Giáo án Mỹ thuật lớp 2

I/ Mục tiêu

- Học sinh nhận biết được ba độ đậm nhạt chính: Đậm, đậm vừa, nhạt

- Tạo được những sắc độ đậm nhạt trong bài vẽ trang trí, vẽ tranh.

II/ Chuẩn bị

 GV: - Một số tranh, ảnh, bài vẽ trang trí có các độ đậm, độ nhạt.

 - Hình minh hoạ ba sắc độ đậm, đậm vừa và nhạt - Phấn màu

 HS :- Giấy vẽ, vở tập vẽ 2, bút chì, tẩy, màu sáp.

III/ Hoạt động dạy - học

1- Tổ chức. (2) - Kiểm tra sĩ số lớp.

2- Kiểm tra đồ dùng. - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ 2.

3- Bài mới. a.Giới thiệu

 b.Bài giảng

 

doc 42 trang Người đăng honganh Lượt xem 1821Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Mỹ thuật lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạt động 1: Quan sát, nhận xét
- Gv g.thiệu một số đồ vật dạng h.vuông và một vài bài trang trí hình vuông rồi gợi ý để HS nhận xét:
- Giáo viên gợi ý để HS nhận xét:
+ Hoạ tiết dùng để tr/trí thường là hoa, lá, các con vật ...
+ Cách sắp xếp hoạ tiết trong hình vuông.
* Hình mảng chính thường ở giữa.
* Hình mảng phụ ở các góc, ở xung quanh.
* Hoạ tiết giống nhau vẽ bằng nhau và vẽ cùng màu ...
Hoạt động 2: C/vẽ hoạ tiết và vẽ màu vào h. vuông:
- Gv y/c HS xem hình 1 ở Vở tập vẽ 2 (nếu có) để nhận ra các họa tiết cần vẽ tiếp ở giữa, ở các góc. 
- Yêu cầu HS nhìn hoạ tiết mẫu để vẽ cho đúng.
- Gợi ý HS cách vẽ màu:
- Giáo viên cho quan sát một số bài vẽ trang trí hình vuông của lớp trước để các em học tập cách vẽ.
Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành:
- Gv gợi ý HS cách vẽ tiếp h.tiết vào các mảng ở h.v.
- Giáo viên nhắc HS:
+ Không nên dùng quá nhiều màu (dùng 3 - 4 màu).
+ Màu nền đậm thì màu hoạ tiết nên sáng, nhạt-ngc lại.
- GV có thể vẽ to hình vuông có họa tiết vẽ tiếp (2 hoặc 3 bản) cho HS vẽ theo nhóm. 
+ HS q/sát tranh-trả lời:
+Vẻ đẹp của các hình vuông được trang trí.
+ Nhiều đồ vật dùng trong sinh hoạt có thể sử dụng cách trang trí hình vuông (cái khăn vuông, cái khay ...)
+ Hoạ tiết giống nhau nên vẽ cùng một màu.
+Vẽ màu kín trong h.tiết
+ Có thể vẽ màu nền trước, màu h.tiết vẽsau. 
 + Bài tập: 
-Vẽ tiếp hoạ tiết vào hình vuông và vẽ màu.
- HS tự tìm màu cho mỗi hoạ tiết theo ýthích
03’
Hoạt động 4: Nhận xét,đánh giá.
- Giáo viên chọn một số bài hoàn chỉnh giới thiệu cho cả lớp cùng xem, nhận xét, đánh giá cách vẽ họa tiết và vẽ màu- HS tìm ra bài vẽ đẹp theo cảm nhận riêng. 
* Dặn dò: - Hoàn thành bài tập vẽ ở nhà (nếu ở lớp HS vẽ chưa xong).
- Tìm các đồ vật có trang trí (khăn bàn, khăn vuông, lọ hoa ..)- Q/sát các loại cốc.
Thứ ngày tháng năm 200
Tuần 14 Bài 15: Vẽ theo mẫu
 Vẽ cái cốc
I/ Mục tiêu
- Học sinh biết quan sát, so sánh, nhận xét hình dáng của các loại cốc.
- Biết cách vẽ và vẽ được cái cốc. 
II/ Chuẩn bị 
GV: - Chọn ít nhất ba cái cốc có hình dáng, màu sắc, chất liệu khác nhau để giới thiệu và so sánh - Có thể tìm ảnh và một số bài vẽ về cái cốc của HS. 
HS : - Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ- Bút chì, màu vẽ
III/ Hoạt động dạy – học 
1.Tổ chức. (2’) - Kiểm tra sĩ số lớp. 
2.Kiểm tra đồ dùng. - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ 2.
3.Bài mới. a.Giới thiệu 
- Gv g/thiệu 1 số cái cốc có h/dáng khác nhau để HS biết được đ2, màu sắc các loại cốc. 
 b.Bài giảng
T.g
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
06’
09’
15’
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
 - Giáo viên giới thiệu mẫu (hình ảnh hay vật thật) và gợi ý để HS nhận xét có nhiều loại cốc. 
+ Loại có miệng và đáy bằng nhau.
+ Loại có đế, tây cầm.+ Trang trí khác nhau.
+ Làm bằng các chất liệu khác nhau: nhựa, thuỷ tinh ...
- G/viên chỉ vào hình vẽ cái cốc để HS nhận thấy hình dáng của nó được tạo bởi nét thẳng, nét cong.
Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ cái cốc:
- Giáo viên cho HS chọn một mẫu nào đó để vẽ:
- GV nhắc HS vẽ hình cái cốc vừa với phần giấy đã chuẩn bị hoặc ở vở tập vẽ .
- GV yêu cầu HS quan sát mẫu và hình hướng dẫn để nhận ra cách vẽ cái cốc, nên theo thứ tự sau:
Lưu ý: Tỉ lệ chiều cao của thân, chiều ngang của miệng, đáy cốc.
- Gv cho HS xem một số cái cốc-gợi ý HS cách tr:
- Giáo viên gợi ý cho HS cách vẽ màu theo ý thích. 
Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành
+ Yêu cầu:
- Vẽ hình vừa với phần giấy quy định.
- Trang trí: vẽ hoạ tiết, vẽ màu.
+ HS quan sát tranh-trả lời:
+ Loại cốc nào cũng có miệng, thân đáy:
+ Các nhóm hỏi lẫn nhau theo sự hướng dẫn của GV.
* HS làm việc theo nhóm (4 nhóm)
không to quá, không nhỏ quá hay xô lệch về một bên.
+ Vẽ phác hình bao quát.
+ Vẽ miệng cốc.
+ Vẽ thân và đáy cốc. 
- Vẽ tay cầm (nếu có).
-Tr2 ở miệng, thân,gần đáy.
+ Trang trí tự do bằng các hình hoa, lá ...
+ Bài tập: Vẽ cái cốc và trang trí theo ý thích.
03’
Hoạt động 2: Nhận xét,đánh giá.
 - Giáo viên gợi ý HS nhận xét:
+ Hình dáng cái cốc nào giống với mẫu hơn?+Cách trang trí(hoạ tiết và màu sắc).
- Giáo viên cho HS tự tìm ra bài vẽ mà mình thích. 
* Dặn dò: - Quan sát các con vật quen thuộc
Thứ ngày tháng năm 200
Tuần 16 Bài 16: Tập nặn tạo dáng tự do 
 Nặn hoặc vẽ, xé dán con vật 
I/ Mục tiêu
- Học sinh biết cách nặn, cách vẽ, cách xé dán con vật- Yêu quý các con vật có ích.
- Nặn hoặc vẽ, xé dán được một con vật theo cảm nhận của mình.
II/ Chuẩn bị 
GV: - Sưu tầm một số tranh, ảnh về các con vật có hình dáng, màu sắc khác nhau.
 - Bài tập nặn một số các con vật của học sinh 
HS : - Giấy vẽ hoặc Vở tập vẽ 2.
 - Đất nặn (đất sét hoặc đất dẻo có màu) hoặc bút chì, màu vẽ hay giấy màu, hồ dán, 
III/ Hoạt động dạy – học 
1.Tổ chức. (2’) - Kiểm tra sĩ số lớp. 
2.Kiểm tra đồ dùng. - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ 2.
3.Bài mới. a.Giới thiệu 
- GV bắt nhịp cho HS hát bài hát có liên quan đến con vật và yêu cầu HS gọi tên các con vật trong các bài hát đó. b.Bài giảng
T.g
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
07’
08’
15’
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
- GVgiới thiệu h.ảnh các con vật và đặt câu hỏi :
+ Tên các con vật.
+ Sự khác nhau về hình dáng và màu sắc ... 
Ví dụ: * Con mèo gồm có những bộ phận chính? * Em nhận ra con voi, con mèo nhờ những đ2 nào?
* Con mèo thường có màu gì? 
* Hình dáng của con vật khi đi, đứng, nằm, chạy..
Hoạt động 2: Cách nặn, vẽ hoặc xé dán con vật:
- Giáo viên hướng dẫn cách tiến hành như sau:
* Cách nặn: Có 2 cách nặn:
+ Nặn các bộ phận rồi ghép, dính lại.
+ Từ thỏi đất, vuốt nặn thành hình dạng con vật 
- Tạo dáng cho con vật: đi, đứng, chạy, ...
* Cách vẽ:
Chú ý vẽ hình dáng của con vật khi đi, đứng, chạy, (có thể vẽ thêm con vật hoặc cảnh vật xung quanh) 
* Cách xé dán: SGV(Tr 124)
Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành: 
- GVgợi ý học sinh làm bài như đã hướng dẫn:
+ Chọn con vật nào để làm bài tập.
+ Cách nặn, cách vẽ, xé dán.
+ HS quan sát tranh - trả lời:
+ Con gà, vịt, trâu..
(để các em rõ hơn về đặc điểm của các con vật). 
(đầu, mình, chân, đuôi, ...).
(màu đen, màu vàng, ...).
+ Thay đổi
* HS làm việc theo nhóm (4 nhóm)
Đầu, mình, chân, đuôi, tai, ..
Lưu ý: Có thể nặn bằng đất1 màu hay nhiều màu.
- Vẽ hình vừa với phần giấy đã chuẩn bị hoặc vở tập vẽ.
- Vẽ h.chính trước,h.phụ sau - Vẽ màu theo ý thích.
+ Bài tập: Vẽ hoặc xé dán con vật mà em yêu thích.
- Học sinh làm bài tự do.
03’
Hoạt động 2: Nhận xét,đánh giá.
 - Giáo viên thu một số bài đã hoàn thành và hướng dẫn học sinh nhận xét (bài tập nặn, hoặc vẽ, xé dán) về:+ Hình dáng, đặc điểm con vật+ Màu sắc.
- Giáo viên cho học sinh chọn ra bài đẹp mà mình thích.
* Dặn dò: - Quan sát các con vật và chú ý đến dáng đi, đứng, ... của chúng.
 - Vẽ hoặc xé dán con vật vào giấy đã chuẩn bị hoặc vở tập vẽ.
Thứ ngày tháng năm 200
Tuần 17 Bài 17: Thường thức mĩ thuật
Xem tranh dân gian Phú quý, gà mái
 (Tranh dân gian Đông Hồ) 
I/ Mục tiêu
- Học sinh tập nhận xét về màu sắc và hình ảnh trong tranh dân gian.
- Yêu thích tranh dân gian. 
II/ Chuẩn bị 
GV: - Tranh Phú quý, gà mái (tranh to).
- Sưu tầm thêm một số tranh dân gian có khổ to (lợn nái, chăn trân , gà đại cát, ...) 
HS : - Sưu tầm tranh dân gian (in ở sách, báo, lịch, ...)- Sưu tầm các bài vẽ của các bạn năm trước. 
III/ Hoạt động dạy – học 
1.Tổ chức. (2’) - Kiểm tra sĩ số lớp. 
2.Kiểm tra đồ dùng. - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ 2.
3.Bài mới. a.Giới thiệu 
- GVg/thiệu một số tranh d/gian và gợi ý HS nhận biết:+ Tên tranh 
 + Các hình ảnh trong tranh.
 + Những màu chính trong tranh.
- Giáo viên tóm tắt:
 + Tranh dân gian Đông Hồ có từ lâu đời, thường được treo vào dịp tết nên còn gọi là tranh tết.
 + Tranh do các nghệ nhân làm Đông Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh sáng tác. Nghệ nhân khắc hình vẽ (khắc bản nét, bản mảng màu) trên mặt gỗ rồi mới in màu bằng phương pháp thủ công (in bằng tay). Tranh dân gian đẹp ở bố cục (cách sắp xếp hình vẽ, ở màu sắc và đường nét).
 b.Bài giảng
T.g
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
15’
Hoạt động 1: Xem tranh
* Tranh Phú quý:
- GVcho HS xem tranh mẫu bộ ĐDDH và đặt câu hỏi: 
+ Tranh có những hình ảnh nào ? 
+ Hình ảnh chính trong bức tranh ? 
+ Hình em bé được vẽ như thế nào? 
- GV gợi ý để HS thấy được những hình ảnh khác: 
- Giáo viên phân tích thêm: 
+ Những hình ảnh trên gợi cho thấy em bé trong tranh rất bụ bẫm, khoẻ mạnh.
+ Ngoài h.ảnh em bé, trong tranh còn có h.ảnh nào? 
+ Hình con vịt được vẽ như thế nào? 
+ Màu sắc của những hình ảnh này ? 
- Giáo viên nhấn mạnh: Tranh Phú quý nói lên ước vọng của người nông dân về cuộc sống: mong cho con cái khỏe mạnh, gia đình no đủ, giàu sang, phú quý.
* Tranh Gà mái (15’)
- Giáo viên yêu cầu học sinh xem tranh và gợi ý:
+ Hình ảnh nào nổi rõ nhất trong tranh ? 
+ Hình ảnh đàn gà được vẽ thế nào ? (Gà mẹ to, khoẻ, vừa bắt được mồi cho con. Đàn gà con mỗi con một dáng vẻ: con chạy, con đứng, con trên lưng mẹ, ...)
+ Những màu nào có trong tranh ? (xanh, đỏ, vàng, da cam, ...)
- Giáo viên nhấn mạnh: Tranh Gà mái vẽ cảnh đàn gà con đang chạy quây quần quanh gà mẹ. Gà mẹ tìm được mồi cho con, thể hiện sự quan tâm, chăm sóc đàn con. Bức tranh nói lên sự yên vui của "gia đình" nhà gà, cũng là mong muốn cuộc sống đầm ấm, no đủ của người nông dân.
- Giáo viên hệ thống lại nội dung bài học và nhấn mạnh vẻ đẹp của tranh dân gian chính là ở đường nét, hình vẽ, màu sắc và cách lựa chọn đề tài thể hiện. Muốn hiểu nội dung bức tranh, các em cần quan sát và trả lời các câu hỏi, đồng thời nêu lên nhận xét của mình.
+HS q/sát tranh-trả lời
(Em bé và con vịt).
(em bé) 
(Nét mặt, màu, ...)
(vòng cổ, vòng tay, phía trước ngực mặc một chiếc yếm đẹp, ...)
(con vịt, hoa sen, chữ, ...)
(Con vịt to béo, đang vươn cổ lên).
(Màu đỏ đậm ở bông sen ở cánh và mỏ vịt, màu xanh ở lá sen, lông vịt;
* HS làm việc theo nhóm (4 nhóm)
(Gà mẹ và đàn gà con).
+ Các nhóm hỏi lẫn nhau theo sự hướng dẫn của GV.
Hoạt động 2: Nhận xét,đánh giá.
- Giáo viên nhận xét chung tiết học, khen ngợi học sinh tích cực phát biểu.
* Dặn dò: 
 - Về nhà sưu tầm thêm tranh dân gian.
 - Sưu tầm tranh thiếu nhi.
______________________________________________________________________
Thứ ngày tháng năm 200
Tuần 18 Bài 18: Vẽ trang trí
 Vẽ màu vào hình có sẵn
 (Hình Gà mái - phỏng theo tranh dân gian Đông Hồ)
I/ Mục tiêu
- Học sinh hiểu biết thêm về tranh dân gian Việt Nam.
- Biết vẽ màu vào hình có sẵn- Nhận biết vẻ đẹp và yêu thích tranh dân gian. 
II/ Chuẩn bị
GV:- Tranh dân gian Gà mái. - Một số bài vẽ màu của học sinh năm trước.
 - Một vài bức tranh d/gian như: Gà trống, chăn trâu,(nếu là tranh in trên giấy dó càng tốt)- Phóng to hình vẽ Gà mái (chưa vẽ màu)- Màu vẽ. 
HS : - Giấy vẽ hoặc Vở tập vẽ- Màu vẽ, bút dạ, chì màu, sáp màu. 
III/ Hoạt động dạy – học 
1.Tổ chức. (2’) - Kiểm tra sĩ số lớp. 
2.Kiểm tra đồ dùng. - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ 2.
3.Bài mới. a.Giới thiệu 
 - Giáo viên giới thiệu một số tranh dân gian để các em nhận biết được thế nào là tranh dân gian và nhận biết được cách vẽ màu tranh dân gian.
 b.Bài giảng
T.g
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
15
15
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
- Giáo viên cho học sinh xem hình vẽ nét Gà mái (vẽ bằng nét đen) để các em nhận ra:
- Hình vẽ có gà mẹ và nhiều gà con.
- Gà mẹ to ở giữa, vừa bắt được con mồi.
-Gà con quây quần x/quanh gà mẹ với nhiều dáng.. 
Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ màu:
- GVgợi ý để HS nhớ lại màu của con gà như: màu nâu, màu vàng, màu trắng, màu hoa mơ, màu đen, - Học sinh tự chọn màu rồi vẽ theo ý thích.
- Có thể vẽ màu nền hoặc không.
- Giáo viên cho học sinh xem một vài bài vẽ màu khác nhau của học sinh năm trước.
- GV có thể phóng to hình Gà mái (2 - 3 bản) cho: 
Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành: 
-GVgợi ý HS tìm màu khác nhau để vẽ sao cho đẹp
- HS vẽ màu theo ý thích và trí tưởng tượng. 
+ HS quan sát tranh và trả lời:
* HS làm việc theo nhóm (4 nhóm)
+ Các nhóm hỏi lẫn nhau theo sự hướng dẫn của GV.
+ Học sinh vẽ theo nhóm.
+ Bài tập: Vẽ màu vào hình có sẵn (Tr.23Vở tập vẽ 2).
Hoạt động 4: Nhận xét,đánh giá.
 - Giáo viên cùng học sinh chọn một số bài vẽ đẹp và gợi ý các em nhận xét:
+ Em có nhận xét gì về các bài vẽ màu của các bạn?+ Theo em, bài nào đẹp?
+ Vì sao em thích bài vẽ màu đó? v.v..
- Giáo viên bổ sung nhận xét của học sinh về:
+ Cách vẽ màu (ít ra ngoài hình)
+ Màu tươi sáng, nổi hình các con gà. 
* Dặn dò: - Sưu tầm tranh dân gian (in ở sách báo, tạp chí).
Thứ ngày tháng năm 200
Tuần 19 Bài 19: Vẽ tranh 
 Đề tài Sân trường em giờ ra chơi
I/ Mục tiêu
- Học sinh biết quan sát các hoạt động trong giờ ra chơi ở sân trường.
- Biết cách vẽ tranh đề tài Sân trường em giờ ra chơi- Vẽ được tranh theo cảm nhận riêng. 
II/ Chuẩn bị 
 GV: - Sưu tầm tranh, ảnh về hoạt động vui chơi của học sinh ở sân trường.
 - Bài vẽ của học sinh năm trước. 
HS : - Sưu tầm tranh,ảnh về h/động vui chơi của HS.Vở tập vẽ 2 - Bút chì, màu vẽ, tẩy. 
III/ Hoạt động dạy – học 
1.Tổ chức. (2’) - Kiểm tra sĩ số lớp. 
2.Kiểm tra đồ dùng. - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ 2.
3.Bài mới. a.Giới thiệu 
- GV g/thiệu tr/ảnh có n/dung sân trường giờ ra chơi để HS nhận biết được cách sắp xếp..
 b.Bài giảng
T.g
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
15
15
Hoạt động 1: Tìm chọn nội dung đề tài.
- GV dùng tranh, ảnh giới thiệu để HS nhận biết:
+ Sự nhộn nhịp của sân trường trong giờ chơi
+ Các hoạt động của học sinh trong giờ chơi như:
* Nhảy dây. Đá cầu Xem báo Múa, hát.Chơi bi ...
+ Quang cảnh sân trường có ?
Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ tranh:
- Giáo viên gợi ý HS tìm, chọn nội dung vẽ tranh:
+ Vẽ về hoạt động nào?
+ H.dáng khác nhau của HS trong các h.động - Giáo viên hướng dẫn học sinh cách vẽ:
+ Vẽ hình chính trước sao cho rõ nội dung.
+ Vẽ các hình phụ sau để cho bài vẽ thêm s.động.
+ Vẽ màu:
- GV cho xem một số bài vẽ tranh đề tài để các em học tập cách sắp xếp bố cục, hình vẽ và vẽ màu.
Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành: 
-GV gợi ý HS vẽ, tập trung vào: +Tìm chọn n/dung
+ Vẽ thêm hình gì cho rõ nội dung hơn.
+ Cách vẽ màu
+ HS quan sát tranh và trả lời:
* Cây
* Bồn hoa, cây cảnh.
* Vườn sinh vật, .. với nhiều màu sắc khác nhau. 
* HS làm việc theo nhóm.
- ở sân trường.
* Vẽ màu tươi sáng, có màu đậm, màu nhạt.
* Nên vẽ màu kín hình và nền
+ Bài tập: Vẽ tranh đề tài sân trường em giờ ra chơi và vẽ màu theo ý thích.
- Học sinh tự do làm bài.
Hoạt động 4: Nhận xét,đánh giá.
- GV chọn và giới thiệu một số bài vẽ đã hoàn thành, gợi ý học sinh nhận xét về:
+ Nội dung (rõ hay chưa rõ đề tài)?+Hình vẽ có thể hiện được các h/động không?
 + Màu sắc của tranh.
- GV tóm tắt và yêu cầu học sinh tự xếp loại các bài vẽ theo cảm nhận riêng:
+ Bài nào đẹp? + Bài nào chưa đẹp.Vì sao?
* Dặn dò: - Hoàn thành bài vẽ ở nhà (nếu ở lớp học sinh vẽ chưa xong).
 - Quan sát cái túi xách (hình dáng, các bộ phận, màu sắc và cách
Thứ ngày tháng năm 200
Tuần 20 Bài 20: Vẽ theo mẫu 
Vẽ cái túi xách
I/ Mục tiêu
 - Học sinh nhận biết được đặc điểm của một vài loại túi xách.
- Biết cách vẽ cái túi xách- Vẽ được cái túi xách theo mẫu. 
II/ Chuẩn bị 
GV: - Sưu tầm một số túi xách có hình dáng, trang trí khác nhau (túi thật và ảnh).
 - Hình minh hoạ hướng dẫn cách vẽ- Một vài bài vẽ cái túi xách của học sinh. 
HS : - Giấy vẽ hoặc Vở tập vẽ- Bút chì, tẩy, màu vẽ. 
III/ Hoạt động dạy – học 
1.Tổ chức. (2’) - Kiểm tra sĩ số lớp. 
2.Kiểm tra đồ dùng. - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ 2.
3.Bài mới. a.Giới thiệu 
 Giáo viên giới thiệu các loại túi sách để các em nhận biết được đặc điểm, hình dáng, màu sắc và cách trang trí của các loại túi sách đó.
 b.Bài giảng 
T.g
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
15
15
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
- GV cho HS xem 1 vài cái túi xách, gợi ý: 
+ Túi xách có hình dáng khác nhau.
+ Trang trí và màu sắc phong phú.
+ Các bộ phận của cái túi xách. 
Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ cái túi xách:
- GV chọn 1 cái túi xách,treo bảng vừa tầm mắt. 
- Vẽ phác lên bảng một số hình vẽ có bố cục to, nhỏ, vừa phải để học sinh thấy hình cái túi xách vẽ vào phần giấy như thế nào là vừa.
- Giáo viên gợi ý để học sinh nhận ra cách vẽ:
- Giáo viên gợi ý học sinh cách trang trí.
-Gv cho xem một số hình vẽ túi xách có trang trí của lớp trước để các em học cách vẽ, cách tr/trí.
Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành: 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành:
