Giáo án môn Tự nhiên xã hội 1 - Tuần 10 đến tuần 35

TUẦN 10 Thứ năm ngày .tháng .năm .

 Bài 10: ÔN TẬP CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ

I. Mục tiêu:

 - Củng cố kiến thức cơ bản về các bộ phận của cơ thể và các giác quan.

 - Có thói quen vệ sinh cá nhân hằng ngày.

 - Ghi chú: Nêu được các việc em thường làm vào các buổi trong một ngày như:

 + Buổi sáng: đánh răng, rửa mặt.

 + Buổi trưa: ngủ trưa; chiều tắm gội.

 + Buổi tồi: đánh răng.

II. Chuẩn bị:

 - Tranh ảnh về các hoạt động học tập, vui chơi.

 

doc 49 trang Người đăng minhtuan77 Lượt xem 741Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Tự nhiên xã hội 1 - Tuần 10 đến tuần 35", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 nào trên đường?
* Kết luận : Khi đi bộ trên đường không có vỉa hè thì đi sát lề bên tay phải. Nếu đường có vỉa hè thì đi trên vỉa hè.
Hoạt động 3 : Trò chơi đèn xanh, đèn đỏ.
- Cho học sinh biết các quy tắc về đèn xanh, đèn đỏ.
+ Đèn đỏ dừng lại, đèn vàng chuẩn bị, đèn xanh được phép đi.
- Cho học sinh chơi.
- Ai vi phạm phạm cho nhắc lại quy tắc đèn xanh, đèn đỏ.
- Nhận xét – Tuyên dương.
4. Củng cố, dặn dò:
- Khi đi học em đi bên nào của phần đường?
- Khi ngồi trên phương tiện giao thông các em cần tránh điều gì?
- Nhận xét – Tuyên dương.
Hát vui.
Em sống ở nông thôn.
Nhà cửa, cây cối, ruộng vườn 
Vài học sinh nhắc lại tên bài.
3 nhóm thảo luận theo tình huống.
Đại diện các nhóm lên trình bày.
Các nhóm nhận xét chéo.
Học sinh lắng nghe.
Cảnh thiên nhiên trong tranh rất đẹp.
Học sinh quan sát tranh trả lời câu hỏi.
Đường ở tranh thứ nhất có vỉa hè.
Đi trên vỉa hè.
Đi phía bên tay phải sát lề đường.
Học sinh lắng nghe.
Học sinh chơi.
Lớp nhận xét.
Đi sát lề tay phải của phần đường.
Không nên thò tay, chân ra ngoài.
Bổ sung:
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
KHỐI DUYỆT BAN GIÁM HIỆU DUYỆT
Thứ năm ngày tháng 01 năm 2011
TUẦN 21	Tự nhiên xã hội
Bài 21 : ÔN TẬP : XÃ HỘI
 I. Mục tiêu:
Kể được về gia đình, lớp học, cuộc sống nơi các em sinh sống.
Ghi chú : Kể về một tronh 3 chủ đề : gia đình, lớp học, quê hương.
II. Chuẩn bị:
Các tranh ảnh về gia đình, lớp học, quê hương.
III. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:
 2. Bài mới:
a. Giới thiệu: Học bài: ôn tập: xã hội.
- Giáo viên ghi tựa bài.
b. Bài học :
- Cho học sinh chơi trò chơi “Hái hoa dân chủ”.
+ Kể về các thành viên trong gia đình em.
+ Nói về những người bạn yêu quý.
+ Kể về ngôi nhà của em.
+ Kể về những việc em làm để giúp đỡ bố, mẹ.
+ Kể về cô giáo (thầy giáo) của em.
+ Kể những gì em nhìn thấy trên đường đến trường.
- Giáo viên nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò:
- Chúng ta cần yêu quý gia đình, lớp học, nơi chúng ta sinh sống và phải gìn giữ cho sạch đẹp.
- Nhận xét – Tuyên dương.
Hát vui.
Vài học sinh nhắc lại tên bài.
Học sinh lên hái hoa và trả lời câu hỏi.
+ Bố, mẹ, anh, chị và em
+ Hs kể 
+ Quét nhà, ẩm em, cho gà ăn 
+ Hs kể
+ Xe cộ, hàng cây hai bên đường, các nhà máy 
Bổ sung:
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ năm ngày tháng năm 2011
TUẦN 22	Tự nhiên xã hội
Bài 22 : CÂY RAU
 I. Mục tiêu:
Kể được tên và nêu ích lợi của một số cây rau .
Chỉ được rễ, thân, lá, hoa của rau.
Ghi chú : Kể tên các loại rau ăn lá, rau ăn thân, rau ăn củ, rau ăn quả, rau ăn hoa.
* Kĩ năng sống:
- Nhận thức hậu quả không ăn rau và ăn rau không sạch.
- kĩ năng ra quyết định : Thường xuyên ăn rau , ăn rau sạch.
- kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về cây rau.
- Phát triển kĩ năng giao tiếp qua tham gia các hoạt động học tập.
II. Chuẩn bị:
Vật thật (cây rau).
Tranh ảnh cây rau trong bài 22 SGK.
Một cái khăn sạch.
III. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
 - Sự chuẩn bị của học sinh.
- Giáo viên nhận xét.
 3. Bài mới:
a. Giới thiệu: Học bài: Cây rau.
- Giáo viên ghi tựa bài.
b. Bài học :
- Cây rau của em tên gì?
- Nó được trồng ở đâu?
Hoạt động 1 : Quan sát cây rau.
Bước 1 : Chia lớp làm 4 nhóm quan sát thảo luận trả lời câu hỏi .
- Hãy chỉ và nói đâu là rễ, thân, lá, hoa của cây rau? Trong đó bộ phận nào ăn được?
- Em thích ăn loại rau nào?
Bước 2 : Gọi đại diện các nhóm lên trình bày.
- Giáo viên nhận xét.
* Kết luận : Có rất nhiều loại rau như : Rau cải, rau tí tô, rau dấp cá, rau huế  Các cây rau đều có rễ, thân , lá. Có loại rau ăn lá, có loại rau ăn thân, có loại rau ăn củ.
Hoạt động 2 : Làm việc với SGK.
Bước 1: Cho học sinh quan sát tranh trong SGK, thảo luận theo cặp ( một em đọc câu hỏi, một em trả lời). Lưu ý cho học sinh thay khuyên nhau hỏi.
- Giáo viên theo dõi giúp đỡ HS.
Bước 2: Gọi một số cặp lên hỏi và trả lời nhau trước lớp.
- Giáo viên nhận xét.
 Bước 3: Giáo viên đặt câu hỏi.
- Các em thường ăn loại rau nào?
- Tại sao ăn rau lại tốt?
- Khi ăn rau cần chú ý điều gì?
* Kết luận : Ăn rau có lợi cho sức khoẻ, giúp ta tránh táo bón, tránh bị chảy máu chân răng 
Hoạt động 3 : Trò chơi “Đố bạn hoa gì?”
- Giáo viên phổ biến luật chơi.
- Cho mỗi tổ cử 1 đại diện lên chơi.
- Nhận xét – Tuyên dương.
4. Củng cố, dặn dò:
- Về nhà các em thường xuyên ăn rau và cần phải rửa sạch trước khi ăn.
- Chuẩn bị cây hoa để tiết sau học.
Hát vui.
Vài học sinh nhắc lại tên bài.
Rau cải, rau dắp cá 
Nó được trồng ở đồng ruộng, trong vườn 
4 nhóm quan sát thảo luận trả lời câu hỏi . 
Đại diện các nhóm lên trình bày.
Các nhóm nhận xét chéo.
Học sinh lắng nghe.
- Học sinh quan sát tranh trong SGK, thảo luận theo cặp ( một em đọc câu hỏi, một em trả lời).
