I. MỤC TIÊU:
1. Đọc thành tiếng
- Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: Cao Bá Quát nhìn rõ, hốt hoảng, vùng vẫy, tức cảnh, leo lẻo, cứng cỏi.
- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ
- Đọc trôi chảy được toàn bài, bước đầu biết thay đổi giọng đọc phù hợp với ND của từng đoạn truyện và lời đối đáp của các nhân vật
2. Đọc hiểu
- Biết được sơ lược về: vua Minh Mạng, Cao Bá Quát
- Hiểu được nghĩa của các từ trong bài: ngự giá, xa giá, đối, tức cảnh, chỉnh
- Hiểu được nội dung truyện: Truyện ca ngợi Cao Bá Quát ngay từ nhỏ đã bộc lộ tài năng xuất sắc và tính cách khảng khái, tự tin.
BGDKNS:
+ Trong ghế nhà trường cũng như khi ra ngoài xã hội, chúng ta nên học cách giao tiếp khéo léo, thông minh, lịch sự
+ Giáo dục HS noi gương, cố gắng học tập tốt để mai sau góp phần xây dựng đất nước
+ Biết cách ứng xử nhanh và nhạy bén trong một vài tình huống
+ Luôn tự nhận thức, thể hiện sự tự tin, tư duy sáng tạo.
+ Học cách ra quyết định.
TUẦN 24 Tập đọc (tiết 70) ĐỐI ĐÁP VỚI VUA. MỤC TIÊU: Đọc thành tiếng Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: Cao Bá Quát nhìn rõ, hốt hoảng, vùng vẫy, tức cảnh, leo lẻo, cứng cỏi. Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ Đọc trôi chảy được toàn bài, bước đầu biết thay đổi giọng đọc phù hợp với ND của từng đoạn truyện và lời đối đáp của các nhân vật Đọc hiểu Biết được sơ lược về: vua Minh Mạng, Cao Bá Quát Hiểu được nghĩa của các từ trong bài: ngự giá, xa giá, đối, tức cảnh, chỉnh Hiểu được nội dung truyện: Truyện ca ngợi Cao Bá Quát ngay từ nhỏ đã bộc lộ tài năng xuất sắc và tính cách khảng khái, tự tin. BGDKNS: + Trong ghế nhà trường cũng như khi ra ngoài xã hội, chúng ta nên học cách giao tiếp khéo léo, thông minh, lịch sự + Giáo dục HS noi gương, cố gắng học tập tốt để mai sau góp phần xây dựng đất nước + Biết cách ứng xử nhanh và nhạy bén trong một vài tình huống + Luôn tự nhận thức, thể hiện sự tự tin, tư duy sáng tạo. + Học cách ra quyết định. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC * GV: SGK Tranh minh họa cho bài học, tranh minh họa giải thích nghĩa từ khó Power point chuẩn bị cho bài học. * HS: SGK, vở. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG 1 : Trò chơi: Mục tiêu: ôn lại kiến thức cũ Cách tiến hành: (Trò chơi bông hoa bí mật). GV cho 3 bông hoa trong đó có 3 câu hỏi. Mời mỗi dãy 1 đại diện lên chọn hoa, đọc yêu cầu và trả lời. Hoa 1: * yêu cầu HS đọc lại bài quảng cáo * Rạp xiếc in tờ quảng cáo này để làm gì? ( In quảng cáo để lôi cuốn mọi người đến xem xiếc) Hoa 2 : Cách trình bày quảng cáo có gì đặc biệt ( về lời văn và trang trí) ? (+ thông báo ngắn gọn, rõ ràng. Các câu văn ngắn, được tách ra