I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Biết đọc diễn cảm bài văn phù hợp với nội dung miêu tả.
- Hiểu ND và ý nghĩa : Lễ hội thổi cơm thi ở Đồng Vân là nét đẹp văn hóa của dân tộc.
- Trả lời được các câu hỏi trong SGK.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Tranh minh hoạ tập đọc.
- Bảng phụ viết sẵn đoạn cần luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Tuần 26 Tiết 52 KẾ HOẠCH BÀI HỌC Thứ tư, ngày 03 tháng 03 năm 2010 Môn : Tập đọc Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân KTKN : 41 SGK : 83 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU - Biết đọc diễn cảm bài văn phù hợp với nội dung miêu tả. - Hiểu ND và ý nghĩa : Lễ hội thổi cơm thi ở Đồng Vân là nét đẹp văn hóa của dân tộc. - Trả lời được các câu hỏi trong SGK. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Tranh minh hoạ tập đọc. - Bảng phụ viết sẵn đoạn cần luyện đọc. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC A. Kiểm tra Nhận xét – chấm điểm - 3 HS đọc bài Nghĩa thầy trò và trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài, khai thác tranh minh hoạ. 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài a. Luyện đọc Có thể chia làm 4 đoạn : Đoạn 1 : Từ đầu sông Đáy xưa. Đoạn 2 : Tiếp theo thổi cơm. Đoạn 3 : Tiếp theo người xem hội. Đoạn 4 : Còn lại. - GV sửa lỗi (nếu HS phát âm sai, ngắt nghỉ hơi chưa đúng hoặc giọng đọc không phù hợp). - GV hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa từ khó - GV nhận xét chung. - GV đọc diễn cảm - 1 HS đọc toàn bài. - HS quan sát tranh. - 4 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn (lượt 1). - HS đọc lượt 2. - Học sinh đọc thầm phần chú giải từ và giải nghĩa các từ ngữ đó. - HS đọc lượt 3. - HS luyện đọc theo cặp. - 1, 2 HS đọc lại cả bài. b. Hướng dẫn tìm hiểu bài 1. Hội thôi cơm thi ở Đồng Vân bắt nguồn từ đâu ? - Hội bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên bờ sông Đáy ngày xưa. 2. Kể lại việc lấy lửa trước khi nấu cơm ? - HS kể 3. Tìm những chi tiết cho thấy thành viên của mỗi đội thổi cơm thi đều phải phối hợp nhịp nhàng, ăn ý với nhau ? - Trong khi một thành viên của đội lo việc lấy lửa, thì những người khác-mỗi người một việc : người ngồi vót những thanh tre già thành những chiếc đũa bông, người giã thóc, người giần sàng thành gạo .... 4. Tại sao nói việc giật giải trong cuộc thi là “niềm tự hào không có gì sánh nổi đối với dân làng” ? - HS phát biểu. Ví dụ : Vì giật được giải trong cuộc thi là bằng chứng cho thấy đội thi rất tài giỏi, khéo léo, phối hợp nhịp nhàng, ăn ý.... - Quabài văn, tác giả thể hiện tình cảm gì đối với mộtnét đẹp cổ truyền trong văn hoá dân tộc ? GV chốt lại nội dung bài. - Tác giả thể hiện tình cảm trân trọng và tự hào với một nét đẹp trong sinh hoạt văn hoá dân tộc. c. Đọc diễn cảm - GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn “Hội thi bắt đầu thổi cơm” - Hướng dẫn HS đánh dấu nhấn giọng và ngắt giọng. - GV hướng dẫn học sinh nhận xét cách đọc của bạn mình - 4 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn. - Học sinh đánh dấu cách đọc nhấn giọng, ngắt giọng đoạn văn. - Nhiều học sinh luyện đọc diễn cảm. - HS thi đọc diễn cảm. IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ - HS nhắc lại nội dung bài. - Chuẩn bị : Tranh làng Hồ - Nhận xét tiết học.
Tài liệu đính kèm: