Giáo án Tập làm văn 4 - Tháng 9

Môn : Tập làm văn

THẾ NÀO LÀ KỂ CHUYỆN

I. Mục tiêu :

 Hiểu được đặc điểm cơ bản của văn kể chuyện. Phân biệt được văn kể chuyện với những loại văn khác.

 Bước đầu biết xây dựng một bài văn kể chuyện.

II. Đồ dùng dạy học :

 SGK, phấn.

 Bảng phụ ghi sẳn các sự việc chính trong truyện: Sự tích hồ Ba Bể.

III. Hoạt động trên lớp :

 

doc 20 trang Người đăng minhtuan77 Lượt xem 740Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập làm văn 4 - Tháng 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i, đã hành động để giúp đỡ Nhà Trò 
* Mẹ con bà nông dân: thương người nghèo khó, sẵn sàng cứu kẻ bị hoạn nạn, luôn nghĩ dến người khác.
+ Cụ thể: cho bà lão ăn xin ngủ và ăn trong nhà, chèo thuyền cứu gúp người bị nạn 
Ghi nhớ:
- Cho học sinh đọc nội dung cần ghi nhớ trong SGK.
- GV chốt lại để khắc sâu kiến thức cho học sinh.
Luyện tập
Bài 1:
- Cho học sinh đọc yêu cầu bài tập.
- Nêu yêu cầu bài tập?
- Cho học sinh làm bài.
- Cho học sinh trình bày.
- GV nhận xét, tuyên dương những bài làm hay.
- Giáo viên chốt lại lời giài đúng
+ Có ba nhân vật chính: Ni-ki-ta, Gô-sa, Chi-ôn-kavà bà(nhân vât phụ)
+ Bà nhận xét đúng vì:
	- Ni-ki-ta thì chỉ nghĩ đến ham thích riêng của mình, ăn xong là chạy đi chơi.	
	 - Gô-sa láu lỉnh lém hất những mẩu bánh vụn xuống đất.
	- Chi-ôn-ka thương bà giúp bà
+ Bà dựa vào hành động của từng cháu để nhận xét. 
Bài 2:
- Cho học sinh đọc yêu cầu bài tập.
- Nêu yêu cầu bài tập?
- Cho học sinh làm bài theo nhóm.
- Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- GV nhận xét chốt lại ý đúng.
a) Bạn sẽ chạy lại nâng em bé dậy, phủi bụi, vết bẩn trên quần áo em bé, xin lỗi dỗ em bé( nếu bạn nhỏ biết quan tâm đến người khác)
b) Bạn sẽ bỏ chạy mặc em bé khóc(nếu bạn nhỏ không biết quan tâm đến người khác
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- Ghi tên các nhân vật trong những truyện em mới học theo nhóm nhân vật là người và nhân vật là vật.
- HS làm bài cá nhân vào nháp.
- 1 em lên bảng làm bài vào bảng phụ.
- Theo dõi, nhắc lại.
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- Nêu nhận xét về tính cách của các nhân vật: Dế Mèn trong truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, Mẹ con bà nông dân trong truyện Sự tích hồ Ba Bể. Căn cứ vào đâu mà em có nhận có xét như vậy?
- Các nhóm thảo luận giải quyết các yêu cầu của bài tập.
- Đại diện nhóm lên trình bày, các nhóm còn lại nhận xét bổ sung ý kiến.
- Một số học sinh đọc nội dung cần ghi nhớ trong SGK.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- Tìm nhân vật trong câu chuyện Ba anh em? em có đồng ý với nhận xét của bà về tính cách của từng cháu không? Vì sao bà có nhận xét như vậy
- HS làm bài cá nhân.
- Một số học sinh trình bày.
- Theo dõi.
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- Cho tình huống: một bạn nhỏ mãi vui đùi chạy nhảy, lỡ làm ngã một em bé. Em bé khóc. Em hãy hình dung sự vịec và kể tiếp câu chuyện theo một trong hai hướng sau đây.
a) Bạn nhỏ nói trên biết quan tâm đến người khác
b) Bạn nhỏ nói trên không biết quan tâm đến người khác
- Các nhóm thảo luận giải quyết các yêu cầu của bài tập.
- Đại diện nhóm lên trình bày, các nhóm còn lại nhận xét bổ sung ý kiến.
4.
Củng cố, dặên dò :
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò học sinh học thuộc phần ghi nhớ trong SGK
Môn : Tập làm văn