thành từng dòng riêng + Những từ ngữ quan trọng được in đậm. Trình bày nhiều cỡ chữ và kiểu chữ khác nhau + Có hình ảnh minh họa sống động) Hoa 3: Hãy cho biết tại sao mỗi tờ quảng cáo đều được trang trí bắt mắt, hấp dẫn? ( quảng cáo được trang trí bắt mắt, hấp dẫn để có thể lôi cuốn người khác xem nội dung tờ quảng cáo. Từ đó mới có thể lôi kéo người đi xem chương trình. Thử hỏi nếu đưa cho chúng Ta 2 tờ quảng cáo khác nhau, một tờ có in hình các con thú như khỉ, voi, chó, ngựa. và một tờ chỉ ghi chữ toàn bộ thì các con sẽ chọn xem tờ nào? Đương nhiên hầu hết sẽ chọn xem tờ quảng cáo được trang trí bắt mắt đúng không nào?) Nhận xét. Dẫn vào bài: vừa rồi chúng ta vừa ôn lại kiến thức cũ. Cô thấy lớp có xem lại bài, nắm được nội dung tốt. hôm nay, cô sẽ giới thiệu với lớp về một câu chuyện có thật của một nhà thơ nổi danh ở thế kỉ XIX và ông cũng là quốc sư của cuộc nổi dậy Mỹ Lương. Đó là nhân vật Cao Bá Quát Cho HS xem tranh. Giới thiệu bài mới. Tập đọc: Đối đáp với vua + HS nhắc lại tên bài HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn HS luyên đọc theo nhóm, cá nhân. Mục tiêu: Giúp HS bước đầu đọc đúng các từ khó, câu khó. Giúp HS đọc trôi chảy toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng câu,đoạn trong bài Cách tiến hành: GV đọc mẫu. 1HS đọc cả bài. Cho HS xem tranh vẽ minh họa và dẫn: đây là nhân vật Cao Bá Quát. Bức tranh này vẽ cảnh Cao Ba Quát đang đối đáp, nói chuyện với nhà vua. + Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng câu trong mỗi đoạn kết hợp sửa lỗi phát âm cho HS( cho đọc 2 lượt ) GV yêu cầu HS chia đoạn trong bài ( 4 đoạn) Nêu giọng đọc: chậm rãi, ung dung, rõ ràng. + HS đọc từng đoạn trước lớp 1 lượt. GV sửa lỗi phát âm cho HS GV cho HS đọc đoạn lượt 2. Theo dõi HS và phát hiện từ HS đọc còn sai:,Cao Bá Quát, nhìn rõ, hốt hoảng, vùng vẫy, tức cảnh, leo lẻo, cứng cỏi. Mời 1 HS đọc đoạn 1 . GV gợi ý giải nghĩa từ khó trong đoạn 1: + Minh Mạng ( 1791 – 1840 ): vị vua thứ hai của triều Nguyễn. + Ngự giá: ( vua) ngồi xe hoặc ngồi kệu đi các nơi (chiếu hình ảnh dẫn chứng) + Xa giá: xe của vua ( chiếu hình ảnh xe vua) Mời 1 HS đọc đoạn 2 . GV gợi ý giải nghĩa từ khó trong đoạn 2: + Cao Bá Quát ( 1809 – 1855 ): nhà thơ nổi tiếng văn hay, chữ tốt, có tài đối đáp Mời 1 HS đọc đoạn 3 . GV gợi ý giải nghĩa từ khó trong đoạn 3: + Đối: Thể văn cũ gồm hai vế ( hai câu ) có số tiếng bằng nhau, đối chọi với nhau về ý và lời. Làm vế đối lại Ví dụ: Nước trong leo lẻo cá đớp cá. Trời nắng chang chang người trói người. Trong câu đối này, chúng ta thấy cả 2 câu đều có 7 tiếng. Câu trên có nước trong (ở dưới thấp) còn câu dưới có trời nắng ( ở trên cao). Hai từ này xét về mặt thiên nhiên thì nó mang nghĩa trái nhau hoàn toàn. Một bên thì mang ý mát mẻ, dễ chịu. còn một bên thì nóng bứt, khó chịu. Cá ( câu trên ) và người (câu dưới): cá là một sinh vật sống dưới nước. Còn con người sống trên cạn Đớp ( câu trên) và trói ( câu dưới). Đớp là một động từ chỉ sự há miệng, ngoạm nhanh lấy một thứ gì đó => thể hiện sự hiếp đáp. Còn trói là động từ chỉ sự buộc chặt đề không thể cử động tự do nữa=> thể hiện sự bị hiếp đáp + Tức cảnh: thấy cảnh mà có cảm xúc, liền nảy ra thơ văn Mời 1 HS đọc đoạn 4 . GV gợi ý giải nghĩa từ khó trong đoạn 4: + Chỉnh: theo đúng phép tắc chặt chẽ. Luyện đọc đoạn khó: Lần 1: GV đọc đoạn nhưng không ngắt nghỉ GV đọc đoạn khó mẫu 2 lần. Lần 2: GV đọc có ngắt nghỉ, nhấn giọng Hỏi HS trong 2 lần đọc trên, lần đọc nào hay hơn? GV hướng dẫn dẫn HS luyện đọc đoạn khó GV đọc mẫu và HS điền những nơi cần ngắt nghỉ hơi vào trong SGK. HS đọc ngắt nghỉ bài trong sách. GV chiếu bài đúng lên: “ Thấy nói là học trò, / vua ra lệnh cho cậu phải đối được một vế đối / thì mới tha. / Nhìn thấy trên mặt hồ lúc đó có đàn cá đang đuổi nhau, / vua tức cảnh đọc vế đối như sau: Nước trong leo lẻo / cá đớp cá.// Chẳng cần nghĩ ngợi lâu la gì, / Cao Bá Quát lấy cảnh mình đang bị trói, / đối lại luôn: Trời nắng chang chang / người trói người. //” 1 HS đọc bài trên bảng. GV nhắc HS đối với đoạn này chúng ta cần nhấn giọng ở những từ như: ra lệnh, tức cảnh, leo lẻo, cá đớp cá, đối lại luôn, chang chang, người trói người. Chia lớp thành nhóm 4. HS đọc từng đoạn trong nhóm. Mời một số nhóm thi đọc với nhau HS đọc chậm, đúng từ ngữ, ngắt nghỉ hơi hợp lý HOẠT ĐỘNG 3: đàm thoại – hỏi đáp. Mục tiêu: giúp HS nắm được cốt truyện; hiểu nội dung, ý nghĩa của bài thông qua việc đọc bài, trả lời câu hỏi Cách tiến hành: Yêu cầu 1 HS đọc đoạn 1,lớp đọc thầm và 1 HS đọc câu hỏi 1: Vua Minh Mạng ngắm cảnh ở đâu? +1 HS trả lời: Vua Minh Mạng ngắm cảnh ở Hồ Tây. Nhận xét GV dẫn: khi trông thấy nhà vua ngự giá ra ngoài, nhân dân vô cùng nao nức muốn nhìn vua. Nhưng cứ đến gần là quân lính lại đuổi ra. Thế là Cao Bá Quát bèn nghĩ ra một cách để được nhìn rõ mặt vua. Các con muốn biết ông đã làm gì thì chúng ta cùng đến với đoạn 2. Yêu cầu 1 HS đọc đoạn 2,lớp đọc thầm và 2 HS đọc câu hỏi 2,3: Cậu bé Cao Bá Quát có mong muốn gì? +1 HS trả lời: Cao Bá Quát mong muốn nhìn rõ mặt vua. Nhưng xa giá đi đến đâu, quân lính cũng thét đuổi mọi người, không cho ai đến gần. Nhận xét Cậu bé làm gì để thực hiện mong muốn đó? +1 HS trả lời: Cậu nghĩ ra cách làm ầm ĩ, náo động, cởi quần áo xuống sông tắm, làm cho quân lính hốt hoảng bắt trói cậu. Cậu không chịu, la hét, vùng vẫy khiến vua phải truyền lệnh dẫn cậu tới. Nhận xét GV dẫn: cậu bé Cao Bá Quát vì muốn nhìn vua mà bất chấp cả tội trạng. thế nhưng để xem vua phạt Cao Bá Quát như thế nào chúng ta cùng đến với đoạn 3+ 4 để tìm hiểu nhé Yêu cầu 1 HS đọc đoạn 3,4,lớp đọc thầm và 2 HS đọc câu hỏi 4, 5: - Vì sao vua bắt Cao Bá Quát đối? +1 HS trả lời: Vì vua thấy Cao Bá Quát tự xưng là học trò muốn thử tài cậu,cho cậu có cơ hội chuộc tội. Nhận xét Vua ra đối thế nào? +1 HS trả lời: Nước trong leo lẻo, cá đớp cá Nhận xét Cao Bá Quát đối lại thế nào? +1 HS trả lời: Trơì nắng chang chang, người trói người. Nhận xét GV chốt nội dung bài học: Truyện ca ngợi Cao Bá Quát ngay từ nhỏ đã bộc lộ tài năng xuất sắc và tính cách khảng khái, tự tin. GDKNS : + Luôn tự nhận thức, thể hiện sự tự tin, tư duy sáng tạo. + Học cách ra quyết định. HOẠT ĐỘNG 4: Luyện đọc lại. Mục tiêu: Giúp HS đọc bài tốt hơn và hay hơn. HS biết cách thay đổi giọng đọc phù hợp với bối cảnh Cách tiến hành: GV đọc mẫu. Khi đọc bài này chúng ta cần đọc với giọng : chậm rãi, ung dung, rõ ràng. Mời 2 HS đọc hay lên bảng đọc bài Nhận xét giọng đọc,ngắt giọng, biểu cảm giọng nói, HOẠT ĐỘNG 5: Kể chuyện Mục tiêu: Rèn cho HS khả năng nhớ và kỹ năng kể lại câu chuyện kết hợp điều chỉnh giọng đọc và cử chỉ điệu bộ phù hợp với từng bối cảnh trong truyện. Cách tiến hành: Xác định yêu cầu đề Yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài tập 1 trang 51 – SGK GV chiếu 4 tranh chưa xếp thứ tự lên bảng. Cho HS thảo luận nhóm bàn, sau đó ghi đáp án đúng thứ tự các tranh vào bảng con Cả lớp và Giáo viên nhận xét, khẳng định trật tự đúng của các tranh là 3 – 1 – 2 – 4. GV chiếu các tranh đã được sắp xếp đúng Kể theo nhóm 1HS đọc yêu cầu bài tập 2 Cho HS ngồi theo nhóm 4 bạn như đã chia ở phần luyện đọc trước đó. Kể lại toàn bộ câu chuyện dựa vào thứ tự đúng của 4 tranh HS tập kể theo nhóm Gọi 2 -3 nhóm thi kể lại câu chuyện GV nhận xét phần kể chuyện của các nhóm HOẠT ĐỘNG 6: Kết thúc tiết học Mục tiêu: củng cố lại cho HS kiến thức về cách đối đáp qua việc điền khuyết Cách tiến hành: Cho HS chơi trò chơi: Tìm vế đối thích hợp để điền vào chỗ trống. Chia lớp thành 4 nhóm. mỗi nhóm cử 4 đại diện lên bảng. Đại diện của mỗi nhóm sẽ chọn 1 bông hoa yêu thích, sau đó từng nhóm sẽ thảo luận và 1 bạn sẽ ghi đáp án lên bảng. Bông hoa số 5 sẽ mờ cho các bạn dưới lớp suy nghĩ trả lời. Gần mực thì đen,.( gần đèn thì sáng) Nhai kĩ no lâu, .( cày sâu tốt lúa) , ngồi trông hướng ( Ăn trông nồi) , ngày tháng mười chưa cười đã tối ( đêm tháng năm chưa nằm đã sáng) ., gà cậy gần chuồng ( chó cậy gần nhà ) Dặn dò HS về kể lại câu chuyện và xem trước bài mới Biên Hòa, ngày.... thángnăm... GS GVHD Nguyễn Thị Như Tuyền Trần Thị Bích Vân
Tài liệu đính kèm: