Giáo án Nếp sống thanh lịch văn minh Lớp 2 - Nguyễn Thị Huề

Thanh lịch – Văn minh

Bài 1: Ý KIẾN CỦA EM

I. MỤC TIÊU :

1. Học sinh nhận thấy cần mạnh dạn nêu ý kiến trong giờ học, giờ chơi hay trong sinh hoạt hàng ngày.

2. Học sinh có kĩ năng :

- Biết cách xin phép người nghe để nêu ý kiến.

- Khi nêu ý kiến, đứng hoặc ngồi ngay ngắn, nói rõ ràng, ngắn gọn.

- Biết nhắc nhở chân thành những điều sai của bạn.

3. Học sinh có thái độ tự tin khi nêu ý kiến.

II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :

- Tranh minh hoạ trong sách HS. - Đồ dùng bày tỏ ý kiến, sắm vai.

III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY :

Hoạt động 1: Giới thiệu bài (2’)

Hoạt động 2 : Nhận xét hành vi (15’)

- Bước1: Giáo viên tổ chức cho HS thực hiện phần Xem tranh,

- Bước 2 : HS trình bày kết quả. GV kết luận nội dung từng tranh :

+ Tranh 1 : Các bạn giơ tay xin phát biểu như vậy cô giáo có thể gọi lần lượt HS phát biểu.

+ Tranh 2 : Các bạn tranh nhau nói khi chưa được cô giáo cho phép làm lớp ồn, cô giáo không gọi được HS phát biểu, nói trước câu trả lời của mình,.

+ Tranh 3 : Nam chưa mạnh dạn nêu ý kiến như vậy thầy, cô giáo sẽ không biết khả năng học tập của Nam để giúp Nam học tập tốt hơn.

+ Tranh 4 : Mai Anh đứng ngay ngắn, trả lời câu hỏi rõ ràng như vậy thầy, cô giáo sẽ biết khả năng học tập của Mai Anh và giúp bạn học tập tốt hơn.

+ Tranh 5 : Các bạn tranh nhau nói nên nhóm trưởng không tập hợp được ý kiến như vậy hoạt động nhóm sẽ không có hiệu quả.

+ Tranh 6 : Các bạn lần lượt nêu ý kiến như vậy giúp cho hoạt động nhóm hiệu quả.

 

doc 27 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 500Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Nếp sống thanh lịch văn minh Lớp 2 - Nguyễn Thị Huề", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giúp cho các bạn ngồi sau xem được phim, > tán thành.
c) Mai nhìn thấy bạn làm sai nhưng không góp ý như vậy bạn sẽ không ý thức về việc làm sai của mình, > không tán thành.
Bước 3 : GV gợi mở để HS rút ra ý 3 của lời khuyên, SHS trang 8.
Bước 4 : GV liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế của HS.
Hoạt động 4 : Trao đổi, thực hành (10’)
Bước 1 : GV tổ chức cho HS thực hiện bài tập 2, SHS trang 8. 
Bước 2 : HS trình bày trước lớp.GV phân tích, kết luận cách ứng xử đúng và hay.
Bước 3 : GV liên hệ với thực tế của HS.
Hoạt động 5 : Tổng kết bài (3’)
- GV yêu cầu HS nhắc lại toàn bộ nội dung lời khuyên 
THANH LỊCH – VĂN MINH
BÀI 2: TÔN TRỌNG NGƯỜI NGHE
I. MỤC TIÊU :
1. Học sinh nhận thấy khi nói chuyện cần thể hiện sự tôn trọng người nghe.
2. Học sinh có kĩ năng khi nói chuyên như :
- Đứng cách người nghe một khoảng vừa phải.
- Không nói quá to hay quá nhỏ.
- Luôn chú ý thái độ người nghe để có cách ứng xử thích hợp.
3. Học sinh có thái độ tôn trọng người nghe.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
- Tranh minh hoạ trong sách HS. 
- Video clip có nội dung bài học (nếu có).
- Đồ dùng bày tỏ ý kiến, sắm vai.
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY :
Giáo viên
học sinh
1 : Kiểm tra bài cũ (3’)
Bước 1 : GV có thể yêu cầu HS trả lời câu hỏi “Khi có ý kiến, em cần làm gì ?” ; “Khi nêu ý kiến, em cần chú ý điều gì ?”
Bước 2 : GV nhận xét câu trả lời của HS.
2.Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài (2’)
GVgiới thiệu bài học, ghi tên bài “Tôn trọng người nghe”.
Hoạt động 2 : Nhận xét hành vi (10’)
- Bước 1 : GV tổ chức cho HS thực hiện phần Xem tranh, SHS trang 9, 10.
- Bước 2 : HS trình bày kết quả.
 GV kết luận nội dung từng tranh :
+ Tranh 1: Việt Anh đứng gần quá khiến Nam khó chịu.
+ Tranh 2: Hai bạn đứng nói chuyện, khoảng cách vừa phải.
+ Tranh 3: Tuấn nói to quá làm Nga cảm thấy khó chịu.
+ Tranh 4: Thảo nói nhỏ làm cho Tùng không nghe rõ.
Bước 3 : Hướng dẫn HS rút ra ý 1, ý 2 của lời khuyên, SHS trang 12.
Bước 4 : GV liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế của HS.
Hoạt động 3 : Bày tỏ ý kiến (5’)
- Bước 1 : GV tổ chức cho HS thực hiện bài tập 2, SHS trang 12.
- Bước 2 : HS trình bày kết quả. 
 GV kết luận theo từng trường hợp :
Khi nói chuyện cần để ý nét mặt người nghe để có cách ứng xử thích hợp > tán thành.
b) Trong khi nói chuyện, thích điều gì thì nói mà không cần quan tâm đến thái độ của người nghe > không tán thành vì đó là hành vi thiếu tôn trọng người nghe.
c) Khi nói chuyện không đứng sát vào người nghe và không nói quá to hay quá nhỏ > tán thành vì đó là hành vi thể hiện sự tôn trọng người nghe.
Bước 3 : Hướng dẫn HS rút ra ý 3 của lời khuyên, SHS trang 12.
Bước 4 : GV liên hệ với thực tế của HS.
Hoạt động 4 : Trao đổi, thực hành (8’)
Bước 1 : GV tổ chức cho HS thực hiện bài tập 1, SHS trang 11. 
Bước 2 : HS trình bày kết quả.
 GV phân tích, kết luận cách ứng xử đúng và hay :
- Tranh 1: Nên dừng cuộc nói chuyện lại vì chị đang chuẩn bị đi học.
- Tranh 2 : Nên chuyển sang chuyện khác vì bạn được điểm không cao nên có thể bạn không thích nói chuyện đó.
Bước 3 : GV liên hệ với thực tế của HS.
Hoạt động 5 : Trao đổi, thực hành (7’)
Bước 1 : GV tổ chức cho HS thực hiện bài tập 3, SHS trang 12.
Bước 2 : HS trình bày kết quả.
 Giáo viên phân tích, kết luận cách ứng xử đúng và hay.
Bước 3 : GV liên hệ với thực tế của HS.
3. củng cố dặn dò: (3’)
- GV yêu cầu HS nhắc lại toàn bộ nội dung lời khuyên (không yêu cầu HS đọc đồng thanh) và hướng dẫn để HS mong muốn, chủ động, tự giác thực hiện nội dung lời khuyên. 
- Chuẩn bị bài 3 : Bữa ăn cùng khách.
Hs nêu miệng nối tiếp.
Hs ghi bài.
Hs quan sát tranh.Thảo luận nhóm bàn.
Đại diện nêu kết quả, nhận xét từng tranh. 
Nghe và nối tiếp nêu lại lời khuyên 
Nối tiếp đọc và nêu ý kiến của mình, các bạn trong lớp nhận xét.
Hs nêu
HS liên hệ trong lớp, trong trường.
Hs cá nhân nhận xét và tự liên hệ bản thân.Lớp nhận xét, chọn bạn ứng xử hay.
Hs thực hành theo nhóm bàn
1,2 em nhắc lại.
Nếp sống thanh lịch, văn minh
Bài 3 : BỮA ĂN CÙNG KHÁCH
I. MỤC TIÊU :
1. Học sinh nhận thấy cần có thái độ và việc làm phù hợp khi đi ăn cỗ hoặc khi gia đình mời cơm khách. 
2. Học sinh có kĩ năng :
- Biết giúp đỡ người lớn việc vừa sức.
- Biết nói lời cảm ơn khi nhận thức ăn được mời.
- Ăn uống ý tứ, giữ vệ sinh.
- Biết bày tỏ thái độ hiếu khách (nói lời mời, gắp thức ăn mời, trò chuyện thân thiện, cởi mở).
- Ăn xong, biết lấy tăm, nước, hoa quả mời mọi người.
3. Học sinh tự giác thực hiện những hành vi thanh lịch, văn minh khi đi ăn cỗ hoặc khi gia đình mời cơm khách.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
- Tranh minh hoạ trong sách HS. 
- Video clip có nội dung bài học (nếu có).
- Đồ dùng bày tỏ ý kiến, sắm vai.
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY :
Giáo viên
Học sinh
1 : Kiểm tra bài cũ (3’)
Bước 1 : GV có thể yêu cầu HS trả lời câu hỏi “Khi ăn ở gia đình, trước khi ăn, em cần làm gì ?” ; “Sau khi ăn, em cần làm gì ?”.
	 GV yêu cầu HS nhắc lại lời mời trước khi ăn.
Bước 2 : GV nhận xét câu trả lời của HS.
2.Bài mới:
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài (2’)
GV giới thiệu bài học, ghi tên bài “Bữa ăn cùng khách”.
Hoạt động 2 : Nhận xét hành vi (15’)
Bước 1 : GV tổ chức cho HS thực hiện phần Xem truyện tranh, SHS trang 13, 14, 15.
Bước 2 : HS trình bày kết quả.
 GV kết luận nội dung theo từng tranh :
- Tranh 1 : Trước khi ăn, hai chị em dọn cơm giúp mợ Trang > hành vi đúng.
- Tranh 2 : Khi được mợ Trang gắp thức ăn mời, hai chị em cảm ơn mợ > hành vi đúng.
- Tranh 3 : Bi nhoài người tìm miếng ngon, gắp đầy bát > hành vi chưa đẹp.
Bống ăn từ tốn, xương để gọn > hành vi đúng.
- Tranh 4 : Hai chị em mời tăm, quả > hành vi đúng.
Bước 3 : Hướng dẫn HS rút ra ý 1, ý 2, ý 4, ý 5 của lời khuyên, SHS trang 17.
Bước 4 : GV liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế của HS.
Hoạt động 3 : Nhận xét hành vi (10’)
Bước 1 : GVtổ chức cho HS thực hiện bài tập 1, SHS trang 15, 16.
Bước 2 : HS trình bày kết quả.
 GV kết luận nội dung theo từng tranh :
- Tranh 1 : Em dùng giấy ăn lau tay, chị gắp thức ăn mời, khi gắp thức ăn mời khách, chị quay đầu đũa > hành vi đẹp.
-Tranh 2 : Minh chê bai món ăn khi được mời > hành vi không đẹp, nói như vậy, chủ nhà không vui.
-Tranh 3 : Dũng đưa đũa vào bát canh chung > hành vi không đẹp, làm như vậy chưa vệ sinh. Nếu muốn lấy thức ăn trong bát canh chung, cần dùng thìa canh.
Bước 3 : Hướng dẫn HS rút ra ý 3 của lời khuyên, SHS trang 17.
Bước 4 : GV liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế của HS.
Hoạt động 4 : Trao đổi, thực hành (10’)
Bước 1 : Giáo viên tổ chức cho HS thực hiện bài tập 2, SHS trang 17 (GV gợi ý một số hành vi cần thực hành như nói lời mời với khách và gia đình, cảm ơn khi nhận thức ăn, gắp thức ăn vào bát, gắp thức ăn mời khách, )
Bước 2 : HS trình bày kết quả.
 GVphân tích, kết luận cách thực hiện các hành vi đúng.
Bước 3 : GV liên hệ với thực tế của HS.
3. củng cố dặn dò: (3’)
- GV yêu cầu HS nhắc lại toàn bộ nội dung lời khuyên và hướng dẫn để HS mong muốn, chủ động, tự giác thực hiện nội dung lời khuyên. 
- Chuẩn bị bài 4 “Sinh nhật bạn”.
Hs nêu miệng nối tiếp.
Hs ghi bài.
Hs quan sát tranh.Thảo luận nhóm bàn.
Đại diện nêu kết quả, nhận xét từng tranh truyện. 
Nghe và nối tiếp nêu lại lời khuyến (SHS trang 17)
Nối tiếp đọc và nêu ý kiến của mình, các bạn trong lớp nhận xét.
Nêu lại cá nhân.
Hs nêu liên hệ trong lớp, trong trường.
Hs thực hành theo cá nhân hoặc đóng vai theo bàn.
1,2 em nhắc lại.
Nếp sống Thanh lịch – Văn minh
Bài 4 : SINH NHẬT BẠN
I. Mục tiêu :
1. Học sinh nhận thấy cần chuẩn bị quà tặng sinh nhật bạn phù hợp, dự sinh nhật bạn với thái độ vui vẻ, thân thiện, cởi mở.
2. Học sinh có kĩ năng :
- Biết chuẩn bị quà tặng sinh nhật phù hợp.
- Biết chúc mừng sinh nhật lịch sự và có ý nghĩa.
- Khi dự sinh nhật, ăn uống từ tốn, lịch sự, thái độ vui vẻ, thân thiện, cởi mở.
3. Học sinh tự giác thực hiện những hành vi thanh lịch, văn minh khi dự sinh nhật.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC	:
- Tranh minh hoạ trong sách HS. 
- Giấy màu, bút màu, kéo, hồ dán.
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY	:
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài 
Hoạt động 2 : Nhận xét hành vi 
Bước 1 : GV tổ chức cho HS thực hiện phần Xem tranh, SHS trang 18, 19.
Bước 2 : HS trình bày kết quả.GV kết luận nội dung theo từng tranh :
Bước 3 : Hướng dẫn HS rút ra ý 1 của lời khuyên, SHS trang 21.
Bước 4 : GV liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế của HS.
Hoạt động 3 : Nhận xét hành vi 
Bước 1 : GV tổ chức cho HS thực hiện bài tập 1 SHS trang 20, 21.
Bước 2 : HS trình bày kết quả. GV kết luận nội dung theo từng tranh :
Bước 3 : Hướng dẫn HS rút ra ý 2, ý 3, ý 4, ý 5 của lời khuyên, 
Bước 4 : GV liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế của HS.
Hoạt động 4 : Trao đổi, thực hành 
Bước 1 : GV tổ chức cho HS thực hiện bài tập 2 phần a, SHS trang 21.
 GV giúp HS nhận xét, bình chọn lời chúc lịch sự và có ý nghĩa.
Bước 2 : GV tổ chức cho HS thực hiện bài tập 2, phần b, SHS trang 21. 
 GV giúp HS nhận xét, bình chọn sản phẩm đẹp.
Bước 3 : GV liên hệ với thực tế của HS.
Hoạt động 5 : Tổng kết bài 
- GV yêu cầu HS nhắc lại toàn bộ nội dung lời khuyên 
- Chuẩn bị bài 5 : Bữa ăn trên đường du lịch.
Nếp sống thanh lịch – Văn minh
	Bài 5 : BỮA ĂN TRÊN ĐƯỜNG DU LỊCH
I. Mục tiêu:
1. Học sinh nhận thấy khi ăn ở khu du lịch hay ăn ở nhà hàng cần có những hành vi thanh lịch, văn minh.
2. Học sinh có kĩ năng :
a) Khi đi du lịch: 
- Biết cách chuẩn bị đồ ăn phù hợp.
- Biết chọn vị trí ngồi ăn thích hợp, sử dụng đồ ăn hợp vệ sinh, biết chia sẻ với bạn bè.
- Sau khi ăn, biết thu dọn chỗ ngồi sạch sẽ.
b) Khi vào nhà hàng :
- Ngồi ăn ngay ngắn, không đùa nghịch.
- Không để lãng phí đồ ăn.
- Có thái độ lịch sự và không làm phiền mọi người xung quanh.
3. Học sinh tự giác thực hiện những hành vi thanh lịch, văn minh khi ăn ở khu du lịch hoặc ăn ở nhà hàng.
II. Tài liệu và phương tiện :
- Tranh minh hoạ trong sách HS. 
- Video clip có nội dung bài học (nếu có).
- Đồ dùng bày tỏ ý kiến, sắm vai.
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY :
Giáo viên
Học sinh
1 : Kiểm tra bài cũ (3’)
 GV có thế yêu cầu HS trả lời câu hỏi “Khi dự sinh nhật bạn, em cần chuẩn bị quà tặng thế nào ?” ; “Khi dự tiệc sinh nhật, em cần chú ý điều gì ?”.
 GV nhận xét câu trả lời của HS.
2.Bài mới:
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài (2’)
Hoạt động2 : Nhận xét hành vi (15’)
Bước 1 : GV tổ chức cho HS thực hiện phần Xem truyện tranh, SHS trang 22, 23, 24.
Bước 2 : HS trình bày kết quả.
 GV kết luận nội dung theo từng tranh :
- Tranh 1 : Đồ ăn của Nam xếp gọn gàng giúp cho Nam sử dụng thuận tiện; các bạn nói chuyện thân thiện, vui vẻ > những hành vi đẹp, nên học tập.
- Tranh 2 : Khi ăn xôi, các bạn dùng thìa, ăn bánh mì, các bạn dùng giấy ăn lót tay như vậy rất vệ sinh; các bạn trò chuyện thân thiện, vui vẻ > những hành vi đẹp, nên học tập 
- Tranh 3 : Lâm và Tuấn vừa ăn vừa đùa nghịch như vậy vừa mất vệ sinh khi ăn vừa không an toàn khi ăn > những hành vi không có lợi, không làm theo.
- Tranh 4 : Nam nhặt vỏ chuối bỏ vào thùng rác như vậy giúp cho khu du lịch được sach sẽ > hành vi đẹp, nên học tập.
- Tranh 5: Ăn xong, các bạn thu dọn vỏ bánh, túi ni lông cho vào thùng rác. Đồ ăn còn lại cất gọn gàng. Các bạn có ý thức giữ vệ sinh nơi công cộng và biết cách sử dụng đồ dùng hiệu quả > nhưng hành vi đẹp, nên học tập.
Bước 3 : Hướng dẫn HS rút ra phần 1 của lời khuyên, SHS trang 26.
Bước 4 : GV liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế của HS.
Hoạt động 3: Nhận xét hành vi (8’)
Bước 1 : GV tổ chức cho HS thực hiện bài tập 1, SHS trang 25. 
Bước 2 : HS trình bày kết quả.
 GV kết luận nội dung theo từng tranh :
-Tranh 1 : Hùng nghịch đũa trong ống như vậy rất mất vệ sinh, làm mọi người xung quanh khó chịu > hành vi không đẹp, không nên làm theo.
- Tranh 2 : Hùng chưa ăn xong đã chạy đi chơi như vậy vừa không đủ no, ảnh hưởng tới sức khoẻ vừa gây lãng phí > hành vi không đẹp, không nên làm theo.
Bước 3 : GV hướng dẫn HS rút ra phần 2 của lời khuyên, SHS trang 26.
Bước 4 : GV liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế của HS.
Hoạt động 4: Trao đổi, thực hành (7’)
Bước 1 : GVtổ chức cho HS thực hiện bài tập 2, SHS trang 26.
Bước 2 : HS trình bày kết quả.
 GV phân tích, kết luận cách ứng xử đúng và hay.
Bước 3 : GV liên hệ với thực tế của HS.
3. củng cố dặn dò: (3’)
- GV yêu cầu HS nhắc lại toàn bộ nội dung lời khuyên (không yêu cầu HS đọc đồng thanh) và hướng dẫn để HS mong muốn, chủ động, tự giác thực hiện nội dung lời khuyên. 
- Chuẩn bị bài 6 “Trang phục khi ra đường”.
Hs nêu miệng nối tiếp.
Hs ghi bài.
Hs quan sát tranh.Thảo luận nhóm bàn.
Đại diện nêu kết quả, nhận xét 
Nghe và nối tiếp nêu lại lời khuyên (SHS trang 26)
Nối tiếp đọc và nêu ý kiến của mình, các bạn trong lớp nhận xét.
Nêu lại.
Hs nêu liên hệ trong lớp, trong trường.
Hs cá nhân nhận xét và tự liên hệ bản thân.Chọn bạn có cách ứng xử hay.
1,2 em nhắc lại.
NÕp sèng thanh lÞch, v¨n minh
Bµi 6: TRANG PHỤC KHI ĐI RA ĐƯỜNG
I. MỤC TIÊU :
1. Học sinh nhận thấy khi ra đường, cần lựa chọn trang phục phù hợp với lứa tuổi, điều kiện gia đình và phù hợp với nơi mình đến.
2. Học sinh có kĩ năng :
- Lựa chọn trang phục phù hợp với lứa tuổi, điều kiện gia đình và phù hợp với nơi mình đến (trang phục không quá rộng hay quá chật).
- Luôn giữ gìn trang phục sạch sẽ, gọn gàng.
3. Học sinh luôn có ý thức lựa chọn và giữ gìn trang phục khi ra đường.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
- Tranh minh hoạ trong sách HS. 
- Đồ dùng bày tỏ ý kiến, sắm vai.
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY :
Giáo viên
Học sinh
1.Kiểm tra bài cũ (3’)- Khi đi du lịch, chúng ta cần chú ý điều gì?
- Khi vào nhà hàng, chúng ta cần chú ý điều gì?
- GV nhận xét, đánh giá
2. Bài mới:
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài ( 1 - 2’).
Hoạt động 2 : Nhận xét hành vi (15’)
* Các bước tiến hành :
Bước 1 : GV tổ chức cho HS thực hiện phần Xem tranh, SHS trang 27, 28.
Bước 2 : HS trình bày kết quả. GV kết luận nội dung theo từng tranh :
- Tranh 1 : Các bạn mặc đẹp, còn một bạn nam mặc quần áo bẩn, nhàu nát. Một bạn nữ mặc váy dài quá làm cho việc đi lại trong công viên khó khăn.
- Tranh 2 : Linh đi giày cao gót nên đi lại khó khăn.
- Tranh 3 : Khi dự sinh nhật, nhiều bạn mặc quần áo đẹp riêng Tú mặc quần đùi, áo may ô là chưa lịch sự.
- Tranh 4 : Tùng mặc đồng phục về thăm bà là chưa phù hợp, đồng phục chỉ nên mặc khi tới trường.
Bước 3 : Hướng dẫn HS rút ra ý 1, ý 2 của lời khuyên, SHS trang 29.
Bước 4 : GV liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế của HS.
Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến (7’)
* Các bước tiến hành:
Bước 1 : GVtổ chức cho HS thực hiện bài tập 1, SHS trang 12.
Bước 2 : HS trình bày kết quả. GV kết luận theo từng trường hợp :
a)  > Không đồng ý. Trang phục khi ra đường cần chỉnh tề, phù hợp.
b)  > Đồng ý. Khi ra đường, luôn phải giữ gìn trang phục gọn gàng, sạch sẽ.
c)  > Đồng ý. Khi mặc đẹp, chúng ta sẽ cảm thấy vui và tự tin hơn.
Bước 3 : Hướng dẫn HS rút ra ý 2 của lời khuyên, SHS trang 29.
Bước 4 : GV liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế của HS.
Hoạt động 4 : Trao đổi, thực hành (7’)
* Các bước tiến hành :
Bước 1 : GV tổ chức cho HS thực hiện bài tập 2, SHS trang 29 (gợi ý cho HS lựa chọn trang phục khi đi chơi công viên, đi thăm viện bảo tàng, dự sinh nhật, leo núi, 
Bước 2 : HS trình bày kết quả.GV giúp HS nhận xét, bình chọn trang phục phù hợp.
Bước 3 : GV liên hệ với thực tế của HS.
Hoạt động 5 : Tổng kết bài (3’)
- GV yêu cầu HS nhắc lại toàn bộ nội dung lời khuyên (không yêu cầu HS đọc đồng thanh) và hướng dẫn để HS mong muốn, chủ động, tự giác thực hiện nội dung lời khuyên. 
- Chuẩn bị bài 7 : Trang phục thể thao
*HS1:- Chuẩn bị đồ ăn phù hợp; - Khi ăn, chọn vị trí ngồi thích hợp, sử dụng đồ ăn hợp vệ sinh, biết chia sẻ với bạn bè.
- Sau khi ăn, thu dọn chỗ ngồi sạch sẽ.
*HS2: - Ngồi ăn ngay ngắn, tránh vừa ăn vừa nghịch.
- Không bỏ lãng phí đồ ăn.
- Có thái độ lịch sự và không làm phiền mọi người xung quanh.
- Quan sát tranh và nêu nội dung từng tranh
- Nêu yêu cầu
- HS thảo luận theo nhóm
- HS trình bày
- Trang phục chỉnh tề, phù hợp.
- HS liên hệ
- HS đọc yêu cầu:
- HS tr×nh bµy
- HS nêu: Luôn giữ gìn trang phục sạch sẽ; nhắc lại
- HS liên hệ
- HS chơi trò chơi
- HS liên hệ
- HS nhắc lại lời khuyên
Nếp sống thanh lịch, văn minh
Bài 7 : TRANG PHỤC THỂ THAO
I. MỤC TIÊU :
1. Học sinh nhận thấy cần lựa chọn trang phục phù hợp với môn thể thao mình tham gia.
2. Học sinh có kĩ năng :
- Biết lựa chọn trang phục phù hợp với môn thể thao mình tham gia.
- Biết cách thắt dây giày, buộc tóc gọn gàng.
3. Học sinh tự giác lựa chọn và giữ gìn trang phục khi tham gia chơi thể thao.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
- Tranh minh hoạ trong sách HS. 
- Video clip có nội dung bài học (nếu có).
- Đồ dùng bày tỏ ý kiến, sắm vai (một số trang phục thể thao như : võ thuật, bơi, bóng đá, bóng rổ).
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY :
Giáo viên
Học sinh
1 : Kiểm tra bài cũ (3’)
Bước 1 : GV có thể yêu cầu HS trả lời câu hỏi “Khi ra đường, em cần lựa chọn trang phục thế nào ?”.
Bước 2 : GV nhận xét câu trả lời của HS.
2.Bài mới:
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài (2’)
GV giới thiệu bài học, ghi tên bài “Trang phục thể thao”.
Hoạt động 2 : Nhận xét hành vi (15’)
* Các bước tiến hành :
Bước 1 : GV tổ chức cho HS thực hiện phần Xem truyện tranh, SHS trang 30, 31, 32.
Bước 2 : HS trình bày kết quả.
 GV kết luận :
- Khi chơi bóng đá, Dũng mặc quần áo thể thao, Long mặc quần áo đồng phục, Tú mặc quần đùi, áo may ô.
- Trang phục của Dũng phù hợp, trang phục của Long và Tú chưa phù hợp.
- Trận bóng phải dừng lại vì Tú đi chân đất nên khi sút bóng, ngón chân bị quệt xuống đất, bong móng chân.
Bước 3 : GV hướng dẫn HS rút ra ý 1, ý 2 của lời khuyên, SHS trang 33.
Bước 4 : GV liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế của HS.
Hoạt động 3 : Bày tỏ ý kiến (7’)
* Các bước tiến hành :
- Bước 1 : GV tổ chức cho HS thực hiện bài tập 1, SHS trang 33.
- Bước 2 : HS trình bày kết quả. 
 Giáo viên phân tích các hành vi :
a)  > Không đồng ý (khi chơi thể thao cần mặc quần áo thể thao).
b)  > Đồng ý (trang phục có độ co giãn cao sẽ giúp chúng ta vận động dễ dàng).
c)  > Đồng ý (mỗi môn thể thao đều có trang phục riêng, phù hợp với đặc điểm của môn đó).
d)  > Đồng ý (nếu không thắt dây giày có thể bị tuột giày hoặc bị ngã).
e)  > Đồng ý (các bạn nữ buộc gọn tóc sẽ giúp cho vận động dễ dàng hơn.
Bước 3 : GV liên hệ với thực tế của HS.
Hoạt động 4 : Trao đổi, thực hành (7’)
* Các bước tiến hành :
Bước 1 : GV tổ chức cho HS thực hiện bài tập 2, SHS trang 33 (có thể thay những hình vẽ trong sách bằng những bộ trang phục thật).
Bước 2 : HS trình bày kết quả.
	 GV giúp HS nhận xét và bình chọn trang phục phù hợp.
Bước 3 : GV liên hệ với thực tế của HS.
3. củng cố dặn dò: (3’)
- GV yêu cầu HS nhắc lại toàn bộ nội dung lời khuyên và hướng dẫn để HS mong muốn, chủ động, tự giác thực hiện nội dung lời khuyên. 
- Chuẩn bị bài 8 : Cách nằm ngồi của em
Hs nêu miệng nối tiếp.
Hs ghi bài.
Hs xem truyện,quan sát tranh.Thảo luận nhóm bàn.
Đại diện nêu kết quả, nhận xét 
Nghe và nối tiếp nêu lại lời khuyên (SHS trang 33)
Nối tiếp đọc và nêu ý kiến của mình, các bạn trong lớp nhận xét.
Hs nêu liên hệ trong lớp, trong trường.
Hs cá nhân nhận xét và tự liên hệ bản thân.Chọn bạn có chọn trang phục phù hợp nhất.
Hs thực hành theo nhóm bàn.
1,2 em nhắc lại.
Nếp sống thanh lịch, văn minh
Bài 8 : CÁCH NẰM NGỒI CỦA EM
I. MỤC TIÊU :
1. Học sinh nhận thấy khi nằm hoặc ngồi, cần lựa chọn chỗ và hướng nằm, ngồi thích hợp.
2. Học sinh có kĩ năng :
a) Khi ngồi :
- Biết chọn chỗ thích hợp và ngồi đúng tư thế.
- HS nữ biết thu váy và khép chân.
b) Khi nằm :
- Biết chọn chỗ và hướng nằm thích hợp.
- Nằm đúng tư thế.
- HS nữ biết thu váy và khép chân.
3. Học sinh tự giác thực hiện cách nằm, ngồi lịch sự.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
- Tranh minh hoạ trong sách HS. 
- Video clip có nội dung bài học (nếu có).
- Đồ dùng bày tỏ ý kiến, sắm vai.
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY :
Giáo viên
Học sinh
1 : Kiểm tra bài cũ (3’)
Bước 1 : GV có thể yêu cầu HS trả lời câu hỏi “Khi đi lại, em cần chú ý điều gì ?” ( Đi thong thả, nhẹ nhàng. Quan sát phía trước để tránh bị va chạm. Không đi qua trước mặt người đang ngồi hay đang nói chuyện.) ; “Khi đứng nói chuyện với người khác, em cần chú ý điều gì ?” (Đứng ngay ngắn, mắt nhìn người nói chuyện. Nên chọn vị trí đứng thích hợp để không làm ảnh hưởng đến người xung quanh).
Bước 2 : GV nhận xét câu trả lời của HS.
 2.Bài mới:
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài (2’)
- Giáo viên giới thiệu bài học, ghi tên bài “Cách nằm, ngồi của em”.
Hoạt động 2 : Nhận xét hành vi (8’)
- Bước 1 : GV tổ chức cho HS thực hiện phần Xem tranh (a), SHS trang 34. 35 (HS có thể thảo luận theo nhóm).
- Bước 2 : HS trình bày kết quả.
 GV kết luận nội dung từng tranh :
+ Tranh 1 : Dũng ngồi chen vào phía trước bố khi nhà đang có khách như vậy làm ảnh hưởng đến việc tiếp khách của bố > hành vi không đẹp, không nên làm theo.
+ Tranh 2 : Các bạn ngồi đúng tư thế, giúp cho cơ thể phát triển khoẻ mạnh, việc học tập hiệu quả > hành vi đúng, cần làm theo.
+ Tranh 3 : Tú ngồi dang chân ra ngoài như vậy vừa không đẹp mắt vừa làm ảnh hưởng đến người khác > hành vi không đẹp, không nên làm theo.
+ Tranh 4 : Đức ngồi cho chân lên bàn như vậy trông không đẹp, làm chóng hỏng đồ dùng > hành vi không đẹp, không nên làm theo.
- Bước 3 : Hướng dẫn HS rút ra phần a của lời khuyên, SHS trang 38.
- Bước 4 : GV liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế của HS.
Hoạt động 3 : Nhận xét hành vi (7’)
Bước 1 : GV tổ chức cho HS thực hiện phần Xem tranh (b) , SHS trang 36, 37.
Bước 2 : HS trình bày kết quả.
 GV kết luận nội dung từng tranh :
- Tranh 1 : Huy nằm ngủ đúng tư thế, hướng nằm thích hợp vì khi nằm không nên quay chân về bàn thờ > hành vi đúng, cần làm theo.
- Tranh 2 : Nằm ngủ trên ghế đá công viên là chưa đúng chỗ. Không nên nằm ở những nơi công cộng > hành vi khô

Tài liệu đính kèm:

  • docNep_song_thanh_lich_van_minh_lop_2.doc