I- Mục đích yêu cầu.
Học sinh nắm được khái niệm thuật ngữ. Phân biệt thuật ngữ với các từ ngữ thông dụng khác.
Tích hợp với phần Văn, Tập làm văn.
Rèn luyện kĩ năng giải thích của thuật ngữ và vận dụng thuật ngữ trong nói, viết.
II- Chuẩn bị
Thầy: Soạn bài, chuẩn bi bảng phụ
Trò: Xem trước bài
III- Lên lớp
A. Tổ chức.
B. Kiểm tra.
thuyền ra khơi “Mặt trời sập cửa” H? Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh ở đây? Hình ảnh so sánh: + Mặt trời như một hòn lửa đỏ rực khổng lồ đang từ từ chìm xuống biển. + Vũ trụ như một ngôi nhà khổng lồ, có những làn sóng làm then cửa, bóng đêm là cánh cửa đang khép lại -> hình ảnh nhân hoá. H? Những hình ảnh đó nhằm diễn tả điều gì? Vũ trụ đang đi dần vào trạng thái nghỉ ngơi. H? Khi vũ trụ đang đi dần vào trạng thái nghỉ ngơi thì người dân chài trên những con thuyền đánh cá lại bắt tay vào công việc gì? Đưa đoàn thuyền ra khơi : “Đoàn khơi” “ Đoàn.. .. lại” H? Trong lúc ra khơi, người dân chài còn làm gì nữa? Họ hát. H? Nội dung họ hát là gì? Mong ước biển có nhiều cá để học đánh bắt được nhiều. H? Câu hát của họ còn có tác dụng gì nữa? Câu hát thổi căng buồm, đẩy thuyền ra khơi. GV: Tiếng hát hoà với gió, nâng cánh gió, tiếp sức cho gió làm căng buồm đẩy thuyền ra khơi. Đó là tiếng hát mạnh mẽ bởi vì không phải một con thuyền mà cả một đoàn thuyền ra khơi. Tiếng hát đó làm căng buồm là một hình ảnh khoa trương nhưng lại rất hợp lí. H? Qua những hình ảnh đó em có nhận xét gì về cảnh - Cảnh ra khơi phơi phới, lạc ra khơi? quan yêu đời, hăng hái, nhiệt tình làm việc ngày đêm không GV: Cảnh thiên nhiên đối lập với con người ra khơi, nghỉ. thể hiện tinh thần lao động hăng say của con người. H? Đọc từ khổ thứ 3 đến khổ 6 2. Cảnh đánh cá trên biển. Trong cảnh đánh cá trên biển, tác giả tập trung khắc hoạ những hình ảnh nào? Vẻ đẹp giàu của biển. Công cuộc lao động xây dựng đất nước (hình ảnh đoàn thuyền của người dân chài) H? Tìm những hình ảnh miêu tả cảnh đoàn thuyền trên biển? Thuyền ta lái gió biển bằng” H? EM hiểu như thế nào về hai câu thơ trên? Đoàn thuyền có gió trời làm bánh lái, trăng làm buồm, thuyền lướt đi giữa mây cao với biển bằng. GV: Huy Cận đã sáng tạo ra những hình ảnh độc đáo làm cho con thuyền đi trong cảnh tiên. Con thuyền không nhỏ nhoi trước biển cả mênh mông mà trở nên kì vĩ, lung linh huyền ảo. H? Những hình ảnh chi tiết nào miêu tả công việc đánh cá của người dân chài? “ Ra đậu dặm xa giăng”. H? Nhận xét về cách sử dụng từ ngữ của đoạn thơ? Sử dụng một loạt động từ. H? Qua đó em cảm nhận được điều gì? Họ tiến hành thăm dò tìm luồng cá, tiến hành bủa lưới, vây bắt, phối hợp nhịp nhàng như một thế trận. H? Theo dòng mạch cảm xúc của nhà thơ, ta đi sâu tìm hiểu tâm hồn, tình cảm của những người lao động trên biển. Tác giả tập trung miêu tả cảnh gì nữa? Cảnh đàn cá. H? Các loại cá trên biển được miêu tả như thế nào? Có nhiều loại cá quý: Cá nhụ, cá chim, cá đé H? Hình ảnh cá song được nhà thơ đặc tả ra sao? Cá song lấp lánh Hạ Long. GV: Hình ảnh cá song được miêu tả thật đẹp và sóng biển dâng lên hạ xuống được liên tưởng như nhịp thở cuả đêm. Cách miêu tả của tác giả làm cho thiên nhiên, biển, khoảng không gian cao rộng như gần lại với con người. Biển có nhiều loại cá quý. H? ở đây có một hình ảnh ánh sáng rất đẹp, đó là hình ảnh nào? Ta hát bài ca cao. H? Em hiểu như thế nào về hình ảnh thơ này? Người lao động gõ thuyền gọi cá. Trăng soi mình xuống nước tưởng như trăng cũng gõ thuyền. H? Nhà thơ cảm nhận như thế nào về biển cả? Biển cho ta cá như lòng mẹ nào. H? Qua hình ảnh thơ này giúp em cảm nhận được điều gì? Biển giàu có nâng niu con người, biển cho cá vô tư như lòng mẹ cho con. H? Những người dân chài đã thu được kết quả như thế nào trong những mẻ lưới? Ta kéo xoan tay chùm cá nặng- những mẻ lưới đầy ắp cá. H? Hình dung miêu tả lại tư thế của người dân chài khi kéo lưới. Họ đứng choãi chân, dồn hết sức lực vào đôi tay, hò, nhảy lên vì sung sướng trước những mẻ lưới nặng trĩu. H? Em có suy nghĩ gì về kết quả của họ? Đó là kết quả của một quá trình lao động cực nhọc và sáng tạo. H? Qua phân tích em có cảm nhận gì về toàn cảnh đánh - Cảnh đánh cá khẩn trương, cá? phối hợp nhịp nhàng. Những người dân chài vui tươi hồ hởi nhiệt tình sáng tạo trong lao động. H? Đọc khổ thơ cuối. 3. Cảnh đoàn thuyền trở về. Cảnh đoàn thuyền trở về trong buổi bình minh . H? So sánh khổ thơ đầu và khổ thơ cuối có điểm gì giống và khác nhau? Giống: Có những hình ảnh lặp lại: mặt trời, câu hát. Khác: ra khơi-> đêm xuống Trở về-> bình minh rực rỡ. GV: Tác giả điệp lại hai câu thơ của khổ thơ đầu chỉ thay đổi chữ cùng bằng chữ với. Đoàn thuyền, mặt trời được nhân hoá đang cùng chạy đua. H? Từ cách viết như vậy em có cảm nhận như thế nào - Đoàn thuyền trở về trong sự về cách đoàn thuyền trở về? hân hoan đón chào của đất liền. GV: Con người thiên nhiên đang hoà hợp, con người đang tranh thủ giành giật với thời gian để lao động sản xuất, cống hiến, xây dựng. Trong cảnh bầu trời rực rỡ một mặt trời lớn, mặt đất rực rỡ muôn triệu mặt trời nhỏ (mắt cá) – một cảnh tượng thật huy hoàng, con người hiện ra trongkhổ thơ có tầm lớn ngang tầm với thiên nhiên vũ trụ. III- Tổng kết. H? Đọc diễn cảm lại toàn bài? 1. Nghệ thuật H? Huy Cận đã có những thành công gì về nghệ thuật? Bút pháp lãng mạn, hoà quyện với bút pháp trữ tình, Bút pháp tả thực, nhịp thơ khoẻ khoắn, trí tưởng tượng phong phú, biện pháp so sánh, nhân hoá. 2. Nội dung H? Với bút pháp nghệ thuật ấy, bài thơ đã thể hiện nội dung gì? Bài thơ ca ngợi sự đẹp giàu của biển, sự đẹp giàu trong tâm hồn của người lao động mới, tinh thần cần cù lao động, sáng tạo của người dân làm chủ, tự nguyện đóng góp sức mình trong công cuộc xây dựng CNXH. GV: Với bút pháp lãng mạn khoa trương, với những hình ảnh vừa thực vừa ảo làm bài thơ thực sự là một khúc tráng ca của một thời lịch sử. V- Luyện tập H? Đọc diễn cảm bài thơ? H? Em thích cảnh nào nhất? Vì sao? H? Em hiểu gì về thái độ, tình cảm của nhà thơ trong bài thơ? Niềm vui sướng, tự hào,. tin yêu cuộc sống mới, tin vào tinh thần lao động của những con người mới. * Hướng dẫn về nhà. Học thuộc bài thơ, nắm chắc nội dung bài thơ. Tìm hiểu bài “ Bếp lửa” * Rút kinh nghiệm. Tuần 11 Tiết 53 Ngày soạn: Ngày dạy: Tổng kết từ vựng I- Mục đích yêu cầu: Giúp học sinh củng cố kiến thức về từ vựng đã học như từ tượng hình, tượng thanh, một số phép tu từ. Rèn luyện kĩ năng sử dụng từ ngữ trong viết văn bản và trong giao tiếp hàng ngày. II- Lên lớp Tổ chức Kiểm tra: kết hợp trong giờ Bài mới I- Từ tượng thanh và từ tượng hình. 1. Từ tượng thanh. H? Thế nào là từ tượng thanh? Từ tượng thanh là từ môt phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người. VD: ào ào, choe choé Từ tượng hình. H? Thế nào là từ tượng hình? Là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật. VD: Liêu xiêu, lắc lư, gập ghềnh Bài tập: Bài tập 1: Tìm những tên loài vật là tượng thanh? H? Muốn làm được bài tập này ta căn cứ vào đâu? Tìm những con vật lấy tên âm thanh của nó phát ra để đặt tên cho con vật đó. H? Căn cứ vào đó hãy tìm? Tắc kè, tu hú, bắt cô bắt cột, quốc Bài tập 2: Xác định từ tượng hình và giá trị sử dụng của chúng trong đoạn trích sau: “ Đám mây trắng toát”. H? Muốn làm được bài tập này ta phải làm gì? Xem những từ nào gợi tả được hình ảnh, dáng vẻ H? Căn cứ vào đó em hãy tìm? Lốm đốm, lê thê, loáng thoáng, lồ lộ H? Em hãy giải nghĩa? Lốm đốm: Lê thê: kéo dài ra không dứt. Loáng thoáng: nhìn từ xa không rõ, không kĩ Lồ lộ: nhìn càng ngày càng rõ hơn. H? Việc tác giả sử dụng từ tượng hình ở đây có tác dụng gì? Giúp chúng ta cảm nhận được về đám mây một cách cụ thể sinh động hơn. II- Một số phép tu từ từ vựng. Các biện pháp tu từ So sánh H? Thế nào là so sánh? VD So sánh là đối chiếu sự vật , sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. VD: Thân em như ớt trên cây Càng tươi ngoài vỏ, càng cay trong lòng. So sánh vẻ tươi quả ớt với dung nhan đẹp của cô gái So sánh vị cay của ớt với đắng cay trong lòng cô gái. H? Các em trao đổi, thảo luận để rút ra kết luận về ẩn dụ nhân hoá, nói quá, nói giảm, nói tránh, chơi chữ, điệp ngữ, mỗi trường hợp lấy một ví dụ? GV: Chia lớp thành 2 nhóm để thảo luận, mỗi nhóm làm 4 vấn đề. Gọi học sinh trình bày và nhận xét. Nên cho học sinh trình bày kẻ một bảng, một bên là khái niệm, một bên là ví dụ. Phép tu từ Khái niệm Ví dụ ẩn dụ - Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Con cò ăn bãi rau răm Đắng cay chịu vậy đãi đằng cùng ai. Con cò: chỉ người nông dân Bãi rau răm: chỉ hoàn cảnh sống khắc nghiệt, nhiều cay đằng. Nhân hoá - Là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả người, làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ tình cảm của con người. Khăn thương nhớ ai, khăn rơi xuống đất. khăn thương nhớ ai, khăn vắt lên vai. Hoán dụ - Gọi sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật hiện tượng, khái niệm có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Bàn tay ta làm nên tất cả. Có sức người sỏi đá cũng thành cơm. Nói quá - Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm. - “Đêm tháng năm tối”. Nói giảm nói tránh - Là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự - Chàng ơi giận thiếp làm chi Thiếp như cơm nguội đỡ khi đói lòng. Điệp ngữ - Là biện pháp tu từ lặp lại từ ngữ để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh Buồn trông cửa bể Buồn trông ngọn nước Chơi chữ - Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thai dí dỏm, hài hước... làm câu văn hấp dẫn thú vị. Còn trời còn nước con non. Còn cô bán rượu anh còn say sưa -> Say sưa có thể là say rượu hoặc say cô bán rượu. Bài tập: Tìm các biện pháp tu từ và phân tích để thấy rõ nghệ thuật độc đáo của những câu thơ trích trong truyện Kiều? H? Muốn tìm được các biện pháp tu từ ta phải làm gì? Dựa vào đặc điểm từng biện pháp tu từ để tìm. H? Muốn tìm và phân tích nét nghệ thuật độc đáo ở những câu thơ chính là bài tập yêu cầu ta làm gì? Phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ. GV: Chia lớp thành 5 nhóm thảo luận và trình bày- nhận xét- bổ sung. Gợi ý: a) Phép tu từ ẩn dụ + hoa, cánh chỉ TK và cuộc đời của nàng. + Cây, lá chỉ gia đình Thúy Kiều. Cuộc đời và gia đình TK đang bị xô đẩy trước bão tố cuộc đời. b) So sánh: Tiếng đàn so sánh với âm thanh tự nhiên để nhấn mạnh tài đánh đàn của Kiều rất hay không còn gì phải bàn cãi nữa. Nói quá: Cái đẹp tự nhiên “hoa, liễu” hoàn mĩ mà còn thua cái đẹp của con người. Cái tài của TK thiên hạ chỉ có một người. Về cự li Thúc Sinh và Thuý Kiều chỉ ở trong khuôn viên nhà Hoạn Thư nhưng có khoảng cách rất lớn về thân thế. TS là chủ, TK là con ở. Nói quá “gang tấc” “gấp mười quan san” nhằm nhấn mạnh sự gần mặt nhưng cách lòng. e) Chơi chữ: Chơi chữ về âm “tai” “tài” chỉ khác dấu đọc lên nghe thuận miệng, sướng tai. Về ý nghĩa: “tài” là của hiếm. Còn “tai” là cái đấu để đong nhưng ở đây tác giả dùng ý nghĩa “tai” là tai hoạ. Bài tập: Tìm phép tu từ và phân tích nét nghệ thuật độc đáo trong những câu sau: GV: Cho học sinh làm bài tập như bài tập trên. Gợi ý: Nói quá: đá núi cũng mòn, nước sông phải cạn để nhấn mạnh sự trưởng thành và khí thế của nghĩa quân Lam Sơn.’ So sánh: Tiếng suối- như tiếng hát xa, cảnh như vẽ ->nhấn mạnh vẻ đẹp của thiên nhiên nơi chiến khu Việt Bắc làm nó trở nên gần gũi với con người-> thể hiện tinh thần lạc quan cách mạng của Hồ Chí Minh. Nhân hoá: Trăng như con người chủ động đến với con người: tạo nên sự hoà quyện giữa thiên nhiên và con người. ẩn dụ: Mặt trời chỉ em bé nằm trên lưng mẹ. * Hướng dẫn về nhà. - Ôn tập và củng cố hệ thống từ vựng. * Rút kinh nghiệm. Tuần 11 Tiết 54 Ngày soạn: Ngày dạy: Tập làm thơ tám chữ I- Mục đích yêu cầu: Qua tiết học này giúp học sinh biết nhận diện về đặc điểm thể thơ tám chữ và bước đầu biết tập làm thơ 8 chữ. Tích hợp với kiến thức đã học về Văn, Tiếng Việt để làm thơ 8 chữ. Rèn luyện kĩ năng sử dụng từ ngữ khi tập làm thơ 8 chữ. II- Chuẩn bị Thầy: Nghiên cứu soạn bài. Trò: Xem trước bài. III- Lên lớp Tổ chức Kiểm tra: Vở học sinh Bài mới. GV: Gọi học sinh đọc đoạn trích a.b.c I- Nhận diện thể thơ 8 chữ: H? Nêu xuất xứ và nội dung từng đoạn? 1. Ví dụ 1: H? Trong 3 đoạn trích, em cho biết số chữ mỗi dòng thơ? Mỗi dòng thơ đều có 8 chữ. H? Em hãy gạch chân dưới những chữ có chức năng gieo vần? tan, ngàn, mới, gội, bừng- rừng, gắt, mật về- nghe, học- nhọc, bà -xa ngát- non- hát- son, đứng- tiên- dựng -nhiên. H? Em có nhận xét gì về cách gieo vần ở các đoạn thơ trên? Các đoạn thơ đều gieo vần chân. Đoạn a, b gieo vần chân liên tiếp. Đoạn c gieo vần gián cách nhau. GV: Cách gieo vần ở ví dụ a, b gieo liên tiếp theo từng cặp một gọi là gieo vần theo cặp khuôn âm. Cách gieo vần theo ví dụ c gián cách từng cặp gọi là gieo vần ôm. H? Gọi học sinh đọc lại một lần. Em có nhận xét gì về cách ngắt nhịp ở các đoạn thơ trên? Cách ngắt nhịp linh hoạt có khi phụ thuộc vào ý có khi phụ thuộc vào cảm nhận của mỗi người. GV: Như vậy về cách ngắt nhịp không theo một nguyên tắc nào cả. H? Căn cứ vào số câu trong các đoạn, dựa vào bài đã học em có nhận xét gì về cách trình bày một bài? Một bài nhiều đoạn số không không hạn định, có thể chia theo khổ (mỗi khổ 4 dòng) H? Qua phân tích em thấy thể thơ 8 chữ có những đặc 2. Kết luận điểm nào? - Thơ 8 chữ: mỗi dòng 8 chữ + Gieo vần liên tiếp, gián cách + Nhịp thơ: đa dạng + Số câu: không hạn định H? Đọc và nêu yêu cầu bài tập? III- Luyện tập nhận diện thơ Chọn từ cho sẵn điền vào chỗ trống trong bài thơ. tám chữ. H? Muốn điền đúng ta phải làm gì? * Bài tập 1 Chọn từ phù hợp với ý nghĩa dòng thơ. Đảm bảo cách gieo vần. GV: Gọi học sinh làm: ca hát, ngày qua, bát ngát, muôn hoa. Gợi ý giống bài tập 1 (là gieo vần liên tiếp) * Bài tập 2: Cung mắt, tuần hoàn, đất trời. H? Tìm lỗi sai trong bài thơ Tựu trường- Huy Cận? * bài tập 3: - Sai từ rộn rã ở cuối câu thứ 3. H? vì sao em cho đây là sai? Vì không gieo vần chân. H? Vậy theo em vần chân ở câu thứ 3 phải gieo vần gì? Gieo vần ương. H? Em tìm từ sửa lại cho đúng? Vào trường. H? Bài tập yêu cầu ta làm gì? III- Thực hành làm thơ 8 - Tìm từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong khổ thơ chữ. sau? * Bài tập 1 H? Muốn điền đúng em phải làm gì? Tìm từ gieo đúng vần và phù hợp với nội dung. H? Tìm và điền? Vườn, qua. H? Yêu cầu bài tập là gì? * Bài tập 2 Thêm câu cuối sao cho đúng vần hợp với nội dung cảm xúc từ ba câu trước? H? Cho biết nội dung 3 câu trước? Tâm trạng bồi hồi xao xuyến khi nhớ về buổi tựu trường. H? Cho học sinh thảo luận- đưa ra kết quả sáng tác. Nhận xét về cách gieo vần, nội dung của câu vừa tìm xem có phù hợp với nội dung ba câu trên không? Gợi ý: “Bóng ai kia thấp thoáng giữa màn sương” H? Đưa bài tập thảo luận (nhóm) Làm một bài thơ 8 chữ theo đề tài tự chọn Thời gian làm 5 phút. H? lần lượt gọi 4 nhóm lên trình bày. Cho học sinh nhận xét- bổ sung, sửa chữa. Gợi ý: Nhận xét đúng thể thơ 8 chữ chưa? Bài thơ gieo vần như thế nào? Kết cấu bài thơ hợp lí chưa? Nội dung, ý nghĩa bài thơ có chân thành sâu sắc không? * Hướng dẫn về nhà Làm hoàn chỉnh các bài tập. Tập làm thơ 8 chữ theo đề tài tự chọn * Rút kinh nghiệm Học sinh thực hành tự sáng tác làm thơ 8 chữ còn yếu. Tuần 11 Tiết 55 Ngày soạn: Ngày dạy: Trả bài Kiểm tra văn I- Mục đích yêu cầu: Qua bài viết củng cố lại nhận thức về các truyện trung đại đã học từ giá trị nội dung tư tưởng đến hình thức, thể loại, bố cục. Học sinh nhận rõ được ưu điểm, nhược điểm trong bài viết của mình để có ý thức sửa chữa, khắc phục. Rèn kĩ năng sửa chữa bài viết của bản thân, nhận xét bài làm của bạn. II- Chuẩn bị: Thầy: chấm bài, đánh giá ưu nhược điểm. Trò: xem lại bài. III- Lên lớp Tổ chức Kiểm tra: Kết hợp trong giờ Bài mới. I-Đề bài: H? Gọi học sinh nhắc lại yêu cầu của đề bài? * Phần trắc nghiệm: trong 2 câu trắc nghiệm em chọn đáp án nào? B B * Phần tự luận H? Câu 1: Nêu ý nghĩa “ Chuyện người con gái Nam Xương” – Nguyễn Dữ Giá tri tố cáo: Giá trị nhân đạo: Câu 2: Vẻ đẹp ngày xuân thể hiện qua 4 câu thơ đầu trong “Cảnh ngày xuân” như thế nào? Nội dung: Bức tranh ngày xuân sinh động, ấm áp, tràn đầy sức sống. Nghệ thuật: chọn hình ảnh tiêu biểu, chọn từ ngữ gợi tả. GV: Học sinh phải trình bày phải đảm bảo yêu cầu theo yêu cầu đề bài ra ở tiết 48 tuần 10. II- Nhận xét: Ưu điểm: Các em đa số nắm chắc về truyện trung đại nên có cách chọn đáp án đúng phần trắc nghiệm. Các em đã nắm được ý nghĩa truyện “Người con gái Nam Xương” và bức tranh mùa xuân trong “Cảnh ngày xuân” Trình bày rõ ràng, sạch sẽ. Nhược điểm: Một số em trình bày quá cẩu thả. Một số em chưa biết trình bày câu cảm nhận thành một đoạn văn mà còn gạch đầu dòng. III- Sửa lỗi sai. 1. Lỗi từ Sai Đúng Niên miên Liên miên Điểm xuyến Điểm xuyết Chàn đầy Tràn đầy 2. Lỗi câu. Câu sai: IV- Đọc H? Gọi 2 học sinh làm bài tốt đọc trước lớp? Cho học sinh khác đánh giá. H? Gọi 2 học sinh bài làm yếu đọc và rút ra điểm yếu của mình. * Hướng dẫn về nhà Nắm chắc truyện trung đại. Sửa lỗi sai bài làm của mình Tuần 12 Tiết 56 , 57 Ngày soạn: Ngày dạy: Bếp lửa Bằng việt Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ ( Hướng dẫn học thêm ) I- Mục đích yêu cầu Thông qua việc đọc diễn cảm, miêu tả, nhận xét tranh minh hoạ, phân tích, bình luận một số chi tiết, hình ảnh thơ để thấy được biểu hiện tình cảm thương nhớ và biết ơn của tác giả đối với bà. Giáo dục học sinh tình cảm yêu thương, biết ơn đối với ông bà cha mẹ. Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, phân tích chi tiết, hình ảnh thơ. II-Chuẩn bị Thầy: Nghiên cứu soạn giáo án. Trò: Học bài. III- Lên lớp Tổ chức Kiểm tra: Đọc thuộc bài thơ: “Đoàn thuyền đánh cá”. Em hiểu gì về thái độ, tình cảm của nhà thơ qua bài thơ? Bài mới. GV: Tình cảm gia đình, tình bà cháu là tình cảm thân thiết và đó cũng là đề tài muôn thủa của tất cả các nhà văn, nhà thơ. Bằng Việt cũng thế, tình cảm của tác giả đối với bà ra sao hôm nay chúng ta tìm hiểu bài thơ “Bếp lửa”. I- Giới thiệu tác giả, tác phẩm. H? Em hãy trình bày hiểu biết của mình về tác giả 1. Tác giả: Bằng Việt -1941 Bằng Việt? quê ở Hà Nội. GV: Bằng Việt có thời du học ở Liên Xô, là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Thơ ông đằm thắm, sâu lắng H? Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào? 2. Tác phẩm -1963 in trong GV: Đây là bài thơ đầu tay của tác giả, được viết khi tập : “Hương cây - bếp lửa”. ông đang học ở Liên Xô. II- Đọc, tìm chú thích, bố GV: Yêu cầu đọc: Đây là bài thơ trữ tình cần đọc với cục. giọng chân tình, cảm động thể hiện tình bà cháu sâu 1. Đọc nặng. Gọi học sinh đọc H? Em hãy giải thích từ “đinh ninh, ấp ủ” 2. Chú thích. Theo SGK. H? Văn bản chia làm mấy phần? Nêu nội dung từng 3. Bố cục. phần? H? Đọc “ chứa tin dai dẳng” II- Tìm hiểu giá trị bài thơ Đoạn thơ nói lên điều gì? Những hồi tưởng của người cháu về thời thơ ấu khi ở với bà. H? Khi hồi tưởng về thời thơ ấu, tác giả nhớ tới hình 1. Hình tượng bếp lửa. tượng nào? Hình tượng bếp lửa. H? Hình ảnh bếp lửa được tác giả miêu tả như thế nào? Một bếp nồng đượm. H? Em hiểu gì về hình ảnh bếp lửa? Đó là hình ảnh bếp lửa có ngọn lửa lúc to lúc nhỏ nhưng ấp ủ cái ấm nóng. H? Từ hình ảnh bếp lửa ấy, người cháu chợt nhớ về ai? - Tác giả nhớ thương người bà tình cảm với người đó như thế nào? đã trải qua nhiều mưa nắng. GV: Từ hình ảnh bếp lửa, người cháu nhớ về bà, người bà tần tảo nắng mưa nhọc nhằn. Và kỉ niệm ùa về trong cháu. H? Đó là những kỉ niệm nào? Kỉ niệm năm lên 4 tuổi Kỉ niệm về tiếng chim tu hú. Kỉ niệm về lời dặn của bà, H? Những kỉ niệm đó được lần lượt xuất hiện trong hoàn cảnh nào? Khi người cháu đã đi xa. 2. Những kỉ niệm thời thơ H? Đọc lại những kỉ niệm về năm lên 4 tuổi của người ấu. cháu? Khi lên 4 tuổi, một người cháu có hoàn cảnh gia đình a. Kỉ niệm năm lên 4 tuổi. như thế nào? Bố đi đánh Đói mòn đói mỏi-> Đó là cái đói kéo dài triền miên mãi không thôi. H? Cho đến bây giờ người cháu còn nhớ điều gì? Cháu quen mùi khói- khói hun nhèm mắt cháu Nhớ lại đến giờ còn cay. H? Những hình ảnh trên gợi cho em suy nghĩ gì? - Lên 4 tuổi cháu đã phải cùng Bà lo bếp núc, phải chịu cái đói triền miên, phải chịu cái khói bếp làm cay “nhèm mắt” đã trở thành quen thuộc tuy H? Tại sao kỉ niệm ấy đã qua lâu rồi mà bây giờ sống làm cay sống mũi. mũi còn cay? Cảm giác ấy vẫn còn nơi người cháu khi nghĩ về kỉ niệm- Sống mũi cay cay vì người cháu xúc động, xót xa khi nghĩ về kỉ niệm. H? Qua phân tích em có cảm nhận gì về kỉ niệm khi lên - Đó là những kỉ niệm không 4 tuổi của người cháu? thể quên về một thời thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh GV: Đó là kỉ niệm để lại dấu ấn không phai mờ về một thần của người cháu. thời gian dài với những khó khăn thiếu thốn. Đáng lẽ ra ở lứa tuổi ấy người cháu đang được bế ẵm nhưng vì hoàn cảnh đói nghèo nên phải chịu cái đói triền miên, cái khói hun nhèm mắt, nỗi cách xa người cha để đến bây giờ nghĩ lại vẫn còn cay nơi sống mũi. H? Từ cảm xúc về năm lên 4 tuổi dòng hồi tưởng của người cháu lại trở về với những kỉ niệm nào? H? Tiếng chim tu hú được miêu tả ở đâu? b. Kỉ niệm về tiếng chim tu hú Tu hú kêu trên những cánh đồng xa. GV: gắn bó với đồng quê là tiếng chim tu hú, mỗi khi tu hú kêu là một lần hoàng hôn buông xuống. Khi ấy bên bếp lửa hai bà cháu ngồi bên nhau bà kể chuyện cho cháu nghe. H? bà kể cho cháu nghe chuyện gì? Bà kể những ngày thuế đồng khởi. H? Khi nghe bà kể, người cháu có cảm nhận được điều gì? Cảm nhận tiếng chim tu hú tha thiết. GV: Nhớ về bà, người cháu nhớ tiếng chim tu hú. Phải chăng chính nỗi lòng của người cháu nhớ về bà thật tha thiết. H? Và khi nhớ tiếng chim tu hú ấy, người cháu còn nhớ điều gì? Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học. H? Em suy nghĩ gì về việc làm của bà? Bà đã làm thay c
Tài liệu đính kèm: