Giáo án Mỹ thuật Lớp 2 - Chủ đề 14: Em tưởng tượng từ bàn tay (2 tiết)

I/ Mục tiêu

- Học sinh nhận ra và nêu được sự cân đối của đôi bàn tay, từ đó tưởng tượng và sáng tạo được nhiều hình ảnh từ đôi bàn tay.

- Học sinh biết sử dụng đường nét và màu sắc để trang trí các hình ảnh được sáng tạo từ đôi bàn tay.

- Phát triển được khả năng tưởng tượng, sáng từ hình ảnh đôi bàn tay.

-Học sinh giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn,của nhóm bạn.

 

docx 6 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 616Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mỹ thuật Lớp 2 - Chủ đề 14: Em tưởng tượng từ bàn tay (2 tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 34-35
 Thứ.......ngày......tháng......năm 2017
Mỹ thuật 2
Chủ đề 14: EM TƯỞNG TƯỢNG TỪ BÀN TAY
(Số tiết dạy: 2 tiết)
I/ Mục tiêu
- Học sinh nhận ra và nêu được sự cân đối của đôi bàn tay, từ đó tưởng tượng và sáng tạo được nhiều hình ảnh từ đôi bàn tay.
- Học sinh biết sử dụng đường nét và màu sắc để trang trí các hình ảnh được sáng tạo từ đôi bàn tay.
- Phát triển được khả năng tưởng tượng, sáng từ hình ảnh đôi bàn tay.
-Học sinh giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn,của nhóm bạn.
II/ Phương pháp và hình thức tổ chức.
- Phương pháp: Có thể vận dụng quy trình vẽ cùng nhau.
- Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
III/ Đồ dùng và phương tiện
- Một số tranh, ảnh, video về đôi bàn tay
- Hình minh họa cách vẽ tưởng tượng từ đôi bàn tay
- Các bài vẽ của học sinh..
- Giấy vẽ, giấy màu, que, hồ dán, ....
IV/ Các hoạt động dạy học chủ yếu
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
- Ổn định tổ chức lớp
*Khởi động
- Giáo viên cùng học sinh làm một số động tác tạo hình từ đôi bàn tay, quan sát tưởng tượng các hình ảnh
?Chúng ta đã tạo ra những hình ảnh tưởng tượng nào từ đôi bàn tay?
?Những hình ảnh tưởng tượng đó có đẹp không?
-Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về sự kỳ diệu của các hình ảnh tưởng tượng được từ đôi bàn tay thông qua chủ đề “Em tưởng tượng từ bàn tay”
1/ Hướng dẫn tìm hiểu
- Gv chiếu một đoạn video về nghệ thuật tạo bóng từ đôi bà tay (Gv có thể dùng đèn chiếu và thực hiện tạo hình bóng cho học sinh quan sát trực tiếp để gây sự chú ý và hấp dẫn cho chủ đề)
- Yêu cầu quan sát Hình 14.1 và 14.2 Sách HMT2, (tranh, hình ảnh minh họa của gv chuẩn 
bị) để học sinh tìm hiểu về cấu tạo, hình dáng bàn tay và những hình ảnh tưởng tượng được từ hình dáng bàn tay
*Câu hỏi gợi mở:
? Bàn tay có cấu tạo như thế nào?(bàn tay, ngón tay, )
?So sánh hai bàn tay em rút ra hận xét gì? (bằng nhau, giống nhau, )
?Em tưởng tượng được hình ảnh gì từ bàn tay đặt nằm ngang, bàn tay thẳng đứng, )
?Khi chuyển động bàn tay và các ngón tay có tạo ra các hình khác nhau không?Em nhận ra hình ảnh gì từ đôi bàn tay?( hình ảnh con gì, cái gì, .,)
*Gv tóm tắt: Đôi bàn tay có những ngón tay xinh xắn, tay phải và tay trái bằng nhau, giống nhau và đối xứng nhau. Từ hình annhr đôi bàn tay ta có thể tưởng tượng được rất nhiều hình ảnh đẹp và thú vị như hình ảnh con vật như cá, mèo, thỏ, chim, hình cây cối hoa lá, hình đôi găng tay, 
- Giáo viên cho học sinh tham khảo một số sản phẩm của học sinh sáng tạo từ hình ảnh đôi bàn tay để học sinh hình thành ý tưởng sáng tạo sản phẩm cho mình
- Yêu cầu học sinh đọc phần ghi nhớ trong sách HMT 2
2/ Hướng dẫn thực hiện
- Yêu cầu quan sát Hình 14.4 và 14.5 Sách HMT2 tìm hiểu, tham khảo cách thực hiện tạo hình từ hình dáng bàn tay
*Câu hỏi gợi mở:
?Để vẽ được hình ảnh con công em là thế nào?
? Có những cách (hình thức) tạo hình tạo hình tưởng tượng từ đôi bàn tay? ( vẽ hình, vẽ màu, vẽ kết hợp với xé dán giấy màu, bôi màu vào tay rồi in lên giấy, )
*Gv tóm tắt cách thực hiện tạo hình từ hình dáng bàn tay:
+Áp bàn tay trên mặt giấy ( theo chiều thẳng đứng hoặc nằm ngang, ngón tay khép hoặc mở, .)
+Vẽ theo đường viền bàn tay hoặc bôi màu in lại trên giấy
+Vẽ sáng tạo thêm các đường nét và chi tiết để làm rõ hơn hình ảnh mà mình định tạo hình
+ Trang trí, vẽ màu theo ý thích, 
- Đối với xé dán cũng có thể thực hiện bằng cách lựa chọn giấy màu phù hợp sau đó in hình bàn tay sau đó vẽ, cắt dán trang trí làm rõ hình ảnh ( con vật, đồ vật, ) Có thể kết hợp tạo hình với vật tìm được để tạo hình phong phú hơn.
- Gv giới thiệu một số sản phẩm của học sinh, sản phẩm sưu tầm hình ảnh sáng tạo từ bàn tay
3/ Hướng dẫn thực hành.
3.1. Hoạt động cá nhân
- Gv đưa ra yêu cầu thực hành: 
+Thảo luận tìm nội dung chủ đề sau đó phân công tạo hình ảnh cá nhân theo nội dung chủ đề đã lựa chọn ( như động vật, thiên nhiên, đồ vật, .)
+Các cá nhân thực hiện tạo hình ảnh vào giấy A4 sau đó cắt rời hình ảnh tạo kho hình ảnh
3.2.Hoạt động nhóm
- Hướng dẫn học sinh thảo luận lựa chọn tìm hiểu cách sắp xếp các hình ảnh ssangs tạo từ hình dáng bàn tay thành bức tranh tập thể theo nội dung chủ đề đã chọn.
*Câu hỏi gợi mở:
?Em và các bạn sẽ sáng tạo những hình ảnh gì từ hình dáng bàn tay? 
?Em và bạn em chọn về chủ đề nào để thể hiện (thiên nhiên, đại dương, gia đình, con vật đáng yêu, )
?Em sẽ sắp xếp các hình ảnh đó như thế nào?
?Em và bạn sẽ tạo thêm hình ảnh gì cho bức tranh thêm sinh động? 
?Em , nhóm em thực hiện bằng hình thức nào? ( vẽ, xé dán, cắt dán, bôi màu rồi in, )
*Gv tóm tắt: Có nhiều chủ đề để lựa chọn tạo hình bức tranh tập thể như: con vật, thiên nhiên, gia đình, đại dương, Tùy thuộc vào nội dung chủ đề mà sáng tạo thêm những hình ảnh phụ làm rõ chủ đề cho bức tranh thêm sinh động cuốn hút.
