Giáo án phát triển năng lực học sinh Lớp 5 - Tuần 6 - Năm học 2017-2018

Đạo đức

Có chí thì nên (tiết 2)

1. Mục tiêu

1.1. Kiến thức – kĩ năng: HS xác định những khó khăn, thuận lợi của mình; biết đề ra kế hoạch vượt khó của bản thân. Kể được một sổ tấm gương “ Có chí thì nên”. Cảm phục trước những tấm gương có ý chí vượt lên khó khăn để trở thành những người có ích.

1.2. Năng lực: Cảm phục và noi theo những gương có ý chí vượt lên những khó khăn trong cuộc sống để trở thành người có ích cho gia đình, xã hội.

1.3. Phẩm chất: Mạnh dạn khi giao tiếp, biết lắng nhe người khác.

2. Đồ dùng dạy học

Tìm hiểu hoàn cảnh khó khăn của một số bạn học sinh trong lớp, trường.

3. Các hoạt động dạy học

Hoạt động của HS Hỗ trợ của GV

Hoạt động 1: Thảo luận nhóm làm bài tập 3

Mục tiêu: Phát triển năng lực tự học. Hoạt động nhóm

- HS làm việc cá nhân, kể cho nhau nghe về các tấm gương mà mình đã biết. - Hãy kể lại cho các bạn trong nhóm cùng nghe về một tấm gương “Có chí thì nên” mà em biết.

+Khó khăn về bản thân : sức khỏe yếu, bị khuyết tật

+Khó khăn về gia đình : nhà nghèo, sống thiếu thốn tình cảm

+Khó khăn khác như : đường đi học xa, thiên tai , bão lụt - GV lưu ý HS nêu:

+Khó khăn về bản thân.

+Khó khăn về gia đình.

+Khó khăn khác.

- Lớp trao đổi, bổ sung thêm những việc có thể giúp đỡ được các bạn gặp hoàn cảnh khó khăn. - GV gợi ý để HS phát hiện những bạn có khó khăn ở ngay trong lớp mình, trường mình và có kế hoạch để giúp đỡ bạn vượt khó.

Hoạt động 2: HS tự liên hệ (bài tập 4, SGK)

Mục tiêu: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề Hoạt động lớp

- HS tự phân tích thuận lợi, khó khăn của bản thân (theo bảng sau) - GV nêu yêu cầu

- Trao đổi hoàn cảnh thuận lợi, khó khăn của mình với nhóm.

- Mỗi nhóm chọn 1 bạn có nhiều khó khăn nhất trình bày với lớp.

Hoạt động 3: Củng cố

Mục tiêu: Phát triển năng lực hợp tác Hoạt động cả lớp

- HS tập và hát. - Tập hát 1 đoạn:

“Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông” (2 lần)

- Thi đua theo dãy. - Tìm câu ca dao, tục ngữ có ý nghĩa giống như “Có chí thì nên”

 

docx 30 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 601Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án phát triển năng lực học sinh Lớp 5 - Tuần 6 - Năm học 2017-2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m việc trong nhóm, lớp. 
- HS thi đua Ai nhanh hơn ?
- Tổ chức thi đua 
- Lớp làm ra nháp
- GV nhận xét – tuyên dương.
Luyện từ và câu
Mỏ rộng vốn từ: Hữu nghị - Hợp tác
1. Mục tiêu
1.1. Kiến thức – kĩ năng: Có hiểu biết về nghĩa của các từ có tiếng hữu, tiếng hợp và xếp vào các nhóm thích hợp theo yêu cầu của bài tập 1, 2. Đặt câu với một từ, một thành ngữ theo yêu cầu BT3. 
1.2. Năng lực: Biết chia sẻ kết quả học tập với bạn, với cả nhóm.
1.3. Phẩm chất: Thường xuyên trao đổi nội dung học tập, hoạt động giáo dục với bạn, thầy cô.
2. Đồ dùng dạy học
GV: Tranh ảnh thể hiện tình hữu nghị, sự hợp tác giữa các quốc gia - Bìa ghép từ + giải nghĩa các 
từ có tiếng “hợp”. 
HS: SGK, VBT, Từ điển Tiếng Việt 
3. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của HS
Hỗ trợ của GV
Hoạt động 1: Mở rộng vốn từ có tiếng Hữu nghị – Hợp tác 
Mục tiêu: Phát huy năng lực hợp tác. 
Hoạt động lớp – nhóm
- HS nhận bìa, thảo luận và ghép từ với nghĩa (dùng từ điển).
- GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm. 
- Phân công 3 bạn lên bảng ghép, phần thân nhà với mái đã có sẵn sau khi hết thời gian thảo luận. 
- HS sửa bài, nhận xét kết quả làm việc của nhóm. 
- HS đọc tiếp nối nghĩa mỗi từ.
- HS đặt câu có 1 từ vừa nêu ® nối tiếp nhau.
- Yêu cầu: Ghép từ với nghĩa thích hợp của từ rồi phân thành 2 nhóm:
+ “Hữu” nghĩa là bạn bè.
+ “Hữu” nghĩa là có.
- GV tuyên dương nhóm sau khi công bố đáp án và giải thích rõ hơn nghĩa các từ. 
- Yêu cầu HS tiếp nối nghĩa mỗi từ.
- Suy nghĩ 1 phút và viết câu vào nháp
- Lớp nhận xét câu bạn vừa đặt. 
- GV chốt ý.
- HS nêu các từ trên bảng.
- Yêu cầu HS đọc lại các từ.
Hoạt động 2: Mở rộng vốn từ có tiếng “Hợp”
Mục tiêu: Vận dụng những điều đã học để giải quyết nhiệm vụ trong học tập. 
Hoạt động nhóm – lớp
- Thảo luận nhóm đôi để tìm ra cách ghép đúng (dùng từ điển)
- GV đính lên bảng sẵn các dòng từ và giải nghĩa, sắp xếp lại. 
- Mỗi dãy bàn chỉ được 2 bạn may mắn lên bảng ® cả lớp 4 em. 
- HS thực hiện ghép lại và đọc to rõ từ + giải nghĩa. 
- Phát thăm cho các nhóm, mỗi nhóm may mắn sẽ có 1 em lên bảng hoán chuyển bìa cho đúng.
- Nhóm + nhận xét, sửa chữa.
- GV nhận xét, đánh giá thi đua
- Đặt câu nối tiếp 
- Lớp nhận xét 
- Tổ chức cho HS đặt câu để hiểu rõ hơn nghĩa của từ. 
- HS đọc lại các từ.
- Yêu cầu HS đọc lại các từ.
Hoạt động 3: Tìm hiểu 3 thành ngữ thuộc chủ đề
Mục tiêu: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức. 
Hoạt động lớp – nhóm
- HS thảo luận nhóm đôi để nêu hoàn cảnh sử dụng và đặt câu. 
- Đại diện trình bày.
® Diễn tả sự đoàn kết. Dùng đến khi cần kêu gọi sự đoàn kết rộng rãi. 
® Đặt câu 
® Thành ngữ 2 và 3 đều chỉ sự đồng tâm hợp lực, cùng chia sẻ gian nan giữa những người cùng chung sức gánh vác một công việc quan trọng.
- GV treo bảng phụ có ghi 3 thành ngữ
- Lần lượt giúp HS tìm hiểu 3 thành ngữ: 
+ Bốn biển một nhà.
(4 Đại dương trên thế giới ® Cùng sống trên thế giới này) 
+ Kề vai sát cánh.
® Đặt câu.
- Đồng tâm hiệp lực; Muôn người như một 
- Tôn trọng, giúp đỡ khách du lịch (Dự kiến) ® nước ngoài. 
+ Chung lưng đấu cật 
- Yêu cầu HS tìm thêm thành ngữ, tục ngữ khác cùng nói về tình hữu nghị, sự hợp tác.
- Yêu cầu HS nêu một số hoạt động nói lên tình hữu nghị – hợp tác.
- Giúp đỡ thiếu nhi và đồng bào các nước gặp thiên tai. 
- Biết ơn, kính trọng những người nước ngoài đã giúp Việt Nam như về dầu khí, xây dựng các công trình, đào tạo chuyên viên cho Việt Nam...
- Hợp tác với bạn bè thật tốt trong học tập, lao động (học nhóm, làm vệ sinh lớp cùng tổ, bàn...) 
® Giáo dục: “Đó đều là những việc làm thiết thực, có ý nghĩa để góp phần vun đắp tình hữu nghị, sự hợp tác giữa mọi người, giữa các dân tộc, các quốc gia...” 
- GV nhận xét – tuyên dương.
Hoạt động lớp
Hoạt động 4: Củng cố 
Mục tiêu: năng lực nhận xét
- Quan sát tranh ảnh 
- Suy nghĩ và đặt tên cho ảnh, tranh bằng từ ngữ, thành ngữ hoặc câu ngắn gọn thể hiện rõ ý nghĩa tranh ảnh. 
- HS nêu 
- Lớp nhận xét. 
- GV đính tranh ảnh lên bảng, yêu cầu HS quan sát. 
- GV giải thích sơ nét các tranh, ảnh trên. 
Buổi chiều
Tập làm văn
Luyện tập làm đơn
1. Mục tiêu
1.1. Kiến thức – kĩ năng: Viết hoàn thiện một lá đơn đúng quy định về thể thức, đủ̉ nội dung cần thiết, trình bày lí do, nguyện vọng rõ ràng. 
1.2. Năng lực: Mạnh dạn khi giao tiếp; trình bày rõ ràng, ngắn gọn, nói đúng nội dung cần trao đổi.
1.3. Phẩm chất: Yêu trường, lớp, thầy cô, bạn bè.
2. Đồ dùng dạy học
GV: Mẫu đơn cỡ lớn (A2) làm mẫu - cỡ nhỏ (A4) đủ số HS trong lớp. 
HS: Một số mẫu đơn đã học ở lớp ba để tham khảo.
+ Đơn xin gia nhập đội
+ Đơn xin phép nghỉ học
+ Đơn xin cấp thẻ đọc sách 
3. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của HS
Hỗ trợ của GV
Hoạt động 1: Xây dựng mẫu đơn 
Mục tiêu: HS có khái niệm mẫu đơn theo đề bài.
Hoạt động lớp
- HS đọc bài tham khảo: “Thần chết mang tên 7 sắc cầu vồng”.
- GV giới thiệu tranh, ảnh về thảm họa do chất độc màu da cam gây ra, hoạt động của Hội Chữ thập đỏ , .
- HS nêu.
- Dựa vào các mẫu đơn đã học (STV 3/ tập 1) nêu cách trình bày 1 lá đơn ® GV theo mẫu đơn
à Lưu ý: Phần lí do viết đơn là nội dung quan trọng của lá đơn cần viết gọn, rõ,thể hiện rõ nguyện vọng cá nhân.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tập viết đơn 
Mục tiêu: HS tự hoàn thành được nhiệm vụ học tập.
- HS đọc lại yêu cầu bài 2.
- HS viết đơn và đọc nối tiếp.
Hoạt động cá nhân
- Yêu cầu HS đọc bài 2
- Lớp đọc thầm
à Lưu ý: Phần lí do viết đơn là phần trọng tâm, cũng là phần khó viết nhất vì vậy cần nêu rõ:
- Bản thân em đồng tình với nội dung hoạt động của Đội tình nguyện, xem đó là những hoạt động nhân đạo rất cần thiết.
- Bày tỏ nguyện vọng của em muốn tham gia vào tổ chức này để được góp phần giúp đỡ các nạn nhân bị ảnh hưởng chất độc màu da cam.
- HS điền vào.
- GV phát mẫu đơn.
- HS nối tiếp nhau đọc.
- Lớp nhận xét theo các điểm GV gợi ý .
- GV gợi ý HS nhận xét.
- Lí do, nguyện vọng có đúng và giàu sức thuyết phục không?
- GV chấm 1 số bài ® Nhận xét kỹ năng viết đơn.
Hoạt động 3: Củng cố
Mục tiêu: Ôn lại các kiến thức vừa học
- HS trưng bày những lá đơn viết đúng, giàu sức thuyết phục.
Hoạt động lớp
- Yêu cầu HS trưng bày những lá đơn viết đúng.
- Lớp nhận xét, phân tích cái hay.
- GV nhận xét.
Lịch sử
Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước
1. Mục tiêu
1.1. Kiến thức – kĩ năng: HS có kiến thức về ngày 5/6/1911 tại bến nhà Rồng (TP HCM) với lòng yêu nước thương dân sâu sắc Nguyễn Tất Thành (tên của Bác Hồ lúc đó) ra đi tìm đường cứu nước. Nhận biết đúng sự kiện lịch sử. HS thấy được lòng yêu nước của Bác Hồ kính yêu.
1.2. Năng lực: Mạnh dạn khi giao tiếp, biết lắng nhe người khác; trình bày rõ ràng, ngắn gọn, nói đúng nội dung cần trao đổi.
1.3. Phẩm chất: Yêu nước, yêu và kính trọng Bác Hồ.
2. Đồ dùng dạy học
GV: Một số ảnh tư liệu về Bác như: phong cảnh quê hương Bác, cảng Nhà Rồng, tàu La-tu-sơ Tờ-rê-vin... Bản đồ hành chính Việt Nam, chuông. 
HS: SGK, VBT, tư liệu về Bác.
3. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của HS
Hỗ trợ của GV
Hoạt động 1: Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.
Mục tiêu: HS hiểu được sơ nét về tiểu sử Nguyễn Tất Thành và mục đích ra nước ngoài của anh.
Hoạt động lớp - nhóm
- HS nhận thẻ - Các em có thẻ giống nhau họp thành 1 nhóm ® Tiến hành họp thành 6 nhóm. 
- GV chia nhóm ngẫu nhiên ® lập thành 6 nhóm. 
- Đại diện nhóm nhận nội dung thảo luận ® đọc yêu cầu thảo luận của nhóm. 
- GV cung cấp nội dung thảo luận: 
1. Em biết gì về quê hương và thời niên thiếu của Nguyễn Tất Thành. 
2. Nguyễn Tất Thành là người như thế nào? 
3.Vì sao Nguyễn Tất Thành không tán thành con đường cứu nước của các nhà yêu nước tiền bối?
4. Trước tình hình đó, Nguyễn Tất Thành quyết định làm gì? 
- Các nhóm thảo luận, nhóm nào hoàn thành thí đính lên bảng. 
- Yêu cầu thảo luận trong 3 phút. 
- Đại diện nhóm trình bày - nhóm khác nhận xét và bổ sung. 
- GV gọi đại diện nhóm đọc lại kết quả của nhóm. 
- GV nhận xét từng nhóm, rút ra kiến thức.
- GV nhận xét từng nhóm ® giới thiệu phong cảnh quê hương Bác. 
- GV nhận xét – chốt ý.
Hoạt động 2: Quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành.
Mục tiêu: HS nắm được ý chí quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành.
Hoạt động lớp - cá nhân
- 3 HS thực hiện tiểu phẩm (1 người dẫn chuyện, Nguyễn Tất Thành, anh Tư Lê). 
- Mời các em lên thực hiện phần chuẩn bị của mình. 
- Các em vừa xem qua tiểu phẩm, qua tiểu phẩm đó, hãy cho biết: 
- để xem nước Pháp và các nước khác từ đó tìm đường đánh Pháp. 
- Nguyễn Tất Thành ra nước ngoài để làm gì? 
- sẽ gặp nhiều điều mạo hiểm, nhất là khi ốm đau. 
- Anh lường trước những khó khăn nào khi ở nước ngoài?
- Làm tất cả việc gì để sống và để đi bằng chính đôi bàn tay của mình. 
- Theo Nguyễn Tất Thành, làm thế nào để có thể sống và đi các nước khi ở nước ngoài? 
- Tại Bến Cảng Nhà Rồng, vào ngày
 5 / 6 / 1911. 
- Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước tại đâu ? Thời gian nào ?
- GV giới thiệu ảnh Bến Cảng Nhà Rồng và tàu La-tu-sơ Tờ-rê-vin. 
- 3 HS đọc lại.
- GV chốt ý.
Hoạt động 3. Củng cố- dặn dò:
- GV phát mỗi bàn 1 chuông. Phổ biến luật chơi trò chơi.
- Các nhóm thi đua 
- GV nêu câu hỏi ® nói từ “Hết” ® nhóm nào lắc chuông trước được quyền trả lời ® trả lời Đ: 1 bông hoa.
- GV nhận xét - tuyên dương
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Trò chơi “Trái bóng yêu thương”
1. Mục tiêu hoạt động: 
1.1. Kiến thức – kĩ năng: Thông qua trò chơi, HS được rèn luyện kĩ năng giao tiếp, biết dùng những lời nhận xét tốt đẹp khi nới với bạn bè.
1.2. Năng lực: Tích cực hoạt động trong nhóm, lớp.
1.3. Phẩm chất: HS có ý thức trân trọng tình cảm bạn bè.
2. Quy mô hoạt động
- Tổ chức theo quy mô lớp
3. Tài liệu và phương tiện 
- Một quả bóng cao su vừa bàn tay cảu HS lớp 5: Nếu không có bóng cao su có thể dùng báo cũ vo tròn thay bóng. 
4. Các bước tiến hành 
Tổ chức trò chơi 
- GV hướng dẫn cách chơi và luật chơi. Lưu ý HS 
+ trước khi ném bóng cho một bạn nào đó trong lớp, HS cần phải nói một lời yêu thương hoặc một lời khen xứng đáng đối với bạn. Ví dụ: 
Bạn rất vui tính 
Bạn là người bạn tốt 
Bạn rất chăm chỉ học tập
Bạn viết rất đẹp
Tớ rất thích những bức tranh bạn vẽ 
Tớ rất quý bạn 
+ Người nhận bóng nếu giữ bóng trên tay lâu (Khoảng 10 số đếm) mà chưa nói được lời yêu thương, sẽ phải trao bóng tra cho quản trò. 
+ Nếu người nhận bóng bắt trượt, bóng rơi xuống đất sẽ bị mất lượt. Bóng lại trả về tay quản trò. 
+ Mỗi HS chỉ được nhận bóng 1 lần. Nếu người tung bóng nhằm lần thứ hai tới bạn, sẽ mất quyền tung bóng và phải trả bóng cho quản trò. 
- Tổ chức cho lớp chơi thử
- Chơi thật: Cả lớp đứng thành vòng tròn, Quản trò đứng giữa vòng tròn. Bắt đầu chơi, người thứ nhất nói một lời yêu thương hoặc một lời khen với một bạn nào đó và nắm bóng cho bạn đó. HS khác và ném quả bóng cho bạn đó. Cứ như vậy, quả bóng sẽ được truyền tay và trao gửi lời yêu thương cho tất cả các bạn trong lớp. 
Thảo luận sau trò chơi. 
- Sau khi tổ chức cho HS chơi xong, GV có thể tổ chức cho cả lớp thảo luận theo các câu hỏi sau:
+ Em cảm thấy như thế nào khi được nhận những lời yêu thương, lời khen tặng của bạn bè đối với mình.
+ Em cảm thấy như thế nào khi nòi lời yêu thương, lời khen đối với bạn? 
+ Qua trò chơi này em có thẻ rút ra điều gì? 
- GV nhận xét, khen ngợi những lời nói yêu thương, khích lệ bạn bè của tất cả HS trong lớp. Căn dặn HS hãy luôn sử dụng những lời nói yêu thương, khen ngợi đối với bạn bè trong cuộc sống hàng ngày cũng như hãy đón nhận, trân trọng món quà quý giá đó của tình bạn. 
5. Củng cố dặn dò : Nhận xét tiết học dặn dò VN
Thứ tư, ngày 11 tháng 10 năm 2017
Buổi sáng
Toán
Luyện tập
1. Mục tiêu
1.1. Kiến thức – kĩ năng: Ôn tập về tên gọi, kí hiệu và mỗi quan hệ của các đơn vị đo diện tích đã học. Vận dụng để chuyển đổi, so sánh số đo diện tích. Giải các bài toán có liên quan đến diện tích
1.2. Năng lực: Có khả năng tự thực hiện nhiệm vụ cá nhân trên lớp, làm việc trong nhóm.
1.3. Phẩm chất: Tích cực tham gia hoạt động học tập.
2. Đồ dùng dạy học
Phấn màu - Bảng phụ.
HS:VBT, SGK, bảng con 
3. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của HS
Hỗ trợ của GV
Hoạt động 1: Thực hành
Mục tiêu: Củng cố cho HS cách đổi các đơn vị đo diện tích đã học. 
Hoạt động lớp
Bài 1: Củng cố về chuyển đổi các đơn vị đo diện tích
- 2 HS đọc yêu cầu đề bài 1.
- Yêu cầu HS đọc đề. 
- 2 HS nêu lại.
- Lớp đọc thầm, xác định dạng đổi bài a, b, c... 
- Yêu cầu HS nhắc lại mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo diện tích liên quan nhau. 
- HS làm bài 
- Lần lượt HS sửa bài 
- GV chốt kết quả đúng. 
Bài 2: Chuyển đổi các đơn vị đo diện tích rồi so sánh kết quả, điền dấu.
- 2 HS đọc yêu cầu đề bài 2. 
- Yêu cầu HS đọc đề bài 2. 
- HS đọc thầm, xác định dạng bài (so sánh). 
- Yêu cầu HS nêu cách làm 
- HS làm bài 
- Lần lượt HS sửa bài giải thích tại sao điền dấu (, =) (Sửa bài chéo). 
- GV nhận xét và chốt lại 
Bài 3: Củng cố về giải bài toán có liên quan đến diện tích.
- 2 HS đọc đề 
- Phân tích đề 
- GV gợi ý yêu cầu HS thảo luận tìm cách giải. 
- HS làm bài 3:
- HS sửa bài – Lớp nhận xét.
- GV theo dõi cách làm để kịp thời sửa chữa. 
- GV nhận xét - chốt kết quả đúng.
Bài 4:
- 2 HS đọc đề bài 4 \.
- HS phân tích đề - Tóm tắt 
- HS nêu công thức tìm diện tích hình chữ nhật .
- GV Yêu cầu HS đọc bài 4. 
- GV gợi ý cho HS thảo luận nhóm đôi để tìm cách giải và tự giải. 
- GV nhận xét – chốt kết quả đúng .
Hoạt động 4: Củng cố
Mục tiêu: Củng cố lại cách đổi đơn vị 
Hoạt động lớp
- HS thi đua : 
15 ha 5 a = 1505 a 
324 500 m2 = 32 ha 4500 m2 
- GV tổ chức thi đua: Ai nhanh hơn ? 
15 ha 5 a = ? a 
324 500 m2 = ? ha ? m2 
- GV chốt lại vị trí của số 0 đơn vị a. 
- Chuẩn bị: Luyện tập chung 
Tập đọc
Tác phẩm của Si-le và tên phát xít
1. Mục tiêu
1.1. Kiến thức – kĩ năng: Đọc đúng các tên người nước ngoài trong bài: Si- le, Pa- ri, Hít- le, Vin- hem- ten, Mét- xi-na, I- ta- li-a, Oóc- lê-ăng. Bước đầu đọc diễn cảm được bài văn.
 - Hiểu ý nghĩa: Cụ già người Pháp đã dạy cho tên sĩ quan Đức hống hách một bài học sâu sắc. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).
1.2. Năng lực: Trình bày rõ ràng, ngắn gọn; nói đúng nội dung cần trao đổi.
1.3. Phẩm chất: Yêu đất nước, yêu hòa bình.
2. Đồ dùng dạy học
GV: Tranh minh họa SGK/67 - Một số tác phẩm của Sin-le (nếu có)
HS: SGK 
3. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của HS
Hỗ trợ của GV
Hoạt động 1: Luyện đọc.
Mục tiêu: Hướng dẫn HS đọc đúng nội dung văn bản. 
Hoạt động lớp
- 1 HS đọc toàn bài 
- Yêu cầu 1 HS đọc toàn bài 
- HS đọc theo hướng dẫn.
- GV lưu ý các em đọc đúng các từ ngữ sau: Si-le, Pa-ri, Hít-le, Vin-hem-ten, Mét-xi-na, Oóc-lê-ăng.
- HS thảo luận tìm cách ngắt nghỉ.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi tìm ra cách ngắt nghỉ hơi trong 1 phút.
- Một người cao tuổi ngồi bên cửa sổ/ tay cầm cuốn sách/ ngẩng đầu lạnh lùng đáp bằng tiếng Pháp:/ Chào ngài // - 1 HS ghi ngắt nghỉ câu trên bảng. 
- Yêu cầu 1 HS đọc câu văn có thể hiện cách ngắt nghỉ hơi. 
- 3 đoạn: 
- Bài văn này được chia thành mấy đoạn? 
- 3 HS đọc nối tiếp và mời 3 bạn khác đọc. 
- Yêu cầu 3 HS xung phong đọc nối tiếp theo từng đoạn. 
- 1 HS đọc.
- Yêu cầu 1 HS đọc lại toàn bài.
- HS đọc giải nghĩa ở phần chú giải. 
- Yêu cầu HS đọc phần chú giải.
- HS nêu các từ khó khác.
- HS thực hiện.
- GV giải thích từ khó.
-Yêu cầu HS đọc theo nhóm đôi.
- HS lắng nghe 
- GV đọc lại toàn bài 
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
Mục tiêu: Hướng dẫn HS hiểu nội dung văn bản. 
Hoạt động nhóm - lớp
- Truyện xảy ra trên 1 chuyến tàu ở Pa-ri, thủ đô nước Pháp. Tên sĩ quan Đức bước vào toa tàu, giơ thẳng tay, hô to: “Hít-le muôn năm”.
- Câu chuyện xảy ra ở đâu? Tên phát xít đã nói gì khi gặp những người trên tàu? 
- Vì cụ đã đáp lời hắn 1 cách lạnh lùng bằng tiếng Pháp mặc dù cụ biết tiếng Đức .
- Vì sao tên sĩ quan Đức có thái độ bực tức với ông cụ ? 
- Vì cụ tế nhị bộc lộ thái độ bất bình với lời chào hống hách của hắn.
- Vì sao ông cụ người Pháp không đáp lời tên sĩ quan bằng tiếng Đức ? 
- Cụ đánh giá Sin-lơ là một nhà văn quốc tế .
- Lời đáp của cụ có ngụ ý : Sin-lơ xem các ngươi là kẻ cướp.
- Nhà văn Đức Sin-lơ được cụ già đánh giá thế nào ? 
- Lời đáp của ông cụ cuối truyện ngụ ý gì ? 
- GV nhận xét 
Hoạt động 3: Đọc diễn cảm
Mục tiêu: Hướng HS đọc diễn cảm nội dung văn bản. 
Hoạt động nhóm - cá nhân
- HS đọc – Lớp nhận xét.
- Yêu cầu HS chọn mỗi dãy 3 bạn, đọc tiếp sức từng đoạn (2 vòng). 
- GV nhận xét - tuyên dương.
- HS thi đua đọc.
- Thi đua: Ai hay hơn? Ai đọc diễn cảm hơn? (2 dãy) 
- GV nhận xét - tuyên dương. 
- Ca ngợi cụ già người Pháp thông minh, biết phân biệt người Đức với bọn phát xít Đức và dạy cho tên sĩ quan phát xít hống hách một bài học nhẹ nhàng mà sâu cay.
- Em hãy nêu ý chính của bài ?
Khoa học
Phòng bệnh sốt rét
1. Mục tiêu
1.1. Kiến thức – kĩ năng: HS biết nguyên nhân, và cách phòng tránh bệnh sốt rét. Học sinh ý thức vệ sinh môi trường, diệt muỗi, diệt bọ gậy và tránh để muỗi đốt.
1.2. Năng lực: Có khả năng tự thực hiện nhiệm vụ cá nhân trên lớp, làm việc trong nhóm.
1.3. Phẩm chất: Thường xuyên trao đổi nội dung học tập, hoạt động giáo dục với bạn, thầy cô.
2. Đồ dùng dạy học
GV: Hình vẽ trong SGK/26 - 27 - Tranh vẽ “Vòng đời của muỗi A-nô-phen” phóng to. 
HS: SGK – VBT.
3. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của HS
Hỗ trợ của GV
Hoạt động 1: Làm việc với SGK.
Mục tiêu: HS nhận biết được 1 số dấu hiệu chính của bệnh sốt rét.
- HS nêu được tác nhân, đường lây truyền bệnh sốt rét.
Hoạt động lớp - cá nhân
- HS tiến hành chơi trò chơi “Em làm bác sĩ”. 
® Cả lớp theo dõi.
- GV tổ chức cho HS chơi trò “Em làm bác sĩ”, dựa theo lời thoại và hành động trong các hình 1, 2 trang 26. 
- Qua trò chơi, các em cho biết: 
- Dấu hiệu bệnh: 2-3 ngày xuất hiện cơn sốt. Lúc đầu là rét run, thường kèm nhức đầu, người ớn lạnh. Sau rét là sốt cao, người mệt, mặt đỏ, có lúc mê sảng, sốt kéo dài nhiều giờ. Sau cùng, người bệnh ra mồ hôi, hạ sốt. 
- Một số dấu hiệu chính của bệnh sốt rét?
- Gây thiếu máu, bệnh nặng có thể gây chết người. 
- Bệnh sốt rét nguy hiểm như thế nào? 
- Bệnh do một loại kí sinh trùng gây ra. 
- Nguyên nhân gây ra bệnh sốt rét? 
- Đường lây truyền: do muỗi A-no-phen hút kí sinh trùng sốt rét có trong máu người bệnh rồi truyền sang người lành. 
- Bệnh sốt rét được lây truyền như thế nào? 
- GV nhận xét + chốt ý.
Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận
Mục tiêu: Giúp HS biết làm cho nhà ở và nơi ở không có muỗi.
- Biết tự bảo vệ mình và những người trong gia đình bằng cách ngủ màn ( đặc biệt màn đã được tẩm chất phòng muỗi),mặc quần áo dài để không cho muỗi đốt khi trời tối.
- Có ý thức trong việc ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và đốt người.
Hoạt động nhóm - cá nhân
- HS quan sát. 
- GV treo tranh vẽ “Vòng đời của muỗi A-no-phen” phóng to lên bảng. 
- 1 HS mô tả đặc điểm của muỗi A-no-phen . 
- 1 HS nêu vòng đời của nó (kết hợp chỉ vào tranh vẽ). 
- Em hãy mô tả đặc điểm của muỗi A-no-phen? Vòng đời của nó? 
- HS hoạt động nhóm đôi tìm hiểu nội dung thể hiện trên hình vẽ. 
- GV đính 4 hình vẽ SGK/27 lên bảng. Yêu cầu HS thảo luận nhóm bàn “Hình vẽ nội dung gì?”
- Đại diện nhóm đính câu trả lời ứng với hình vẽ. 
- GV gọi một vài nhóm trả lời ® các nhóm khác bổ sung, nhận xét. 
- GV nhận xét – chốt ý. 
Hoạt động 3: Củng cố 
Mục tiêu: Ôn lại các kiến thức vừa học 
Hoạt động lớp
- Mỗi HS nhận 1 thẻ .
- GV phát mỗi bàn 1 thẻ từ có ghi sẵn nội dung (đặt úp). 
- HS thi đua tham gia trò chơi 
- GV phổ biến cách chơi, thi đua “Ai nhanh hơn”. 
- GV nhận xét - tuyên dương 
Thứ năm, ngày 12 tháng 10 năm 2017
Buổi chiều
Toán
Luyện tập chung
1. Mục tiêu
1.1. Kiến thức – kĩ năng: Ôn tập các đơn vị đo diện tích đã học, cách tính diện tích các hình đã học. Giải các bài toán liên quan đến diện tích.
1.2. Năng lực: Học sinh có khả năng tự thực hiện nhiệm vụ cá nhân. 
1.3. Phẩm chất: Mạnh dạn khi thực hiện nhiệm vụ, trình bày ý kiến cá nhân.
2. Đồ dùng dạy học
GV: Hệ thống câu hỏi - Phấn màu - Bảng phụ - Hình vẽ 
HS: công thức, quy tắc tính diện tích các hình đã học , VBT.
3. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của HS
	Hỗ trợ của GV
Hoạt động 1: Ôn công thức, quy tắc tính diện tích hình chữ nhật, diện tích hình vuông
Mục tiêu: HS vận dụng quy tắc, công thức tính S hình chữ nhật, S hình vuông để làm bài tập.Hoạt động cá nhân
- Muốn tính diện tích hình vuông ta lấy số đo một cạnh nhân với chính nó.
- Muốn tìm diện tích hình vuông ta làm sao?
S = a x a
- Nêu công thức tính diện tích hình vuông?
- Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta lấy số đo chiều dài nhân với số đo chiều rộng (cùng đơn vị đo).
- Muốn tìm diện tích hình chữ nhật ta làm sao?
S = a x b
- Nêu công thức tính diện tích hình chữ nhật?
- Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta phải biết số đo chiều dài và số đo chiều rộng .
- Muốn tìm diện tích hình chữ nhật ta cần biết gì?
à Lưu ý: HS nêu sai GV sửa
Hoạt động 2: Thực hành 
Hoạt động nhóm
Mục tiêu: HS vận dụng công thức tính diện tích hình chữ nhật và hình vuông giải toán.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- GV gợi ý: 
1) Đọc đề?
2) Phân tích đề?
3) Tìm phương pháp giải?
Bài 1:
- Số gạch men để lát nền = S nền : S 1viên gạch
- Yêu cầu HS trình bày cách giải 
- HS làm bài 
- GV tổ chức cho HS sửa bài 
- HS sửa bài – HS trình bày
- GV tổ chức cho HS sửa bài.
Bài 2: Tóm tắt - Phân tích
- Đề bài cho gì ? hỏi gì? 
- GV gợi mở HSđặt câu hỏi 
- Học sinh sửa bài , nhận xét 
- GV yêu cầu HS làm bài vào vở.
- GV nhận xét – chốt kết quả đúng.
Bài 3:
- Thi đua giải nhanh
- GV gợi ý cho HS nhắc lại về tỉ lệ bản đồ. Hướng dẫn HS tìm:
- Cả lớp giải vào vở
1) Chiều dài thực sự
2) Tìm chiều rộng thực sự 
3) Tìm diện tích thực sự
Đáp số : 1500m2 
4) Đổi đơn vị diện tích đề bài cần hỏi
Bài 4:
- Các nhóm trình bày kết quả 
- GV tổ chức cho HS sửa bài (ai nhanh nhất)
- Cho HS thảo luận nhóm để tìm cách tính được diện tích miếng bìa.
Hoạt động 4: Củng cố
Mục tiêu: Ôn lại các kiến thức vừa học.
Hoạt động cá nhân
- HS giải vở nháp
- Đại diện 4 bạn (4 tổ) giải bảng lớp
- GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung luyện tập. 
- Thi đua: tính S hai hình sau:
Đáp án:
- Học sinh ghép thành 1 hình vuông rồi tính
Luyện từ và câu
Ôn tập

Tài liệu đính kèm:

  • docxTuan_6_lop_5_giao_an_phat_trien_nang_luc_hoc_sinh.docx