Giáo Án Ngữ Văn 7 - Tiết 87 + 88: Tìm Hiểu Chung Về Phép Lập Luận Chứng Minh

A. Mục tiêu bài học Giúp học sinh

 1. Về kiến thức: Nắm được mục đích , tính chất và các yếu tố của phép lập luận chứng minh.

 2. Về kĩ năng: nhận diện và phân tích một số đề, một văn bản nghị luận chứng minh.

 3. Về thái độ: Hs hiểu các đặc điểm của văn bản thuyết minh vận dụng các yếu tố đó khi nhận diện trong cuộc sống.

B. Chuẩn bị bài học

 1. Giáo viên:

 Dự kiến phương pháp, kĩ thuật dạy học: đặt câu hỏi, gợi tìm, động não, thảo luận nhóm, thực hành có hướng dẫn.

 Chuẩn bị một số bài văn thuuêýt minh mẫu giới thiệu cho học sinh.

 2. Học sinh:

 - Chuẩn bị bài mới: Soạn bài theo hệ thống câu hỏi gợi ý SGK.

 - Học bài cũ: Bố cục và phương pháp lập luận của bài văn nghị luận.

C. Hoạt động dạy học

 1. Ổn định lớp: Giáo viên kiểm tra sĩ số học sinh.

 2. Kiểm tra bài cũ:

 - Muốn cho việc lập luận khoa học, chặt chẽ ta cần trả lời những câu hỏi nào?

 - Ta cần trả lời các câu hỏi: Vì sao nêu ra luận điểm đó? Luận điểm đó có những nội dung gì? Luận điểm đó có cơ sở thực tế không? Luận điểm đó sẽ có tác dụng gì?

 3. Bài mới:

 Hoạt động 1 – khởi động: Giáo viên giới thiệu bài học. Trong cuộc sống ta thường xuyên phải chứng tỏ để người khác tin một điều gì đó. Những lúc như vậy ta đã dùng văn chứng minh. Vậy văn chứng minh là gì? Phương pháp lập luận chứng minh ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.

 

doc 5 trang Người đăng honganh Lượt xem 5800Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo Án Ngữ Văn 7 - Tiết 87 + 88: Tìm Hiểu Chung Về Phép Lập Luận Chứng Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 26 / 01/ 2012 
Ngày dạy: 03 / 02/ 2012 
Tiết 87 + 88/TLV: .TÌM HIỂU CHUNG VỀ PHÉP LẬP LUẬN CHỨNG MINH 
A. Mục tiêu bài học Giúp học sinh 
	1. Về kiến thức: Nắm được mục đích , tính chất và các yếu tố của phép lập luận chứng minh.
	2. Về kĩ năng: nhận diện và phân tích một số đề, một văn bản nghị luận chứng minh.
	3. Về thái độ: Hs hiểu các đặc điểm của văn bản thuyết minh vận dụng các yếu tố đó khi nhận diện trong cuộc sống.
B. Chuẩn bị bài học 
	1. Giáo viên: 
	 Dự kiến phương pháp, kĩ thuật dạy học: đặt câu hỏi, gợi tìm, động não, thảo luận nhóm, thực hành có hướng dẫn. 
	Chuẩn bị một số bài văn thuuêýt minh mẫu giới thiệu cho học sinh. 
	2. Học sinh: 
	- Chuẩn bị bài mới: Soạn bài theo hệ thống câu hỏi gợi ý SGK. 
	- Học bài cũ: Bố cục và phương pháp lập luận của bài văn nghị luận.
C. Hoạt động dạy học 
	1. Ổn định lớp: Giáo viên kiểm tra sĩ số học sinh.
	2. Kiểm tra bài cũ: 
	- Muốn cho việc lập luận khoa học, chặt chẽ ta cần trả lời những câu hỏi nào?
 	- Ta cần trả lời các câu hỏi: Vì sao nêu ra luận điểm đó? Luận điểm đó có những nội dung gì? Luận điểm đó có cơ sở thực tế không? Luận điểm đó sẽ có tác dụng gì?
	3. Bài mới: 
	Hoạt động 1 – khởi động: Giáo viên giới thiệu bài học. Trong cuộc sống ta thường xuyên phải chứng tỏ để người khác tin một điều gì đó. Những lúc như vậy ta đã dùng văn chứng minh. Vậy văn chứng minh là gì? Phương pháp lập luận chứng minh ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ FD
KIẾN THỨC CƠ BẢNF
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu 
PP, KT: đặt câu hỏi , động não. 
GV cho tình huống: Trong giờ kiểm tra toán. Cô giáo cho là A nhìn bài của B ( ngồi cùng 1 bàn) . trong tình huống trên nếu em là bạn A em sẽ làm gì? à Bạn A phải chứng minh là không nhìn bài của bạn B.
- Vậy trong đời sống khi nào người ta cần chứng minh?
- Khi cần chứng minh cho ai đó tin rằng lời nói của em là sự thật em phải làm gì?
à Khi cần chứng tỏ cho người khác tin lời nói của em là sự thật ( không nói dối).
à Đưa ra bằng chứng để thuyết phục. Bằng chứng ấy có thể là người (nhân chứng), vật (vật chứng) sự việc, số liệu
- Vậy chứng minh là gì? 
à Chứng minh là đưa ra những bằng chứng để làm sáng tỏ vấn đề(để chứng minh sự đúng đắn của vấn đề) 
- Chứng minh (đưa ra nhân chứng, vật chứng).
GV kết luận: Trong đời sống khi muốn làm sáng tỏ 1 vấn đề nào đó thì ta cần phải chứng minh đó là sự thật.
- HS đọc bài văn.
Thảo luận nhóm theo câu hỏi sau:
- Xác định luận điểm chính?
- Tìm những câu mang luận điểm đó ( luận điểm phụ)
à Đừng sợ vấp ngã.
- Các luận điểm phụ:
+ Đã bao lần bạn vấp ngã mà không hề nhớ.
+ Vậy xin bạn chớ lo sợ thất bại.
+ Điều đang sợ .hết mình.
- Bài văn đã chứng minh bằng cách nào?
- Đưa ra các dẫn chứng có độ tin cậy cao:
+ Oan đi- xnây: 
+ Lu –ipa- xtơ: 
+ LTôn – xtôi:.
+ Hen- ri- pho: .
+ Ca sĩ ô- pê – ra nổi tiếng:
- Qua bài văn này em hiểu thế nào là phép lập luận chứng minh?Các lý lẽ, bằng chứng dùng trong phép lập luận chứng minh phải như thế nào?
à Chứng minh là phép lập luận dùng lý lẽ , bằng chứng chân thực để chứng tỏ luận điểm mới đáng tin cậy.
à Phải được lựa chọn, thẩm tra, phân tích.
HS đọc ghi nhớ.
*Hoạt động 3: Luyện tập. 
PP, KT: đặt câu hỏi, động não , thực hành có hg dẫn
GV yêu cầu HS xác định kĩ yêu cầu của bài tập trước khi làm bài. 
GV hướng dẫn HS làm bài tập SGK/43.
*** Đánh giá: Qua phần tìm hiểu bài học vừa rồi, em hiểu Văn nghị luận chứng minh là như thế nào? 
4. Củng cố: GV yêu cầu HS đọc lại ghi nhớ SGK.
I. Tìm hiểu bài 
 1. Mục đích và phương pháp chứng minh. 
 a. Tìm hiểu ngữ liệu: SGK/41 
 b. Nhận xét: 
 - Mục đích: Dùng sự thật (chứng cứ xác thực ) để chứng tổ điều đó đáng tin cậy.
 - Phương pháp chứng minh: Chứng minh là phép lập luận dùng lý lẽ, bằng chứng chân thực để chứng tỏ luận điểm mới đáng tin cậy.
à Phải được lựa chọn, thẩm tra, phân tích.
 2. Ghi nhớ : SGK/ 42
II. Luyện tập 
 Bài tập SGK/ 43
Chuyển ý sang tiết tiếp theo.
Trước khi tiến hành luyện tập, Gv yêu cầu HS nhắc lại những kiến thức về văn chứng minh mà các em vừa tìm hiểu ở tiết học trước. 
- GV yêu cầu HS đọc VB : Không sợ sai lầm. 
- HS thảo luận theo nhóm.
- Bài văn nêu lên luận điểm gì?
- Tìm những câu mang luận điểm đó? ( luận điểm phụ)
- Không sợ sai lầm.
- Những câu văn mang luận điểm đó (luận điểm phụ)
+ Một người mà lúc nào cũng sợ thất bại suốt đời không bao giờ tự lập được.
+ Thất bại là mẹ thành công.
+ Chẳng ai thích sai lầm cả.
- Tác giả đã nêu ra luận cứ nào?
- Luận cứ:
(1) + Sợ sặc nước thì không biết bơi.
+ Sợ nói sai không học được ngoại ngữ.
+ Không chịu mất gì thì sẽ không được gì.
(2) + khi tiến bước vào tương lai , bạn làm sao tránh sai.
+ Sợ sai thì bạn chẳng dám làm.
+ Tiêu chẩn đúng sai.
+ Chớ sợ trắc trở mà ngừng tay.
 (3) + Không cố ý phạm sai lầm.
+ Có người phạm sai lầm thì chán nản.
+ Có kẻ sai lại tiếp tục sai lầm thêm.
+ Có người rút kinh nghiệm để tiến lên.
- Các luận cứ ấy có sức thuyết phục không? 
à Tất cả những luận cứ trên cả lý lẽ và dẫn chứng đều hiển nhiên và có sức thuyết phục.
- Cách lập luận chứng minh của bài văn này có gì khác so với bài “Đừng sợ vấp ngã”? 
- Cách lập luận:
+ Ở bài này dùng lý lẽ để chứng minh.
+ Bài “Đừng sợ vấp ngã” dùng bằng chứng để chứng minh.
Bài tập bổ sung:
- Em hãy tìm chứng cứ để chứng minh : nói dối là rất có hại.
Ở bài tập bổ sung này, chia lớp thành 2 nhóm, cho mỗi nhóm thi nhau tìm kiếm, trình bày và ghi chép. 
GV nhận xét, chỉnh sửa cho các em. 
*** Đánh giá: Qua phần tìm hiểu bài học và làm bài tập vừa rồi, em hiểu Văn nghị luận chứng minh là như thế nào? 
II. Luyện tập 
 Bài tập SGK/ 43
a. Bài văn nêu lên luận điểm gì?
- Tìm những câu mang luận điểm đó? ( luận điểm phụ)
b. Để chứng minh luận điểm của mình, tác giả đã nêu ra luận cứ nào? Những luận cứ ấy có hiển nhiên, thuyết phục hay không? 
c. Cách lập luận chứng minh của bài văn này có gì khác so với bài “Đừng sợ vấp ngã”? 
	4. Củng cố: GV giới thiệu cho các em một số bài văn thuyết minh mẫu để các em tham khảo. 
	5. Dặn dò: 
	- Ở bài này: học ghi nhớ SGK, làm hoàn thành bài tập: từ các ý tìm được của đề bài Nói dối rất có hại, lập thành một dàn bài chi tiết.
	- Chuẩn bị cho tiết học sau: 
	+ Học bài cũ: Thêm trạng ngữ cho câu. 
	+ Chuẩn bị bài mới: Thêm trạng ngữ cho câu (tt) 
	- Xem trước bài: Cách làm bài văn lập luận chứng minh . 
ôôôôôôôôôôôôôôôôôôôôô&ôôôôôôôôôôôôôôôôôôôôô

Tài liệu đính kèm:

  • docbai(1).doc