Giáo án Một số phương pháp để dạy tốt môn Tự nhiên - Xã hội lớp 1

- Ở nhà trường tiểu học nói chung và ở khối lớp 1 nói riêng, các em đã được học tất cả các môn học. Trong đó môn Tự nhiên-xã hội là một môn học hấp dẫn và thú vị, mang tính thực tế cao.Vì sau mỗi bài học học sinh có khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế hằng ngày của cuộc sống. Nhưng thực trạng hiện nay tôi thấy môn học này chưa thật sự được chú trọng đầu tư nhiều. Mà giáo viên chủ yếu là dầu tư để dạy tốt cho những môn học như Toán, Tiếng Việt. Học sinh lớp 1 mới làm quen với môn học này nên các em chưa khắc sâu được kiến thức sau mỗi bài học Đồ dùng dạy học còn hạn chế, đa số các em chỉ được quan sát các hình vẽ ở trong sách giáo khoa, không có vật thật nên không gây hứng thú học tập của học sinh.

 - Bản thân tôi luôn đổi mới phương phương pháp dạy học và học tập kinh nghiệm của đồng nghiệp. Tôi mong muốn sau mỗi bài học làm sao học sinh phải lĩnh hội được kiến thức một cách có hệ thống và phải biết vận dụng những kiến thức đã học vào trong thực tế hằng ngày của các em. Luôn tìm mọi cách để tạo được sự hứng thú, thoải mái trong từng tiết học. Sử dụng các phương pháp dạy học như thế nào cho phù hợp với từng loại bài? Để có hiệu quả cao trong mỗi tiết học là rất quan trọng nên tôi nêu lên :“Một số phương pháp để dạy tốt môn Tự nhiên-xã hội lớp 1”. Bài: CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ RĂNG

 

doc 17 trang Người đăng hong87 Lượt xem 610Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Một số phương pháp để dạy tốt môn Tự nhiên - Xã hội lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC 
A. ĐẶT VẤN ĐỀ 	Trang 2
B. NỘI DUNG 	Trang 3
	I. ĐẶT ĐIỂM TÌNH HÌNH LỚP 	Trang 3
	II. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN 	Trang 3
	1. Thuận lợi 	Trang 3 
	2. Khó khăn 	Trang 4
	III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 	Trang 4
	1. Mục tiêu 	Trang 4
	2. Phương pháp thực hiện 	Trang 5
	3. Thiết kế bài học 	Trang 6
	4. Kết quả 	Trang 11
	5. Bài học kinh nghiệm 	Trang 12
	6. Kết luận 	Trang 13
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
	- Ở nhà trường tiểu học nói chung và ở khối lớp 1 nói riêng, các em đã được học tất cả các môn học. Trong đó môn Tự nhiên-xã hội là một môn học hấp dẫn và thú vị, mang tính thực tế cao.Vì sau mỗi bài học học sinh có khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế hằng ngày của cuộc sống. Nhưng thực trạng hiện nay tôi thấy môn học này chưa thật sự được chú trọng đầu tư nhiều. Mà giáo viên chủ yếu là dầu tư để dạy tốt cho những môn học như Toán, Tiếng Việt. Học sinh lớp 1 mới làm quen với môn học này nên các em chưa khắc sâu được kiến thức sau mỗi bài học Đồ dùng dạy học còn hạn chế, đa số các em chỉ được quan sát các hình vẽ ở trong sách giáo khoa, không có vật thật nên không gây hứng thú học tập của học sinh.
	- Bản thân tôi luôn đổi mới phương phương pháp dạy học và học tập kinh nghiệm của đồng nghiệp. Tôi mong muốn sau mỗi bài học làm sao học sinh phải lĩnh hội được kiến thức một cách có hệ thống và phải biết vận dụng những kiến thức đã học vào trong thực tế hằng ngày của các em. Luôn tìm mọi cách để tạo được sự hứng thú, thoải mái trong từng tiết học. Sử dụng các phương pháp dạy học như thế nào cho phù hợp với từng loại bài? Để có hiệu quả cao trong mỗi tiết học là rất quan trọng nên tôi nêu lên :“Một số phương pháp để dạy tốt môn Tự nhiên-xã hội lớp 1”. Bài: CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ RĂNG
B. NỘI DUNG
I.ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH LỚP:
	Năm học 2007-2008, tôi được BGH phân công chủ nhiệm lớp 12 với:
	-Tổng số học sinh: 	34 học sinh
	- Tổng số học sinh nữ:	16 học sinh
	- Tổng số học sinh nam: 	18 học sinh
	Học sinh ở độ tuổi:
	+ Học sinh sinh năm 1997:1 học sinh
	+ Học sinh sinh năm 1998:	1 học sinh
	+ Học sinh sinh năm 1999:1 học sinh
	+ Học sinh sinh năm 2000:5 học sinh
	+ Học sinh sinh năm 2001:	26 học sinh
	Chất lượng văn hóa qua các kì kiểm tra đạt:
Trình độ học sinh
Số lượng
Giỏi
17
Khá
11
Trung bình
6
Yếu
0
II. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN
	1.Thuận lợi:
	Trong năm học này tôi đã gặp những thuận lợi sau:
	- Cơ sở vật chất của trường tôi tương đối đầy đủ,thư viện có các loại sách tham khảo phục vụ cho việc dạy và học cho tất cả các môn học như: Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách vở bài tậpCó đồ dùng dạy học phục vụ cho tất cả các môn học.
	- Khuôn viên của trường có nhiều cây xanh, thoáng mát, sạch sẽ.
	- BGH thường xuyên tổ chức dự giờ, thao giảng nhằm rút ra những kinh nghiệm để xây dựng cho bài dạy tốt hơn ở hầu hết các môn học.
	- Tất cả học sinh lớp tôi đều có sách giáo khoa để học.
	2.Khó khăn:
	- Học sinh của lớp tôi còn chênh lệch nhau về độ tuổi,về trình độ, cụ thể là còn một vài em tiếp thu kiến thức còn chậm và mau quên, nên việc tiếp thu kiến thức mới của các em còn gặp nhiều khó khăn. Do đó chất lượng học tập của học sinh lớp tôi cũng không đều.
	- Tài liệu cho môn học này chủ yếu là sách giáo khoa, sách giáo viên, vở bài tập; tranh ảnh phóng to để phục vụ cho môn học này còn hạn chế.
	- Chưa có điều kiện để tổ chức cho học sinh thực hành khi học các bài học về địa phương.
	Tuy có nhiều khó khăn nhưng tôi vẫn cố gắng và mong muốn học sinh của lớp tôi tiếp thu được bài một cách tốt nhất, giúp các em có được vốn kiến thức cơ bản ban đầu về con người, tự nhiên và xã hội.
III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
	1. Mục tiêu
	Qua môn học Tự nhiên-xã hội lớp 1 nhằm giúp học sinh đạt được:
	- Một số kiến thức cơ bản ban đầu về con người và sức khỏe ; cơ thể người;cách giữ vệ sinh cơ thể và phòng tránh một số bệnh tật, tai nạn thường gặp ; một số sự vật hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và xã hội.
	- Học sinh đạt được một số kỹ năng ban đầu về chăm sóc sức khỏe cho bản thân và phòng tránh một số bệnh tật, tai nạn.Quan sát, nhận xét nêu thắc mắc, đặt câu hỏi và diễn đạt những hiểu biết của mình về sự vật hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và xã hội. 
	- Học sinh có được một số thái độ và hành vi tự giác thực hiện các qui tắc giữ vệ sinh an toàn cho bản thân,cho gia đình, cho cộng đồng.Yêu thiên nhiên, gia đình, trường học, quê hương. 
	2. Phương pháp thực hiện.
	- Để dạy học môn Tự nhiên-xã hội đạt hiệu quả cao đòi hỏi người giáo viên phải có sự đầu tư cho tiết dạy . Trong đó khâu giới thiệu bài mới phải làm sao gây được sự hứng thú cho học sinh ngay từ phút đầu tiên của tiết học.
	- Giáo viên phải chuẩn bị đồ dùng dạy học cho phù hợp với nội của bài học, đồ dùng dạy học phải phong phú, đa dạng, tránh sự nhàm chán cho học sinh.
	- Tùy vào nội dung của từng bài mà giáo viên tổ chức trò chơi nhằm giúp học sinh không chỉ thư giãn đơn thuần mà còn có tác dụng rèn luyện về mặt trí tuệ, giúp các em tiếp thu kiến thức một cách thoải mái, dễ dàng.
	- Trong khi dạy học người giáo viên chỉ là người đóng vai trò là người tổ chức các hoạt động để dẫn dắt học sinh quan sát, tìm tòi, thu nhận kiến thức và hình thành kỹ năng.
	- Cần có sự phối hợp giữa các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học khác nhau trong mỗi tiết học một cách sang tạo, linh hoạt theo hướng : Giảm sự can thiệp của giáo viên và tăng cường sự tham gia của học sinh vào các hoạt động phát hiện,tìm tòi kiến thức. Khêu gợi được sự tò mò khoa học, thói quen đặt câu hỏi, tìm câu giải thích trong các hoạt động ở lớp.
	- Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học như: phương pháp quan sát, phương pháp hỏi đáp, phương pháp thảo luận, phương pháp thực hành, phương pháp đóng vai, phương pháp tham quan, phương pháp điều tra, phương pháp trò chơi, phương pháp trình bày.
	- Phải tạo được không khí thoải mái trong mỗi tiết học, nhất là phải có sự chỉ dẫn nhiệt tình của giáo viên và hoạt động nhiệt tình của học sinh, nhằm khai thác hết được nội dung của bài học. Hình thành cho học sinh về kiến thức,kỹ năng, thái độ ở mỗi bài học.
	- Giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm để các em được tự do thảo luận, nêu lên những ý kiến, những nhận định của mình.Nhằm rèn cho học sinh đức tính mạnh dạn trong trao đổi,giao tiếp. Học sinh có thể thay nhau lên trình bày kết quả đã thảo luận của nhóm mình.
	- Tùy vào nội dung của bài học mà giáo viên tổ chức cho học sinh đóng vai, nhằm giúp học sinh thể hiện được cảm xúc của bản thân trong những tình huống cụ thể.
	- Cần có những hoạt động thực hành để học sinh bày tỏ kiến thức,kỹ năng, thái độ của các em.
	- Có hình thức đánh giá, khích lệ học sinh, nhằm tạo hứng thú cho các em mỗi khi học môn Tự nhiên-xã hội.
	- Cuối mỗi bài học nên tổ chức cho học sinh vẽ hoặc chơi trò chơi để giúp 
các em khắc sâu kiến thức của bài và phát triển trí tưởng tượng của học sinh đồng thời làm cho tiết học trở nên hấp dẫn và nhẹ nhàng, thoải mái.
	3. Thiết kế bài học:
Môn:Tự nhiên-xã hội
Bài:CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ RĂNG
A. Mục tiêu:
 Giúp học sinh biết:
	- Cách giữ vệ sinh răng miệng để đề phòng sâu răng và có hàm răng khỏe, đẹp.
	- Chăm sóc răng đúng cách.
	- Tự giác súc miệng sau khi ăn và đánh răng hằng ngày.
B. Đồ dùng dạy học:
	* Giáo viên: Sưu tầm một số tranh ảnh về răng miệng, bàn chài người lớn, trẻ em, kem đánh răng, mô hình răng, muối ăn .
	- Chuẩn bị 10 chiếc que sạch, nhỏ dài khoảng 20 cm
	- Hai vòng tròn nhỏ đường kính 10 cm.
	* Học sinh:Sách giáo khoa, bàn chải, kem đánh răng.
C. Các hoạt động dạy học:
	1. Ổn Định: ( 2 phút) Cả lớp hát bài :
“Mẹ mua cho em bàn chải xinh
Như các anh em đánh răng một mình
Mẹ khen em bé mà vệ sinh 
Thật đáng yêu, răng ai trắng tinh”
	2. Bài cũ : ( 3 phút ) Vệ sinh thân thể.
	- GV gọi 2 học sinh lên trả lời câu hỏi:
	+ Vì sao chúng ta phải giữ gìn thân thể?
	+ Kể những việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh thân thể?
	- GV nhận xét câu trả lời của học sinh.
	3. Bài mới: (25 phút)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài: 1 (phút )
- GV cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh hơn”
- GV chia lớp thành 2 đội. Mỗi đội cử 5 HS và xếp thành đội hình hàng dọc
- GV nêu cách chơi: Mỗi HS ngậm một chiếc que sạch như phần chuẩn bị đã nêu. GV đặt vào mỗi đầu que của 2 HS đầu hàng một chiếc vòng tròn.Sau khi GV hô “bắt đầu”, hai HS ở đầu hàng chạy nhanh chống chuyển chiếc vòng sang đầu que của HS thứ 2( Không dùng tay)HS thứ 2 tiếp tục chuyển cho HS thứ 3Cứ như thế cho đến người cuối cùng. Trong khi chuyển nếu rơi vòng phải làm lại từ đầu. Đội nào xong trước, vòng không rơi là đội đó thắng.
- GV nhận xét đội thắng đội thua.
- GV hỏi : Con làm thế nào để vòng không bị rơi?
- GV: Các con thấy đấy, răng có khỏe mới giúp ta giữ chặt que để chuyển vòng cho nhanh, cho khéo và giành chiến thắng. Răng khỏe còn giúp các con ăn uống được ngon hơn, dễ dàng hơn. Vậy làm thế nào để răng chắc và khỏe lại trắng và đẹp, Bài học hôm nay cô sẽ giúp em hiểu điều đó.
- GV ghi tựa bài lên bảng :
Chăm sóc và bảo vệ răng
* Hoạt động 1: Quan sát - Thảo luận. (8phút)
* Mục tiêu : Học sinh biết thế nào là răng khỏe, răng bị sâu, bị sún hay thiếu vệ sinh.
* Cách tiến hành:
- Bước 1:GV chia nhóm: Chia lớp theo nhóm đôi
- Bước 2 : 2 HS ngồi cùng bàn quay mặt vào nhau, lần lượt từng người quan sát và nhận xét xem răng của bạn như thế nào? (trắng, đẹp, bị sâu, bị sún?)
- Bước 3: Giáo viên nhận xét và kết luận: Răng trẻ em có đầy đủ 20 chiếc
Gọi là răng sữa.Khoảng 6 tuổi răng sữa sẽ bị lung lay và rụng. Khi đó răng mới mọc lên chắc chắn, gọi là răng vĩnh viễn. Khi các con thấy răng của mình lung lay thì phải nhờ người lớn, bác sĩ nhổ ngay để răng mới mọc đẹp hơn. Vì vậy, việc giữ gìn vệ sinh và bảo vệ răng là rất cần thiết và quan trọng.
* Hoạt động 2: Làm việc với sách giáo khoa. (9 phút)
Mục tiêu: Học sinh biết những việc nên làm và những việc không nên làm để bảo vệ răng.
Cách tiến hành:
- Bước 1: Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm (mỗi nhóm 8 HS ). nhóm 1 và nhóm thảo luận trang 14 SGK và trả lời câu hỏi :
* Việc nào làm đúng, việc nào làm sai? Vì sao?
- Nhóm 3 và nhóm 4quan sát ở trang 15 và thảo luận câu hỏi:
* Vì sao bạn bị sún, bị sâu răng?
- Bước 2:Giáo viên nhận xét và rút ra kết luận:
 * Những việc nên làm: đánh răng súc miệng, khám răng.
 * Những việc không nên làm: cắn mía, xước mía, không ăn kẹo, bánh
* Hoạt động 3: Làm thế nào để chăm sóc răng và bảo vệ răng. (7 phút)
Mục tiêu: Học sinh biết chăm sóc và bảo vệ răng đúng cách
Cách tiến hành:
- Bước 1: Giáo viên đưa cho HS quan sát một số bức tranh về răng (đẹp và xấu) và đặt câu hỏi để HS trả lời :
Câu hỏi:
* Nên đánh răng súc miệng vào lúc nào là tốt nhất?
* Vì sao không nên ăn nhiều đồ ngọt như : bánh, kẹo.?
* Khi đau răng hoặc lung lay, các con phải làm gì?
GV nhận xét
 4 củng cố: ( 4 phút )
* Mục tiêu: Giúp học sinh nhớ và khắc sâu kiến thức.
* Cách tiến hành:
 Bước 1: Giáo viên nêu câu hỏi cho học sinh trả lời:
+ Chúng ta nên làm gì và không nên làm gì để bảo vệ răng ?
+ Nên đánh răng, súc miệng vào lúc nào là tốt nhất?
Bước 2: - Giáo viên nhận xét các câu trả lời của học sinh.
- GV nhắc nhở HS phải thường xuyên súc miệng đánh răng.
- Giáo viên nhận xét tiết học
- Tuyên dương một số em hăng hái phát biểu ý kiến.
- Phê bình những HS không ngoan 
- Chuẩn bị tiết sau học bài: Vệ sinh thân thể.
* Hoạt động nối tiếp dặn dò:(1 phút)
- Thực hành đánh răng và rửa mặt
- Lớp theo dõi GV nêu cách chơi
- Hai đội tiến hành chơi trò chơi cả lớp cổ vũ và nhận xét đội thắng, đội thua
- Con cắt chặt que.
- HS theo dõi GV giới thiệu
- HS nhắc lại tựa bài
- Cả lớp đọc lại tựa bài
- HS thảo luận nhóm đôi 
- Một số nhóm lên trình bày kết quả quan sát.
- HS các nhóm khác nhận xét – bổ sung (nếu có)
- Học sinh cả lớp chuẩn bị sách giáo khoa.
- HS thảo luận nhóm đại diện nhóm lên trình bày
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung
- Cả lớp quan sát tranh trên bảng và trả lời câu hỏi
- Vào buổi sáng khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.
- Vì đồ ngọt, bánh, kẹo dễ bị sâu răng.
- Đi khám răng.
- 2 HS trả lời 
- 1 HS nhận xét
- HS chuẩn bị bàn chải, khăn lau mặt.
	4. Kết quả:
	-Trong năm học 2007 - 2008, tôi đã áp dụng phương pháp mới vào dạy học tất cả các môn học nói chung và môn Tự nhiên-xã hội nói riêng. Tôi thấy học sinh của lớp rất thích khi học môn Tự nhiên-xã hội. Hầu hết các em đã hiểu và biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống hằng ngày của các em như : Biết giữ vệ sinh thân thể của chính bản thân các em, biết mặc áo quần phù hợp với thời tiết, biết giữ vệ sinh môi trường như sân trường, lớp học ; Biết yêu thích và chăm sóc các con vật có lợi :chó, mèo gà Biết phòng tránh và tiêu diệt các con vật có hại như : ruồi, muỗi, chuột, gián
	- Khi ở nhà thì học sinh đều biết các việc nên làm và không nên làm để giúp đỡ cha mẹ và bảo vệ chính bản thân của các em tránh không xảy ra tai nạn như : Không chơi dao, không lại gần bếp lửa, không nghịch lửa, cẩn thận khi đến gần chỗ có bình thủy nước sôi.
	- Bản thân tôi cảm thấy rất hài lòng khi áp dụng phương pháp dạy học mới vào dạy trong tất cả các môn học nói chung và môn Tự nhiên-xã hội nói riêng. Vì tôi nhận thấy kiến thức về tự nhiên xã hội của học sinh lớp tôi rất khả quan,các em biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống hằng ngày và rất yêu thích môn học.
	- Qua gần một năm học ,kết quả học tập môn Tự nhiên-xã hội của học sinh lớp tôi đạt được kết quả rất khả quan như sau:
	- Hoàn thành tốt (A+) : 27 học sinh
	- Hoàn thành (A) : 8 học sinh
	5. Bài học kinh nghiệm:
	-Tôi nghĩ môn học nào có sự chuẩn bị chu đáo thì sẽ mang lại kết quả tốt nhất. Ngoài việc chuẩn bị kế hoạch bài học,đồ dùng dạy học còn đòi hỏi người giáo viên phải tận tình với học sinh, linh hoạt xử lý các tình huống sư phạm có thể xảy ra, nhất là đối với khối lớp 1.
	- Trong tiết học người GV phải tổ chức kết hợp tốt giữa các hoạt động học tập, vui chơi Nhằm giúp cho HS tiếp thu bài học được nhẹ nhàng thoải mái.
	- Học sinh yêu thích môn học này thì sẽ học tốt, mà học tốt môn học này thì sẽ giúp các em có được nền tảng kiến thức về tự nhiên-xã hội. Các em sẽ biết tự phục vụ cho mình, cho người thân và học tốt các lớp trên.
	6. Kết luận:
	- Môn học Tự nhiên-xã hội lớp 1 mang tính tích hợp.Bao gồm 3 chủ đề: Con người và sức khỏe, tự nhiên, xã hội. Vì thế môn học này rất hấp dẫn. Nhờ học tốt môn học Tự nhiên-xã hội mà học sinh hiểu, biết được về con người, sức khỏe, tự nhiên, xã hội.
	- Qua môn học rèn cho học sinh có kỹ năng về giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường. Biết chăm sóc các con vật có ích, chăm sóc một số loại cây hoa, cây gỗ, phòng tránh được các bệnh do muỗi gây ra
	- Học sinh có thái độ rõ về các trò chơi có ích không mang tính bạo lực, nguy hiểm.Không đồng tình với các bạn chơi các trò chơi nguy hiểm mang tính bạo lực, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bản thân, của bạn bè, của người thân
	Trên đây là một số kinh nghiệm đã giúp tôi dạy tốt môn học Tự nhiên-xã hội. Tôi nghĩ bài viết của tôi trên đây vẫn còn thiếu sót mà bản thân tôi chưa tự tìm ra. Và tôi mong muốn sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các cấp quản lý giáo dục và các anh (chị) đồng nghiệp để bài viết của tôi được hay hơn, hoàn thiện hơn, hiệu quả hơn.
 Xin chân thành cảm ơn. 
	 Định Hiệp, ngày 07 / 04 / 2008
 Người viết
 Nguyễn Thị Giàu
Nhận xét của BGH
Trường tiểu học Định Hiệp
XẾP LOẠI
Nhận xét của PHÒNG GIÁO DỤC
Huyện :Dầu Tiếng
XẾP LOẠI
Nhận xét của
SỞ GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO
Tỉnh: Bình Dương
XẾP LOẠI

Tài liệu đính kèm:

  • docMot so bien phap day tot mon Tu nhien xa hoi lop 1.doc