- Một số cặp lên hỏi và trả lời nhau trước lớp.
- Lớp nhận xét.
- Học sinh trả lời.
- Em thường ăn rau cải, rau dấp cá 
- Vì ăn rau sẽ cung cấp cho cơ thể nhiều loại vi ta min ..
- Rửa rau cho sạch
Mỗi tổ cử 1 đại diện lên chơi.
Lớp nhận xét.
Học sinh lắng nghe.
	Bổ sung:
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
	KHỐI DUYỆT	
Thứ năm ngày tháng năm 2011
TUẦN 23	Tự nhiên xã hội
	 Bài 23 : CÂY HOA 
 I. Mục tiêu:
Kể được tên và nêu ích lợi của một số cây hoa .
Chỉ được rễ, thân, lá, hoa của cây hoa.
Ghi chú : Kể về một số cây hoa theo mùa: ích lợi, màu sắc, hương thơm.
* Kĩ năng sống:
- Kĩ năng kiên định: Từ chối lời rủ rê hái hoa nơi công cộng.
- Kĩ năng tu duy phê phán : Hành vi bẻ cây, hái hoa nơi công cộng.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về cây hoa.
- Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua tham gia các hoạt động học tập.
 II. Chuẩn bị:
Vật thật (cây hoa).
Tranh ảnh cây hoa trong bài 23 SGK.
Một cái khăn sạch.
III. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
 - Vì sao chúng ta cần ăn rau?
- Khi ăn rau cần chú ý điều gì?
- Giáo viên nhận xét.
 3. Bài mới:
a. Giới thiệu: Học bài: Cây hoa.
- Giáo viên ghi tựa bài.
b. Bài học :
- Cây hoa của em tên gì?
- Nó được trồng ở đâu?
Hoạt động 1 : Quan sát cây hoa.
Bước 1 : Chia lớp làm 4 nhóm quan sát thảo luận trả lời câu hỏi .
- Hãy chỉ và nói đâu là rễ, thân, lá, hoa của cây hoa? 
- Các bông hoa có đặc điểm gì mà ai cũng thích nhìn, thích ngắm.
Bước 2 : Gọi đại diện các nhóm lên trình bày.
- Giáo viên nhận xét.
* Kết luận : Cây hoa đều có rễ, thân, lá và hoa.
- Có nhiều loại hoa khác nhau, mỗi loại hoa có màu sắc, hương thơm, hình dáng khác nhau có loại hoa có màu sắc rất đẹp, có loại hoa có hương thơm, có loại hoa có màu sắc và hương thơm.
Hoạt động 2 : Làm việc với SGK.
Bước 1: Cho học sinh quan sát tranh trong SGK, thảo luận theo cặp ( một em đọc câu hỏi, một em trả lời). Lưu ý cho học sinh thay khuyên nhau hỏi.
+ Cây hoa được trồng ở đâu?
+ Hãy chỉ hoa, lá, cành của cây hoa hồng.
+ Hãy kể tên các loại hoa mà em biết.
+ Hoa được dùng để làm gì?
- Giáo viên theo dõi giúp đỡ HS.
Bước 2: Gọi một số cặp lên hỏi và trả lời nhau trước lớp.
- Giáo viên nhận xét.
 Hoạt động 3: Trò chơi đố bạn hoa gì.
- Mỗi tổ cử 1 bạn lên chơi và cầm theo khăn sạch để bịt mắt đón xem đó là hoa gì.
- Dùng tay sờ, mũi ngửi để đón xem đó là loại hoa gì?
- Nhận xét – Tuyên dương.
4. Củng cố, dặn dò:
- Hãy chỉ và nói đâu là rễ, thân, lá, hoa của cây hoa? 
- Nhà em nào có trồng hoa?
- Về nhà các em thường xuyên chăm sóc và bảo vệ hoa, không nên bẻ, hái hoa nơi công cộng.
- Chuẩn bị tranh cây gỗ để tiết sau học.
Hát vui.
- Ăn rau có lợi cho sức khoẻ, giúp ta tránh táo bón, tránh bị chảy máu chân răng.
- Rửa rau cho sạch, rửa tay trước khi ăn rau.
- Vài học sinh nhắc lại tên bài.
- Hoa nhãn thọ, hoa mai, hoa móng tay, hoa giấy
 Nó được trồng ở đồng ruộng, trong vườn 
4 nhóm quan sát thảo luận trả lời câu hỏi . 
Đại diện các nhóm lên trình bày.
Các nhóm nhận xét chéo.
Học sinh lắng nghe.
- Học sinh quan sát tranh trong SGK, thảo luận theo cặp ( một em đọc câu hỏi, một em trả lời).
- Một số cặp lên hỏi và trả lời nhau trước lớp.
- Lớp nhận xét.
- Mỗi tổ cử 1 bạn lên chơi và cầm theo khăn sạch để bịt mắt đón xem đó là hoa gì.
- Lớp nhận xét.
 - Học sinh lên chỉ và nói.
- Học sinh đưa tay.
Bổ sung:
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ năm ngày tháng năm 2011
TUẦN 24	Tự nhiên xã hội
Bài 24 : CÂY GỖ
 I. Mục tiêu:
Kể được tên và nêu ích lợi của một số cây gỗ .
Chỉ được rễ, thân, lá, hoa của cây gỗ.
Ghi chú : So sánh các bộ phận chính, hình dạng, kích thước, ích lợi của cây rau và cây gỗ.
* Kĩ năng sống:
- Kĩ năng kiên định:Từ chối lời rủ rê bẻ cành,ngắt lá.
- Kĩ năng phê phán hành vi bẻ cành,ngắt lá
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về cây gỗ
- Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua tham gia các hoạt động học tập.
 II. Chuẩn bị:
Tranh ảnh cây gỗ trong bài 24 SGK.
Sưu tầm thêm tranh các cây gỗ.
III. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
 - Nêu tên 1 số hoa mà em biết.
 - Cây hoa gồm có những bộ phận nào?
 - Nêu ích lợi của chúng.
- Giáo viên nhận xét.
 3. Bài mới:
a. Giới thiệu: Học bài: Cây gỗ.
- Giáo viên ghi tựa bài.
b. Bài học :
Hoạt động 1 : Quan sát cây gỗ.
- Cho học sinh quan sát cây gỗ trước sân trường.
- Cây gỗ này tên gì?
- Hãy chỉ và nói đâu là thân, lá của cây gỗ? 
- Thân cây cao hay thấp, to hay nhỏ, cứng hay mềm so với cây rau và cây hoa đã học?
- Giáo viên nhận xét.
* Kết luận : Giống các cây đã học điều có rễ, thân, lá và hoa. Nhưng cây gỗ thân cao, to cho ta gỗ để dùng, cây gỗ còn có nhiều cành lá, tán lá toả bóng mát.
Hoạt động 2 : Làm việc với SGK.
Bước 1: Cho học sinh quan sát tranh trong SGK, thảo luận theo cặp trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa.
- Giáo viên theo dõi giúp đỡ HS.
Bước 2: Gọi học sinh trả lời câu hỏi sau.
+ Cây gỗ được trồng ở đâu?
+ Kể tên các loại cây gỗ mà em biết?
+ Kể tên các loại đồ dùng được làm bằng gỗ.
+ Nêu ích lợi của cây gỗ.
- Giáo viên nhận xét.
* Kết luận: Cây gỗ trồng để lấy gỗ, làm đồ dùng và nhiều việc khác, cây gỗ có bộ rễ ăn sâu và tán lá xum xuê có tác dụng giữ đất chắn gió, toả bóng mát góp phần làm môi trường trong sạch hơn  Vì vậy chúng ta cần phải chăm sóc, bảo vệ và trồng thêm nhiều cây gỗ, không nên chặt cây, bẽ cành.
- Nhận xét tiết học – Tuyên dương.
Hát vui.
- Hoa mai, hoa cúc, hoa hồng, hoa lan 
- Cây hoa gồm có: rễ, thân, lá và hoa.
- Hoa dùng để trang trí, làm kiễng 
- Vài học sinh nhắc lại tên bài.
- Học sinh quan sát cây gỗ trước sân trường.
- Cây bàng.
- Học sinh chỉ đâu là thân, lá của cây.
- Thân cây cao, to, cứng hơn cây rau và cây hoa.
- Học sinh quan sát tranh trong SGK, thảo luận theo cặp trả lời câu hỏi trong SGK.
- Học sinh trả lời câu hỏi.
+ Cây gỗ được trồng ở trong rừng, dưới đường phố
+ Cây dầu, cây cồng, cây phượng, cây sao
+ Cái bàng, cái ghế, cái tủ 
+ Cây gỗ trồng đễ lấy bóng mát, làm cũi, chắn gió 
- Học sinh lắng nghe.
Bổ sung:
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
KHỐI DUYỆT BAN GIÁM HIỆU DUYỆT	
Thứ năm ngày tháng năm 2011
TUẦN 25	Tự nhiên xã hội
Bài 25 : CON CÁ
 I. Mục tiêu:
Kể tên và nêu ích lợi của cá.
Chỉ được các bộ phận bên ngoài của con cá trên hình vẽ hay vật thật.
Nêu được một số cách bắt cá.
Ghi chú : Kể tên một số loại cá sống ở nước ngọt và nước mặn.
* Kĩ năng sống:
- Kĩ năng kiên định : Ăn cá trên cơ sở nhận thức được lợi ích của việc ăn cá.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về cá.
- Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua tham gia các hoạt động học tập.
 II. Chuẩn bị:
Tranh ảnh con cá trong bài 25 SGK.
Lọ đựng cá và cá thật.
III. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
 - Cây gỗ có những bộ phận nào?
 - Nêu ích lợi của cây gỗ.
- Giáo viên nhận xét.
 3. Bài mới:
a. Giới thiệu: Học bài: Con cá.
- Giáo viên ghi tựa bài.
b. Bài học :
Hoạt động 1 : Quan sát con cá.
Bước 1: Chia nhóm 3 – 4 học sinh quan sát con cá và trả lời câu hỏi.
- Chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của con cá.
- Cá sử dụng những bộ phận nào của cơ thể để bơi?
- Cá thở như thế nào?
Bước 2: Gọi đại diện các nhóm lên trình bày (mỗi nhóm trả lời 1 câu hỏi).
- Giáo viên nhận xét.
* Kết luận : Con cá có đầu, mình, đuôi và các vây. Cá bơi bằng cách uốn mình và vẫy đuôi để di chuyển. Cá thở bằng mang.
Hoạt động 2 : Làm việc với SGK.
Bước 1: Qua sát tranh bài 25 theo cặp và trả lời câu hỏi trong SGK.
Cá sống ở đâu?
Hãy chỉ và nói tên các bộ phận của con cá?
- Hãy kể tên các loại cá mà em biết?
- Bạn thích ăn loại cá nào?
- Nói về ích lợi của việc ăn cá?
- Nói về một số cách bắt cá?
- Giáo viên theo dõi giúp đỡ HS.
Bước 2: Gọi vài cặp lên trình bày trước lớp.
- Giáo viên nhận xét.
* Kết luận: Ăn cá cung cấp cho cơ thể nhiều chất dinh dưỡng. Nhưng ăn cá cần phải cẩn thận để khỏi bị hóc xương.
4. Dặn dò:
- Về nhà quan sát các bộ phận của con gà để tiết sau học.
Hát vui.
- Cây gỗ gồm có: rễ, thân, lá và hoa.
- Dùng cây gỗ để làm bàn, ghế, tủ có thể trồng cây gỗ để lấy bóng mát, chắn gió
- Vài học sinh nhắc lại tên bài.
- nhóm 3 – 4 học sinh quan sát con cá và trả lời câu hỏi.
- Cá gồm có đầu, mắt, vây, đuôi, mình..
- Cá sử dụng các vây, đuôi để bơi 
- Cá thở bằng mang, bằng cách mở ra rồi khép lại.
- đại diện các nhóm lên trình bày (mỗi nhóm trả lời 1 câu hỏi).
- Nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Học sinh qua sát tranh bài 25 theo cặp và trả lời câu hỏi.
- Cá sống ở sông, suối, ao, hồ
- Cá gồm có đầu, mình, đuôi và các vây.
- Cá mè, cá chép, cá thu, cá trê, cá lóc 
- Thích ăn cá trê, cá chép 
- Ăn cá cung cấp cho cơ thể nhiều chất dinh dưỡng, giúp cơ thể khoẻ mạnh mau lớn.
- Lưới, đăng, nom, .
- Vài cặp lên trình bày trước lớp.
- Lớp nhận xét.
- Học sinh lắng nghe.
Bổ sung:
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ năm ngày tháng năm 2011
TUẦN 26	Tự nhiên xã hội
Bài 26 : CON GÀ
 I. Mục tiêu:
Nêu ích lợi của con gà.
Chỉ được các bộ phận bên ngoài của con gà trên hình vẽ hay vật thật.
Ghi chú : Phân biệt được con gà trống với con gà mái về hình dáng, tiếng kêu.
II. Chuẩn bị:
Tranh ảnh con cá trong bài 26 SGK.
III. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
 - Con cá có những bộ phận nào?
 - Cá thở như thế nào?
- Giáo viên nhận xét.
 3. Bài mới:
a. Giới thiệu: Học bài: Con gà.
- Giáo viên ghi tựa bài.
b. Bài học :
Hoạt động 1 : Làm việc với SGK .
Bước 1: Chia nhóm 3 – 4 học sinh quan sát con gà và trả lời câu hỏi.
- Chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của con gà.
- Đâu là gà trống, gà mái, gà con?
- Gà di chuyển như thế nào?
- Nuôi gà để làm gì?
- Ai thích ăn thịt gà, trứng gà? Ăn thịt gà, trứng gà có lợi gì?
Bước 2: Gọi đại diện các nhóm lên trình bày. 
- Giáo viên nhận xét.
* Kết luận : Gà trống, gà mái, gà con đều có đầu, mình, đuôi, cánh và hai chân . Chỉ khác nhau về hình dáng , kích thước, màu lông và tiếng kêu.
- Thịt và trứng gà cung cấp nhiều chất đạm và tốt cho sức khoẻ 
4. Dặn dò:
- Trò chơi nối các bộ phận của con gà.
- Tổ chức cho hai đội thi nối nhanh, nối đúng.
- Giáo viên nhận xét – Tuyên dương.
- Về nhà quan sát các bộ phận của con mèo để tiết sau học.
Hát vui.
- Đầu, mình, đuôi và các vây.
- Cá thở bằng mang.
- Vài học sinh nhắc lại tên bài.
- Nhóm 3 – 4 học sinh quan sát con gà và trả lời câu hỏi.
- Con gà gồm có đầu, mắt, chân, đuôi, mình..
- Học sinh chỉ vào tranh.
- Gà di chuyển bằng hai chân.
- Nuôi gà để ăn thịt, đẻ trứng. 
- Học sinh đưa tay. Thịt gà, trứng gà là thức ăn bổ dưỡng.
- Đại diện các nhóm lên trình bày .
- Nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Học sinh lắng nghe.
- Hai đội thi nối nhanh, nối đúng.
- Lớp nhận xét.
Bổ sung:
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
KHỐI DUYỆT
Thứ năm ngày tháng năm 2011
TUẦN 27	Tự nhiên xã hội
Bài

Tài liệu đính kèm:

  • docTU NHIEN VA XA HOI.doc