Giáo án Tập đọc - Kể chuyện Lớp 3 - Tuần 19 đến 22 - Năm học 2015-2016 - Thạch Del

Môn : TIẾNG VIỆT

Phân môn : Tập đọc

Tuần 19 tiết 57

BÁO CÁO KẾT QUẢ THÁNG THI ĐUA

"NOI GƯƠNG CHÚ BỘ ĐỘI"

I. Mục tiêu :

- Đọc đúng các tiếng khó : kết quả, đầy đủ, khen thưởng, tập thể.

- Bước đầu biết đọc đùng giọng đọc một bản báo cáo.

- Hiểu nội dung bản báo cáo hoạt động của tổ.

- Trả lời được các câu hỏi trong SGK.

II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài :

- Thảo luận và xử lý thông tin.

- Thể hiện sự tự tin.

- Lắng nghe tích cực.

III. Các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng :

- Trình bày 1 phút.

- Thảo luận nhóm.

IV. Đồ dùng dạy học :

- Bảng phụ viết sẳn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.

V. Các hoạt động dạy học chủ yếu :

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Ổn định :

B. Kiểm tra :

+ Tiết trước các em đọc bài gì?

- Gọi hs đọc và trả lời câu hỏi bài : Hai Bà Trưng.

- Gv nhận xét tuyên dương

C. Bài mới :

1. Khám pha :

- Yêu cầu hs quan sát tranh minh hoạ

+ Các bạn nhỏ đang làm gì?

- Gv : Hôm nay các em sẽ được biết các nội dung chính và cách trình bày bản báo cáo của lớp.

- Gv ghi tựa bài lên bảng

2. Kết nối :

a. Luyện đọc :

* Đọc mẫu :

- Gv đọc mẫu toàn bài 1 lượt (giọng rỏ ràng, rành mạch)

- Gọi hs khá giỏi đọc lại

* Đọc từng câu :

- Gọi hs đọc tiếp nối từng câu

- Gv hướng dẫn hs luyện đọc từ khó : kết quả, đầy đủ, khen thưởng, tập thể.

- Gv theo dõi chỉnh sửa lỗi cho hs

* Đọc từng đoạn :

+ Bài chia thành mấy đoạn? (3 đoạn)

+ Đoạn 1 : 3 dòng đầu

+ Đoạn 2 : Nhận xét các mặt

+ Đoạn 3 : Khen thưởng

- Yêu cầu hs nối tiếp nhau đọc bài

- Gv theo dõi chỉnh sửa lỗi cho hs

* Đọc trong nhóm :

- Yêu cầu hs luyện đọc trong nhóm và sửa lỗi cho nhau

- Gv theo dõi giúp đỡ

* Thi đọc trước lớp :

- Tổ chức cho hs thi đọc trước lớp.

- Gv nhận xét tuyên dương

- Yêu cầu hs đọc chú giải sgk

b. Hướng dẫn tìm hiểu bài :

- Gọi hs đọc lại toàn bài - Lớp theo dõi

+ Theo em báo cáo trên của ai? (Báo cáo trên của bạn lớp trưởng)

+ Bạn đó báo cáo với những ai? (Bạn đó báo cáo với các bạn trong lớp về tháng thi đua "noi gương chú bộ đội")

+ Báo cáo gồm những nội dung gì? (Báo cáo gồm hai nội dung chính đó là nhận xét các mặt và đề nghị khen thưởng)

+ Các mặt nhận xét là những mặt nào? (Đó là học tập, lao động, các công tác khác)

+ Những ai được đề nghị khen thưởng? (Tập thể tổ 1, tổ 3 cá nhân 5 bạn)

+ Theo em báo cáo kết quả tháng thi đua để làm gì? (Báo cáo khen thưởng tập thể, cá nhân đã tích cực thi đua lập thành tích cho lớp, tổ, nhắc nhở những tập thể cá nhân chưa tích cực, sửa chữa khuyết điểm)

3. Thực hành : Luyện đọc lại

- Gv đọc mẫu lại toàn bài

- Yêu cầu hs đọc trong nhóm

- Gọi hs thi luyện đọc cá nhân

- Gv nhận xét tuyên dương hs đọc tốt

4. Áp dụng :

- Yêu cầu hs đọc lại toàn bài

+ Em có nhận xét gì về báo cáo so với một bài văn, bài thơ câu chuyện?

- Gv nhận xét – giáo dục hs : Lời văn báo cáo ngắn gọn rỏ ràng từng mục, mỗi phần được đánh số thức tự A, B hoặc 1, 2, 3 viết hết nội dung phần này thì xuống dòng viết phần khác. Không viết liền nội dung các phần với nhau.

- Hs về nhà luyện đọc lại bài và tìm hiểu thêm bài ở nhà.

- Chuẩn bị bài sau : Ở lại với chiến khu

- Gv nhận xét tiết học Hát vui

1 hs nêu tên bài

Thực hiện yêu cầu

Hs nhận xét

Hs quan sát tranh

Hs trả lời-nhận xét

Hs theo dõi

Hs nhắc tựa bài

Hs theo dõi

1 hs khá giỏi đọc

Hs đọc nối tiếp

Hs luyện đọc từ

Hs theo dõi

Hs trả lời-nhận xét

Hs theo dõi

Hs đọc nối tiếp

Hs đọc trong nhóm

Hs thi đọc trước lớp

Hs nhận xét

Hs đọc chú giải

Thực hiện yêu cầu

Hs trả lời-nhận xét

Hs trả lời-nhận xét

Hs trả lời-nhận xét

Hs trả lời-nhận xét

Hs trả lời-nhận xét

Hs trả lời-nhận xét

Hs theo dõi

Hs đọc theo nhóm

Hs thi đọc trước lớp

Hs nhận xét

Thực hiện yêu cầu

Hs trả lời-nhận xét

Hs theo dõi

 

docx 28 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 512Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tập đọc - Kể chuyện Lớp 3 - Tuần 19 đến 22 - Năm học 2015-2016 - Thạch Del", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ảng.
2. Kết nối :
a. Luyện đọc :
* Đọc mẫu : 
- Gv đọc mẫu toàn bài 1 lượt (giọng nhẹ nhàng)
- Gọi hs khá giỏi đọc lại
* Đọc từng câu :
- Gọi hs đọc tiếp nối từng câu
- Gv hướng dẫn hs luyện đọc từ khó : trung đoàn trưởng, trìu mến, gian khổ, chịu nổi, cổ họng, ở chung, ở lợn, tổ quốc, chiến sĩ, rực rỡ.
- Gv theo dõi chỉnh sửa lỗi cho hs.
* Đọc từng đoạn :
+ Bài chia làm mấy đoạn? (4 đoạn)
+ Đoạn 1 : Trung đoàn trường ... các em thấy thế nào?
+ Đoạn 2 : Trước ý kiến ... anh nờ...
+ Đoạn 3 : Nhừng lời van xin ...ban chỉ huy
+ Đoãn 4: Phần còn lại
- Yêu cầu hs đọc nối tiếp từng đoạn 
- Gv theo dõi hướng dẫn hs đọc đúng các câu :
+ Em xin được ở lại // em thà chất ở trên chiến khu / còn hơn về ở chung / ở lợn / với tụi Tây, / tụi Việt gian //
+ Chúng em còn nhỏ / chưa làm được chi nhiều / thì trung đoàn cho chúng em ăn ít cũng được // Đừng bắt chúng em phải về / tội chúng em lắm / anh nở //
- Gv theo dõi chỉnh sửa lỗi cho hs.
* Đọc trong nhóm :
- Yêu cầu hs luyện đọc trong nhóm và sửa lỗi cho nhau
- Gv theo dõi giúp đỡ
* Thi đọc trước lớp :
- Tổ chức cho hs thi đọc trước lớp. 
- Gv nhận xét tuyên dương 
- Yêu cầu hs đọc chú giải sgk
b. Hướng dẫn tìm hiểu bài : 
- Gọi hs đọc lại đoạn 1 - lớp đọc thầm 
+ Trung đoàn trưởng đến gặp các chiến sỉ nhỏ tuổi để làm gì? (Đến gặp các em thiếu nhi để thông báo tình hình chiến khu rất khó khăn, gian khổ, các em khó lòng chịu nổi nên trung đoàn trưởng cho các em về với gia đình)
- Gv : Vì sao nghe trung đoàn trưởng thông báo như vậy các chiến sỉ nhỏ tuổi đã làm gì? Chúng ta tìm hiểu đoạn 2
- Gọi hs đọc lại đoạn 2 - lớp đọc thầm 
+ Vì sao nghe trung đoàn trưởng thông báo như vậy các chiến sỉ nhỏ tuổi ai cũng thấy cổ mình nghẹn lại? (Vì các chiến sỉ xúc động khi nghỉ mình phải xa chiến khu, xa trung đoàn trưởng và không được tham gia kháng chiến)
+ Sao đó các chiến sỉ quyết định như thế nào? (Các chiến sỉ xin ở lại với chiến khu)
+ Lời nói của Mừng có gì đáng cảm động? (Mừng rất chân thật, bạn nghỉ rằng vẫn còn bé, làm được tí việc nên xin được ăn ít, miễn là được ở lại chiến khu)
- Gọi hs đọc đoạn 3 - lớp đọc thầm
+ Trước sự quyết tâm của các chiến sỉ nhỏ tuổi trung đoàn trưởng có thái độ như thế nào? (Trung đoàn trưởng mừng rơi nước mắt ông ôm Mừng vào lòng rói sẽ về báo cáo với ban chỉ huy)
+ Em hãy cho biết tiếng hát của các chiến sỉ nhỏ được so sánh với gì? (Tiếng hát của các chiến sỉ nhỏ được so sánh với ngọn lửa rực rỡ giữa đêm rừng lạnh tối làm lòng người chỉ huy ấm hẳn lên)
- Yêu cầu hs đọc lại toàn bài
+ Nội dung bài nói lên điều gì?
- Gv nhận xét ghi bảng : Ca ngợi tinh thần yêu nước, không quản ngại khó khăn, gian khổ của các chiến sỉ nhỏ tuổi trong kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta.
3. Thực hành : Luyện đọc lại
- Gv đọc mẫu đoạn 3 của bài 
- Yêu cầu hs luyện đọc đoạn 3 trong nhóm
- Gọi hs thi đọc trước lớp
- Gv nhận xét tuyên dương
Kể chuyện
1. Xác định yêu cầu :
- Gọi hs đọc yêu cầu và đọc gợi ý sgk
- Gv gợi ý : Những câu gợi ý trong bài giúp các em nhớ lại từng phần những chi tiết chính của câu chuyện. Khi kể chuyện các em không được kể theo hình thức trả lời câu hỏi.
2. Kể mẫu :
- Gv treo bảng phụ có ghi các câu hỏi gợi ý
- Gọi hs lần lượt kể đoạn 1 - 2
- Gv nhận xét chỉnh sửa cho hs
3. Kể theo nhóm :
- Yêu cầu hs kể lại từng đoạn trong nhóm
- Gv theo dõi giúp đỡ
- Gọi hs nối tiếp nhau kể lại từng đoạn 
- Gv nhận xét tuyên dương
4. Áp dụng :
- Yêu cầu hs đọc lại toàn bài - lớp đọc thầm 
+ Nội dung bài nói lên điếu gì?
- Gv nhận xét - giáo dục hs
- Hs về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân nghe
- Chuẩn bị bài - Gv nhận xét tiết học
Hát vui
1 hs nêu tên bài
Thực hiện yêu cầu
Hs nhận xét
Hs quan sát tranh
Hs trả lời-nhận xét
Hs theo dõi
Hs nhắc tựa bài
Hs theo dõi
1 hs khá giỏi đọc
Hs đọc nối tiếp
Hs luyện đọc từ
Hs theo dõi 
Hs trả lời-nhận xét
Hs theo dõi
Hs đọc nối tiếp
Hs luyện đọc câu
Hs theo dõi
Hs đọc trong nhóm
Hs thi đọc trước lớp
Hs nhận xét
Hs đọc chú giải
Thực hiện yêu cầu
Hs trả lời-nhận xét
Hs lắng nghe
Thực hiện yêu cầu
Hs trả lời-nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Thực hiện yêu cầu
Hs trả lời-nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Thực hiện yêu cầu
Hs trả lời-nhận xét
Hs nhắc nội dung
Thực hiện yêu cầu
Hs theo dõi
1 hs đọc yêu cầu
Thực hiện yêu cầu
Hs nhận xét
Hs kể trong nhóm
Hs kể trước lớp
Hs nhận xét 
Thực hiện yêu cầu
Hs trả lời-nhận xét
Hs theo dõi
* Rút kinh nghiệm : ................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ tư ngày 07 tháng 01 năm 2015
Môn : TIẾNG VIỆT
Phân môn : Tập đọc 
Tuần 20 tiết 60 
CHÚ Ở BÊN BÁC HỒ
I. Mục tiêu :
- Đọc đúng các từ : dài dằng dặc, đảo nổi, Kom Tum, Đắk Lắk, đỏ hoe.
- Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí khi đọc mỗi dòng thơ, khổ thơ
- Hiểu các từ ngữ : Trường Sơn, Trường Sa, Kom Tum, Đắk Lắk.
- Hiểu nội dung : Tình cảm thương nhớ và lòng biết ơn của mọi người trong gia đình em bé với liệt sĩ đã hi sinh vì tổ quốc..
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Trả lời được các câu hỏi trong SGK
II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài : 
- Thể hiện sự cảm thông.
- Kiềm chế cảm xúc.
- Lắng nghe tích cực.
III. Các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng :
- Trình bày ý kiến cá nhân.. 
- Thảo luận nhóm.
- Hỏi đáp trước lớp.
IV. Đồ dùng dạy học :
- Tranh minh hoạ sgk.
- Bảng phụ viết sẳn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
V. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Ổn định : 
B. Kiểm tra : 
+ Tiết trước các em đọc bài gì?
- Goi hs kể và trả lời câu hỏi : Ở lại với chiến khu 
- Gv nhận xét tuyên dương 
C. Bài mới :
1. Khám phá : 
- Yêu cầu hs quan sát tranh minh hoạ
+ Tranh vẽ gì?
- Gv : Bài học hôm nay các em thấy sự nhớ thương sâu sắc của gia đình em bé đối với các chiến sĩ đã hy sinh vì tổ quốc như thế nào qua bài " Chú ở bên Bác hồ".
- Gv ghi tựa bài lên bảng
2. Kết nối :
a. Luyện đọc :
* Đọc mẫu :
- Gv đọc mẫu toàn bài 1 lượt (giọng nhẹ nhàng)
- Gọi hs khá giỏi đọc lại
* Đọc từng câu :
- Gọi hs đọc tiếp nối từng câu
- Gv hướng dẫn hs luyện đọc từ khó : dài dằng dặc, đảo nổi, Kom Tum, Đắk Lắk, đỏ hoe.
- Gv theo dõi chỉnh sửa lỗi cho hs
* Đọc từng đoạn :
+ Bài chia làm mấy khổ thơ? (3 khổ thơ)
+ Khổ 1 : 4 dòng đầu
+ Khổ 2 : 4 dòng tiếp theo
+ Khổ 3 : Phần còn lại
- Yêu cầu hs nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ 
- Gv theo dõi hướng dẫn hs ngắt giọng các câu :
 - Chú Nga đi bộ đội /
Sau lâu quá lá lâu //
Nhớ chú / Nga thường nhắc //
- Chú bây giờ ở đâu? //
Chú ở đâu / ở đâu? //
Trường Sơn dài dằng dặc //
Trường Sa đảo nổi chìm //
Hay Kom Tum / Đắk Lắk //
Mẹ đỏ hoe đôi mắt /
Ba người lên bàn thờ //
- Đất nước không còn giặc /
Chú ở bên Bác Hồ //
* Đọc trong nhóm :
- Yêu cầu hs luyện đọc trong nhóm và sửa lỗi cho nhau
- Gv theo dõi giúp đỡ
* Thi đọc trước lớp :
- Tổ chức cho hs thi đọc trước lớp. 
- Gv nhận xét tuyên dương 
- Yêu cầu hs đọc chú giải sgk
b. Hướng dẫn tìm hiểu bài :
- Yêu cầu hs đọc khổ 1 - Lớp theo dõi
+ Những câu thơ nào cho em biết bạn Nga rất mong nhớ chú? (Sau lâu quá lá lâu.Nhớ chú Nga thường nhắc.Chú ở đâu ở đâu?) 
- Yêu cầu hs đọc khổ 2 - 3 - Lớp theo dõi
+ Khi Nga nhắc đến chú thái độ của ba mẹ Nga ra sao? (Mẹ đỏ hoe đôi mắt, còn ba thì ngước mặt lên bàn thờ và trả lời với Nga rằng chú ở bên Bác Hồ)
+ Em hiểu câu nói của bố mẹ bạn Nga như thế nào? (Chú đã hy sinh còn Bác Hồ đã mất, chú ở bên Bác Hồ trong thế giới người đã mất)
- Yêu cầu hs đọc lại toàn bài - Lớp theo dõi
+ Vì sao những chiến sĩ đã hy sinh vì tổ quốc được nhớ mãi? (Những người thân của các chiến sĩ đã hy sinh luôn thương nhớ họ vì họ là những người đã hiến dâng và hy sinh cả cuộc đời mình cho tổ quốc để cho chúng ta no ấm ngày nay)
+ Vậy bài thơ muốn nói với các em điều gì? 
- Gv nhận xét ghi bảng : Tình cảm thương nhớ và lòng biết ơn của mọi người trong gia đình em bé với liệt sĩ đã hi sinh vì tổ quốc 
3. Thực hành : Luyện đọc thuộc lòng
- Gv xóa dần bảng hướng dẫn hs đọc thuộc lòng bài thơ
- Yêu cầu hs xung phong đọc thuộc lòng bài thơ
- Gv nhận xét tuyên dương ghi điểm
4. Áp dụng :
 - Yêu cầu hs đọc lại toàn bài - Lớp theo dõi
+ Vậy bài thơ muốn nói với các em điều gì? 
- Gv nhận xét - giáo dục hs
- Hs về nhà luyện đọc thuộc lòng bài thơ 
- Chuẩn bị bài sau - Gv nhận xét tiết học
Hát vui
Hs thực hiện
Thực hiện yêu cầu
Hs nhận xét
Hs quan sát tranh
Hs trả lời-nhận xét
Hs theo dõi
Hs nêu tựa bài
Hs theo dõi
1 hs khá giỏi đọc
Hs đọc tiếp nối
Hs đọc từ khó
Hs trả lời-nhận xét
Hs đọc nối tiếp
Hs luyện đọc câu
Hs đọc trong nhóm
Hs thi đọc
Hs nhận xét
1 hs đọc chú giải
Thực hiện yêu cầu
Hs trả lời-nhận xét
Thực hiện yêu cầu
Hs trả lời-nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Thực hiện yêu cầu
Hs trả lời-nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Hs nhắc nội dung
Hs đọc thuộc lòng
Thực hiện yêu cầu
Hs nhận xét
Thực hiện yêu cầu
Hs trả lời-nhận xét
Hs theo dõi
* Rút kinh nghiệm : ................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ hai ngày 12 tháng 01 năm 2015
Môn : TIẾNG VIỆT
Phân môn : Tập đọc - Kể chuyện
Tuần 21 tiết 61+62 
ÔNG TỔ NGHỀ THÊU
I. Mục tiêu :
A. Tập đọc :
- Đọc đúng các từ : ông tổ, nhỏ, đốn củi, vỏ trứng, thử tài, lẩm nhẩm, nếm, chè lam, nhàn rỗi.
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ .
- Hiểu nghĩa từ : đi sứ, lộng, bức trướng, chè lam, nhập tâm, bình an vô sự, Thường Tín.
- Hiểu nội dung : Ca ngợi Trần Quốc Khái thông minh, ham học hỏi, giàu trí sáng tạo.
- Trả lời được các câu hỏi trong SGK.
B. Kể chuyện : 
- Kể lại được một đoạn của câu chuyện
- Hs khá giỏi : Biết đặt tên cho từng đoạn câu chuyên.
II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài : 
- Kỹ năng nhận thức.
- Kỹ năng ra quyết định.
- Lắng nghe tích cực.
III. Các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng :
- Trình bày ý kiến cá nhân. 
- Thảo luận nhóm.
IV. Đồ dùng dạy học :
- Tranh minh hoạ sgk.
- Viết sẳn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc lên bảng.
V. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Tập đọc
A. Ổn định : 
B. Kiểm tra : 
+ Tiết trước các em đọc bài gì?
- Gọi hs đọc và trả lời câu hỏi : Chú ở bên Bác Hồ 
- Gv nhận xét tuyên dương 
C. Bài mới :
1. Khám phá : 
- Yêu cầu hs quan sát tranh minh hoạ
+ Tranh vẽ gì?
- Gv : Ở tuần lễ 21 và 22 chúng ta học theo chủ điểm sáng tạo và bài đọc hôm nay là bài : Ông tổ nghề thêu.
- Gv ghi tựa bài lên bảng.
2. Kết nối :
a. Luyện đọc :
* Đọc mẫu : 
- Gv đọc mẫu toàn bài 1 lượt (giọng kể cậm rãi, nhấn giọng những từ ngữ thể hiện sự thông minh, bình tỉnh của Trần Quốc Khái : lẩm nhẩm, mĩm cười, nếm thử bột chè lam, ung dung, quan sát)
- Gọi hs khá giỏi đọc lại
* Đọc từng câu :
- Gọi hs đọc tiếp nối từng câu
- Gv hướng dẫn hs luyện đọc từ khó : ông tổ, nhỏ, đốn củi, vỏ trứng, thử tài, lẩm nhẩm, nếm, chè lam, nhàn rỗi.
- Gv theo dõi chỉnh sửa lỗi cho hs.
* Đọc từng đoạn :
+ Bài chia làm mấy đoạn? (4 đoạn)
+ Đoạn 1 : Hồi còn nhỏ ... triều đình nhà Lê
+ Đoạn 2 : Một lần, ... một vò nước.
+ Đoạn 3 : Bụng đói ...làm lọng.
+ Đoạn 4 : Phần còn lại
- Yêu cầu hs đọc nối tiếp từng đoạn
- Gv theo dõi hướng dẫn hs đọc đúng các câu dài
Lầu chỉ có hai pho tượng Phật / hai cái lộng / một bức trướng thêu ba chữ "Phật trong lòng" / và một vò nước //
Từ ngày / ngày hai bửa / ông ung dung bẻ pho tượng mà ăn //
- Gv theo dõi chỉnh sửa lỗi cho hs.
- Yêu cầu hs đọc phần chú giải sgk
* Đọc trong nhóm :
- Yêu cầu hs luyện đọc trong nhóm và sửa lỗi cho nhau
- Gv theo dõi giúp đỡ
* Thi đọc trước lớp :
- Tổ chức cho hs thi đọc trước lớp. 
- Gv nhận xét tuyên dương 
- Yêu cầu hs đọc chú giải sgk
b. Hướng dẫn tìm hiểu bài : 
- Yêu cầu hs đọc đoạn 1 – Lớp đọc thầm
+ Hồi nhỏ Trần Quốc Khái ham học như thế nào? (Trần Quốc Khái học khi đi đốn củi, lúc kéo vó tôm. Tối đến nhà nhèo không có dầu cậu bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng lấy ánh sáng mà học)
