Giáo án Mỹ thuật Lớp 5 - Chủ đề 13: Xem tranh Bác Hồ đi công tác (2 Tiết)

I/ Mục tiêu

- Học sinh biết được sơ lược về cuộc đời, sự nghiệp hoạt động mĩ thuật của họa sĩ Nguyễn Thụ

- Học sinh nêu được hình annhr, màu sắc, nội dung và cảm nhận của bản thân đối với bức tranh “Bác Hồ đi công tác”.

- Thể hiện được bức tranh về Bác Hồ hoặc mô phỏng lại nội dung của tác phẩm được xem.

- Giới thiệu nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn.

 

docx 6 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 1624Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mỹ thuật Lớp 5 - Chủ đề 13: Xem tranh Bác Hồ đi công tác (2 Tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 34-35 Thứ........ngày.......tháng......năm 20....
Mỹ Thuật 5
Chủ đề 13: Xem tranh “BÁC HỒ ĐI CÔNG TÁC”
 (Số tiết dạy:2 tiết)
I/ Mục tiêu
- Học sinh biết được sơ lược về cuộc đời, sự nghiệp hoạt động mĩ thuật của họa sĩ Nguyễn Thụ
- Học sinh nêu được hình annhr, màu sắc, nội dung và cảm nhận của bản thân đối với bức tranh “Bác Hồ đi công tác”.
- Thể hiện được bức tranh về Bác Hồ hoặc mô phỏng lại nội dung của tác phẩm được xem.
- Giới thiệu nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn.
II/ Phương pháp và hình thức tổ chức
-Phương pháp: Liên kết học sinh với tác phẩm và quy trình
+Vẽ cùng nhau
+tạo hình ba chiều
-Hình thức tổ chức: 
+ Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
III/ Đồ dùng và phương tiện
-Sách học Mĩ thuật lớp 5
-Tranh phiên bản “Bác Hồ đi công tác” và một số bức tranh khác của họa sĩ Nguyễn Thụ
-Một số hình ảnh tạo hình 2D, 3D...
-Hình minh họa cách vẽ, tạo sản phẩm mô phỏng theo tranh “Bác Hồ đi công tác”
- Một số câu chuyện về Bác Hồ
- Học sinh chuẩn bị: sách Học mĩ thuật, giấy vẽ, giấy màu, màu vẽ, đất nặn, keo dán, kéo, vỏ hộp, bìa cứng, vật liệu tìm được,....
IV/ Các hoạt động dạy-học chủ yếu.
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
- Ổn định tổ chức lớp
-Kiểm tra đồ dùng học tập...
*Khởi động
-Giáo viên cho học sinh hát một bài hát về Bác Hồ ( Vd bài hát: Những cháu ngoan Bác Hồ, Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ, ...) Sau đó giáo viên giới thiệu chủ đề Xem tranh “ Bác Hồ đi công tác”
1/ Hướng dẫn tìm hiểu
1.1 Tìm hiểu vài nét về họa sĩ Nguyễn Thụ
- Yêu cầu học sinh tìm hiểu, nắm được vài nét sơ lược về cuộc đời, sự nghiệp cuuar họa sĩ Nguyễn Thụ
- Yêu cầu học sinh đọc nội dung trong sách Học Mĩ thuật và thảo luận nhóm về tiểu sử của họa sĩ, sự nghiệp và phong cách sáng tác.
*Giáo viên tóm tắt:
-Họa sĩ Nguyễn Thụ sinh ngày 12/12/1930, xã Đắc Sở, huyện Hoài Đức, Hà Nội.
- Ông tham gia bộ đội, chuyên vẽ báo, tranh tuyên truyền, .
-Ông là họa sĩ đầu tiên phát triển tranh lụa Việt Nam
- Tranh của họa sĩ Nguyễn Thụ có hình ảnh và bố cục đơn giản, màu sắc nhẹ nhàng.
-Năm 2001 ông được trao tặng giải thưởng Nhà nước về Văn học-Nghệ thuật.
1.2Xem tranh “Bác Hồ đi công tác”
-Giáo viên treo tranh phiên bản “Bác Hồ di công tác” (nếu có) yêu cầu học sinh quan sát tranh in trong Sách học Mĩ thuật Hình 13.1 thảo luận để tìm hiểu về nội dung, hình ảnh, màu sắc, chất liệu của bức tranh,
*Giáo viên đưa ra câu hỏi gợi mở
? Bức tranh “Bác Hồ đi công tác” được thể hiện bằng chất liệu gì?
?Trong tranh có những hình ảnh nào?
?Hình ảnh Bác Hồ và anh cảnh vệ được thể hiện như thế nào?(dáng vẻ, phong thái, )
?Dáng vẻ của hai con ngựa như thế nào?
?Em có nhận xét gì về màu sắc của bức tranh?
?Các sản phẩm được thể hiện bằng hình thức nào?
?Em có cảm nhận gì về nội dung bức tranh?
-Yêu cầu học sinh đọc những thông tin trong sách Học Mĩ thuật về bức tranh “Bác Hồ đi công tác” và tham khảo thêm một số tác phẩm tiêu biểu khác của họa sĩ Nguyễn Thụ như: Làng ven núi, Bác Hồ, Bác Hồ trên biên giới, Mùa xuân, 
2/ Hướng dẫn thực hiện
- Yêu cầu học sinh quan sát H 13.3 sách học MT 5 tìm hiểu tham khảo cách thực hiện và các bước tạo sản phẩm mô phỏng lại tranh “Bác Hồ đi công tác”
- Giáo viên giới thiệu một số sản phẩm mô phỏng tranh “Bác Hồ đi công tác” bằng nhiều chất liệu khác như vẽ, xé dán, nặn, 
?Em chọn cách nào để mô phỏng lại bức tranh?
*Gv tóm tắt: Có thể tạo hình mô phỏng bức tranh “Bác Hồ đi công tác” như vẽ, xé dán, cắt dán, nặn kết hợp với các vật liệu 
-Có thể thực hiện mô phỏng lại bức tranh theo các bước sau:
+Tạo hình nhân vật chính (2D, 3D)
+Tạo bối cảnh, không gian
+Sắp đặt các nhân vật vào bối cảnh, thêm các chi tiết để hoàn thiện sản phẩm.
- Gv giới thiệu một số video tạo hình, sắp đặt một số sản phẩm mĩ thuật (nếu có)
3/ Hướng dẫn thực hành
- Yêu cầu học sinh thực hành cá nhân hoặc nhóm mô phỏng lại tranh “Bác Hồ đi công tác” bằng các hình thức, chất liệu theo ý thích.
- Yêu cầu thảo luận để lựa chọn chất liệu phù hợp và thảo luận hình thức để tạo hình sản phẩm
*Câu hỏi gợi mở:
?Em và nhóm em chọn hình thức và chất liệu nào để mô phỏng lại bức tranh?
? Em, nhóm em đã chuẩn bị những vật liệu gì?
? Em, nhóm em sẽ tạo hình ảnh gì từ những vật liệu đó?
?Em sẽ tạo hình sản phẩm như thế nào?
?Em có muốn thay đổi bố cụ và màu săc của bức tranh không?
- Trong quá trình học sinh thực hành nhóm, cá nhân giáo viên quan sát gợi ý thêm
4/ Tổ chức trưng bày, giới thiệu sản phẩm
- Hướng dẫn học sinh trưng bày sản phẩm.
- Gv hướng dẫn học sinh thuyết trình về sản phẩm của mình, nhóm mình. Gợi ý học sinh khác tham gia đặt câu hỏi để cùng chia sẻ, trình bày cảm xúc, học tập lẫn nhau
- Gv đặt câu hỏi gợi mở để giúp học sinh khắc sâu kiến thức phát triển kỹ năng thuyết trình và tự đánh giá:
*Câu hỏi gợi mở:
? Cảm nhận của em như thế nào khi được trải nghiệm tạo hình mô phỏng lại bức tranh “Bác Hồ đi công tác”
?Em, nhóm em tạo sản phẩm mĩ thuật như thế nào? Sản phẩm đó được tạo bằng những vật liệu gì?
?Em tạo hình dựa vào hình dáng vật liệu tìm được hay đã có ý tưởng từ trước...?
?Em học hỏi được gì về bố cục, màu sắc của bức tranh?
?Em thích sản phẩm nào của bạn? Vì sao em thích?
?Em có nhận xét gì về sản phẩm của bạn?
?Em hãy chia sẻ một câu chuyện về Bác Hồ mà em biết?
- Gv gợi ý học sinh tạo thêm các sản phẩm khác theo ý thích bằng cách kết hợp các chất liệu sẵn có trong cuộc sống.
* Gv nhận xét, đánh giá, tổng kết chủ đề
- Dặn dò ...
- Học sinh thực hiện
- Học sinh hát
- Học sinh thực hiện
- Học sinh đọc sách
- Học sinh nghe
- Học sinh nghe,ghi nhớ
- Học sinh quan sát thảo luận để biết về sự phong phú của chất liệu, hình thức và cách thể hiện, thấy được vẻ đẹp của các sản phẩm mĩ thuật tạo hình từ chất liệu lụa
- Học sinh đọc, ghi nhớ
- Học sinh quan sát thảo luận, tìm hiểu cách thực hiện ản phẩm.
- Học sinh nghe, quan sát
- Học sinh quan sát nhận biết cách thực hiện mô phỏng lại bức tranh bằng nhiều cách khác nhau
- Học sinh nghe, quan sát
- Học sinh thực hành tạo sản phẩm theo cá nhân, theo nhóm
- Học sinh thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên
- Học sinh thuyết trình, giới thiệu, nhận xét, đánh giá sản phẩm
- Học sinh thuyết trình, giới thiệu, nhận xét, đánh giá sản phẩm
- Hs nghe, ghi nhớ
*Bổ sung:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxChu_de_13_xem_tranh_BAC_HO_DI_CONG_TAC_Lop_5.docx