KỂ LẠI HÀNH ĐỘNG CỦA NHÂN VẬT
I. Mục tiêu : 
	Giúp HS biết kể lại hành động của nhân vật để khắc hoạ tính cách nhân vật
	Dưới sự hướng dẫn của GV, SH tự rút ra được các kết luận cần thiết
	Chọn kể những hành động tiêu biểu của nhân vật
	Hành động xảy ra trước thì kể trước xảy ra sau thì kể sau
II. Đồ dùng dạy học :
	SGK, phấn.
	Bảng phụ ghi sẵn phần nội dung cần ghi nhớ
	Một số tờ giấy khổ to để ghi ba câu hỏi của phần nhận xét ( sau mỗi câu có phần để trống đẻ viết câu trả lời), chín băng giấy ghi chín câu văn ở bài luyện tập.
III. Hoạt động trên lớp :
HĐ
Giáo viên
Học sinh
 1. 
2.
 3. 
1. Bài cũ:
Thế nào là kể chuyện?
Em hiểu những gì về nhân vật trong chuyện?
Nhận xét bài cũ.
2. Bài mới: 
Giới thiệu bài: Hôm nay ta tiếp tục học văn kể chuyện. Bài học hôm nay giúp các em hiểu khi kể về nhân vật ta phải cần chú ý những gì?
Nhận xét:
Bài 1:
- Cho học sinh đọc truyện Bài văn bị điểm không.
- Nêu yêu cầu của bài tập: Nhiệm vụ của các em phải đọc hiểu được câu chuyện đó. Có đọc, hiểu được các em mới có thể làm được câu 2. 
- Cho học sinh làm bài.
GV theo dõi nhắc nhở.
Bài 2: 
- Cho học sinh đọc yêu cầu của bài 1.
- Nêu yêu cầu của bài tập? 
- GV yêu cầu HS đọc kĩ truyện Bài văn bị điểm không và làm bài theo nhóm vào giấy to GV phát cho các nhóm.
- Cho HS lên trình bày.
- GV nhận xét chốt lại lời giải đúng.
* Ý1: Ghi vắn tắt hành động của cậu bé.
	- Giờ làm bài: Không tả, không viết, nộp giấy trắng cho cô( nếu HS ghi: nộp giấy trắng cũng đúng).
	Giờ trả bài : Im lặng mãi mới nói.
	Lúc ra về: Khóc khi bạn hỏi.
* Ý2: HS có thể ghi: thể hiện tính trung thực.
GV nói thêm: mỗi hành động của cậu bé đều thể hiện tình yêu với cha mẹ, thể hiện tính trung thực của một học sinh ngoan. 
- GV nhận xét chốt lại ý đúng.
Bài 3: Cho HS đọc yêu cầu bài 3.
- Nêu yêu cầu bài tập? 
- Cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày.
- GV nhận xét chốt lại: thông thường nếu hành động xảy ra trước thì kể trước, hành động xảy ra sau thì kể sau. 
Ghi nhớ:
- Cho học sinh đọc nội dung cần ghi nhớ trong SGK.
- GV chốt lại để khắc sâu kiến thức cho học sinh.
Luyện tập
- Cho HS đọc toàn bộ phần luyện tập.
- Nêu yêu cầu bài tập.
- Cho HS làm bài GV phát giấy to đã ghi các câu hỏi.
- Cho HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét chốt lại hai ý chính.
+ Điền vào chỗ trống câu 1: chim Sẻ, câu 2 chim Sẻ, câu 3 chim Chích, câu 4: chim Sẻ, câu 5: chim Sẻ, câu 6: chim Chích, câu 8: chim Chích, câu 9: chim Sẻ.
+ Sắp xếp lại các câu theo thứ tự của hành động:1.5.2.4.7.3.6.8.9
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- Học sinh theo dõi.
- Cả lớp đọc truyện.
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- Ghi lại vắn tắt những hành động của cậu bé bị điểm không trong truyện Bài văn bị điểm không. Theo em mỗi hành động của cậu bé nói lên điều gì?
- Các nhóm thảo luận giải quyết các yêu cầu của bài tập.
- Đại diện nhóm lên trình bày, các nhóm còn lại nhận xét bổ sung ý kiến.
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- Nhận xét về thứ tự kể các hành động nói trên.
-HS làm bài ở vở bài tập
- HS trình bày miệng
- Một số học sinh đọc nội dung cần ghi nhớ trong SGK.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- Chọn tên nhân vật Chích hoặc Sẻ để điền vào chỗ trống trong chín câu đã cho.
- Sau khi điền xong các em phải xắp xếp lại thứ tự các câu theo trình tự các hoạt động để được câu chuyện.
