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta thường được tiếp xúc, làm quen với những người bạn mới. Khi đó, chúng ta không những tự giới thiệu về bản thân mình mà còn có thể giới thiệu về gia đình mình với bạn. Trong tiết Tập làm văn hôm nay, thầy sẽ giúp cho các em biết cách giới thiệu một cách đơn giản về gia đình mình. Sau đó, mỗi em sẽ tập viết một lá đơn xin nghỉ học theo mẫu.
- Gv ghi tên bài lên bảng.
2. Kết nối – Thực hành : 
+ Bài tập 1 : Gọi 1 hs đọc yêu cầu bài - Lớp đọc thầm
- Gv hướng dẫn : Khi kể về gia đình em với một người bạn mới quen, chúng ta nên giới thiệu một cách khái quát nhất về gia đình. Vì là kể với bạn, nên khi kể em có thể xưng hô là tôi, tớ, mình,  Ví dụ :
+ Gia đình em có mấy người, đó là những ai ?
+ Công việc của mỗi người trong gia đình là gì ?
+ Tính tình của mỗi người trong gia đình như thế nào ?
+ Tình cảm của em đối với gia đình như thế nào?
- Yêu cầu kể về gia đình mình trong nhóm
- Gọi một số học sinh trình bày trước lớp.
- Gv cho cả lớp nhận xét, bình chọn những người kể tốt nhất , kể đúng yêu cầu của bài, lưu loát, chân thật.
+ Bài tập 2 : Gọi nêu yêu cầu bài tập.
a. Hướng dẫn viết đơn :
- Gv hướng dẫn hs cách trình bày đơn
* Mở đầu đơn : Phải viết Quốc hiệu và tiêu ngữ
* Địa điểm ngày, tháng, năm viết đơn
* Tên của đơn 
* Tên người của nhận đơn
* Họ, tên người viết đơn là hs của lớp nào
* Trình bày lí do viết đơn
* Lí do nghỉ học
* Lời hứa của người viết đơn .
* Ý kiến và chữ kí của gia đình hs
* Chữ kí và họ ,tên người viết đơn.
b. Thực hành viết đơn :
- Gv gọi một số học sinh tập nói trước lớp về lá đơn của mình theo các nội dung cụ thể đã ghi trên bảng.
- Gv nhận xét và sửa lỗi cho học sinh.
- Gv hướng dẫn học sinh : đơn viết phải đúng mẫu, nội dung lí do xin nghỉ học phải đúng sự thật.
- Giáo viên cho học sinh thực hành viết đơn vào VBT.
- Gọi học sinh đọc bài làm của mình.
-Giáo viên cho lớp nhận xét theo các tiêu chí :
+ Đơn viết có đúng mẫu không ? (Trình tự của lá đơn, nội dung trong đơn, bạn đã kí tên trong đơn chưa)
+ Cách diễn đạt trong lá đơn (dùng từ, đặt câu )
- Gv thu một số bài, nhận xét và tuyên dương những học sinh viết đúng lá đơn của mình.
D. Áp dụng :
+ Gia đình em có mấy người, tính tình của mỗi người như thế nào?
+ Khi viết đơn ta làm như thế nào?
- Gv nhận xét tuyên dương – Giáo dục hs
- Dặn hs về nhà tập giới thiệu về gia đình của mình cho các bạn, tập điền vào đơn in sẵn và chuẩn bị bài sau
- Gv nhận xét tiết học
Hát vui
3 hs đọc lại đơn
Lớp nhận xét
Hs theo dõi 
Hs nhắc tên bài
1 hs đọc yêu cầu
Hs theo dõi
Hs trả lời-nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Hoạt động nhóm
Hs trình bày 
Hs nhận xét
1 nêu yêu cầu bài
Hs theo dõi
Thực hiện yêu cầu
Hs nhận xét
Hs làm bài
Thực hiện yêu cầu
Hs nhận xét
Hs theo dõi
Hs trả lời-nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Hs lắng nghe
* Rút kinh nghiệm : ................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ sáu ngày 18 tháng 09 năm 2015
Môn : TIẾNG VIỆT
Phân môn : Tập làm văn
Tuần 4 tiết 4
NGHE VÀ KỂ LẠI : DẠI GÌ MÀ ĐỔI
ĐIỀN VÀO GIẤY IN SẲN
I. Mục tiêu :
- Nghe kể lại câu chuyện “Dại gì mà đổi” (BT1)
- Điền đúng nội dung cần thiết vào mẫu điện báo (BT2)
II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục :
- Giao tiếp.
- Tìm kiếm, xử lý thông tin.
III. Các phương pháp/kỹ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng :
- Thảo luận – chia sẻ.
- Hoàn tất một nhiệm vụ, thực hành viết điện báo theo tình huống cụ thể.
IV. Đồø dùng dạy học :
- GV : tranh minh hoạ truyện kể Dại gì mà đổi, mẫu Điện báo.
- HS : Vở bài tập.
V. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Ổn định :
B. Kiểm tra : 
- Gọi hs kể về những người thân trong gia đình 
- Gv nhận xét ghi điểm
- Gv kiểm tra vở của 3 – 4 hs viết đơn xin nghỉ học.
- Gọi hs đọc lại lá đơn xin nghỉ học của mình.
- Gv nhận xét 
C. Bài mới :
1. Khám phá :
- Gv giới thiệu bài : Tiết học hôm nay các em sẽ được nghe kể câu chuyện “Dại gì mà đổi”. Sau đó các em tiếp tục học về cách Điền vào giấy tờ in sẵn.
- Gv ghi tên bài lên bảng.
2. Kết nối – Thực hành : 
+ Bài tập 1 : Gọi 1 hs đọc yêu cầu bài tập - Lớp đọc thầm.
- Yêu cầu hs quan sát tranh minh họa
- Gv kể lần 1 (giọng vui, chậm rãi) 
Dại gì mà đổi
Có một cậu bé lên bốn tuổi rất nghịch ngợm. Một hôm mẹ cậu dọa sẽ đổi cậu để lấy một đứa trẻ ngoan về nuôi. Cậu bé nói :
- Mẹ sẽ chẳng đổi được đâu
Mẹ ngạc nhiên hỏi :
- Vì sao thế?
Cậu bé nói :
- Vì chẳng ai muốn đổi một đứa con ngoan lấy một đứa con nghịch ngợm đâu mẹ ạ!
- Gv nêu câu hỏi – Hs trả lời 
+ Vì sao mẹ dọa đổi cậu bé? (Vì cậu rất nghịch ngợp)
+ Cậu bé trả lời như thế nào? (Mẹ sẽ chẳng đổi được đâu)
+ Vì sao cậu bé nghĩ như vậy? ( Cậu cho là không ai muốn đổi một đứa con ngoan lấy một đứa nghịch ngợm )
- Gv kể lần 2
- Gọi vài hs khá kể lại nội dung chuyện
- Chia lớp làm 3 nhóm, yêu cầu hs kể trong nhóm 
- Mời đại diện nhóm thi kể trước lớp
- Gv nhận xét tuyên dương
+ Truyện buồn cười ở điểm nào? (Truyện buồn cười ở chỗ một cậu bé 4 tuổi đã biết được là chẳng ai muốn đổi một đứa con ngoan lấy một đứa con nghịch ngợm)
+ Bài tập 2 : Giảm 
D. Áp dụng :
+ Chúng ta vừa học xong bài gì?
+ Khi viết điện báo cần chú ý điều gì?
- Gv nhận xét tuyên dương – Giáo dục hs
- Dặn hs kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau
- Gv nhận xét tiết học
Hát vui
3 hs kể
Hs nhận xét
Thực hiện yêu cầu
Hs nhận xét
Hs theo dõi 
Hs nhắc tựa bài
1 hs đọc yêu cầu
Hs quan sát tranh
Hs theo dõi
Hs trả lời-nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Hs theo dõi
2 hs khá kể 
Hoạt động nhóm
Đại diện trình bày
Lớp nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Hs nêu tên bài
Hs trả lời-nhận xét
Hs lắng nghe
* Rút kinh nghiệm : ................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ sáu ngày 25 tháng 09 năm 2015
Môn : TIẾNG VIỆT
Phân môn : Tập làm văn
Tuần 5 tiết 5
TẬP TỔ CHỨC CUỘC HỌP (Giảm)
 Ôn tập kiến thức 
Thứ sáu ngày 02 tháng 10 năm 2015
Môn : TIẾNG VIỆT
Phân môn : Tập làm văn
Tuần 6 tiết 6
KỂ LẠI BUỔI ĐẦU ĐI HỌC
I. Mục tiêu :
- Bước đầu kể lại được một vài ý nói về buổi đầu đi học
- Viết được những điều vừa kể viết thành một đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu)
II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục :
- Giao tiếp.
- Lắng nghe tích cực.
III. Các phương pháp/kỹ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng :
- Thảo luận nhóm.
- Trình bày 1 phút.
- Viết tích cực.
IV. Đồø dùng dạy học :
- Gv : Phiếu học tập, bút dạ, giấy khổ to.
- Hs : Vở bài tập
V. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Ổn định :
B. Kiểm tra : 
- Gv kiểm tra tập bài tập của hs
- Gv nhận xét 
C. Bài mới :
1. Khám phá :
+ Bạn học lớp 1 ở trường nào?
+ Ngày đi học ai đưa bạn đi học?
+ Cô giáo lớp 1 của bạn là ai?
+ Em nhớ điều gì nhất về ngày khai giảng?
- Gv nhận xét giới thiệu bài : Trong tiết học hôm nay, các em sẽ tập kể lại buổi đầu đi học của mình. Sau đó, viết thành một đoạn văn ngắn khoảng 5 câu.
- Gv ghi tựa bài lên bảng
2. Kết nối – Thực hành : 
+ Bài 1 : Gọi hs nêu cầu bài tập
- Yêu cầu hs đọc câu hỏi gợi ý trên bảng
- Gv hướng dẫn hs : Để kể lại buổi đầu đi học của mình, các em cần nhớ lại buổi đầu đi học của mình như thế nào? Đó là buổi sáng hay buổi chiều? Buổi đó cách đây bao lâu? Lúc đầu em bỡ ngỡ ra sao? Buổi đầu đi học kết thúc như thế nào?
- Yêu cầu hs ngồi kể cho nhau nghe trong nhóm
- Hết thời gian gọi hs kể trước lớp
- Gv nhận xét sửa chữa
+ Bài 2 : Gọi hs nêu cầu bài tập
- Gv : Khi viết cần đọc lại kĩ trước khi chấm câu, để biết câu văn đó đã thành câu chưa.
- Yêu cầu hs làm vào vở, sau đó trao đổi bài góp ý bổ sung
D. Áp dụng :
- Gọi hs kể lại những diễn biến của ngày đi học đầu tiên
- Gv nhận xét tuyên dương – giáo dục hs
- Dặn hs về nhà xem lại bài và kể cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau 
- Gv nhận xét tiết học
Hát vui
Hs theo dõi
Hs trả lời-nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Hs trả lời-nhận xét 
Hs theo dõi
Hs nhắc tựa bài
1 hs nêu cầu bài tập
2 hs đọc gợi ý
Hs theo dõi
Hs kể trong nhóm
Thực hiện yêu cầu
Hs nhận xét
1 hs nêu cầu bài tập
Hs theo dõi
Thực hiện yêu cầu
Hs nhận xét
Thực hiện yêu cầu
Hs nhận xét
* Rút kinh nghiệm : ................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTap lan van 3-6.doc