+ Quan sát túi xách trước khi vẽ.
+ Vẽ hình túi xách vừa với phần giấy quy định.
+ Trang trí và vẽ màu vào túi sách cho đẹp hơn.
- Bài này có nhiều cách thể hiện:
+ Vẽ trên bảng: 3 đến 4 học sinh.
+ HS quan sát tranh và trả lời:
+ Để học sinh nhận biết:
+ Túi xách có h/dáng k/nhau.
+ Trang trí và màu sắc ph2.
+ Các bộ phận của cái túi xách. 
* HS làm việc theo nhóm.
+ Phác nét phần chính của cái túi xách. tay xách(quai xách)
+ Vẽ tay xách.
+ Vẽ nét đáy túi.
* H/s có thể tr/trí theo ý thích. 
+ Tr/trí kín mặt túi bằng hình hoa, lá, quả,chim thú,ph/ cảnh
+ Trang trí đường diềm.
+ Vẽ màu tự do
+ B/t:Vẽ và trang trí cái túi xách, vẽ màu theo ý thích.
 + Vẽ cá nhân: Học sinh nhìn cái túi xách và vẽ vào phần giấy quy định.
Hoạt động 4: Nhận xét,đánh giá.
Giáo viên thu một số bài đã hoàn thành và gợi ý học sinh nhận xét bài tập.
- GV cho HS tự xếp loại: bài đẹp, chưa đẹp
- Giáo viên nhận xét chung tiết học.
* Dặn dò: 
- Hoàn thành bài vẽ cái xách vào phần giấy đã chuẩn bị (hs làm việc theo nhóm).
- Quan sát dáng đi, đứng, chạy, của bạn để chuẩn bị cho bài 21- Chuẩn bị đất nặn
Thứ ngày tháng năm 200
Tuần 21 Bài 21: Tập nặn tạo dáng tự do 
 Nặn hoặc vẽ hình dáng người đơn giản 
I/ Mục tiêu
- Hs tập quan sát, nhận biết các bộ phận chính của con người (đầu, mình, chân, tay).
- Biết cách nặn hoặc vẽ dáng người- Nặn hoặc vẽ được dáng người. 
II/ Chuẩn bị 
GV: - Chuẩn bị ảnh các hình dáng người- Tranh vẽ người của học sinh- Đất nặn.
- Hình hướng dẫn cách vẽ ở bộ ĐDDH- ảnh hoặc các bài tập nặn người của học sinh. 
HS : - Giấy vẽ hoặc Vở tập vẽ- Đất nặn- Bút chì, màu vẽ. 
III/ Hoạt động dạy – học 
1.Tổ chức. (2’) - Kiểm tra sĩ số lớp. 
2.Kiểm tra đồ dùng. - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ 2.
3.Bài mới. a.Giới thiệu 
GVg/thiệu tranh, ảnh các h.dáng người để HS nhận biết được h/dáng,tư thế đ2 của người.
 b.Bài giảng 
T.g
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
15
15
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
- Giáo viên giới thiệu một số hình ảnh và gợi ý:
- Giáo viên chỉ trên tranh, ảnh các hình dáng người + Đứng nghiêm; đứng và giơ tay...
+ Đi: tay, chân thế nào?
+ Chạy: tay, chân, mình, đầu ra sao?
- Giáo viên tóm tắt: khi đứng, đi, chạy, .. 
Hoạt động 2: Hướng dẫn cách nặn, cách vẽ:
* Cách nặn: - GV dùng đất hướng dẫn HS nặn: Đầu.Mình.Tay, chân.
- Ghép, dính các bộ phận thành hình người.
- GV tạo dáng người đứng,đI,ngồi,chạy, nhảy, ..
* Cách vẽ:- G/viên vẽ phác hình người lên bảng: đầu, mình, tay,chân thành các dáng:Đứng,đi,chạy,.
- GV vẽ thêm một số chi tiết phù hợp với các dáng cho các hoạt động cụ thể như: Đá bóng; Nhảy dây. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành: 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành:
* Nặn:- Giúp học sinh tạo bố cục cho một đề tài.
* Vẽ:- HS vẽ một vài dáng người vào phần giấy đã chuẩn bị hoặc vở tập vẽ.
+ Vẽ hình vừa với phần giấy.
+ HS quan sát tranh- trả lời:
+ Đầu; Mình; Chân, tay.
+ Để học sinh nhận ra các dáng của người hoạt động (tư thế của các bộ phận).
+ Các bộ phận (đầu, mình, chân, tay)của người thay đổi để phù hợp với tư thế hđộng.
* HS làm việc theo nhóm 
+ Các nhóm hỏi lẫn nhau theo sự hướng dẫn của GV.
+ Học sinh xem một số sản phẩm nặn, bài vẽ của lớp trước để các em học tập cách nặn, cách vẽ.
+ Bài tập: Nặn hoặc vẽ hình dáng người đơn giản.
+ HS nặn dáng người theo ý.
+ Nặn thêm hình phụ:cây,...,
- H/sinh làm việc theo nhóm
+ Vẽ 1.2 h/người khác nhau.
Hoạt động 4: Nhận xét,đánh giá.
- GV yêu cầu HS nhận xét bài tập về:+ Hình dáng.+ Cách sắp xếp và màu sắc. 
- Giáo viên tóm tắt, bổ sung và nhận xét, khen ngợi học sinh có bài tập đẹp. 
- Động viên học sinh, thu bài tập nặn hoặc bài vẽ đẹp. 
* Dặn dò: 
 - Hoàn thành bài tập nặn hoặc bài vẽ ở nhà (nếu ở lớp chưa xong).
 - Xem lại các bài vẽ màu vào đường diềm, hình vuông đã sưu tầm.
 Thứ ngày tháng năm 200
Tuần 22 Bài: 22: Vẽ trang trí
 Trang trí đường diềm 
I/ Mục tiêu
- Học sinh nhận biết đường diềm và cách sử dụng đường diềm để trang trí.
- Biết cách trang trí đường diềm đ.giản- Tr/trí được đường diềm và vẽ màu theo ý thích. 
II/ Chuẩn bị 
GV: - Chuẩn bị một số đồ vật có trang trí đường diềm (giấy khen, đĩa, khăn áo, ...).
 - Hình minh họa cách vẽ đường diềm- Một số đường diềm của học sinh năm trước. 
HS : - Giấy vẽ hoặc Vở tập vẽ- Bút chì, màu vẽ, thước kẻ. 
 III/ Hoạt động dạy – học 
1.Tổ chức. (2’) - Kiểm tra sĩ số lớp. 
2.Kiểm tra đồ dùng. - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ 2.
3.Bài mới. a.Giới thiệu 
GV g/thiệu một số hình trang trí cơ bản và ứng dụng để HS nhận biết được sự khác nhau.
 b.Bài giảng 
T.g
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
15
15
Hoạt động 1: Quan sát nhận xét
- GV g/thiệu một vài đồ vật,ảnh có tr2 đ/diềm, gợi ý: 
- Giáo viên gợi ý học sinh tìm thêm các đồ vật có trang trí đường diềm (ở cổ áo, tà áo, ở đĩa, ...)
- GV chỉ ra ở một số đồ vật để HS thấy được sự phong phú của đường diềm (ở giấy khen, ở lọ hoa,..)
+ H.tiết ở đ.diềm thường là h.hoa, lá, quả, chim, thú, 
Hoạt động 2: Hướng dẫn cách tr/trí đường diềm:
- Giáo viên giới thiệu hình hướng dẫn: 
+ Có nhiều họa tiết để trang trí đường diềm.
+ Họa tiết giống nhau ở đường diềm cần vẽ = nhau.
+ H.tiết được s/xếp nhắc lại, xen kẽ nối tiếp nhau.
- GV y/cầu hs chỉ ra c/vẽ hình chiếc lá, hoa ở bộ ĐDDH.
- GV tóm tắt: Muốn tr/trí đường diềm đẹp cần kẻ hai đường thẳng = nhau và cách đều nhau (song song), sau đó chia các khoảng (ô) đều nhau để vẽ họa tiết.
- Giáo viên chỉ ra cách vẽ màu ở đường diềm
- Giáo viên cho xem một số bài trang trí đường diềm của lớp trước để các em học tập cách trang trí.
Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành
 + Bài tập: - Vẽ trang trí đường diềm theo ý thích.
 - Học sinh làm

Tài liệu đính kèm:

  • docmy thuat lop 2.doc