-HS làm việc theo nhóm + Điền vào chỗ trống
- Sắp xếp lại thứ tự các câu không cần ghi lại đầy đủ tất cả các câu mà chỉ ghi trình tự theo chữ số ở đầu câu.
- Đại diện nhóm lên trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
4.
Củng cố, dặên dò :
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò học sinh học thuộc phần ghi nhớ trong SGK
Môn : Tập làm văn
TẢ NGOẠI HÌNH CỦA NHÂN VẬT TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
I. Mục tiêu : 
	HS hiểu: trong bài văn kể chuyện, việc tả ngoại hình của nhân vật, nhật là các nhân vật chính, là cần thiết để thể hiện tính cách nhân vật.
	Bước đầu bước lựa chọn chi tiết tiêu biểu để tả ngoại hình nhân vật trong truyện vừa đọc. Đồng thời biết dựa vào đặc điểm ngoại hình để xác định tính cách nhân vật và ý nghĩa của truyện khi đọc truyện, tìm hiểu truyện.
II. Đồ dùng dạy học :
	SGK, phấn.
III. Hoạt động trên lớp :
HĐ
Giáo viên
Học sinh
 1. 
2
 3. 
1. Bài cũ:
Tính cách của nhân vật thường biểu hiện qua những phương diện nào?
Khi kể chuyện ta cần chú ý những gì?
Nhận xét bài cũ.
2. Bài mới: 
Giới thiệu bài: Bài học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu và làm quen với việc tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn kể chuyện.
Nhận xét:
Câu 1:
- Cho học sinh đọc đoạn văn + yêu cầu của câu 1
- Nêu yêu cầu của câu1: Bài tập cho đoạn văn trích trong truyện Dế Mèn phiêu lưu kí của nhà văn Tô Hoài. Các em phải đọc đoạn văn và phải ghi vắn tắt vào vở những đặc điểm của chị Nhà Trò về mặt ngoại hình.
- Cho học sinh làm bài.
- Cho học sinh trình bày.
- GV nhận xét + Chốt lại lời giải đúng. Chị Nhà Trò có những đặc điểm về ngoại hình:
* Sức vóc: gầy yếu như mới lột.
* Thân hình: bé nhỏ.
* Cánh: mỏng như cánh bướm non, ngắn chùn chùn, rất yếu, chưa quen mở.
*Trang phục: người bự phấn, mặt áo thâm dài, đôi cánh chấm điểm vàng. 
Câu 2: 
- Cho học sinh đọc yêu cầu của câu 2.
- Nêu yêu cầu của câu2 ? 
- GV giao việc qua ngoại hìnnh của nhà Trò, các em phải chỉ ra được ngoại hình đó nói lên điều gì về tính cách của Nhà Trò. 
- HS làm bài.
- Cho học sinh trình bày.
- GV nhận xét + Chốt lại lời giải đúng: ngoại hình của Nhà Trò thể hiện tính cách yếu đuối, thân phận tội nghiệp, đáng thương, dễ bị bắt nạt 
Ghi nhớ:
- Cho học sinh đọc nội dung cần ghi nhớ trong SGK.
- GV chốt lại để khắc sâu kiến thức cho học sinh.
Luyện tập
Bài1:
- Cho HS đọc yêu cầu của bài tập1+ đọc đoạn văn.
- GV giao việc: các em đọc đoạn văn và chỉ rõ những từ ngữ hình ảnh nào miêu tả ngoại hình của chú bé liên lạc.
- Cho HS làm bài
- Cho HS trình bày bài 
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng: những từ cần gạch chân là: gầy, tóc húi ngắn, hai túi áo trễ xuống tận đùi, quần ngắn tới gần dầu gối, đôi bắp chân nhỏ luôn luôn động dậy, đôi mắt sáng và xếch.
- Những chi tiết miêu tả đó nói lên điều gì về chú bé
Bài 2:
- Cho HS đọc yêu cầu bài tập2 + đọc bài thơ Nàng tiên Ốc 
- GV giao việc: khi kể lại chuyện Nàng tiên Ốc bằng văn xuôi, các em nhớ kết hợp tả ngoại hình nàng tiên ốc, ngoại hình của bà lão.
- Cho HS làm việc.
- Cho HS trình bày bài.
- GV nhận xét khen những nhóm biết kết hợp kể chuyện với tả ngoại hình của các nhân vật.
- 1 HS đọc to, cả lớp lắng nghe.
- Học sinh theo dõi.
- HS làm bài cá nhân ghi ra giấy.
- Một số HS trình bày bài trước lớp
-Lớp nhận xét.
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- Ngoại hình của chị Nhà Trò nói lên điều gì về tính cách và thân phận của nhân vật này?
-HS theo dõi
- HS làm bài cá nhân.
- Một số em trình bày bài miệng.
- Một số học sinh đọc nội dung cần ghi nhớ trong SGK.
- HS lắng nghe.
- Một HS đọc to cả lớp đọc thầm.
- HS theo dõi.
- HS dùng bút chì gạch dưới những từ ngữ miêu tả ngoại hình của chú bé liên lạc.
- Một vài em trình bày bài làm, cả lớp theo dõi.
- Cho thấy chú bé là con một nông dân nghèo quen chịu đựng vất vả. Chú rất nhanh nhẹn, hiếu động, thông minh, thật thà.
- Một em đọc, cả lớp đọc thầm. 
- Theo dõi.
- HS làm việc theo nhóm.
- Đại diện các nhóm lên kể chuyện.
4.
Củng cố, dặên dò :
- Muốn tả ngoại hình nhân vật ta cần tả những gì?( cần tả hình dáng, vóc người, khuôn mặt, đầu tóc, quần áo) 
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò học sinh học thuộc phần ghi nhớ trong SGK
Môn : Tập làm văn
KỂ LẠI LỜI NÓI, Ý NGHĨ CỦA NHÂN VẬT
I. Mục tiêu : 
	HS hiểu: Trong văn kể chuyện nhiều khi phải kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật. Lời nói, ý nghĩ của nhân vật cũng nói lên tính cách của nhân vật và ý nghĩ a của câu chuyện.
	Bước đầu biết thuật lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật trong bài văn kể chuyện theo hai cách trực tiếp và gián tiếp.
II. Đồ dùng dạy học :
	SGK, phấn.
	Bảng phụ: viết cách dẫn lời nói trực tiếp và gián tiếp.
III. Hoạt động trên lớp :
HĐ
Giáo viên
Học sinh
 1. 
2
3. 
1. Bài cũ:
Em hãy nhắc lại phần ghi nhớ trong tiết tập làm văn trước (tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn kể chuyện).
Muốn tả ngoại hình nhân vật ta cần tả những gì?
Nhận xét bài cũ.
2. Bài mới: 
Giới thiệu bài: Trong bài văn kể chuyện, nhiều khi phải kể lại lời nói và ý nghĩ của nhân vật. Lời nói và ý nghĩ của nhân vật đóng vai trò quan trọng như thế nào trong bài văn kể chuyện, tiết học hôm nay sẽ giúp các em hiểu điều đó.
Nhận xét:
Bài1:
- Cho HS đọc yêu cầu bài 1
- GV giao việc: Các em vừa học xong bài tập đọc Người ăn xin. Nhiệm vụ của các em là tìm những câu ghi lại lời nói và ý nghĩ của cậu bé trong câu chuyện đó.
- Cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày bài.
- GV nhận xét chốt lại lời giải đúng:
* Câu ghi lại ý nghĩ: “ chao ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào!	
	“ Cả tôi nữacủa ông lão”
*Câu ghi lại lời nói: “ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.”
Bài 2: 
- Cho HS đọc yêu cầu bài tập2.
- GV nhắc lại yêu cầu: các em vừa tìm được những câu văn nói lên ý nghĩ lời nói của cậu bé. Nhiệm vụ của các em là cho biết lời nói và ý nghĩ của cậu bé nói lên điều gì về cậu?
- Cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày bài.
- GV nhận xét và chốt: lời nói và ý nghĩ của cậu bé cho thấy cậu là con người nhân hậu giàu lòng trắc ẩn.
Bài 3: 
- Cho HS đọc yêu cầu bài 3
- GV giao việc: nhiệm vụ của các em là phải chỉ ra được sự khác nhau giữa hai cách kể đó.
- Cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày bài.
- GV nhận xét chốt lại lời giải đúng:
Cách 1 : tác giả dẫn trực tiếp nguyên văn lời của ông lão.
Cách 2: tác giả thuật lại gián tiếp lời của ông lão.
Ghi nhớ:
- Cho học sinh đọc nội dung cần ghi nhớ trong SGK.
- GV chốt lại để khắc sâu kiến thức cho học sinh.
Luyện tập
Bài1: 
- Cho HS đọc yêu cầu bài tập và đọc đoạn văn.
- Nêu yêu cầu bài tập.
- Cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày bài.
