Giáo án Tập đọc Lớp 4 - Tuần 30, Bài: Trăng ơi... từ đâu đến? - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Hồng Trang

A/ Mục tiêu.

 - Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: lửng lơ, trăng tròn, lên, lời mẹ ru, nơi nào.

 - Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng nhịp thơ, cuối mỗi dòng thơ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.

 - Đọc diễn cảm toàn bài với giọng thiết tha, thân ái, dịu dàng, thể hiện sự ngưỡng mộ của nhà thơ đối với vẻ đẹp của trăng.

 - Hiểu các từ ngữ khó trong bài: diệu kì,.

 - Nắm được nội dung của bài: Bài thơ thể hiện sự yêu mến, sự gần gũi của nhà thơ với trăng.

 - Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, đất nước.

 - Có ý thức học thuộc lòng bài thơ.

 

doc 6 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 1117Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc Lớp 4 - Tuần 30, Bài: Trăng ơi... từ đâu đến? - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Hồng Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Người dạy: Nguyễn Thị Hồng Trang 
Lớp: 4A3
Ngày dạy: 29/3/2017
Môn: Tiếng Việt 3
Phân môn: Tập đọc
Trăng ơi... từ đâu đến? 
Trần Đăng Khoa
A/ Mục tiêu.
	- Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: lửng lơ, trăng tròn, lên, lời mẹ ru, nơi nào...
	- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng nhịp thơ, cuối mỗi dòng thơ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
	- Đọc diễn cảm toàn bài với giọng thiết tha, thân ái, dịu dàng, thể hiện sự ngưỡng mộ của nhà thơ đối với vẻ đẹp của trăng.
	- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: diệu kì,...
	- Nắm được nội dung của bài: Bài thơ thể hiện sự yêu mến, sự gần gũi của nhà thơ với trăng.
	- Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, đất nước.
	- Có ý thức học thuộc lòng bài thơ.
B/ Đồ dùng dạy- học.
	- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
	- Bài giảng điện tử powpoint
	- Tập thơ Góc sân và khoảng trời của Trần Đăng Khoa.
C/ Dạy- học bài mới.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I, Kiểm tra bài cũ.
- Gọi HS đọc cả bài 'Đường đi Sa Pa", đọc thuộc đoạn cuối bài “Đường đi Sa Pa” và trả lời câu hỏi:
+ Câu hỏi 1: Bài văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cảnh đẹp Sa Pa như thế nào?
+ Câu hỏi 2: Vì sao tác giả gọi Sa Pa là “món quà tặng diệu kì” của thiên nhiên?
- Nhận xét, cho điểm.
1HS đọc toàn bài và trả lời câu hỏi 1.
1HS đọc thuộc và trả lời câu hỏi 2.
Cả lớp theo dõi, nhận xét.
II, Bài mới.
1. Giới thiệu bài.(1 p)
- Các con đã được làm quen với nhà thơ Trần Đăng Khoa qua bài Khi mẹ vắng nhà ở lớp 3, Mẹ ốm ở lớp 4, và thấy được tình yêu tha thiết của nhà thơ dành cho Mẹ. Không chỉ vậy, Trần Đăng Khoa còn rất yêu quê hương, yêu thiên nhiên. Bài thơ Trăng ơi  từ đâu đến! sẽ cho các con thấy tình yêu và những phát hiện rất riêng độc đáo, ngộ nghĩnh của nhà thơ về ông trăng tròn.
- Lắng nghe.
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
a. Luyện đọc.(10-12p)
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ và cho biết: Bức tranh vẽ gì?
- Gọi HS đọc cả bài.
- Hỏi: Bài thơ chia thành mấy khổ thơ?
- Gọi 6HS đọc nối tiếp kết hợp luyện đọc từ khó.
Từ khó:
+ Khổ 1: lửng lơ
+ Khổ 2: trăng tròn
+ Khổ 4: ru
+ Khổ 6: nơi nào
Gv cho nhiều HS đọc cá nhân và đồng thanh các câu có chứa từ khó
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp lần hai.
- Lưu ý cho HS nghỉ sau mỗi dòng thơ.
- GV Hỏi:
+ Khi đọc toàn bài cần lưu ý nhất câu nào?
+ Đọc câu đó như thế nào?
+ Khổ thơ cuối cần đọc với giọng như thế nào?
+ Toàn bài đọc với giọng như thế nào?
- Gọi HS đọc nối tiếp lần ba.
- Đọc mẫu.
- Quan sát và trả lời: Bức tranh vẽ một cây chuối, một ông trăng trên trời.
- 1HS đọc cả bài.
- Trả lời: Bài thơ chia thành 6 khổ.
- 6HS đọc nối tiếp.
- Cả lớp đọc các từ khó đọc, dễ lẫn.
- 6HS đọc tiếp nối.
- Trả lời:
+ Câu: Trăng ơi..//. từ đâu đến?
+ Nghỉ hơi dài sau dấu ba chấm, lên giọng cuối câu, tỏ thái độ ngạc nhiên, ngưỡng mộ trăng.
+ Chậm, thiết tha, trải dài.
+ Toàn bài đọc với giọng tha thiết, thân ái, dịu dàng.
- 6HS đọc nối tiếp lần ba.
- Lắng nghe.
b. Tìm hiểu bài.(15p)
Để thấy được hình ảnh trăng trong bài thơ đẹp và sinh động như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài.
- Gọi HS đọc khổ 1, 2. Hs đọc thầm cá nhân và trả lời câu hỏi:
- Hỏi:
+ Trong khổ 1, 2 trăng được ví với những gì?
+ Tại sao tác giả lại nghĩ trăng đến từ cánh rừng xa hay từ biển xanh?
- Yêu cầu HS giải nghĩa từ diệu kì.
- Giảng: Qua hai khổ thơ đầu có thể thấy tác giả quan sát trăng vào đêm trăng tròn. Mặt trăng tươi, rực rỡ như màu quả chín khiến tác giả nghĩ trăng đến từ cánh rừng xa. Nhưng rồi, vành trăng tròn đầy, ánh trăng long lanh lại làm tác giả liên tưởng đến mắt cá và nghĩ trăng đến từ biển xanh diệu kì. Trăng đẹp nên tác giả thoả sức mà tưởng tượng. Vậy trăng còn có thể đến từ đâu? Chúng ta cùng học tiếp bài.
- Yêu cầu HS đọc thầm khổ 3, 4, 5 và trả lời câu hỏi:
+ Trăng gắn liền với những gì và những ai?
+ Những đối tượng mà tác giả đưa ra có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống của trẻ thơ?
+ Năm khổ thơ đầu tác giả muốn nói điều gì?
+ Trăng được nhìn dưới con mắt của ai?
- Giảng: Để lí giải về nơi trăng đến, tác giả đã đưa ra những sự vật, con người rất gần gũi, thân thương với trẻ thơ. Điều đó cho thấy với tác giả, trăng thân thiết như người bạn. Trăng tinh nghịch bay lên như quả bóng trong trò chơi của trẻ thơ. Trăng dịu dàng, ngọt ngào trong lời ru của mẹ. Trăng soi từ những miền xa trên đường hành quân của chú bội đội đến góc sân quen thuộc nơi tác giả ngắm trăng.
- Yêu cầu HS thảo luận trong nhóm đôi, đọc khổ thơ cuối và trả lời câu hỏi:
- Hỏi:
+ Khổ thơ cuối muốn nói điều gì?
+ Khổ thơ cuối thể hiện tình cảm gì của tác giả đối với quê hương, đất nước?
- Yêu cầu HS tổng kết lại nội dung của bài.
- Chiếu nội dung bài
- 1HS đọc khổ 1, 2.
- Trả lời:
+ Trăng được ví với quả chín, mắt cá.
+ Tác giả nghĩ trăng đến từ cánh rừng xa vì trăng hồng như một quả chín, 
 mà quả chín thì chỉ có ở rừng. Trăng đến từ biển xanh vì trăng tròn như mắt cá, mà cá thì chỉ có ở biển.
- Diệu kì: như có phép mầu, khiến người ta phải thán phục, ngợi ca.
- Lắng nghe.
- Đọc thầm và trả lời: 
+ Trăng gắn liền với sân chơi, quả bóng, đường hành quân, lời mẹ ru.
+ Những đối tượng mà tác giả đưa ra rất gần gũi, thân thương với trẻ thơ.
+ Vẻ đẹp độc đáo, gần gũi của trăng.
+ Trăng được nhìn dưới con mắt của trẻ thơ.
- Lắng nghe.
- 1HS đọc và trả lời câu hỏi
- Trả lời: 
+ Đất nước em- trăng sáng nhất.
+ Niềm tự hào về quê hương, đất nước.
- Nội dung của bài: Bài thơ cho chúng ta cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo, gần gũi của trăng và tình yêu quê hương, đất nước tha thiết của tác giả.
- 2- 3HS nhắc lại.
c. Luyện đọc diễn cảm và học thuộc lòng.(7p)
- Trong bài thơ em thích hình ảnh nào nhất? Vì sao?
- Gv chiếu 3 khổ thơ đầu, yêu cầu HS đọc nối tiếp.
- Hỏi: Đọc 3 khổ thơ này như thế nào cho hay?
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp 3 khổ thơ trong nhóm đôi.
- Tổ chức cho HS thi đọc.
- Yêu cầu đọc từng khổ thơ (xoá dần các từ, cụm từ).
- Gọi HS đọc thuộc lòng.
- Nhận xét, cho điểm HS đọc tốt.
- Trả lời.
- 3HS đọc nối tiếp.
Cả lớp thảo luận nhóm bàn và tìm cách đọc hay.
- Trả lời: Nhấn giọng ở các từ và cụm từ: từ đâu đến?, hồng như, lửng lơ, diệu kì, tròn như, bay, quả bóng. Đọc với giọng thân ái, dịu dàng.
- Đọc theo nhóm đôi.
- 3 nhóm thi đọc với nhau, mỗi nhóm 3HS.
- 3HS đọc từng khổ.
- HS đọc thuộc từng khổ, đọc thuộc cả bài.
III, Củng cố- dặn dò.3(p)
- Bài thơ cho ta cảm nhận được điều gì?
- Con học tập được gì ở Trần Đăng Khoa?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học thuộc cả bài thơ.
- Bài thơ cho chúng ta cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo, gần gũi của trăng và tình yêu quê hương, đất nước tha thiết của tác giả.
- Cần yêu quý những sự vật gần gũi, bình dị xung quanh mình và tự hào về chúng.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan_30_trang_oi_tu_dau_den.doc