Giáo án môn Toán + Tiếng Việt - Tuần 6

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức:

 - Biết 9 thêm 1 được 10, viết số 10. Đọc, đếm được từ 0 đến 10.

 - Biết so sánh các số trong phạm vi 10. Biết vị trí số 10 trong dãy số từ 0 đến 10.

 2. Kĩ năng:

 - Đọc, đếm được từ 0 đến 10, biết so sánh các số trong phạm vi 10.

 3. Thái độ:

 - Giáo dục HS yêu thích môn học.

II. Đồ dùng dạy - học:

* Giáo viên:

 - SGK, các nhóm có 10 mẫu vật cùng loại.

 - Chữ số 10 in, viết. Bảng phụ bài 3, bài 4 ( 33)

 * Học sinh:

 - SGK, bút dạ, bộ đồ dùng học Toán.

 

doc 28 trang Người đăng hoaian89 Lượt xem 768Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Toán + Tiếng Việt - Tuần 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hế gỗ 
 d, Đọc tiếng và từ ứng dụng:
 - Cho HS quan sát trên màn hình nêu những tiếng có âm mới học.
 nhà ga gồ ghề
gà gô ghi nhớ
 - Yêu cầu HS phân tích các tiếng vừa gạch chân.
- Một số HS đọc và phân tích tiếng vừa gạch chân.
 - Gọi HS đọc từ ứng dụng. GV nhận xét, chỉnh sửa.
 - GV giải nghĩa
- HS đọc cá nhân, cả lớp
+ Nhà ga: Nơi để khách chờ mua vé và đi tàu hoả.
+ Gà gô: Là loại chim rừng cùng họ với gà, nhỏ hơn, đuôi ngắn hơn, ở đồi gần rừng.
+ Ghi nhớ : Là phần em cần học thuộc.
 đ, Củng cố:
 * Trò chơi “Tìm tiếng có âm vừa học”
- Các nhóm cử đại diện lên chơi theo hướng 
 - Nhận xét chung giờ học.
dẫn.
Tiết 2
 3.3. Luyện tập:
 a, Luyện đọc:
 * Đọc lại bài tiết 1 trên màn hình.
- HS đọc cá nhân, nhóm, cả lớp.
 * Đọc câu ứng dụng: 
 - GV giới thiệu tranh 
- HS quan sát tranh minh hoạ trong SGK.
 + Tranh vẽ gì ?
+ Tranh vẽ nhà bà của bé có tủ gỗ, bàn ghế gỗ.
 + Bạn nào đọc câu ứng dụng cho cô
* nhà bà có tủ gỗ, ghế gỗ
 + Tìm tiếng có chứa âm mới học trong câu ứng dụng.
+ tiếng có chứa âm mới học trong câu ứng dụng: “ gỗ”, “ ghế ”
 - Cho HS phân tích tiếng vừa tìm.
- HS phân tích tiếng
 - GV đọc mẫu - Gọi HS đọc.
 - GV chỉnh sửa lỗi phát âm và tốc độ đọc cho HS.
 * Đọc bài trong SGK.
- HS đọc cá nhân, nhóm, cả lớp.
- HS đọc cá nhân, cả lớp.
 b, Luyện viết:
 - Hướng dẫn cách viết vở.
- 1 HS đọc nội dung viết
- 1 HS nêu cách ngồi viết
 - GV cho HS viết bài.
- HS viết bài theo mẫu ( 4dòng)
 - GV theo dõi và giúp đỡ HS yếu.
 g gh gà ri ghế gỗ 
 c, Luyện nói: 
 + Chủ đề luyện nói của chúng ta hôm nay là gì ?
* gà ri, gà gô
 - Hướng dẫn và giao việc
 - Yêu cầu HS thảo luận
- HS quan sát tranh và thảo luận nhóm 4 nói cho nhau nghe về chủ đề luyện nói hôm nay
 + Trong tranh vẽ những con vật nào?
+ Tranh vẽ hai con gà
 + Gà gô sống ở đâu?
+ Gà gô sống trong rừng.
 + Kể một số loài gà mà em biết ? Gà nhà em nuôi thuộc loại gà gì? Gà thường ăn gì?
+ gà ri, gà Đông cảo, gà chọi, ...
 + Gà ri trong tranh là gà trống hay gà mái? Vì sao em biết?
+ Con gà ri là gà trống vì nó có mào đỏ ,cao.
 - Mời đại diện các nhóm trình bày.
 - GV nhận xét. 
- Đại diện một số nhóm trình bày trước lớp.
- Cả lớp nhận xét.
 4. Củng cố:
 - GV chỉ bảng cho HS đọc
- HS đọc đồng thanh.
 * Trò chơi: Thi cài chữ có âm vừa học 
- HS tham gia chơi trên bảng cài.
 - Nhận xét chung giờ học
 5. Dặn dò:
 - Dặn HS về học bài, xem trước bài 24: Ôn tập.
- HS nghe và ghi nhớ
Thứ tư ngày 29 tháng 9 năm 2010
Học vần:
Bài 24: 
q qu gi
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
 - Đọc được: q, qu, gi, chợ quê, cụ già ; từ và câu ứng dụng.
 - Viết được : q, qu, gi, chợ quê, cụ già.
 2. Kĩ năng:
 - Nhận biết các chữ q, qu, gi trong các tiếng của một văn bản bất kỳ.
 - Luyện nói từ 2 - 3 câu theo chủ đề: quà quê
II. Đồ dùng dạy - học:
 * Giáo viên:
 - Bảng phụ viết từ , câu ứng dụng.
 - Các tranh minh hoạ SGK.
 * Học sinh:
 - SGK, bộ đồ dùng Học vần, bảng con.
III. Các hoạt động dạy - học:
Tiết 1
 1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số HS.
 2. Kiểm tra bài cũ:
 - Viết và đọc:
- HS đọc, viết bảng con mỗi tổ viết 1 từ: 
Tổ 1: nhà ga Tổ 2: ghi nhớ Tổ 3: ghế gỗ 
 - Đọc câu ứng dụng trong SGK
- 2 HS đọc.
 - GV nhận xét , cho điểm.
 3. Bài mới:
 3.1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học.
 3.2. Dạy chữ ghi âm:
 a, Dạy chữ ghi âm q:
* Chữ ghi âm q:
 - Viết q lên bảng: 
 + Chữ q gồm những nét nào?
 + Em hãy so sánh q và p?
+ Chữ q gồm nét cong , nét sổ thẳng
+ Giống nhau: Đều có nét sổ thẳng, nét cong.
+ Khác nhau: chữ q có nét cong trước, nét sổ thẳng sau.Còn chữ p có nét sổ thẳng trước, nét cong sau. 
 - Phát âm “ cu”
 - GV nhận xét, chỉnh sửa.
- HS phát âm cá nhân , nhóm, cả lớp.
 b, Dạy chữ ghi âm qu:
 - Ghi bảng qu và nói: q không đứng riêng một mình, bao giờ cũng đi với u( tạo thành qu)
 + Chữ qu được ghép bởi những con chữ nào?
 + Nêu vị trí của các con chữ .
 - GV phát âm mẫu - giải thích: “quờ” 
 - GV theo dõi, chỉnh sửa.
 - Cho HS cài chữ
* Chữ ghi âm qu:
+ Chữ qu được ghép bởi con chữ q và u.
+ q đứng trước, u đứng sau.
- HS phát âm: cá nhân, nhóm, cả lớp.
- HS cài: qu, quê
 + Phân tích tiếng quê
+ quê ( qu trước, ê sau)
 - Đánh vần- đọc tiếng
- HS đánh vần- đọc cá nhân, nhóm, cả lớp:
quờ - ê - quê / quê
 - GV giới thiệu tranh minh họa.
 + Tranh vẽ gì?
- HS quan sát
+ Tranh vẽ chợ quê.
 - Cho HS đọc từ. 
- HS đọc cá nhân, nhóm, cả lớp: quê
 - Gọi HS đọc bài
- Vài HS đọc: q, qu, quê, chợ quê.
 b, Dạy chữ ghi âm gi:
* Chữ ghi âm gi:
(Quy trình tương tự như dạy chữ ghi âm qu)
 + Chữ gi được ghép bởi những con chữ nào?
 + Nêu vị trí các con chữ trong chữ gi?
 - Phát âm “di”
 - Cho HS cài chữ
