Giáo án Tập đọc lớp 5 - Tiết 28: Hạt gạo làng ta - Trương Tiến Đạt - Trường Tiểu học "C" Mỹ Đức

I. MỤC TIÊU

- Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.

- Hiểu nội dung, ý nghĩa : Hạt gạo được làm nên từ công sức của nhiều người, là tấm lòng của hậu phương với tiền tuyến trong những năm chiến tranh.

- Trả lời được các câu hỏi trong SGK, thuộc lòng 2-3 khổ thơ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- Bảng phụ ghi nội dung.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :

 

doc 2 trang Người đăng honganh Lượt xem 16138Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc lớp 5 - Tiết 28: Hạt gạo làng ta - Trương Tiến Đạt - Trường Tiểu học "C" Mỹ Đức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14 
Tiết 28 
KẾ HOẠCH BÀI HỌC 
Thứ tư, ngày 18 tháng 11 năm 2009 
Môn : Tập đọc 
Hạt gạo làng ta
KTKN : 25 
SGK : 139 
I. MỤC TIÊU
- Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa : Hạt gạo được làm nên từ công sức của nhiều người, là tấm lòng của hậu phương với tiền tuyến trong những năm chiến tranh.
- Trả lời được các câu hỏi trong SGK, thuộc lòng 2-3 khổ thơ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Bảng phụ ghi nội dung.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC
A. Kiểm tra :
- Nhận xét và cho điểm
- HS đọc bài Chuỗi ngọc lam + câu hỏi.
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài : Hạt gạo làng ta
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài 
a. Luyện đọc :
- Đọc toàn bài 
- Đọc từng khổ thơ
+ Đọc nối tiếp trước lớp
* Giải nghĩa : chú giải
* Sửa lỗi cách đọc cho các em.
+ Đọc theo cặp
+ Đọc toàn bài
- Đọc mẫu toàn bài.
- 1.2 HS khá giỏi đọc lại bài.
- Từng tốp học sinh đọc nối tiếp trước lớp.
- HS đọc theo cặp.
- 1 - 2 HS
- Lắng nghe
b. Tìm hiểu bài :
1. Đọc khổ thơ 1, em hiểu hạt gạo được làm nên từ những gì ?
- vị phù sa của sông Kinh Thầy, hương sen thơm trong hồ nước đầy, có lời mẹ hát ngọt bùi đắng cay. 
2. Những hình ảnh nào nói lên nỗi vất vả của người nông dân ?
Giọt mồ hôi sa. Những trưa tháng sáu. Nước như ai nấu. Chết cả cá cờ. Cua ngoi lên bờ. Mẹ em xuống cấy.
	Hai dòng thơ cuối của khổ thơ vẽ nên hai hình ảnh trái ngược nhau (cua sợ nước nóng ngoi lên bờ tìm chỗ mát ; mẹ lại bước chân xuống ruộng cấy) có tác dụng nhấn mạnh nỗi vất vả, sự chăm chỉ của người nông dân không quản nắng mưa, lăn lộn trên đồng ruộng để làm nên hạt gạo.
3. Tuổi nhỏ đã góp công sức như thế nào để làm ra hạt gạo ?
- tát nước chống hạn - vục mẻ miệng gàu; bắt sâu chiều nào bắt sâu, lúa cao rát mặt, gánh phân - chiều gánh phân, quang trành quết đất.
4. Vì sao tác giả gọi hạt gạo là “hạt vàng”
được làm nhờ mồ hôi, công sức của cha mẹ, của các bạn thiếu nhi và đóng góp vào chiến thắng của dân tộc.
c. Đọc diễn cảm :
- GV hướng dẫn đúng từng khổ, cả bài.
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm khổ 2.
- Nhận xét - sửa chữa
- HS nối tiếp nhau đọc bài thơ
- Lớp luyện đọc theo cặp.
- Cá nhân luyện đọc.
- Thi đọc diễn cảm trước lớp.
IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ :
- Nêu lại nội dung bài
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị : 

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 28 Hạt gạo làng ta.doc