I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng ca ngợi, tự hào.
- Hiểu ý nghĩa : Niềm vui và tự hào về một đất nước tự do.
- Trả lời được các câu hỏi trong SGK, thuộc lòng 3 khổ thơ cuối.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh minh hoạ bài đọc.
- Bảng phụ viết sẵn các câu thơ, đoạn thơ cần luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Tuần 27 Tiết 54 KẾ HOẠCH BÀI HỌC Thứ tư, ngày 10 tháng 3 năm 2010 Môn : Tập đọc Đất nước KTKN : 42 SGK : 94 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU - Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng ca ngợi, tự hào. - Hiểu ý nghĩa : Niềm vui và tự hào về một đất nước tự do. - Trả lời được các câu hỏi trong SGK, thuộc lòng 3 khổ thơ cuối. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Tranh minh hoạ bài đọc. - Bảng phụ viết sẵn các câu thơ, đoạn thơ cần luyện đọc. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC A. Kiểm tra Nhận xét-chấm điểm - 2 HS đọc bài Tranh làng Hồ và trả lời câu hỏi. 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài a. Luyện đọc : - Đọc toàn bài - Đọc từng khổ thơ + Đọc nối tiếp trước lớp * Giải nghĩa : chú giải * Sửa lỗi cách đọc cho các em. + Đọc theo cặp + Đọc toàn bài - Đọc mẫu toàn bài. - 1.2 HS khá giỏi đọc lại bài. - Từng tốp HS đọc nối tiếp trước lớp. - HS đọc theo cặp. - 1 - 2 HS - Lắng nghe b. Hướng dẫn tìm hiểu bài 1. “Những ngày thu đã xa” được tả trong 2 khổ thơ đầu đẹp mà buồn. Em hãy tìm những từ ngữ nói lên điều đó ? * Đây là những câu thơ viết về Hà Nội năm xưa-năm những con người Thủ đô từ biệt Hà Nội-Thăng Long-Đông Đô lên chiến khu đi kháng chiến. - Những ngày thu đã xa đẹp : sáng mát trong, gió thổi mùa thu hương cốm mới ; buồn : sáng chớm lạnh, những phố dài xao xác hơi may, thềm nắng, lá rơi đầy, người ra đi đầu không ngoảnh lại. 2. Cảnh đất nước trong mùa thu mới được tả trong khổ thơ thứ ba đẹp như thế nào ? - Đất nước trong mùa thu mới rất đẹp : rừng tre phấp phới ; trời thu thay áo mới, trời thu trong biếc. Vui : rừng tre phấp phới, trời thu nói cười thiết tha. - Tác giả sử dụng biện pháp gì để tả thiên nhiên, đất trời trong mùa thu thắng - Tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hóa- làm cho trời thu cũng thay áo, cũng nói cười như lợi của cuộc kháng chiến ? con người-để thể hiện niềm vui phơi phới, rộn ràng của thiên nhiên, đất trời trong mùa thu thắng lợi của cuộc kháng chiến. 3. Lòng tự hào về đất nước và về truyền thống bất khuất của dân tộc được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào trong 2 khổ thơ cuối ? + ... qua các từ ngữ lặp lại : Trời xanh đây, núi rừng đây, của chúng ta-nhấn mạnh niềm tự hào, hạnh phúc về đất nước giờ đây đã được tự do,đã thuộc về chúng ta. + Những hình ảnh : Những cánh đồng thơm mát, Những ngã đường bát ngát, Những dòng sông đỏ nặng phù sa + Lòng tự hào : Nước của những người chưa bao giờ khuất, Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất. Những buổi ngày xưa vọng nói về. c. Đọc diễn cảm + Học thuộc lòng - GV hướng dẫn HS đọc đúng từng khổ, va cả bài. - Hướng dẫn đọc diễn cảm khổ 4 và 5. Trời xanh đây / là của chúng ta Núi rừng đây / là của chúng ta Những cánh đồng / thơm mát Những ngã đường / bát ngát Những dòng sông / đỏ nặng phù sa. Nước chúng ta, Nước những người / chưa bao giờ khuất Đêm đêm / rì rầm trong tiếng đất Những buổi ngày xưa / vọng nói về. - GV hướng dẫn HS nhận xét cách đọc của bạn mình. - Một tốp HS nối tiếp nhau đọc bài thơ - HS đánh dấu cách đọc nhấn giọng, ngắt giọng một vài khổ thơ. - Nhiều HS luyện đọc diễn cảm. - HS thi đọc diễn cảm. - HS thi đọc thuộc lòng từng khổ và cả bài. IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ - HS nhắc lại nội dung bài. - Chuẩn bị : Ôn tập GHK II - Nhận xét tiết học.
Tài liệu đính kèm: