Giáo án Tập đọc Lớp 4 - Tuần 1 đến 6 - Năm học 2015-2016 - Châu Anh Thơm

Tuaàn 1 tieát 2

MẸ ỐM

I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Đọc rành mạch , trơi chảy ; bước đầu có giọng đọc diễn cảm 1 ,2 khổ thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.

- Hiểu nội dung của bài : Tình cảm yêu thương sâu sắc và tấm lòng hiếu thảo,biết ơn của bạn nhỏ với người mẹ bị ốm. (trả lời được các câu hỏi 1,2,3; thuộc ít nhất 1 khổ thơ trong bài)

*GDKNS:

- Thể hiện sự cảm thương.

- Xác định giá trị.

- Tự nhận thức về bản thân.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 - Tranh minh hoạ bài đọc như SGK, một cơi trầu.

 - Bảng phụ viết sẵn khổ thơ 4 và 5 cần hướng dẫn HS đọc diễn cảm.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG HS

1.Ổn định :

2.Kiểm tra bài cũ : Gọi 2 HS đọc bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.

-HS đọc từ đầu đến mới kể và trả lời câu hỏi.

+ Tìm những chi tiết cho thấy chi Nhà Trò rất yếu ớt ?

- HS2 đọc đoạn còn lại và trả lời câu hỏi:

+ Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp, đe doạ như thế nào ?

- Gọi HS nhận xét.

- Nhận xét từng HS.

3. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: Hôm nay các em sẽ được học bài Mẹ ốm của Trần Đăng Khoa.

- Ghi tên bài lên bảng.

b. Luyện đọc:

--Gọi HS đọc toàn bài .

-Hướng dẫn chia đoạn :

- Cho HS nối tiếp nhau đọc mỗi em một khổ thơ.

-GV kết hợp sửa lỗi và ghi từ HS đọc sai lên bảng .

- GV giải thích thêm một số từ như Truyện Kiều ( Truyện thơ nổi tiếng của đại thi hào Nguyễn Du, kể về thân phận của một người con gái tài sắc vẹn toàn tên là Thuý Kiều.)

- Cho HS luyện đọc theo cặp.

- Cho HS đọc bài.

- GV đọc diễn cảm bài thơ.

c. Tìm hiểu bài:

- Gọi HS đọc thầm 2 khổ thơ đầu và trả lời câu hỏi.

+ Những câu thơ sau muốn nói điều gì?

Lá trầu khô giữa khơi trầu

Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa.

 ( Khi mẹ bị ốm, lá trầu khô nằm giữa cơi trầu vì mẹ không ăn được, Truyện Kiều gấp lại vì mẹ không đọc được, ruộng vườn sớm trưa vắng bóng mẹ.)

 + Sự quan tâm chăm sóc của xóm làng đối với mẹ của bạn nhỏ được thể hiện qua những câu thơ nào ?( Cô bác xóm làng đến thăm - Người cho trứng, người cho cam, Anh y sĩ đã mang thuốc vào).

- ChoHS đọc toàn bài thơ và trả lời câu hỏi :

+ Những chi tiết nào trong bài thơ bộc lộ tình yêu thương sâu sắc của bạn nhỏ đối với me ï?(Xót thương mẹ: Nắng mưa từ những ngày xưa, Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan, Cả đời đi gió đi sương, Bây giờ mẹ lại lần giường mà đi, Vì con mẹ khổ đủ điều, Quanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn.

Mong mẹ chóng khoẻ: Con mong mẹ khoẻ dần dần

Không quản ngại làm mọi việc để mẹ vui : Mẹ vui con có sướng gì, Ngâm thơ kể chuyện rồi thì múa ca.

Mẹ có ý nghĩa to lớn đối với bạn nhỏ : Mẹ là đất nước tháng ngày cho con).

+ Gọi HS nêu nội dung của bài thơ.

GV nhận xét ghi nd lên bảng

(Tình cảm yêu thương sâu sắc, sự hiếu thảo, lòng biết ơn của bạn nhỏ khi mẹ bị ốm).

d. Hướng dẫn đọc diễn cảm

- Cho 7 HS nối tiếp nhau đọc cả bài.

+ Treo bảng phụ chọn khổ 4 và 5 để HS đọc diễn cảm. - Hát vui.

- HS thực hiện

- HS thực hiện

- HS thực hiện

- HS nhận xét bạn đọc bài và trả lời câu hỏi.

- Lắng nghe.

- Vài em nhắc lại tên bài.

- Hs thực hiện

- HS nối tiếp nhau đọc, mỗi HS đọc 1 khổ ( 2-3 lượt ).

- Lắng nghe.

- HS đọc to chú giải và giải nghĩa từ.

- HS ngồi cùng bàn luyện đọc.

- HS đọc cả bài.

- Lắng nghe, tìm giọng đọc hay.

- Hs thực hiện

- HS trả lời

- Hs thực hiện

- HS nêu nội dung

- HS nhắc lại

- 7 HS khác nối tiếp đọc cả bài thơ.

 

docx 33 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 658Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tập đọc Lớp 4 - Tuần 1 đến 6 - Năm học 2015-2016 - Châu Anh Thơm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cổ nước mình và trả lời câu hỏi :
HS1 : Em hãy đọc những câu thơ mà em thích trong bài Truyện cổ nước mình.
+ Vì sao tác giả yêu truyện cổ nước mình ?
HS2 : Em hãy đọc thuộc lòng bài thơ hoặc những câu thơ mà em thích.
+ Em hiểu ý hai dòng thơ cuối bài ý nói gì ? 
3.Bài mới: 
a.Giới thiệu bài : Hiện nay, lũ lụt vẫn là một tai hoạ đe doạ cuộc sống của nhân dân ta. Lũ lụt đã cướp đi biết bao sinh mạng. Bài tập đọc Thư thăm bạn sẽ giúp các em thấy rõ điều đó.
- Ghi tên bài lên bảng.
b. Luyện đọc và đọc và tìm hiểu bài.
* Luyện đọc : 
- Gọi HS đọc toàn bài.
- Hướng dẫn chia đoạn .
- Cho 3HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài.
+ Đoạn 1 : Từ đầu đến chia buồn với bạn.
+ Đoạn 2 : Tiếp theo đến những người bạn mới như mình.
+ Đoạn 3 : Phần còn lại.
- Cho 3HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài.
- GV kết hợp sửa lỗi và ghi từ HS đọc sai lên bảng .
+ Kết hợp giải nghĩa từ 
- HS luyện đọc theo cặp.
- Cho một HS đọc cả bài.
- GV đọc toàn bài văn. 
* Tìm hiểu bài :
- Cho HS đọc đoạn 1 , trả lời câu hỏi :
+ Bạn Lương có biết bạn Hồng từ trước 
không ? ( Không . Lương chỉ biết Hồng khi đọc báo Thiếu niên Tiền Phong. Lương viết thư để chia buồn với Hồng ).
 + Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì ? ( Bạn Lương viết thư để chia buồn với Hồng).
- Cho HS đọc đoạn còn lại và trả lời : 
+ Tìm những từ cho thấy bạn Lương rất thông cảm với bạn Hồng ? ( Hôm nay đọc báo Tiền phong, mình rất xúc động biết ba của Hồng đã hy sinh trong trận lũ lụt vừa rồi. Mình gửi bức thư này chia buồn với bạn. Mình hiểu Hồng đau đớn và thiệt thòi như thế nào khi ba Hồng đã ra đi mãi mãi)
+ Tìm những câu thơ cho biết bạn Lương biết cách an ủi bạn Hồng ? (Lương khơi gợi trong lòng Hồng niềm tự hào về người cha dũng cảm: Chắc là Hồng cũng tự hào nước lũ.
Lương khuyên Hồng noi gương cha vượt qua nỗi đau : Mình tin rằng theo gương banỗi đau này.
Lương làm cho Hồng yên tâm: Bên cạnh Hồng còn có má, có cô bác và có cả những người bạn mới như mình. )
+ Nêu tác dụng của những dòng mở đầu và kết thúc bức thư ? ( Những dòng mở đầu nêu rõ địa điểm, thời gian viết thư, lời chào hỏi ngườinhận thư. Những dòng cuối thư ghi lời chúc hoặc lời nhắn nhủ, cảm ơn, hứa hẹn, kí tên, ghi rõ tên người viết thư)
 + Hãy nêu ý nghĩa của bức thư ? (Người viết thư thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cúng bạn )
c.Hướng dẫn đọc diễn cảm
- Cho 3HS nối tiếp nhau đọc lại cả bài.
- Hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm một đoạn trong bài. (từ đầu cho đến chia buồn với bạn).
- Treo bảng phụ có viết sẵn đoạn văn.
- Hát vui.
- 2HS lần lượt đọc bài và trả lời câu hỏi :
- Lắng nghe.
- Vài em nhắc lại tên bài.
- HS thực hiện 
- Đánh dấu vào SGK.
- Mỗi lượt 3HS nối tiếp nhau đọc 3đoạn của bài. ( 2-3 lượt ).
- Đọc từ sai .
- 1 HS đọc chú giải.
- 2 HS luyện đọc theo cặp.
- 1 HS đọc cả bài.
- Lắng nghe, tìm cách đọc hay
- HS đọc và trả lời : 
- HS khác nhận xét
- HS đọc và trả lời :
- HS khác nhận xét
- HS đọc và trả lời :
- HS khác nhận xét
- HS trả lời :
- HS khác nhận xét
- HS trả lời :
- HS khác nhận xét
+ HS nêu : 
- HS nhắc lại 
- 3HS nối tiếp nhau đọc lại bài.
Hoà Bình, ngày 5 / tháng 8 / năm 2000 
 Bạn Hồng thân mến,
 Mình là Quách Tuấn Lương, học sinh lớp 4B / Trường Tiểu học Cù Chính Lan, thị xã Hoà Bình. Hôm nay, đọc báo Thiếu niên Tiền phong, mình rất xúc động được biết / ba của Hồng đã hi sinh trong trận lũ lụt vừa rồi. Mình gửi bức thư này chia buồn với bạn.
- Đọc mẫu diễn cảm cả bức thư.
- Cho HS luyện đọc diễn cảm theo cặp. 
- Cho HS thi đọc diễn cảm.
4.Củng cố :
- Cho HS nhắc lại tên bài.
+ Bức thư cho em điều gì về tình cảm của bạn Lương đối với bạn Hồng ?
+ Em đã bao giờ làm việc gì để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn chưa ?
 5.Dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về luyện đọc diễn cảm bức thư và kể lại truyện trong thư cho người thân nghe.
- Chuẩn bị bài sau : Người ăn xin.
- Lắng nghe để đọc đúng, hay.
- 2HS ngồi cùng bàn luyện đọc.
- 5 đến 7 HS thi đọc trước lớp.
- 1HS nhắc lại tên bài.
+ Giàu tình cảm, biết giúp bạn
- Vài HS lần lượt phát biểu.
- Lắng nghe.
* Ruùt kinh nghieäm : .................................................................................................
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thöù tö ngaøy 09 thaùng 09 naêm 2015
Moân : TIEÁNG VIEÄT
Phaân moân : Taäp ñoïc
Tuaàn 3 tieát 6
NGƯỜI ĂN XIN
 Tuốc-ghê-nhép.
I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 
- Đọc rành mạch , trôi chảy ; giọng đọc nhẹ nhàng, bước đầu thể hiện được cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trong câu chuyện .
- Hiểu được nội dung : Ca ngợi cậu bé có tấm lòng nhân hậu biết đồng cảm, thương xót trước nỗi bất hạnh của ông lão ăn xin nghèo khổ. ( trả lời được câu hỏi 1, 2, 3 ).
- HS khá, giỏi trả lời được câu hỏi 4 SGK.
*GDKNS:
- Giao tiếp: ứng xử lịch sự trong giao tiếp.
- Thể hiện sự cảm thơng.
- Xác định giá trị.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Tranh minh hoạ bài đọc như SGK.
- Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn văn cần cho HS luyện đọc diễn cảm. 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG HS
1.Ổn định : 
2.Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi 2 HS đọc bài Thư thăm bạn và trả lời câu hỏi :
+ Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng nhằm mục đích gì ?
+ Hãy nêu tác dụng của những dòng mở đầu và kết thúc bức thư trong bài tập đọc trên ?
- Nhận xét 
3.Bài mới : 
a.Giới thiệu bài : Trong cuộc sống, nhiều khi một lời động viên, an ủi cũng trở thành món quà đáng quý. Bài Người ăn xin mà hôm nay sẽ nói lên điều đó.
 - Ghi tên bài lên bảng.
b. Luyện đọc: 
- Gọi HS đọc toàn bài .
- Hd chia đoạn :
+ Đoạn 1 : Từ đầu  đến xin cứu giúp.
+ Đoạn 2 : Tôi lục lọi. đến cho ông cả.
+ Đoạn 3 : Phần còn lại.
- Gọi 3HS nối tiếp nhau đọc 3đoạn của bài.
-GV kết hợp sửa lỗi và ghi từ HS đọc sai lên bảng .
- Cho HS đọc phần chú giải và giải nghĩa từ.
- Giải nghĩa thêm các từ cho HS hiểu như : tài sản, lẩy bẩy, khản đặc.
- Cho HS luyện đọc theo cặp.
- Cho một, hai HS đọc bài.
- Đọc diễn cảm bài văn, giọng nhẹ nhàng, thương cảm, đọc phân biệt lời nhân vật ( lời cậu bé đọc với giọng xót thương ông lão; lời ông lão xúc động trước tình cảm chân thành của cậu bé ). 
c.Tìm hiểu bài :
- Cho HS đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi :
+ Hình ảnh ông lão ăn xin đáng thương như thế nào ? ( Ông lão già lọm khọm, đôi mắt đỏ đọc, giàn giụa nước mắt, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi, hình dáng xấu xí, bàn tay sưng húp bẩn thỉu, giọng rên rĩ cầu xin ).
- Cho HS đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi :
+ Hành động và lời nói ân cần của cậu bé chứng tỏ tình cảm của cậu bé đối với ông lão ăn xin như thế nào ? 
* Hành động : Rất muốn cho ông lão một thứ gì đó nên cố gắng lục tìm hết túi nọ, túi kia. Nắm chặt lấy bàn tay ông lão. 
* Lời nói : Xin ông lão đừng giận.
Hành động và lời nói của câu bé chứng tỏ cậu chân thành thương xót ông lão, tôn trọng ông lão, muốn giúp đỡ ông.
- Cho HS đọc đoạn còn lại và trả lời câu hỏi :
+ Cậu bé không có gì cho ông lão, nhưng ông lão lại nói “Như vậy là cháu đã cho lão rồi ”. Em hiểu cậu bé đã cho ông lão cái gì ? ( Cậu bé đã cho ông lão tình thương, sự thông cảm và tôn trọng của cậu bé qua hành động cố gắng tìm quà tặng, qua lời xin lỗi chân thành, qua cái nắm tay rất chặt ).
 + Sau câu nói của ông lão, cậu bé cũng cảm thấy nhận được gì từ ông ? ( Nhận được lòng biết ơn, sự đồng cảm: hiểu tấm lòng của cậu ).
+ Hãy nêu ý nghĩa của truyện ? (Ca ngợi cậu bé có tấm lòng nhân hậu biết đồng cảm, thương xót trước nổi bất hạnh của ông lão ăn xin nghèo khổ)
d.Hướng dẫn đọc diễn cảm
- Cho HS nối tiếp nhau đọc lại cả bài.
- Treo bảng phụ hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm một đoạn trong bài theo cách phân vai 
( nhân vật tôi là cậu bé, ông lão ).	
- Hát vui.
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi 
- HS khác nhận xét
- Lắng nghe.
- Vài em nhắc lại tên bài.
- HS thực hiện
- Đánh dấu vào SGK.
- Mỗi lượt 3HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn ( 2-3 lượt ).
- Đọc từ sai .
- Đọc phần chú giải.
- Lắng nghe.
- HS ngồi cùng bàn luyện đọc.
- 1, 2HS đọc cả bài.
- Lắng nghe để tìm giọng đọc đúng lời các nhân vật.
- 1 HS đọc và trả lời câu hỏi 
- HS khác nhận xét.
- 1HS đọc đoạn 2 trả lời 
- HS khác nhận xét.
- 1HS đọc và trả lời câu hỏi :
- HS khác nhận xét.
- HS nêu nội dung.
- HS khác nhận xét.
- HS nhắc lại .
- 3HS nối tiếp nhau đọc lại bài.
 Tôi chẳng biết làm cách nào.Tôi nắm chặt lấy bàn tay run rẩy kia :
 - Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.
 Người ăn xin nhìn tôi chằm chằm bằng đôi mắt ướt đẫm. Đôi môi tái nhợt nở nụ cười và tay ông cũng xiết lấy tay tôi :
 - Cháu ơi, cảm ơn cháu ! Như vậy là cháu đã cho lão rồi – Ông lão nói bằng giọng khản đặc. Khi ấy, tôi chợt hiểu rằng : cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của ông lão.
- Đọc mẫu diễn cảm đoạn văn cho HS nghe.
- Cho HS luyện đọc diễn cảm theo cặp. 
- Cho HS thi đọc diễn cảm.
4.Củng cố :
- Cho HS nhắc lại tên bài.
+ Câu chuyện giúp em hiểu điều gì ? ( Con người phải biết thương yêu nhau. Hãy thông cảm với những người nghèo.)
5.Dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà luyện đọc diễn cảm và kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Chuẩn bị bài sau : Một người chính trực. 
- Lắng nghe, tìm ra giọng đọc hay.
- Từng cặp luyện đọc diễn cảm theo vai.
- HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
- 1HS nhắc lại tên bài.
- HS nêu :
- Lắng nghe.
Thöù hai ngaøy 14 thaùng 09 naêm 2015
Moân : TIEÁNG VIEÄT
Phaân moân : Taäp ñoïc
Tuaàn 4 tieát 7
MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC
I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 
- Đọc rành mạch , trôi chảy ; đọc phân biệt lời các nhân vật, bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn trong bài .
- Hiểu nội dung: ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành – vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa.( trả lời được các câu hỏi trong SGK )
*GDKNS:
- Xác định giá trị.
- Tự nhận thức về bản thân.
- Tư duy phê phán.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Tranh minh học bài đọc như SGK.
- Bảng phụ viết sẵn câu, đọan văn cần hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG HS
1.Ổn định : 
2.Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 3 HS lần lượt đọc bài Người ăn xin và trả lời câu hỏi : 
+ Hỏi : Hành động và lời nói của câu bé chứng tỏ tình cảm của cậu với ông lão ăn xin như thế nào ?
+ Hỏi : Em hiểu cậu bé cho ông lão cái gì ?
+ Hỏi : Cậu bé đã nhận được gì ở ông lão ăn xin ? 
- Gọi HS nhận xét bạn.
- Nhận xét.
3.Bài mới: 
a.Giới thiệu bài : Trong lịch sử dân tộc ta, có nhiều tấm gương đáng khâm phục về sự chính trực, ngay thẳng. Câu chuyện Một người chính trực hôm nay sẽ giới thiệu cho các em biết một danh nhân trong lịch sử dân tộc ta – ông Tô Hiến Thành, vị quan đứng đầu triều Lý.
- Ghi tên bài lên bảng. 
b.Luyện đọc và tìm hiểu bài:
* Luyện đọc : 
- Gọi HS đọc toàn bài .
- Hd chia đoạn :
+ Đoạn 1 : Từ đầu đến đó là vua Lý Cao Tông.
+ Đoạn 2 : Tiếp theo tới thăm Tô Hiến Thành được.
+ Đoạn 3 : Phần còn lại.
- Cho 3HS nối tiếp nhau đọc 3đoạn của bài.
- GV kết hợp sửa lỗi và ghi từ HS đọc sai lên bảng .
- Cho HS đọc phần chú giải và giải nghĩa từ.
- Cho HS luyện đọc theo cặp.
- Cho một, hai HS đọc cả bài.
- Đọc diễn cảm toàn bài giọng : ( phần đầu ) kể thong thả, rõ ràng. Nhấn giọng những từ ngữ thể hiện tính cách của Tô Hiến Thành, thái độ kiên quyết tuân theo di chiếu của vua 
( chính trực, nhất định không nghe); ( phần sau ) giọng điềm đạm nhưng dứt khoát, thể hiện thái độ kiên định. 
* Tìm hiểu bài:
- Cho HS đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi :
+ Trong việc lập ngôi vua, sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện như thế 
nào ? ( Tô Hiến Thành không nhận vàng bạc đút lót để làm sai di chiếu của vua đã mất. Ông cứ theo di chiếu lập thái tử Long Cán lên làm vua ).
 - Cho HS đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi :
+ Khi Tô Hiến Thành ốm nặng, ai thường xuyên chăm sóc ông ? ( Quan tham tri chính sự Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ ông). 
- Cho HS đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi :
+ Tô Hiến Thành tiến cử ai thay ông đứng đầu triều đình ? ( Quan gián nghị đại phu Trần Trung Tá ).
+ Vì sao thái hậu ngạc nhiên khi Tô Hiến Thành tiến cử Trần Trung Tá ? (Vì Vũ Tán Đường lúc nào cũng ở bên giường bệnh Tô Hiến Thành nhưng không được tiến cử, còn Trần Trung Tá bận nhiều công việc nên ít khi tới thăm ông, lại được tiến cử ).
+ Trong việc tìm người giúp nước, sự chính trực của ông Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào ? ( Cử người tài ba ra giúp nước chứ không cử người ngày đêm hầu hạ mình ).
+ Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như ông Tô Hiến Thành ? ( Vì những người chính trực luôn đặt lợi ích của đất nước lên trên lợi ích riêng. Họ làm được những điều tốt cho dân cho nước )
+ Hãy nêu nội dung, ý nghĩa của 
truyện ? (Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành – vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa)
- Ghi nội dung chính của bài lên bảng.
c. Hướng dẫn đọc diễn cảm
- Cho HS nối tiếp nhau đọc lại cả bài.
- Treo bảng phụ hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm một đoạn trong bài.
- Hát vui.
- 3HS lần lượt đọc bài và trả lời câu hỏi :
- HS dưới lớp nhận xét.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Vài em nhắc lại tên bài. 
- HS thực hiện
- Đánh dấu vào SGK.
- Mỗi lượt 3HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài .
- Đọc từ sai .
- Đọc phần chú giải.
- HS ngồi cùng bàn luyện đọc.
- 1, 2HS đọc cả bài.
- Lắng nghe để tìm cách đọc đúng, đọc hay theo hướng dẫn.
- HS đọc đoạn 1 và trả lời :
- HS khác nhận xét.
- HS đọc đoạn 2 và trả lời :
- HS khác nhận xét.
- HS đọc đoạn 3 và trả lời :
- HS khác nhận xét.
- HS trả lời , hs khác nhận xét.
- HS trả lời , hs khác nhận xét.
- HS trả lời , hs khác nhận xét.
+ HS nêu : 
- Hs nhắc lại nội dung bài.
-HS nối tiếp nhau đọc lại bài.
- HS theo dõi hướng dẫn của GV.
 Một hôm, Đỗ thái hậu và vua tới thăm ông, hỏi :
 - Nếu chẳng may ông mất đi thì ai là người sẽ thay ông ?
 Tô Hiến thành không do dự, đáp :
 - Có gián nghị đại phu Trần Trung Tá.
 Thái hậu ngạc nhiên / nói :
 - Vũ Tán Đường hết lòng vì ông, sao ông không tiến cử ?
 Tô Hiến Thành Tâu :
 - Nếu Thái hậu hỏi người hầu hạ giỏi / thì thần xin cử Vũ Tán Đường, còn hỏi người tài ba giúp nước, thần xin cử Trần Trung Tá.
- Đọc mẫu diễn cảm đoạn văn thể hiện rõ tính cách của từng nhân vật ( lời Tô Hiến Thành cương trực, thẳng thắn; lời Thái hậu ngạc nhiên
- Cho HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- Cho HS thi đọc diễn cảm.
4.Củng cố: 
- Hỏi lại tên bài vừa đọc.
- Qua câu chuyện em thích nhất nhân vật nào? Vì sao ?
- Hãy nêu lại ý nghĩa của câu chuyện ? 
5.Dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
- Về đọc và tìm hiểu bài : Tre Việt Nam.
- Lắng nghe để tìm cách đọc đúng và đọc hay.
- Từng cặp HS luyện đọc.
- Mỗi nhóm 3HS thi đọc theo cách phân vai ( người dẫn chuyện, Đỗ thái hậu, Tô Hiến Thành ).
- Vài HS nêu lại tên bài.
- HS trả lời theo suy nghĩ của mình.
- HS nêu lại 
- Lắng nghe.
* Ruùt kinh nghieäm : .................................................................................................
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thöù tö ngaøy 16 thaùng 09 naêm 2015
Moân : TIEÁNG VIEÄT
Phaân moân : Taäp ñoïc
Tuaàn 4 tieát 8
TRE VIỆT NAM
I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 
- Đọc rành mạch , trôi chảy ; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ lục bát với giọng tình cảm. 
- Hiểu nội dung : Qua hình tượng cây tre , tác giả ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam : giàu tình thương yêu, ngay thẳng, chính trực. ( trả lời được các câu hỏi 1, 2 ; thuộc khoảng 8 dòng thơ )
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Tranh về cây tre.
- Bảng phụ viết câu, đoạn thơ cần hướng dẫn HS đọc diễn cảm. 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HOẠT ĐỘNG HS
1.Ổn định : 
2.Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi 2HS đọc truyện Một người chính trực và trả lời câu hỏi :
+ HS 1 đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi sau : Trong việc lập ngôi vua, sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện như thế 
nào ?
+ HS2 đọc đoạn còn lại và trả lời câu hỏi sau : Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như Tô Hiến Thành ?
- Nhận xét 
3.Bài mới : 
a.Giới thiệu bài : Cây tre rất gần gũi với mỗi người Việt Nam. Tre được làm vật liệu xây dựng nhà cửa, chế tạo giấy, đan đát nhiều đồ dùng mĩ nghệ Tre có những phẩm chất đáng quý, tượng trưng cho tính cách cao đẹp của con người Việt Nam. Bài thơ Tre Việt Nam các em học hôm nay sẽ giúp các em hiểu được điều đó.
- Ghi tên bài lên bảng. 
b.Luyện đọc và tìm hiểu bài
* Luyện đọc : 
- Gọi HS đọc toàn bài.
- Hướng dẫn chia đoạn .
+ Đoạn 1 : Từ đầu nên thành tre ơi. 
+ Đoạn 2 : Ở đâu tre .. hát ru lá cành. 
+ Đoạn 3 : Yêu nhiều  đời cho măng. 
+ Đoạn 4 : Phần còn lại 
- Cho 3HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của bài.
- GV kết hợp sửa lỗi và ghi từ HS đọc sai lên bảng .
+ Kết hợp giải nghĩa từ 
- HS luyện đọc theo cặp.
- Cho một HS đọc cả bài.
- GV đọc toàn bài văn. 
* Tìm hiểu bài:
- Cho HS đọc cả bài thơ và trả lời câu hỏi :
+ Tìm những câu thơ nói lên sự gắn bó lâu đời của cây tre đối với người Việt Nam ? ( Tre xanh, / Xanh tự bao giờ? / Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh – Tre có từ rất lâu, từ bao giờ cũng không ai biết. Chưa chứng kiến mọi chuyện xảy ra với con người từ ngàn xưa )
- Cho HS tiếp nối nhau đọc, trả lời câu hỏi :
+ Những hình ảnh nào của tre gợi lên những phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam (cần cù, đoàn kết, ngay thẳng) ?
. Ở đâu tre cũng xanh tươi / Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu; Rễ siêng không ngại đất nghèo / Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù. 
. Khi bão bùng, tre tay ôm tay níu cho gần nhau thêm. / Thương nhau, tre chẳng ở riêng mà mọc thành luỹ. / Tre giàu đức hi sinh, nhường nhịn : lưng trần phơi nắng phơi sương, có manh áo gộc, tre nhường cho con.
. Tre già thân gãy cành rơi vẫn truyền cái gốc cho con. / Măng luôn mọc thẳng : Nòi tre đâu chịu mọc cong. Búp măng non đã mang dáng thẳng thân tròn của tre. 
- Cho HS đọc thầm, đọc lướt toàn bài. 
+ Tìm hình ảnh về cây tre và búp măng non mà em thích ? ( Bài thơ kết lại bằng cách dùng điệp từ, điệp ngữ [ mai sau, xanh ], thể hiện rất đẹp sự kế tiếp liên tục của các thế hệ – tre già, măng mọc )
+ Hãy nêu ý nghĩa của bài thơ ? (Ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam : giàu tình thương yêu, ngay thẳng, chính trực )
- Ghi nội dung bài lên bảng.
c.Hướng dẫn đọc diễn cảm.
- Cho HS nối tiếp nhau đọc lại cả bài thơ.
- Treo bảng phụ hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm một đoạn trong bài như sau :
- Hát vui.
- 2HS lần lượt đọc và trả lời câu hỏi :
- Lắng nghe
- Lắng nghe.
- Vài em nhắc lại tên bài.
- HS thực hiện 
- Đánh dấu vào SGK.
- Mỗi lượt 4 HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của bài. 
- Đọc từ sai .
-1 HS đọc chú giải.
- 2 HS luyện đọc theo cặp.
- 1 HS đọc cả bài.
- Lắng nghe, tìm cách đọc hay 
- 1HS đọc trả lời câu hỏi.
- HS khác nhận xét.
- HS tiếp nối nhau đọc và lần lượt trả lời :
- HS khác nhận xét.
- 1HS đọc trả lời :
- HS khác nhận xét.
+ HS trả lời : 
- HS nhắc lại. 
- HS đọc nối tiếp.
Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như chông / lạ thường. 
Lưng trần phơi nắng / phơi sương
Có manh áo cộc, tre nhường cho con.
Măng non là búp măng non
Đã mang dáng thẳng / thân tròn của tre.
Năm qua đi, tháng qua đi
Tre già măng mọc / có gì lạ đâu.
 Mai sau, 
 Mai sau, 
 Mai sau,
Đất xanh / tre mãi xanh màu tre xanh.
- Đọc mẫu diễn cảm.
- Cho HS luyện đọc theo cặp.
- Cho HS thi đọc diễn cảm.
- Cho HS nhẩm thuộc lòng.
- Cho HS thi đọc thuộc lòng.
4.Củng cố:
- Cho HS nêu lại tên bài.
+ Hãy nêu lại ý nghĩa của bài thơ ?
5.Dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà tiếp tục luyện HTL bài thơ.
- Dặn HS về đọc và tìm hiểu trước bài Những hạt thóc giống.
- Lắng nghe để đọc đúng, đọc hay.
-Từng cặp luyện đọc diễn cảm
- HS thi đọc diễn cảm.
- Cả lớp nhẩm thuộc lòng.
- HS thi đọc thuộc lòng.
- 1HS nêu lại tên bài.
+ 1HS khác nêu ý nghĩa của bài thơ: 
- Lắng nghe.
* Ruùt kinh nghieäm : .................................................................................................
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thöù hai ngaøy 21 thaùng 09 naêm 2015
Moân : TIEÁNG VIEÄT
Phaân moân : Taäp ñoïc
Tuaàn 5 tieát 9
NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG
I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 
- Đọc rành mạch , trôi chảy ; biết đọc bài với giọng kể chậm rãi, phân biệt lời các nhân vật với lời người kể chuyện . 
- Hiểu nội dung : Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật. (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3 )
- HS khá, giỏi trả lời được câu hỏi 4 SGK.
*GDKNS:
- Xác định giá trị.
- Tự nhận thức về bản thân.
- Tư duy phê phán.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Tranh minh họa bài đọc như SGK.
- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG HS
1.Ổn định : 
2.Kiểm tra bài cũ : Gọi 2 HS đọc thuộc lòng bài Tre Việt Nam và trả lời câu hỏi.
+ Em thích những hình ảnh nào về cây tre và búp măng non ? Vì sao ?
+ Bài thơ nhằm ca ngợi những phẩm chất gì, của ai ?
- Gọi HS nhận xét bạn đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét.
3.Bài mới : 
a.Giới thiệu bài : Trung thực là một đức tính đáng quý, được đề cao. Qua truyện đọc Những hạt thóc giống, các em sẽ thấy người xưa đã đề cao tính trung thực như thế nào.
- Ghi tên bài lên bảng. 
b.Luyện đọc và tìm hiểu bài:
* Luyện đọc: 
- Gọi HS đọc toàn bài.
- Hướng dẫn chia đoạn .
+ Đoạn 1 : N

Tài liệu đính kèm:

  • docxTAP DOC 1-6.docx