Giáo Án Mỹ Thuật Lớp 2 Từ Tuần 1 Đến Tuần 15

I. MỤC TIÊU

 Giúp học sinh

- Nhận biết được 3 độ đậm nhạt chính: đậm, đậm vừa, nhạt.

- Tập tạo ra ba độ đậm nhạt: đậm, đậm vừa, nhạt, bằng màu hoặc bằng chì.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 Giáo viên: Sưu tầm một số tranh ảnh, bài vẽ trang trí có độ đậm, nhạt. Hình minh hoạ ba sắc độ đậm, đậm vừa, nhạt; phấn màu.

Học sinh: vở vẽ, bút chì, tẩy, màu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

1. Khởi động: (1 phút) Kiểm tra sĩ số HS, đồ dùng học tập.

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

 

doc 21 trang Người đăng honganh Lượt xem 10481Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo Án Mỹ Thuật Lớp 2 Từ Tuần 1 Đến Tuần 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: Giúp HS nhận biết được hình dáng, màu sắc, vẻ đẹp của một số loại cây.
+ Cách tiến hành: 
- GV giới thiệu tranh một vài loại cây và đặt câu hỏi cho HS trả lời.
Tên của cây.
Hình dáng của cây.
Đặc điểm của cây.
- GV gợi ý để HS nói lên được các yêu cầu trên.
- Em có thích vườn cây không? Để vườn cây tươi tốt chúng ta cần làm gì?
+ Kết luận: Trong vườn có nhiều loại cây khác nhau, mỗi loại có một đặc điểm khác nhau. Ví dụ: na, mít, xoài, bưởi
Hoạt động 3: Cách vẽ: (4 phút)
+ Mục tiêu: Tập vẽ hai hoặc ba cây đơn giản và vẽ màu theo ý thích.
+ Cách tiến hành:
- Gợi ý để HS nhớ lại hình dáng, màu sắc loại cây định vẽ.
- Hướng dẫn HS cách vẽ.
+ Kết luận: GV củng cố lại các bước vẽ. 
Hoạt động 4: Thực hành: (20 phút)
- Hướng dẫn HS vẽ vườn cây vừa với phần giấy.
- Vẽ màu theo ý thích.
Hoạt động 5: Nhận xét đánh giá: (3 phút)
- Tổ chức cho HS quan sát và nhận xét, xếp loại một số bài.
- GV bổ sung và xếp loại các bài vẽ, tuyên dương bài tốt. 
- Hoạt động nhóm đôi.
- Quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
- Có, chúng ta cần biết chăm sóc và bảo vệ.
- HS lắng nghe.
- Nhớ lại hình dáng, màu sắc loại cây định vẽ.
- Nắm cách vẽ.
- Vẽ vườn cây và tô màu theo ý thích.
- Quan sát, nhận xét và xếp loại.
4 - Củng cố dặn dò: (1 phút)
- Cho HS nhắc lại đầu bài học.
- GD HS phải biết bảo vệ cây.
- Chuẩn bị bài sau, đồ dùng dạy học.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
Môn: Mĩ thuật
Bài 5: TẬP NẶN TẠO DÁNG
NẶN HOẶC VẼ, XÉ DÁN CON VẬT
(Mức độ tích hợp giáo dục BVMT: Liên hệ)
Tuần: 5
Ngày dạy: 01-03/10/2012
I. MỤC TIÊU
 Giúp học sinh
- Nhận biết được hình dáng, đặc điểm và vẻ đẹp của một số con vật.
- Biết cách nặn, xé dán hoặc vẽ con vật.
- Nặn hoặc vẽ, xé dán được con vật theo ý thích.
- Biết chăm sóc và thương yêu các loài vật nuôi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Giáo viên: Tranh ảnh một vài con vật quen thuộc. Những bài nặn, xé dán hoặc vẽ tốt của học sinh năm trước. Đất nặn hoặc giấy màu, màu vẽ.
Học sinh: vở vẽ, bút chì, tẩy, màu hoặc đất nặn.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Khởi động: (1 phút) Kiểm tra sĩ số HS, đồ dùng học tập.
Kiểm tra bài cũ: (1 phút) Giáo viên nêu câu hỏi cho HS trả lời. 
Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
HĐ của học sinh
Hoạt động 1: Giới thiệu bài: (1 phút) 
- Giới thiệu và ghi bảng đề bài.
Hoạt động 2: Quan sát nhận xét. (3 phút)
+ Mục tiêu: nhận biết được hình dáng, đặc điểm và vẻ đẹp của một số con vật.
+ Cách tiến hành: 
- Giới thiệu một số tranh vẽ, bài nặn, xé dán về các con vật và gợi ý cho HS nhận biết (SGV/ 88)
- Gợi ý để HS nói lên được các yêu cầu trên. Yêu cầu HS kể một vài con vật quen thuộc.
- Em có thích các loài vật nuôi đó không? Để chúng phát triển tốt em cần làm gì?
+ Kết luận: GV tóm tắt, bổ sung.
Hoạt động 3: Cách nặn, vẽ, xé dán một con vật: (5 phút)
+ Mục tiêu: Biết cách nặn, xé dán hoặc vẽ con vật.
 + Cách tiến hành:
- Cho HS chọn con vật mà mình định vẽ, xé dán hay nặn.
- Yêu cầu nhớ lại hình dáng, đặc điểm và các phần chính của con vật.
Cách nặn:
Hướng dẫn cho HS cách nặn: SGV/89
Cách xé dán: 
Hướng dẫn cho HS cách xé dán : SGV/89
Cách vẽ:
- Vẽ hình dáng con vật sao cho phù hợp với phần giấy quy định, chú ý tạo dáng các con vật cho sinh động, có thể vẽ thêm cỏ cây, hoa lá, ngườiđể bài vẽ hấp dẫn hơn.
- Vẽ màu theo ý thích.
+ Kết luận: GV củng cố lại các bước vẽ. Từ cách hướng dẫn trên có thể vẽ được các con vật khác.
Hoạt động 4: Thực hành (20 phút)
- Bao quát lớp và giúp đỡ thêm em yếu.
- Gợi ý HS về cách nặn, vẽ, xé dán con vật.
- Gợi ý HS cách tạo dáng con vật.
Hoạt động 5: Nhận xét đánh giá (3 phút)
- Cho HS phân loại bài theo các đề tài.
- Cho HS giới thiệu các bài làm của mình.
- Giúp HS tìm ra các bài làm hoàn thành tốt. 
- HS quan sát và trả lời câu hỏi.
- Có, em cần chăm sóc chúng.
- Chọn và nhớ lại hình dáng, các đặc điểm của con vật mình chọn.
- HS lắng nghe, quan sát .
- HS lắng nghe, quan sát .
- HS lắng nghe, quan sát .
- HS lắng nghe
- Lắng nghe, làm bài.
- Quan sát, nhận xét và xếp loại.
4 - Củng cố dặn dò: (1 phút)
- Cho HS nhắc lại đầu bài học.
- Chuẩn bị bài sau: sưu tầm tranh các con vật, tìm và xem tranh dân gian. Đồ dùng học tập.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
Môn: Mĩ thuật
Bài 6: VẼ TRANG TRÍ
MÀU SẮC VÀ CÁCH VẼ MÀU VÀO HÌNH CÓ SẴN
Tuần: 6
Ngày dạy: 8-10/10/2012
I. MỤC TIÊU
 Giúp học sinh
- Biết thêm ba màu mới do các cặp màu bổ túc pha trộn với nhau: Da cam, xanh lá cây, tím.
- Biết cách sử dụng các màu đã học.
- Vẽ được màu vào hình có sẵn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Giáo viên: Bảng màu cơ bản và 3 màu mới do các cặp màu cơ bản pha trộn (phóng to để HS quan sát, nhận xét) Một số tranh ảnh hoa quả, đồ vật với các màu đỏ, vàng, da cam, tím, xanh lá cây. Một số tranh dân gian truyền thống: Gà mái, lợn nái, Vinh hoa phú quý
Học sinh: vở vẽ, bút chì, tẩy, màu. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Khởi động: (1 phút) Kiểm tra sĩ số HS, đồ dùng học tập.
Kiểm tra bài cũ: (2 phút) Giáo viên nêu câu hỏi cho HS trả lời. 
Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
HĐ của học sinh
Hoạt động 1: Giới thiệu bài: (1 phút) 
- Giới thiệu và ghi bảng đề bài.
Hoạt động 2: Quan sát nhận xét (3 phút)
+ Mục tiêu: Giúp HS biết thêm ba màu mới do các cặp màu bổ túc pha trộn với nhau: Da cam, xanh lá cây, tím.
+ Cách tiến hành: 
- GV cho HS nhắc lại ba màu cơ bản: đỏ, vàng, lam,
- GV giới gợi ý cho HS nhận ra các màu: đỏ, vàng, da cam, xanh lá cây.
- Yêu cầu HS tìm các màu trên trong hộp màu của mình.
- GV chỉ vào hình minh hoạ cho HS thấy:
Màu da cam do màu đỏ + màu vàng.
Màu tím do màu đỏ + màu lam.
Màu xanh lá cây do màu lam + màu vàng.
+ Kết luận: Màu sắc trong thiên nhiên rất phong phú. Các đồ vật thường dùng hàng ngày do con người tạo ra cũng có nhiều màu. 
Hoạt động 3: Cách vẽ màu (4 phút)
+ Mục tiêu: Giúp HS biết cách sử dụng các màu đã học.
+ Cách tiến hành:
- Giúp HS nhìn vào hình vẽ và gợi ý để nhận ra các hình: em bé, con gà trống, bông hoa cúc... Đây là bức tranh phỏng theo tranh dân gian Đông Hồ có tên Vinh Hoa. 
- GV hướng dẫn HS cách vẽ màu. Nhắc HS chọn màu khác nhau và vẽ màu tươi vui, rực rỡ, có đậm, có nhạt.
+ Kết luận: GV tóm tắt lại, giới thiệu lại nội dung tranh Vinh Hoa cho HS và yêu cầu các em vẽ vào vở.
Hoạt động 4: Thực hành (20 phút)
- GV gợi ý cho HS vẽ màu đúng hình.
- HS làm bài tự do.
Hoạt động 5: Nhận xét đánh giá (3 phút)
- GV cho HS nhận xét một số bài
- Hướng dẫn các em xếp loại các bài vẽ màu đẹp, bổ sung và xếp loại các bài vẽ.
- Làm việc theo nhóm: thảo luận, báo cáo kết quả, nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe, quan sát .
- Nắm cách vẽ.
- Lắng nghe, vẽ bài cá nhân vào vở vẽ.
- Quan sát nhận xét và xếp loại.
4 - Củng cố dặn dò: (1 phút)
- Cho HS nhắc lại đầu bài học. 
- Nhận xét chung tiết học.
- Chuẩn bị bài sau, đồ dùng học tập. Về nhà tập quan sát và nhận xét tranh.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
Môn: Mĩ thuật
Bài 7: VẼ TRANH 
ĐỀ TÀI EM ĐI HỌC
(BVMT: Bộ phận)
Tuần: 7
Ngày dạy: 15-17/10/2012
I. MỤC TIÊU
 Giúp học sinh
- Hiểu nội dung đề tài “Em đi học”.
- Biết cách vẽ tranh đề tài “Em đi học”.
- Tập vẽ tranh đề tài “Em đi học”.
- Biết tham gia bảo vệ cảnh quan môi trường.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Giáo viên: Sưu tầm tranh ảnh đề tài “Em đi học”. Hình minh hoạ hướng dẫn cách vẽ.
Học sinh: vở vẽ, bút chì, tẩy, màu. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Khởi động: (1 phút) Kiểm tra sĩ số HS, đồ dùng học tập.
Kiểm tra bài cũ: (1 phút) Giáo viên nêu câu hỏi cho HS trả lời. 
Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
HĐ của học sinh
Hoạt động 1: Giới thiệu bài: (1 phút) 
- Giới thiệu và ghi bảng đề bài.
Hoạt động 2: Tìm chọn nội dung đề tài (4 phút)
+ Mục tiêu: Giúp HS hiểu nội dung đề tài “Em đi học”.
+ Cách tiến hành: 
- Giới thiệu tranh ảnh bằng các câu hỏi ngắn, gợi ý cho HS nhớ lại các hình ảnh lúc đến trường (SGV/ 93)
- Bổ sung thêm một số hình ảnh để hiểu rõ hơn về đề tài.
- Để có cảnh quan môi trường đẹp em cần làm gì?
+ Kết luận: 
Phong cảnh hai bên đường rất đẹp, đến trường được gặp thầy cô giáo, bạn bè. Dù vất vả hay khó khăn mấy nhưng được đến trường học là niềm vui sướng nhất cho tuổi học trò.
Hoạt động 3: Cách vẽ (4 phút)
+ Mục tiêu: Giúp HS Tập vẽ tranh đề tài “Em đi học”.
+ Cách tiến hành:
- GV gợi ý cách vẽ hình và vẽ màu: SGV/ 94.
+ Kết luận: GV tóm tắt lại, cho HS nhắc lại các bước vẽ. Gợi ý thêm cho HS hiểu rõ nội dung tranh.
Hoạt động 4: Thực hành (20 phút)
- GV nhắc HS vẽ vừa với phần giấy.
- GV gợi ý cách vẽ hình, màu.
Hoạt động 5: Nhận xét đánh giá (3 phút)
- Cho HS nhận xét, xếp loại.
- Nhận xét chung, tuyên dương.
- Quan sát, lắng nghe và trả lời.
- Cần tham gia bảo vệ cảnh quan môi trường.
- HS lắng nghe
- HS quan sát và trả lời câu hỏi. Nắm cách vẽ.
- HS lắng nghe, quan sát, nhắc lại.
- HS lắng nghe, vẽ bài.
- Quan sát nhận xét và xếp loại.
4 - Củng cố dặn dò: (1 phút)
- Cho HS nhắc lại đầu bài học.
- Chuẩn bị bài sau, đồ dùng học tập. Sưu tầm 1 số tranh thiếu nhi.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
Môn: Mĩ thuật
Bài 8: THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT
XEM TRANH “TIẾNG ĐÀN BẦU”
Tuần: 8
Ngày dạy: 22-24/10/2012
I. MỤC TIÊU
 Giúp học sinh
- Làm quen, tiếp xúc, tìm hiểu vẻ đẹp trong tranh của họa sĩ. 
- Mô tả được các hình ảnh, các hoạt động và màu sắc trên tranh. 
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Giáo viên: Một vài bức tranh: phong cảnh, sinh hoạt, chân dung, tranh của thiếu nhi. 
Học sinh: Vở vẽ, bút chì, tẩy, màu. Tranh sưu tầm của HS, thiếu nhi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Khởi động: (1 phút) Kiểm tra sĩ số HS, đồ dùng học tập.
Kiểm tra bài cũ: (2 phút) Giáo viên nêu câu hỏi cho HS trả lời. 
Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
HĐ của học sinh
Hoạt động 1: Giới thiệu bài: (2 phút) 
- Giới thiệu 1 số tranh đã chuẩn bị để HS nhận biết được về các tranh: Phong cảnh, sinh hoạt, chân dung. 
- Cho HS xem tranh và trả lời các câu hỏi trang 96 SGV.
- Tóm tắt bổ sung để HS nhận biết rõ hơn.
Hoạt động 2: Xem tranh: (16 phút)
+ Mục tiêu: Giúp HS làm quen, tiếp xúc, tìm hiểu vẻ đẹp trong tranh của họa sĩ. Mô tả được các hình ảnh, các hoạt động và màu sắc trên tranh. 
+ Cách tiến hành: 
- Cho HS quan sát tranh trong vở vẽ và nêu các câu hỏi như sau:
Em hãy nêu tên của bức tranh và tên của hoạ sĩ?
Tranh vẽ mấy người?
Anh bộ đội và 2 em bé đang làm gì?
Em có thích bức tranh “Tiếng đàn bầu” không? Vì sao?
Trong tranh, họa sỹ sử dụng những màu nào?
- Gợi ý cho HS trả lời câu hỏi theo suy nghĩ riêng.
+ Kết luận: Nêu phần tóm tắt bổ sung trang 97 SGV.
Hoạt động 3: Giới thiệu một số tranh thiếu nhi: (10 phút)
+ Mục tiêu: Giúp HS hiểu biết thêm những kiến thức vừa học cũng như những bức tranh của thiếu nhi.
+ Cách tiến hành:
- Giới thiệu 1 số bức tranh thiếu nhi và nêu các câu hỏi:
Tên của bức tranh?
Hình ảnh chính, phụ trong tranh?
Màu sắc trong tranh như thế nào?
Em có thích bức tranh của các bạn không? 
+ Kết luận: GV tóm tắt lại đây là những bức tranh đẹp có bố cục chặt chẽ và nội dung phong phú.
Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá: (2 phút)
- GV nhận xét đánh giá tiết học.
- Khen ngợi 1 số em có cố gắng phát biểu xây dựng bài.
- HS quan sát và trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe
- Quan sát và trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe .
4 - Củng cố dặn dò: (2 phút)	
- Cho HS nhắc lại đầu bài học.
- Quan sát các loại mũ, nón.
- Chuẩn bị bài sau, Đồ dùng học tập. 
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
...
...
...
Môn: Mĩ thuật
Bài 9: VẼ THEO MẪU
VẼ CÁI MŨ (NÓN)
Tuần: 9
Ngày dạy: 29-31/10/2012
I. MỤC TIÊU
 Giúp học sinh
- Hiểu đặc điểm, hình dáng của một số loại mũ (nón).
- Biết cách vẽ cái mũ (nón).
- Tập vẽ cái mũ (nón) theo mẫu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Giáo viên: Tranh ảnh các loại mũ, một vài cái mũ có hình dạng và màu sắc khác nhau. Hình hướng dẫn cách vẽ và một số bài vẽ của HS năm học trước. 
Học sinh: vở vẽ, bút chì, tẩy, màu. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Khởi động: (1 phút) Kiểm tra sĩ số HS, đồ dùng học tập.
Kiểm tra bài cũ: (1 phút) Giáo viên nêu câu hỏi cho HS trả lời. 
Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
HĐ của học sinh
Hoạt động 1: Giới thiệu bài: (1 phút) 
- Giới thiệu và ghi bảng đề bài.
Hoạt động 2: Quan sát nhận xét: (3 phút)
+ Mục tiêu: Giúp HS hiểu đặc điểm, hình dáng của một số loại mũ (nón).
+ Cách tiến hành: 
- GV đặt câu hỏi:
* Em hãy kể tên các loại mũ, nón mà em biết?
* Hình dạng các loại mũ có khác nhau không?
* Mũ thường có màu gì?
- GV giới thiệu tranh ảnh các loại mũ và yêu cầu HS gọi tên của chúng, đặt câu hỏi cho HS trả lời sau đó GV nhận xét bổ sung thêm.
+ Kết luận: Mỗi loại mũ đều có hình dạng và màu sắc khác nhau (mũ sơ sinh, mũ lưỡi trai, mũ chú bộ đội, mũ cát)
Hoạt động 3: Cách vẽ: (4 phút)
+ Mục tiêu: HS Tập vẽ cái mũ (nón) theo mẫu
+ Cách tiến hành:
- GV trưng bày 1 số mũ để các em chọn vẽ.
- Gợi ý HS nhận xét cái mũ rồi hướng dẫn cách vẽ (dùng hình đã gợi ý đã chuẩn bị)
+ Kết luận: GV hướng dẫn lại rồi cho HS nhắc lại các bước vẽ.
Hoạt động 4: Thực hành: (20 phút)
- Gợi ý HS vẽ vừa phần giấy quy định.
- Vẽ các bộ phận của mũ rồi trang trí và vẽ màu theo ý thích.
- GV bao quát lớp cho các em vẽ.
Hoạt động 5: Nhận xét đánh giá: (3 phút)
- Cho HS nhận xét về hình ảnh, màu sắc.
- Yêu cầu tìm ra những bài vẽ đẹp theo ý thích.
- Khen ngợi động viên 
- HS quan sát và trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát và lắng nghe GV hướng dẫn cách vẽ
- HS lắng nghe, nhắc lại bước vẽ
- HS quan sát và lắng nghe . Vẽ bài
- Quan sát nhận xét và lắng nghe .
4 - Củng cố dặn dò: (1 phút)
- Cho HS nhắc lại đầu bài học. 
- Nhận xét chung tiết học.
- Chuẩn bị bài sau, đồ dùng học tập. Về nhà tập quan sát và nhận xét tranh.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
...
...
...
...
Môn: Mĩ thuật
Bài 10: VẼ TRANH
ĐỀ TÀI TRANH CHÂN DUNG
Tuần: 10
Ngày dạy: 5-7/11/2012
I. MỤC TIÊU
 Giúp học sinh
- Tập quan sát, nhận xét hình dáng, đặc điểm của khuôn mặt người.
- Biết cách vẽ chân dung đơn giản.
- Tập vẽ Tranh chân dung theo ý thích.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Giáo viên: Một số tranh chân dung khác nhau. Một số bài vẽ của HS năm học trước. Tranh in Bộ đồ dùng dạy học. 
Học sinh: Vở vẽ, bút chì, tẩy, màu. 
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Khởi động: (1 phút) Kiểm tra sĩ số HS, đồ dùng học tập.
Kiểm tra bài cũ: (1 phút) Giáo viên nêu câu hỏi cho HS trả lời. 
Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
HĐ của học sinh
Hoạt động 1: Giới thiệu bài: (1 phút) 
- Giới thiệu và ghi bảng đề bài.
Hoạt động 2: Quan sát nhận xét, tìm hiểu về tranh chân dung. (4 phút)
+ Mục tiêu: Giúp HS tập quan sát, nhận xét hình dáng, đặc điểm của khuôn mặt người.
+ Cách tiến hành: 
- Giới thiệu một số tranh ảnh chân dung vẽ khuôn mặt người là chủ yếu. Gợi ý để HS nắm nội dung / 102 SGV.
- Giới thiệu tranh gợi ý đặc điểm khuôn mặt người: nội dung / 102 SGV.
- Cho HS quan sát bạn mình để nhận ra những đặc điểm đó.
- Vẽ tranh chân dung ngoài khuôn mặt còn vẽ thêm gì nữa?
- Em hãy tả khuôn mặt ông bà, cha mẹ,  
- GV gợi tả cho HS về sự phong phú về các khuôn mặt qua tranh.
+ Kết luận: GV tóm tắt nội dung chính.
Hoạt động 3: Cách vẽ: (4 phút)
+ Mục tiêu: HS Tập vẽ Tranh chân dung theo ý thích.
+ Cách tiến hành:
- Cho HS xem 1 vài bức tranh chân dung có nhiều bố cục và đặc điểm khác nhau.
- Hướng dẫn cách vẽ (dùng hình gợi ý kết hợp vẽ trên bảng từng bước)
+ Kết luận: Tóm tắt lại rồi cho HS nhắc lại các bước vẽ. Cho HS xem bài vẽ tốt của HS các năm học trước.
Hoạt động 4: Thực hành: (20 phút)
- Nêu yêu cầu cho HS vẽ.
- Bao quát lớp cho các em vẽ.
Hoạt động 5: Nhận xét đánh giá: (3 phút)
- Tổ chức cho HS nhận xét, xếp loại.
- Khen ngợi động viên, nhận xét chung. 
- Quan sát và trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe.
- Quan sát, lắng nghe và trả lời câu hỏi.
-Nắm cách vẽ.
- HS lắng nghe.
- Lắng nghe, vẽ bài.
- Lắng nghe, tìm bài vẽ đẹp, nhận xét
4 - Củng cố dặn dò: (1 phút)
- Cho HS nhắc lại đầu bài học. 
- Nhận xét chung tiết học.
- Chuẩn bị bài sau, đồ dùng học tập. Về nhà tập quan sát và nhận xét tranh.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
...
...
...
...
Môn: Mĩ thuật
Bài 11: VẼ TRANG TRÍ
VẼ TIẾP HOẠ TIẾT VÀO ĐƯỜNG DIỀM VÀ VẼ MÀU
Tuần: 11
Ngày dạy: 12-14/11/2012
I. MỤC TIÊU
 Giúp học sinh
- Nhận biết cách trang trí đường diềm đơn giản.
- Vẽ tiếp được hoạ tiết và vẽ màu vào đường diềm. 
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Giáo viên: Một số số đồ vật có trang trí đường diềm đẹp như cái quạt, cái bát, tờ giấy khen Một số bài vẽ của HS năm học trước. Một số hình vẽ minh hoạ hướng dẫn cách vẽ trang trí đường diềm. 
Học sinh: Vở vẽ, bút chì, tẩy, màu. 
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Khởi động: (1 phút) Kiểm tra sĩ số HS, đồ dùng học tập.
Kiểm tra bài cũ: (1 phút) Giáo viên nêu câu hỏi cho HS trả lời. 
Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
HĐ của học sinh
Hoạt động 1: Giới thiệu bài: (1 phút) 
Giới thiệu và ghi bảng đề bài.
Hoạt động 2: Quan sát nhận xét . (3 phút)
+ Mục tiêu: Giúp HS nhận biết cách trang trí đường diềm đơn giản.
+ Cách tiến hành: 
- GV cho HS xem 1 số đường diềm trang trí ở các đồ vật và nêu câu hỏi gợi ý để các em nhận ra cách trang trí và vẻ đẹp của chúng.
+ Kết luận: Trang trí đường diềm làm cho đồ vật thêm đẹp. Các hoạ tiết giống nhau thường vẽ bằng nhau và tô cùng màu.
Hoạt động 3: Cách vẽ hoạ tiết: (4 phút)
+ Mục tiêu: Giúp HS vẽ được hoạ tiết và vẽ màu vào đường diềm, hoạ tiết giống nhau thì tô màu giống nhau. 
+ Cách tiến hành:
- Nêu yêu cầu của bài tập.
- Cho HS quan sát ở hình 1, 2 và vở tập vẽ.
* Hình 1 vẽ “hoa thị” vẽ tiếp hoạ tiết để có đường diềm (vẽ theo nét chấm)
* Hình 2 nhìn mẫu để vẽ tiếp hình hoa thị vào các ô hình còn lại (vẽ cánh hoa thị cho đều) 
Màu: HS tự chọn màu cho đường diềm của mình (2-3 màu). Vẽ màu đều, không tô lem ra ngoài. Vẽ màu nền khác với màu hoạ tiết.
+ Kết luận: GV hướng dẫn và bổ sung thêm cho HS dễ hiểu. Yêu cầu HS vẽ đúng mẫu, tìm màu để vẽ. 
- Cho HS xem bài vẽ tốt của HS năm trước.
Hoạt động 4: Thực hành: (20 phút)
- GV tổ chức cho HS vẽ bài (hình 1) kết hợp bao quát lớp cho các em vẽ.
Hoạt động 5: Nhận xét đánh giá: (3 phút)
- GV hướng dẫn HS nhận xét 1 số bài và tìm ra những bài vẽ đẹp theo ý thích.
- Khen ngợi 1 số em có cố gắng phát biểu xây dựng bài. 
- Quan sát và trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe.
- Quan sát, lắng nghe và trả lời câu hỏi.
-Nắm cách vẽ.
- HS lắng nghe.
- Lắng nghe, vẽ bài.
- Lắng nghe, tìm bài vẽ đẹp, nhận xét
4 - Củng cố dặn dò: (1 phút)
- Cho HS nhắc lại đầu bài học. 
- Nhận xét chung tiết học.
- Chuẩn bị bài sau, đồ dùng học tập. Về nhà tập quan sát và nhận xét tranh.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
...
...
...
...
Môn: Mĩ thuật
Bài 12: VẼ THEO MẪU
VẼ LÁ CỜ TỔ QUỐC HOẶC CỜ LỄ HỘI
Tuần: 12
Ngày dạy: 19-21/11/2012
I. MỤC TIÊU
 Giúp học sinh
- Nhận biết được hình dáng, màu sắc của một số loại cờ. 
- Biết cách vẽ lá cờ.
- Tập vẽ lá cờ Tổ quốc hoặc cờ lễ hội. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Giáo viên: Sưu tầm 1 số cờ thật (ảnh): cờ tổ quốc, lễ hội. Bài vẽ của HS lớp trước. 
Học sinh: Vở vẽ, bút chì, tẩy, màu. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Khởi động: (1 phút) Kiểm tra sĩ số HS, đồ dùng học tập.
Kiểm tra bài cũ: (1 phút) Giáo viên nêu câu hỏi cho HS trả lời. 
Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
HĐ của học sinh
Hoạt động 1: Giới thiệu bài: (1 phút) 
- Giới thiệu và ghi bảng đề bài.
Hoạt động 2: Quan sát nhận xét . (4 phút)
+Mục tiêu: Giúp HS nhận biết được hình dáng, màu sắc của một số loại cờ. 
+ Cách tiến hành: 
- Cho HS xem 1 số loại cờ (cờ thật hay ảnh) rồi đặt câu hỏi để HS nhận ra hình dáng và màu sắc của một số loại cờ.
- Cho HS xem 1 số hình ảnh về các ngày lễ hội để HS thấy được hình ảnh, màu sắc lá cờ trong ngày lễ hội đó.
+ Kết luận: Cờ tổ quốc hình chữ nhật, có màu đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng 5 cánh. Cờ lễ hội có nhiều màu sắc và hình dáng khác nhau.
Hoạt động 3: Cách vẽ: (4 phút)
+ Mục

Tài liệu đính kèm:

  • docGA MI THUAT LOP 2 TUAN 115.doc