- GV nhận xét đánh giá bài làm.
Bài 2:
 - Cho HS đọc yêu cầu bài tập và đọc đoạn văn.
- Nêu yêu cầu bài tập.
- Cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày bài.
- GV nhận xét đánh giá bài làm.
Bài 3:
- Cho HS đọc yêu cầu bài tập và đọc đoạn văn.
- Nêu yêu cầu bài tập.
- Cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày bài.
- GV nhận xét đánh giá bài làm.
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- HS theo dõi.
- HS tìm trong bài tập đọc và làm bài cá nhân ghi ra nháp.
- Một vài HS trình bày kết quả bài làm của mình cả lớp theo dõi nhận xét.
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- HS theo dõi.
- HS làm bài theo nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày bài các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- HS theo dõi.
- HS tìm trong bài tập đọc và làm bài cá nhân ghi ra nháp.
- Một vài HS trình bày kết quả bài làm của mình cả lớp theo dõi nhận xét.
- Một số học sinh đọc nội dung cần ghi nhớ trong SGK.
- HS lắng nghe.
- Một HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- Tìm lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp trong đoạn văn.
-HS làm bài theo nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày bài. 
- Mội HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- Chuyển lời dẫn gián tiếp trong đoạn văn thành lời dẫn trực tiếp.
- HS làm bài vào vở.
- 1,2 HS khá giỏi trình bày bài miệng.
- Một HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- Chuyển lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn thành lời dẫn gián tiếp.
- HS làm bài vào vở.
- 1,2 HS khá giỏi trình bày bài miệng.
4.
Củng cố, dặên dò :
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò học sinh học thuộc phần ghi nhớ trong SGK
Môn : Tập làm văn
VIẾT THƯ
I. Mục tiêu : 
	HS nắm chắc hơn (so với llớp 3) mục đích của việc viết thư, nội dung cơ bản và kết cấu thông thường của một bức thư.
	Biết vận dụng kiến thức để viết những bức thư thăm hỏi, trao đổi thông tin.
II. Đồ dùng dạy học :
	SGK, phấn.
	Bảng phụ: viết đề văn phần luyện tập.
III. Hoạt động trên lớp :
HĐ
Giáo viên
Học sinh
 1. 
2
 3. 
1. Bài cũ:
Em hãy nhắc lại phần ghi nhớ trong tiết tập làm văn trước (kể lại lời nói ý nghĩ của nhân vật).
Nhận xét bài cũ.
2. Bài mới: 
Giới thiệu bài: Ở lớp 3, các em đã được làm quen với văn viết thư. Hôm nay các em tiếp tục học về văn viết thư. Bài học hôm nay sẽ giúp các em nắm được mục đích của văn viết thư, những nội dung cơ bản của một bức thư thăm hỏi, trao đổi thông tin. Bài học còn giúp các em biết viết một bức thư ngắn.
Nhận xét:
- Cho HS đọc yêu cầu chung của bài tập và câu1, 2, 3.
- GV giao việc: trước khi làm bài các em phải đọc lại bài tập đọc Thư thăm bạn sau đó sẽ lần lượt trả lời câu1,2,3.
- Cho HS làm bài.
- Bạn Hương viết thư cho bạn Hồng để làm gì? 
- Người ta viết thư để làm gì?
- Để thực hiện mục đích trên, một bức thư cần có những nội dung gì?
- Một bức thư thường mở đầu và kết thức như thế nào?
Ghi nhớ:
- Cho học sinh đọc nội dung cần ghi nhớ trong SGK.
- GV chốt lại để khắc sâu kiến thức cho học sinh.
Luyện tập
Hướng dẫn: 
- Cho HS đọc yêu cầu của phần luyện tập.
- GV giao việc: để có thể viết thư đúng, hay các em phải hiểu được yêu cầu của đề qua việc trả lời các câu hỏi sau:
* Đề bài yêu cầu em viết thư cho ai?
* Mục đích viết thư để làm gì?
- GV: Nếu em nào không có bạn ở trường khác thì các em có thể tưởng tượng ra người bạn như thế để viết.
* Thư viếât cho bạn cần xưng hô như thế nào?
* Cần thăm hỏi bạn về những gì?
* Cần kể cho bạn nghe những gì về trường lớp em hiện nay?
* Nên chúc bạn và hứa hẹn điều gì?
b) Cho HS làm bài.
- Cho HS làm bài.
- Cho HS làm bài miệng(làm mẫu).
-GV nhận xét bài mẫu của hai HS
- Cho HS làm bài vào vở.
c) Chấm, chữa bài.
- GV chấm ba bài của những HS đã làm xong.
- 1 HS đọc to, cả lớp lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS đọc lại bài tập đọc dùng bút chì gạch vào bài tập đọc trong sách giáo khoa.
- Để thăm hỏi, chia buồn cùng Hồng vì gia đình Hồng vừa bị trận lụt gây đau thương mất mát. Đó là ba, mẹ Hồng đều mất trong trận lụt.
- Để thăm hỏi, thông báo tin tức cho nhau, trao đổi ý kiến hay bày tỏ tình cảm với nhau.
- Một bức thư cần có những nội dung chính như sau:
* Nêu lí do và mục đích viết thư.
* Thăm hỏi tình hình của người nhận thư hoặc ở nơi người nhận thư đang sinh sống, học tập, làm việc.
* Thông báo tình hình của người viết thư hoặc ở nơi người viết thư đang sinh sống học tập hoặc làm việc.
* Nêu ý kiến cần trao đổi hoặc bày tỏ tình cảm với người nhận thư.
- Phần đầu thư:
* Địa điểm và thời gian viết thư
* Lời thưa gởi.
- Phần cuối thư.
* Lời chúc lời cảm ơn, hứa hẹn.
* Chữ kí và tên hoặc họ tên. 
- Một số học sinh đọc nội dung cần ghi nhớ trong SGK.
- HS lắng nghe.
- Một HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- Viết thư cho bạn ở trường khác.
- Để thăm hỏi và kể cho bạn nghe tình hình lớp và trường em hiện nay.
- Cần xưng hô thân mật, gần gũi có thể xưng: bạn, cậu, mình, tớ
- cần thăm hỏi sức khoẻ, tình hình học tập, gia đình
- Cần kể cụ thể về tình hình học tập, phong trào văn nghệ, thể thao
-Chúc bạn khoẻ, học giỏi, hẹn gặp lại. 
4.
Củng cố, dặên dò :
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò học sinh học thuộc phần ghi nhớ trong SGK
Môn : Tập làm văn
CỐT TRUYỆN
I. Mục tiêu : 
	HS nắm được thế nào là một cốt truyện và ba phần cơ bản của cốt truyện (mở đầu, diễn biến, kết thúc).
	Bước đầu biết vận dụng kiến thức đã học để sắp xếp lại các sự việc chính của một câu chuyện, tạo thành cốt truyện.
II. Đồ dùng dạy học :
	SGK, phấn.
	Bảng phụ: sẵn nội dung phần ghi nhớ nội dung của bài học.
III. Hoạt động trên lớp :
HĐ
Giáo viên
Học sinh
 1. 
2
 3. 
1. Bài cũ:
Một bức thư thường gồm những phần nào? Nhiệm vụ chính của mỗi phần là gì?
2, 3 học sinh đọc bức thư em đã viết gửi một bạn ở trường khác các em đã làm trong tiết tập làm văn trước.
Nhận xét bài cũ.
2. Bài mới: 
Giới thiệu bài: Các em đã tìm hiểu cách xây dựng nhân vật trong bài văn kể chuyện. Ngoài yếu tố trên, trong văn kể chuyện còn có một yếu tố quan trọng khác là cốt truyện. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu thế nào là cốt truyện.
Nhận xét:
Bài1: Cho HS đọc yêu cầu của bài1.
- Cho HS xem lại chuyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu(2 phần)
-GV giao việc: nhiệm vụ của các em là ghi lại những sự việc chính trong câu truyện đó.
- Cho HS làm bài theo nhóm.
- Cho HS trình bày bài.
- GV nhận xét chốt lại lời giải đúng: các chi tiết chính là:
* Dế Mèn gặp Nhà Trò đang gục đầu khóc bên tản đá.
* Dế Mèn gạn hỏi, Nhà Trò kể lại tình cảnh khốn khổ bị bọn nhện ăn hiếp và đòi ăn thịt.
* Dế Mèn phẩn nộ cùng Nha

Tài liệu đính kèm:

  • docTAPLAMVAN - THANG 9.doc