Để tạo hình cho bức tranh của nhóm các em cần lựa chọn các hình ảnh sắp xếp cho vừa phần giấy. Các hình ảnh có mảng to, mảng nhỏ và đặt vào vị trí trước sau tạo không gian cho bức tranh. Vẽ, cắt dán trang trí thêm cho tranh thêm sinh động
- Yêu cầu học sinh quan sát thêm sản phẩm, hình minh họa để hiểu rõ về cách thực hiện.
- Học sinh thực hành giáo viên quan sát gợi ý, hướng dẫn thêm ( cách vẽ, xé dán, cách sắp xếp hình ảnh, )
4/ Tổ chức trưng bày, giới thiệu và đánh giá 
sản phẩm.
- Gv hướng dẫn học sinh trưng bày sản phẩm
- Hướng dẫn học sinh thuyết trình về sản phẩm cá nhân, sản phẩm của nhóm, gợi ý học sinh tham gia đặt câu hỏi cùng chia sẻ, trình bày cảm xúc
- Gv đặt câu hỏi gợi mở giúp học sinh có kỹ năng thuyết trình, tự đánh giá khắc sâu kiên thức.
?Em đã tưởng tượng và vẽ hình ảnh gì từ hình dáng bàn tay?
?Em, nhóm em xây dựng chủ đề gì?Em có nhận xét gì khi tạo sản phẩm của nhóm?
? Em thích nhất sản phẩm nào?
?Em có nhận xét gì về hình ảnh được vẽ và sắp xếp trong tranh?( đường nét, màu sắc, trang trí.)
? Bức tranh của em, nhóm em nói lên điều gì?Em kể lại một câu chuyện dựa vào bức tranh “Em tưởng tượng từ bàn tay” mà em, nhóm em thực hiện?
?Em cảm nhận thế nào khi trải nghiệm chủ đề “Em tưởng tượng từ bàn tay”
*Gv liên hệ thực tế, nhận xét, đánh giá tổng kết chủ đề, động viên khuyến khích học sinh có thêm nhiều ý tưởng
- Dặn dò học sinh 
- Hs ổn định tổ chức
- Học sinh thực hiện cùng gv
- Học sinh trả lời ( hình con chó, con chim, con thiên nga, )
- Học sinh nghe
- Học sinh xem nhận biết một số hình ảnh tạo ra từ bàn tay ( con voi, con chim, con chó, con thỏ, con vịt, con cua, )
- Học sinh nghe, mở Sách HMT2
- Học sinh quan sát, thể hiện động tác từ hai bàn tay thảo luận để tìm hiểu về cấu tạo của bàn tay, các ngón tay, tưởng tượng liên tưởng đến các hình ảnh khi bàn tay ngón tay có những chuyển động khác nhau
- Học sinh nghe, ghi nhớ
- Học sinh quan sát tìm cách thực hiện và có ý tưởng sáng tạo sản phẩm cho mình
- Học sinh đọc phần ghi nhớ
- Học sinh quan sát nhận biết cách vẽ tạo hình từ hình dáng bàn tay
- Học sinh quan sát tìm hiểu cách vẽ dáng người hoạt động:
- Học sinh nghe nhận biết cách thực hiện
- Hs quan sát nhận biết
- Học sinh thực hiện theo phân công
- Hs quan sát nhận biết cách vẽ ký họa dáng đơn giản
- Học sinh nghe, lựa chọn nội dung thể hiện
- Học sinh nghe, quan sát tìm hiểu và lựa chọn cách thực hiện
- Học sinh nghe, ghi nhớ
- Học sinh quan sát nhận biết
- Học sinh thực hành bài
- Học sinh trưng bày sản phẩm theo hướng dẫn
- Học sinh thuyết trình, đánh giá sản phẩm qua chủ đề “Em tưởng tượng từ bàn tay”
- Học sinh dựa vào tranh kể về câu chuyện ( đại dương, thiên nhiên, con vật, gia đình, )
- Học sinh nghe
*Nhận xét, bổ sung:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 

Tài liệu đính kèm:

  • docxChu_de_14_EM_TUONG_TUONG_TU_BAN_TAY_Lop_2.docx