- Gv : Trần Quốc Khái thông minh tài trí có học vấn được triều đình cử đi sứ Trung Quốc. Cũng chính trong lần đi sứ này mà sự thông minh tài trí của ông được thể hiện rõ và được mọi người kính phục. Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp đoạn 2, 3, 4 để biết được điều này.
- Yêu cầu hs đọc đoạn 2, 3, 4 – Lớp đọc thầm 
+ Vua Trung Quốc đã nghĩ ra cách gì để thử sứ thần Việt Nam? (Vua Trung Quốc dựng một cái lầu cao mời Trần Quốc Khái lên chơi rồi cất thang đi)
+ Trân lầu vua Trung Quốc thử tài sứ thần để những thứ gì? (Trên lầu có hai pho tượng Phật, hai cái lộng, một bức trướng thêu ba chữ "phật trong lòng" và một vò nước)
+ Khi ở trên lầu Trần Quốc Khái làm gì để sống? (Ông ngẫm nghĩ và hiểu nghĩa của ba chữ "phật trong lòng" Vậy là ngày ngày ông cứ bẻ lần hai pho tượng làm bằng bột chè lam mà ăn)
+ Ông đã làm gì để không phí thời gian? (Ông đã mài mò quan sát nhớ nhập tâm được cách làm lọng và cách thêu)
+ Ông đã làm gì để xuống đất an toàn? (Ông quan sát thấy con dơi xòe cánh chao đi, chao lại như chiếc lá bay. Vậy là ông liền lấy hai cái lọng xuống đất an toàn vô sự)
- Yêu cầu hs đọc đoạn 4 – Lớp đọc thầm
+ Vì sao Trần Quốc Khái được tôn là ông tổ của nghề thêu? (Vì khi về nước ông đã đem nghề thêu và làm lọng dạy lại cho dân, nghề thêu của Việt Nam ra đời, nhớ ơn ông dân tôn ông là ông tổ của nghề thêu)
+ Câu chuyện cho ta biết điều gì về Trần Quốc Khái? (Trần Quốc Khái là người thông minh, tài trí, ham học hỏi, khéo léo và bình tỉnh trước những thử thách của vua Trung Quốc) 
- Yêu cầu hs đọc lại toàn bài – Lớp đọc thầm
+ Câu chuyện nói lên điều gì?
- Gv nhận xét ghi bảng : Ca ngợi Trần Quốc Khái thông minh, ham học hỏi, giàu trí sáng tạo.
3. Thực hành : Luyện đọc lại
- Gv đọc mẫu đoạn 3 của bài 
- Yêu cầu hs luyện đọc đoạn 3 trong nhóm
- Gọi hs thi đọc trước lớp
- Gv nhận xét tuyên dương
Kể chuyện
1. Xác định yêu cầu :
- Yêu cầu hs đọc yêu cầu và gợi ý sgk
2. Kể chuyện :
- Yêu cầu hs dựa vào gợi ý kể trong nhóm
- Yêu cầu hs nối tiếp nhau kể từng đoạn trước lớp 
- Gv nhận xét tuyên dương
3. Đặt tên cho truyện :
- Gv gợi ý hs khá giỏi đặt tên cho từng đoạn truyện
+ Tên của mỗi đoạn truyện cần chú ý điều gì? (Phải nêu được nội dung quan trọng khái quát nhất của đoạn truyện đó)
- Gv : Vậy muốn đặt tên cho từng đoạn truyện các em phải dựa vào nội dung đoạn truyện.
- Yêu cầu hs đặt tên từng đoạn truyện theo nhóm
- Mời đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận
- Gv nhận xét tuyên dương
+ Đoạn 1 : Cậu bé ham học (Thời thơ ấu của Trần Quốc Khái)
+ Đoạn 2 : Thử tài (Sự thông minh của Trần Quốc Khái)
+ Đoạn 3 : Trần Quốc Khái vượt qua thử thách (Xuống đất an toàn)
+ Đoạn 4 : Truyền nghề cho dân (dạy nghề cho dân)
4. Áp dụng :
- Yêu cầu hs đọc lại toàn bài – Lớp đọc thầm
+ Qua câu chuyện cho em biết muốn học, muốn hiểu nhiều điều hay ta cần phải làm gì?
- Gv nhận xét - giáo dục hs
- Hs về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân nghe
- Chuẩn bị bài : Bàn tay cô giáo.
- Gv nhận xét tiết học
Hát vui
1 hs nêu tên bài
Thực hiện yêu cầu
Hs nhận xét
Hs quan sát tranh
Hs trả lời-nhận xét
Hs theo dõi
Hs nhắc tựa bài
Hs theo dõi
1 hs khá giỏi đọc
Hs đọc nối tiếp
Hs luyện đọc từ
Hs theo dõi 
Hs trả lời-nhận xét
Hs theo dõi
Hs đọc nối tiếp
Hs luyện đọc câu
Hs theo dõi
Hs đọc chú giải
Hs đọc trong nhóm
Hs thi đọc trước lớp
Hs nhận xét
Hs đọc chú giải
Thực hiện yêu cầu
Hs trả lời-nhận xét
Hs lắng nghe
Thực hiện yêu cầu
Hs trả lời-nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Thực hiện yêu cầu
Hs trả lời-nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Thực hiện yêu cầu
Hs trả lời-nhận xét
Hs nhắc nội dung
Thực hiện yêu cầu
Hs thi đọc trước lớp
Hs nhận xét
Thực hiện yêu cầu
Hs kể trong nhóm
Thực hiện yêu cầu
Hs nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Hs lắng nghe
Hs thảo luận nhóm
Thực hiện yêu cầu
Hs theo dõi
Thực hiện yêu cầu
Hs trả lời-nhận xét
Hs theo dõi
* Rút kinh nghiệm : ................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ tư ngày 14 tháng 01 năm 2015
Môn : TIẾNG VIỆT
Phân môn : Tập đọc 
Tuần 21 tiết 63 
BÀN TAY CÔ GIÁO
I. Mục tiêu :
- Đọc đúng các từ : cong cong, thoát cái, tỏa, dập dềnh, rì rào, mầu nhiệm,.
- Biết nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ.
- Hiểu các từ ngữ : Phò, điều lạ.
- Hiểu nội dung : Ca ngợi bàn tay kì diệu của cô giáo.
- Học thuộc lòng 2 – 3 khổ thơ.
- Trả lời được các câu hỏi trong SGK.
II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài : 
- Kỹ năng nhnậ thức.
- Kỹ năng ra quyết định.
- Lắng nghe tích cực.
III. Các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng :
- Trình bày ý kiến cá nhân. 
- Thảo luận nhóm.
IV. Đồ dùng dạy học :
- Tranh minh hoạ sgk.
- Bảng phụ viết sẳn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
V. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Ổn định : 
B. Kiểm tra : 
+ Tiết trước các em đọc bài gì?
- Goi hs kể lại và trả lời câu hỏi : Ông tổ nghề thêu
- Gv nhận xét tuyên dương 
C. Bài mới :
1. Khám phá : 
- Yêu cầu hs quan sát tranh minh họa 
+ Bức tranh vẽ cảnh gì? (Cô giáo đang gấp giấy)
- Gv : Hôm nay chúng ta tìm hiểu bài thơ : Bàn tay cô giáo. Qua đó sẽ cho các em thấy được sự khéo léo từ bàn tay cô giáo rất diệu kì.
- Gv ghi tựa bài lên bảng
2. Kết nối :
a. Luyện đọc :
* Đọc mẫu :
- Gv đọc mẫu toàn bài 1 lượt (giọng tự nhiên thích thú, đầy khâm phục của hs và nhấn giọng ở những từ ngữ đặt tả)
- Gọi hs khá giỏi đọc lại
* Đọc từng câu :
- Gọi hs đọc tiếp nối từng câu
- Gv hướng dẫn hs luyện đọc từ khó : cong cong, thoát cái, tỏa, dập dềnh, rì rào, mầu nhiệm
- Gv theo dõi chữa lỗi cho hs
* Đọc từng đoạn :
+ Bài chia làm mấy khổ thơ? (5 khổ thơ)
+ Khổ 1 : 4 dòng đầu
+ Khổ 2 : 4 dòng tiếp theo
+ Khổ 3 : 4 dòng tiếp theo
+ Khổ 4 : 4 dòng tiếp theo
+ Khổ 5 : 2 dòng cuối
- Yêu cầu hs đọc nối tiếp từng khổ thơ
- Gv theo dõi chữa lỗi cho hs
* Đọc trong nhóm :
- Yêu cầu hs luyện đọc trong nhóm và sửa lỗi cho nhau
- Gv theo dõi giúp đỡ
* Thi đọc trước lớp :
- Tổ chức cho hs thi đọc trước lớp. 
- Gv nhận xét tuyên dương 
- Yêu cầu hs đọc chú giải sgk
b. Hướng dẫn tìm hiểu bài :
- Yêu cầu hs đọc

Tài liệu đính kèm:

  • docxTap doc 19-21.docx