Giáo án Ngữ văn 7 - Năm học 2009 - 2010 - Trường THCS Sập Xa

I. Mục tiêu cần đạt:

Giúp học sinh:

1. Kiến thức: - Cảm nhận được những tình cảm cao đẹp của người mẹ dành cho con nhân ngày khai trường, từ đó có lòng yêu thương và kính trọng mẹ. đồng thời thấy được vai trò của nhà trường đối với xã hội và đối với mỗi con người.

2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng đọc, tìm hiểu văn bản.

3. Tư tưởng ,tình cảm:- Giáo dục học sinh lòng yêu thương cha mẹ, ý thức được tầm quan trọng của nhà truờng đối với xã hội và đối với mỗi con người. Từ đó có ý thức học tập tốt.

II. Chuẩn bị:

1.Giáo viên:

- Nghiên cứu nội dung văn bản.

- Soạn giáo án.

2. Học sinh:

- Đọc văn bản .

- Chuẩn bị bài theo câu hỏi trong SGK.

 

doc 392 trang Người đăng hoaian89 Lượt xem 879Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Năm học 2009 - 2010 - Trường THCS Sập Xa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
một số chi tiết , hình ảnh đặc sắc để nêu cảm nghĩ ( tác phẩm văn xuôi )
Cách 2: Nêu cảm nghĩ theo trình tự các phần, các đoạn theo mạch cảm xúc của tác phẩm.ở mỗi phần phải nêu suy nghĩ cả hai mặt ND , HT
( tác phẩm ca dao, thơ, văn xuôi t/t )
Kết bài : khẳng định chung về tác phẩm, lưu ý như sau :
- Khi nêu cảm nghĩ phải bám vào chi tiết hình ảnh nghệ thuật, không nói chung chung.
- Có thể liên hệ tác phẩm với hình ảnh ra đời của nó, so sánh tác phẩm với tac phẩm khác cùng chủ đề ( cùng tác phẩm hoặc tác giả khác )
- Cảm nghĩ phải sâu, chân thành
Đọc ghi nhớ 2 – sgk 
Mở bài ta nêu những ý gì ?
=>
I.Tìm hiểu cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học : ( 21 phút )
1.Thế nào là phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học :
Trình bày cảm xúc, t/ t liên tưởng suy ngẫm về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm đó .
2. Cách làm một bài văn phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học :
Bố cục bài văn phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học gồm 3 phần :
- MB: giới thiệu tác phẩm, h/ c tác phẩm 
- TB: Cảm xúc suy nghĩ do tac phẩm gợi lên
- KB: ấn tượng chung về tác phẩm .
II.Luyện tập : ( 17 phút )
Bài tập 2: 
Đề bài : lập dàn ý bài thơ “Ngẫu nhiên .... quê”
A.MB: Hạ Tri Chương là một ông quan triều đình nhà Đường xa quê đã lâu 86 tuổi mới về quê - sống ở nơi chôn rau cắt rốn một thời gian rồi mới mất.
Tình cảm quê hương trong ông da diết, sâu nặng , thường trực trong ông, tiếp xúc với tác phẩm , nghe cô giảng bài =>suy ngẫm về ông và bài thơ.
B.TB:
- Không có ý định viết bài thơ, xong vì quá xốc nên bài thơ ra đời .
- Tưởng tượng: một ông già xa quê nhiểu năm nay trở về tưởng được ôn lại kỉ niệm cũ, gặp lại chính mình.
- Về quê: lạc lõng ngay chính trên quê hương, niềm vui sự bùi ngùi chua sót 
->ông hiểu nguyên nhân nào cho mình nỗi đau ấy
+ Thay dổi vóc dáng da mồi tóc sương
+ Quê hương là một thế hệ mới 
-Nghệ thuật : tiểu đối trong các dòng thơ->nói rõ sự cách biệt đó .
+ Già >< trẻ luôn chuyển theo thời gian, nó tiêu huỷ những giá trị tích cực của cuộc đời .
+Giọng quê>, tóc bạc-.tình quê bât biến cho dù thế nào trong ông tình quê hương luôn nguyên vẹn.
- Phát biểu cảm nghĩ :
+Thương cho người xa xứ 
+ Cảm thông với nỗi lòng của họ 
+ Tình cảm của em với quê.
C. Kêt bài :
- Thương cho nhà thơ 
- Luôn hướng về quê hương bằng hđ cụ thể 
3. Củng cố - luyện tập :( 2 phút )
- Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung bài học
4.Hướng dẫn học sinh học ở nhà : ( 1 phút )
- Nắm được nội dung bài học 
- Sưu tầm thêm một số bài văn phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học 
- Chuẩn bị bài số 3 phát biểu cảm nghĩa về tác phẩm văn học .
( yêu cầu : xem lại kĩ phần lí thuyết , cách làm bài văn b/c )
*******************************************
Ngày soạn: 25/ 10/ 2009	 Ngày dạy: 18/ 11/ 2009 Dạy lớp: 7a
 Ngày dạy: 23 / 11/ 2009 Dạy lớp: 7b pm
Tiết 51, 52 – Tập làm văn
Viết bài văn số 3 ( văn biểu cảm )
I.Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức : 
Qua bài giúp học sinh biết viết một bài văn biểu cảm thể hiện chân thành tình cảm của mình với người thân
2.Kĩ năng: 
Rèn luyện kĩ năng bộc lộ suy nghĩ về tác phẩm văn học bằng cách biết kết hợp các phương thức biểu đạt: biểu cảm, tự sự , miêu tả 
3.Thái độ :
Giáo dục học sinh tình yêu mến, say mê khám phá tác phẩm văn học- trân trọng giá trị phát triển của tác phẩm văn học . Biết khơi gợi cảm xúc nơi người đọc, lòng kính yêu quý trọng thầy cô giáo 
2.Nội dung đề : 90’
 Đề 1 : Cảm nghĩ của em về thầy cô giáo ./
 Đề 2. Cảm nghĩ về người thân
3.Đáp án biểu điểm :
*.Đáp án đề 1:
- Mở bài: Giới thiệu về thầy cô giáo 
- Thân bài : Cảm nhận suy nghĩ của em về thầy cô giáo 
	-Là người dạy em cách làm người, dạy em về trí thức 
-Là người mẹ thưc hai của em ở trường .
	-Công lao của thầy cô ( hình ảnh của thầy cô trong công việc, cuộc sống )
- Kết bài : Cảm nhận chung về thầy cô giáo 
*Đáp án đề 2:
- Mở bài: Chọn đối tượng để trực tiếp bộc lộ cảm xúc(ông , bà , cha, mẹ)
- Thân bài: Nêu cảm xúc ,tình cảm của mình về mẹ hoặc những người thân mà em đã lựa chọn
 + Hồi tưởng lại tình cảm của mọi người đối với mình
 + Sự dạy dỗ của mẹ (người thân)
 ++ Hình ảnh của mẹ -> thể hiện sự chăm lo cho con.
 + Tình cảm của mình đối với mẹ (người thân)
- Kết bài: Cảm nghĩ ,lời hứa hẹn.
 	*.Biểu điểm : 
- Điểm giỏi : 9 , 10 
Nội dung : cơ bản như đáp án , bài viết có cảm xúc dặc biệt 
Hình thức : lời văn trong sáng, bố cục rõ ràng, trình bày sạch dẹp , không sai chính tả 
- Điểm khá : 7, 8
Nội dung: Cơ bản như đáp án , tình cảm chân thành sâu sắc 
Hình thức ; bài văn có bố cục rõ ràng, lời văn đã có nhiểu hình ảnh, đẹp, tuy nhiên một số điểm chưa thoát ý 
- Điểm trung bình : 5,6 
Nội dung: Cơ bản như đáp án, tình cảm chân thành 
Hình thức : lời văn chưa thực sự hay, còn sai chính tả 
- Điểm yếu : 3, 4 
Nội dung: Nêu được những ý cơ bản cảm xúc về thầy cô 
- Hình thức : Lủng củng , trình bày chưa thoát ý , sai chính tả ...
- Điểm kém : 1, 2
lạc đề, không hiểu bài ...
*Điểm : 0 => không làm bài 
*Thu bài, nhận xét :
- Đọc bài “tiếng gà trưa”
- Tìm hiểu nội dung, nghệ thuật - trả lời câu hỏi SGK 
********************************
Ngày soạn: 25/ 10/ 2009	 Ngày dạy: 23/ 11/ 2009 Dạy lớp: 7a
 Ngày dạy: 24 / 11/ 2009 Dạy lớp: 7b
	 Tuần 14 – bài 13
Kết quả cần đạt :
*Cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng, đằm thắm và những kỉ niệm về tuổi thơ và tình cảm bà - cháu trong bài “ Tiếng gà trưa” thấy được nghệ thuật biểu hiện tình cảm , cảm xúc qua những chi tiết tự nhiên, bình dị của bài thơ.
*Nắm được khái niệm điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ 
*Luyện nói : biết phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học .
*Hiểu được luật thơ lục bát và biết làm thơ lục bát đúng luật .
Tiết 53 – Văn bản 
Tiếng gà trưa
 ( xuân Quỳnh )
I.Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức : 
Qua bài giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng, đằm thắm của những kỉ niệnm về tuổi thơ và tình cảm bà - cháu được thể hiện trong bài thơ.
Thấy được nghệ thuật biểu hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả qua những chi tiết bình dị .
2.Kĩ năng: 
Rèn luyện kĩ năng phân tích, cảm thụ tác phẩm văn học cho học sinh
3.Thái độ :
Giáo dục học sinh tình yêu mến, say mê khám phá tác phẩm văn học- trân trọng gia trị tình cảm kỉ niệm đẹp, tình cảm với người thân 
II.Chuẩn bị:
1.Thầy : Soan giáo án, sưu tầm tài liệu về tác giả Xuân Quỳnh và những bài thơ của Xuân Quỳnh 
 2.Trò: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn Sgk , học thuộc lòng, tìm hiểu nội dung, nghệ thuật của bài thơ, tài liệu về tác giả Xuân Quỳnh .
III. Tiến trình bài dạy:
1. Kiểm tra bài cũ:( 15 phút )
Đề : Phô tô phát cho học sinh
*Trắc nghiệm : 
Câu 1: thể thơ của bài cảnh khuya, Rằm tháng giêng ( chữ Hán)cùng thể thơ với bài thơ nào sau đây :
Bài ca Côn Sơn 
Sau phút chia ly
Sông núi nước Nam
Qua Đèo Ngang
Câu 2: Hai bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào ?
TRước cách mạng tháng 8, Bác Hồ mới về nước .
Những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp
Những năm tháng hoà bình ở Việt Bắc sau kháng chiến chống Pháp
Những năm kháng chiến chống dế quốc Mĩ xâm lược .
Câu 3: Dòng nào sau đây dịch nghĩa cho câu thơ ? “ Yên ba thâm xứ đàm quân sự “
Đêm nay, đêm rằm tháng giêng, trăng đúng lúc tròn .
Sông xuân, nước xuân tiếp giáp với trời xuân 
Nơi sâu thẳm mịt mù khói sóng bàn việc quân .
Nửa dêm quay về trăng đầy thuyền 
Câu 4: Thành ngữ nào sau đây có tưởng viển vông, thiếu thực tế, thiếu tính khả thi ?
Đeo nhạc cho mèo
Thầy bói xem voi
Đẽo cày giữa đường 
ếch ngồi đáy giếng 
Câu 5: Dòng nào sau đây không phải là thành ngữ ?
Vắt cổ chày ra nước 
Chó ăn đá, gà ăn sỏi 
Nhất nước, nhì phân , tam cần , tứ giống .
Lanh chanh như hành không muối.
*Tự luận : Trình bày cảm nhận của em về hai câu thơ?
	“Tiếng suối trong như tiếng hát xa
	Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa “
Đáp án :
 -TRắc nghiệm: mỗi câu đúng ( 1 điểm )
Câu 1: C ; Câu 2 :B ; Câu 3: C ; Câu 4: A ; Câu 5 : C
-Tự luận : ( 5 điểm )
Câu 1: Nghệ thuật so sánh ( tiếng suối – tiếng hát ) =. cảnh gần gũi mang hơi ấm của con người 
Câu 2: Nghệ thuật diệp từ ánh trăng toả sáng trong không gian cao rộng, có tầng lớp, hình ảnh cổ thụ ( cổ thụ, hoá lá đan xen... ) ->cảnh trăng nơi núi rừng Việt Bắc vẻ đẹp lung linh huyền ảo .
GV:Xuân Quỳnh là một nhà thơ nữ mộc mạc, trẻ trung, táo bạo, giàu nữ tính. Một nhà thơ nữ xuât sắc của nền thơ ca hiện dại Việt Nam. Xuân Quỳnh thường viết vè những diều bình dị trong cuộc sống thường ngày, thơ bà thể hiện một khát vọng sống của một trái tim giàu lòng yêu thưng nhân ái, khát khao hạnh phúc và tình yêu. bài thơ “ Tiếng gà trưa “ là một trong những bài thơ nói về kỉ niệm đẹp đẽ của tình cảm bà - cháu chân thành , mộc mạc, tình cảm ấy in đậm trong tâm trí nhà thơ trong suốt cuộc đời. bài thơ dó như thế nào , chúng ta cùng nhau tìm hiểu .
2. Nội dung bài mới:
H
GV
H
GV
H
H
H
H
GV
H
HS
H
H
GV
H
Hãy giới thiệu đôi nét về tác giả Xuân Quỳnh ?
-Sinh 1942 – mất 1988- quê Hà Tây. Là nhà thơ nữ xuất sắc nhất trong nền thơ ca hiện đại Việt Nam.
-Thơ bà giàu tình nhân ái, khát khao hạnh phúc tình yêu.
(BS ) Xuất hiện từ năm 60 của thể kỉ XX với tập thơ đầu tay “ Chồi biếc – 1963 “ bà được chú ý tới như một hồn thơ trẻ trung sôi nổi tha thiết mạnh mẽ và giàu nữ tính.
Thơ bà thường viết về những điều bình dị trong cuộc sống, gia đình, tình yêu, tình mẹ con..chính những điều ấy đã thể hiện một tình yêu thương khát khao hạnh phúc, nhưng nhiều dự cảm, lo âu trước những biến cố của cuộc đời .
Bà mất trong một tai nạn khủng khiếp cùng người chồng của mình- nhà biên kịch nổi tiếng Lưu Quang Vũ .Bà mất đi khi tài năng của thơ bà đang nở rộ .
Là tác giả của nhiều bài thơ hay “chuyện cổ tích ..” “ thuyền và biển ...”
Bài thơ “ Tiếng gà trưa” được viết trong hoàn cảnh nào ? Trên cơ sở cảm xúc gì ?
Bài thơ viết trong thời kì dầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ. In trong tập thơ “ Hoa dọc chiến hào “ xuất bản 1968.
(BS) Bài thơ được khai thác trên nền cảm xúủcất gần gũi, những kỉ niệm chính của cuộc dời mình đó là kỉ niệm của tuổi thơ sống bên bà. nhf thơ mồ côi cha mẹ từ nhỏ, người cha đi chiến dấu xa, hai chị em sống với bà ở làng nhỏ La Khê - ven thị xã Hà Đông –Tỉnh Hà Tây đó là một làng dệt lụa nổi tiếng .
Bài thơ gợi lại tình cảm bà - cháu qua những chi tiết bình dị chân thành và xúc động
 Nêu yêu cầu đọc: giọng tha thiết xúc động 
Đọc 1 lần – yêu cầu học sinh đọc 
*Mạch cảm xúc – bố cục : 
Cảm hứng nhà thơ trong bài thơ được khơi gợi từ sự việc gì ?
-Tiếng gà trưa
-Ba tiếng này dược lặp lại 4 lần ( ở mỗi đầu khổ thơ ) =>cứ mỗi lần nhắc lại cụm từ này tác giả lại gợi nhớ lại một kỉ niệm thời thơ ấu, nó vừa như 1 sợi dây liên kết các hình ảnh lại, lại vừa như điêmẻ nhịp cho cảm xúc của nhân vật trữ tình -> trên đường hành quân, người chiến sĩ chợt nghe tiếng gà nhảy ổ, nó gợi lại những kỉ niệm tuổi thơ ấu thơ .Hình ảnh con gà mái mơ, mái vàng.Hình ảnh người bà chắt chiu lo âu cho cháu , cùng mang ước mơ nhỏ bé của tuổi thơ. Tiếng gà trưađi vào cuộc chiến đấu cùng người chiến sĩ, ngươì cha của tác giả => khắc sâu thêm tình cảm quê hương đất nước .
Em có nhận xét gì về mạch cảm xúc và bố cục của bài thơ ?
=>
Chứng minh sự hợp lí của bố cục ?
Ph1: từ đầu -> tuỏi thơ =>tiếng gà trưa thức dậy tình cảm quê hương 
Ph2:tiếp -> nghê sột soạt => kỉ niệm tuổi thơ được tiếng gà trưa khơi dậy .
Ph3: còn lại =>Những suy nghĩ về tiếng gà trưa 
Em có nhận xét gì về các dấu hiệu hình thức của các câu trong bài thơ trên các phương diện số tiếng trong câu, cách gieo vần ?
-Các câu thơ 5 tiếng xen kẽ câu 3 tiếng 
-Gieo vần cuối nhưng không cố định xong số câu thơ 5 tiếng chiếm phần lớn trong bài thơ =>
Thơ ngũ ngôn trong thơ ca Việt Nam có hai loại chính :
+Có nguồn gốc từ Trung Quốc ( mỗi bài thường có 4 câu, mỗi câu có 5 chữ - vần cuối câu 1, 2 , 4 hoặc cuói câu 2, 4 ( phò giá về kinh – Trần Quang Khải )
+Thể thơ ngũ ngôn có nguồn gốc từ Việt Nam,, từ thể thơ giặm Nghệ Tĩnh, vè dân gian – mỗi khổ 5 câu gieo vần 2, 3, 5 số câu trong khổ , số chữ trong khổ cũng có thể thêm bớt .
+Bài “ Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ gần với thể thơ ngũ ngôn Việt Nam. Bài “ Tiếng gà trưa “ là bài thơ thứ hai ta gặp có dạng gần giống thơ ngũ ngôn Việt Nam xong biến đổi khá linh hoạt .
 Nhận xét cách gieo vần trong khổ thơ ? Tác dụng ?
VD: khổ thơ 1 -> vần liền trong 2 câu 2, 3 ( nhỏ – ổ )
vần cách : câu 1, 4 ( xa – ta )
=>Tạo sự uyển chuyển về hình thức của thơ ngũ ngôn ->diễn đạt tình cảm tự nhiên với nhiều hình ảnh bình dị chân thực
Đọc lại khổ thơ đầu tiên
Trên đường hành quân bất chợt nghe tiếng gà trưa, đã gợi lại trong lòng người chiến sĩ tình cảm gì ?
=>
( Thảo luận nhóm ) tiếng gà trưa vọng lại tình cảm người chiến sĩ vào thời điểm nào ? Tại sao trong vô vàn âm thanh làng quê tâm trí người chiến sĩ lại ám ảnh chỉ bởi tiếng gà trưa ?
ĐHKT: thời gian buổi trưa ; không gian : trong xóm nhỏ ; âm thanh : tiếng gà là âm thanh quen thuộc, gần gũi, gợi lại kỉ niệm ấu thơ khó quên . Trong nắng trưa xao động, bàn chân đỡ mỏi, gợi nhớ tuổi thơ...nghệ thuật ẩn dụ , từ “nghe “ lặp lại 3 lần .
Buổi trưa làng quê yên tĩnh, tiếng gà trưa làm giao động không gian, đem lại sự ấm áp , niềm vui cho con người, vơi đi nỗi vất vả nhọc nhằn...
Trào dâng trong lòng ngườu chiến sĩ vè hình ảnh người bà với những quả trứng hồng, bộ quần áo mới , tình yêu thương giành cho cháu...nhớ quê, nhớ bà .
Tình cảm quê hương trong lòng người chiến sĩ khi nghe tiếng gà trưa ?
=>
Người chiến sĩ không chỉ nghe tiếng gà trưa bằng thính giác mà còn nghe bằng cả cảm xúc tâm hồn, bằng tất cả tình yêu thương, da diết nhất của mình. Tiếng gà trưa còn gợi lên trong tâm hồn người chiến sĩ những tình cảm nào - tiết 2 chúng ta tìm hiểu 
I. Đọc,tìm hiểu chung : (15’)
1.Tác giả, tác phẩm : 
2.Mạch cảm xúc tự nhiên và hợp lí .
3.Thể thơ tự do trên nòng cốt là thơ 5 chữ.
II.Tìm hiểu văn bản : 
1.Tiếng gà trưa thức dậy tình cảm quê hương : ( 11 phút )
Tình làng quê thắm thiết, sâu nặng luôn thường trực trong lòng người chiến sĩ .
3. Củng cố - luyện tập : (3’)
Hỏi : Đọc thuộc lòng bài thơ ?
 Nhận xét 
4.Hướng dẫn học sinh học ở nhà : ( 1 phút )
-Học thuộc lòng bài thơ 
-Tìm hiểu nhỡng kỉ niệm tuổi thơ hiện lên trong lòng người chiến sĩ khi nghe tiếng gà trưa 
-Đọc thêm vài nét về bài thơ của XQ nói về bà,mẹ, các em 
 	***************************************************
Ngày soạn: 25/ 10/ 2009	 Ngày dạy: 25/ 11/ 2009 Dạy lớp: 7a
 Ngày dạy: 25 / 11/ 2009 Dạy lớp: 7b
Tiết54– Văn bản 
Tiếng gà trưa
 ( xuân quỳnh ) 
I.Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức:HS cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng đằm thắm về tình bà cháu về những kỷ niệm tuổi thơ.
2.Kĩ năng:Rèn luyện kĩ năng phân tích, cảm thụ tác phẩm văn học cho học sinh
3.Thái độ :
Giáo dục học sinh tình yêu mến, say mê khám phá tác phẩm văn học- trân trọng giá trị tình cảm kỉ niệm đẹp, tình cảm với người thân 
II.Chuẩn bị:
1.Thầy : Soan giáo án, sưu tầm tài liệu về tác giả Xuân Quỳnh và những bài thơ của Xuân Quỳnh 
 2.Trò: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn Sgk , học thuộc lòng, tìm hiểu nội dung, nghệ thuậ bài thơ, tài liệu về tác giả Xuân Quỳnh .
III. Tiến trình bài dạy:
1. Kiểm tra bài cũ:(4’)
 kiểm tra vở soạn
GV:(1p) Vẫn tiếng gà trưa ấy xong tiếng gà trưa ở những khổ thơ còn lại gợi lên trong lòng tác giả những kỉ niệm gì ? Chúng ta tiếp tục tìm hiểu phần còn lại của bài thơ .
2. Nội dung bài mới:
HS
H
H
GV
H
H
H
GV
HS
H
GV
H
H
GV
H
H
HS
H
H
Đọc lại bài thơ ( 5 khổ giữa )
Năm khổ thơ gợi lên trong lòng người chiến sĩ kỉ niệm gì và tình cảm gì ?
->
-Hình ảnh gà mái mơ, mái vàng, ổ trứng hồng 
-Tò mò xem gà đẻ – bà mắng ...
-Hình ảnh người bà chắt chiu, dành giụm, nuôi gà, bán trứng mua quần áo cho cháu.
Tình cảm , tâm hồn người chiến sĩ được gợi lại ?
=>
Những hình ảnh thân thương, kỉ niệm vừa mang vẻ dẹp tươi sáng, đầm ấm hiền hoà của quê hương -> tình cảm sâu nặng, nồng hậu gắn bó gần gũi của người chiến sĩ trong khi anh chiến đấu xa quê nhà .
Hình ảnh người bà hiện lên cụ thể như thế nào trong bài thơ ?
Tay bà khum sương khí 
Chắt chiu, giành từng quả
Lo trời sương muối, lo đàn gà toi
Chăm sóc đàn gà, lo cuộc sống cho cháu.
Nhắc nhở, trách mắng cháu... vì muốn cháu nên người =>
Những chắt chiu lo toan của bà được bù lại bằng niềm vui của cháu. Chi tiết niềm vui được quần áo mới gợi lên cho em cảm nghĩ gì về tuổi thơ và tình bà cháu ?
Tuổi thơ gắn liền với niềm vui bé nhỏ trong lành ở gia đình làng quê, vui vì có quần áo mới bà lo cho.Niềm vui ấy dược nhen nhóm, được tạo ra từ sự yêu thương chắt chiu cần kiệm của người bà chịu thương, chịu khó ...
Hình ảnh gia đình tuổi thơ sớm mất mẹ, cha thường đi làm xa. Bà vừa là bà, vừa là mẹ, tình cảm củae bà nhân lên gấp bội giành cho cháu ->niềm vui của ngườu chiến sĩ thất thiêng liêng, không thẻ rẽ quên.
Cảm nhận của em về tình bà - cháu ?
=>
Bài thơ gợi cho ta nhớ tới hình ảnh người bà trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt. Trong bài thơ đó ta cũng bắt gặp hình ảnh người bà , 1 tình cảm bà cháu thiêng liêng cao thượng, người bà hết lòng vì con vì cháu.Phải chăng đó là đức tính cao quý của người mẹ, người bà Việt Nam.
Đọc khổ thơ cuối 
Những suy tư gợi lên từ “ Tiếng gà trưa “ đó là những suy tư gì ?
-Suy tư về hạnh phúc : Tiếng gà trưa....mang bao nhiêu hạnh phúc .
-Suy tư về cuộc chiến đấu hôm nay: cháu chiến đấu ...vì TQ vì bà, vì tiếng gà, vì ổ trứng hống.
=>Tiếng gà trưa ổ trứng hồng: hình ảnh cuộc sống chân thực, gần gũi tự nhiên, ấm no hạnh phúc .
Tiếng gà trưa : thức dậy tình bà cháu , quê hương là âm thanh bình dị của cuộc sống làng quê yêu dấu , là tình cảm quê hương hiành cho người ra trận .
Nhận xét nghệ thuật của khổ thơ cuối ? Tác dụng /
Từ “vì “ lặp lại liên tiếp khẳng định niềm tin vào cuộc sống chiến đấu, chiến đấu vì mục đích cao cả , vì quê hương, vì bà vì tổ quốc, vì tiếng gà trưa vì ổ trứng hồng, vì tuổi thơ => cuộc đấu tranh sẽ thành công, chiến thắng .Cảm nhận của em về tình yêu cuộc sống của người chiến sĩ ở khổ thơ cuối ?
=>
Nhà văn Nga E -ren -bua đã từng viết :”Tình yêu tổ quốc bắt nguồn từ tình cảm bình thường nhất : yêu cái ccây trước nhà, yêu dòng suối nhỏ chảy ra sông Vôn ga .... Rõ ràng tùnh yêu tổ quốc , được bắt nguồn nuôi dưỡng từ tình yêu cuộc sống, gia đình, quê hương, người thân ...
Thành công về nghệ thuật của bài thơ ?
-Thẻ thơ tự do trên nền tảng của thơ 5 chữ .
-Hình ảnh đẹp, đầy kỉ niệm 
-Gieo vần linh hoạt, tạo sự uyển chuyển, bộc lộ cảm xúc của nhà thơ.
Bài thơ gợi tình cảm nào ?
-Tình yêu loài vật.
-Yêu bà, yêu quê, hương, yêu tổ quốc .
 Đọc ghi nhớ sgk
Nêu cảm nhận của em về tình cảm bà cháu trong bài thơ ?
-Đó là tình cảm sâu sắc khó quên
-Tình cảm khắc cốt ghi tâm về người bà ( vừa là bà, vừa là mẹ ...)
Bài thơ là một tấm lòng quê.Theo em một tấm lòng quê như thế nào mới khiến người ta xúc động và đồng cảm ?
Tấm lòng quê phải chân thực, xúc động, gợi cảm, cụ thể, chân thực => gợi sự đồng cảm nơi người đọc.
2.Tiếng gà trưa gợi những kỉ niệm về tình bà cháu tuổi thơ ấu : ( 16 phút )
Người chiến sĩ luôn tâm trạng , gìn giữ kỉ niệm tuổi thơ ấu về hình ảnh người bà kính yêu.
Bà nghèo nhưng hiền thảo, chịu đựng khó khăn, nhẫn lại và hy sinh cho con cháu .
Tình bà cháu thiêng liêng, ấp áp, sâu nặng.
3.Những suy tư gợi lên từ tiếng gà trưa: (12p)
Tình yêu cuộc sống hạnh phúc , quê hương bao chùm lên tất cả là tình yêu tổ quốc.
III.Tổng kết : ( 3 phút )
 *Ghi nhớ ( sgk )
IV.Luyện tập : ( 5 phút )
Bài tập 2
3. Củng cố - luyện tập : (3’)
Hỏi Em đã học những tình cảm nào về tình cảm quê hương ? Của tác giả nào ? Tấm lòng quê của xung quanh với các tác giả đó có điểm gì chung ?
 Trả lởi :
-Những bài thơ : cảm nghĩ ....ngẫu nhiên
-Tấm lòng quê của họ: chân thực, cụ thể , thắm thiết, sâu nặng , cho dù cách bộc lộ tình cảm của mỗi tác giả khác nhau, trong hoàn cảnh khác nhau.
4.Hướng dẫn học sinh học ở nhà : ( 1 phút )
-Học thuộc lòng bài thơ 
-Tìm hiểu những kỉ niệm tuổi thơ hiện lên trong lòng người chiến sĩ khi nghe tiếng gà trưa 
-Đọc thêm vài nét về bài thơ của XQ nói về bà,mẹ, các em 
-Chuẩn bị bài : Điệp ngữ ( đọc và nghiên cứu nội dung bài học, trả lời câu hỏi cuối bài )
****************************************
Ngày soạn: 15/ 11/ 2009	 Ngày dạy: 25/ 11/ 2009 Dạy lớp: 7a
 Ngày dạy: 26 / 11/ 2009 Dạy lớp: 7b
Tiết 55– Tiếng việt 
Điệp ngữ
I.Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức : 
Qua bài giúp học sinh hiểu thế nào là điệp ngữ và giá trị của nó 
2.Kĩ năng: 
Rèn luyện kĩ năng biết sử dụng điệp ngữ khi cần thiết 
3.Thái độ :
Giáo dục học sinh ý thức sử dụng điệp ngữ nhất là khi tạo lập văn bản 
II.Chuẩn bị:
1.Thầy : Soan giáo án, chuẩn bị bảng phụ ghi VD
 2.Trò: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn Sgk 
III. Tiến trình bài dạy:
1. Kiểm tra bài cũ:(4’)
Hỏi:
	1.Thế nào là thành ngữ ? Chức vụ của thành ngữ trong câu ?
	2.Giải thích nghĩa của thành ngữ “ Khoẻ như vói “ và đặt câu với thành ngữ đó ?
Đâp án biểu diểm : 
1.Thành ngữ là một cụm từ cố dịnh , biểu thị một số ý nghĩa hoàn chỉnh.
Chức vụ của thành ngữ trong câu : làm chủ ngữ, vị ngữ hay phụ ngữ trong cụm danh từ .
2.Nghĩa của thành ngữ “ khoẻ như voi ‘ =>khoẻ hơn người bình thường
Đặt câu: Nó khoẻ như voi nên làm việc gì cũng xong trước thời gian.
*GV:(1p) Để lời nói, văn bản làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh, người ta thường sử dụng điệp ngữ.Vậy điệp ngữ là gì ? chức năng của nó ra sao ? bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu rõ điều đó .
2. Nội dung bài mới:
GV
HS
H
H
H
GV
H
H
GV
HS
H
H
GV
HS
GV
HS
GV
HS
GV
Treo bảng phụ ghi Vd ( khổ thơ dầu và cuối văn bản “ Tiếng gà trưa “
Đọc ví dụ 
Trong hai khổ thơ trên từ ngữ nào được lặp đi lặp lại nhiều lần ?
-Khổ 1: lặp lại từ “ nghe “ – 3 lần 
-Khổ thơ cuối: lặp từ “vì “ – 4 lần 
-Cả hai khổ thơ lặp các từ : tiếng gà cục tác tuổi thơ.
Cụm từ nào được lặp lại nhiều lần trong bài thơ? Tác dụng ?
-Tiếng gà trưa- lặp lại 4 lần 
-Tác dụng: như sợi dây liên kết các hình ảnh, điểm nhịp cho việc gợi vè từng kỉ niệm, cảm xúc của nhân vật trữ tình .
Việc nhắc lại đi nhắc lại 1 từ , 1 cụm từ ( hoặc 1 câu ) người ta gọi đó là phép điệp ngữ 
Qua VD em hiểu thế nào là phép diệp ngữ ?
Phép điệp ngữ l

Tài liệu đính kèm:

  • docVAN 7 -Tuấn SX.doc