+ Chữ gi được ghép bởi con chữ g và con chữ i.
+ Con chữ g đứng trước, con chữ i đứng sau.
- HS cài trên bảng cài: gi, già
 + Phân tích tiếng già.
+ già ( gi trước, a sau, dấu huyền trên a)
 - Đánh vần- đọc tiếng
- HS đọc cá nhân, nhóm, cả lớp:
 di - a - gia - huyền - già / già
 - GV giới thiệu tranh cụ già
 - Cho HS đọc từ
 - Gọi HS đọc bài
- cả lớp quan sát
- HS đọc cá nhân, nhóm, cả lớp: cụ già
- Vài HS đọc: gi, già, cụ già.
 c, Hướng dẫn viết:
 - GV giới thiệu chữ viết: q, qu, gi cho HS quan sát, nhận xét.
+ Chữ q viết gồm nét cong kín, nét sổ thẳng dài.
+ Chữ qu viết gồm q nối với u.
+ Chữ gi viết gồm g nối với i.
 - GV viết mẫu- hướng dẫn viết
- HS quan sát mẫu
 - Cho HS viết bảng con. GV chỉnh sửa
- HS viết bảng con
 q qu gi chợ que cụ già 
 d, Đọc tiếng và từ ứng dụng:
 - Cho HS quan sát trên bảng phụ nêu những tiếng có âm mới học.
 quả thị giỏ cá
qua đò giã giò
 - Yêu cầu HS phân tích các tiếng vừa gạch chân
- Một số HS đọc và phân tích tiếng vừa gạch chân.
 - Gọi HS đọc từ ứng dụng. GV nhận xét, chỉnh sửa
- HS đọc cá nhân, cả lớp.
 đ, Củng cố:
 * Trò chơi “Tìm tiếng có âm vừa học”
- Các nhóm cử đại diện lên chơi theo hướng 
 - Nhận xét chung giờ học.
dẫn.
Tiết 2
 3.3. Luyện tập:
 a, Luyện đọc:
 * Đọc lại bài tiết 1 trên bảng.
- HS đọc cá nhân, nhóm, cả lớp.
 * Đọc câu ứng dụng: 
 - GV giới thiệu tranh 
- HS quan sát 
 + Tranh vẽ gì ?
+ Tranh vẽ chú đưa giỏ cá cho hai bà cháu.
 + Bạn nào đọc câu ứng dụng cho cô
* chú tư ghé qua nhà, cho bé giỏ cá
 + Tìm tiếng có chứa âm mới học trong câu ứng dụng.
+ Tiếng có chứa âm mới học trong câu ứng dụng: “ qua”, “giỏ”
 - Cho HS phân tích tiếng vừa tìm.
- HS phân tích tiếng
 - GV đọc mẫu - Gọi HS đọc.
 - GV chỉnh sửa lỗi phát âm và tốc độ đọc cho HS.
 * Đọc bài trong SGK.
- HS đọc cá nhân, nhóm, cả lớp.
- HS đọc cá nhân, cả lớp.
 b, Luyện viết:
 - Hướng dẫn cách viết vở.
- 1 HS đọc nội dung viết
- 1 HS nêu cách ngồi viết
 - GV cho HS viết bài.
- HS viết bài theo mẫu ( 4dòng)
 - GV theo dõi và giúp đỡ HS yếu.
 q qu gi chợ que cụ già 
 c, Luyện nói: 
 + Chủ đề luyện nói của chúng ta hôm nay là gì ?
* quà quê
 * Hướng dẫn HS quan sát tranh trên màn hình:
 - Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 4
- HS quan sát tranh và thảo luận nhóm 4 nói cho nhau nghe về chủ đề luyện nói hôm nay
 + Trong tranh vẽ cảnh gì?
+ Tranh vẽ bà cho bé quà 
 + Quà quê gồm những thứ gì?
- HS tự trình bày trong nhóm.
 + Ai hay cho em quà nhất?
 + Được quà, em thường làm gì?
 - Mời đại diện các nhóm trình bày.
 - GV nhận xét. 
- Đại diện một số nhóm trình bày trước lớp.
- Cả lớp nhận xét.
 4. Củng cố:
 - GV chỉ bảng cho HS đọc
- HS đọc đồng thanh.
 * Trò chơi: Thi viết chữ có âm vừa học 
- HS tham gia chơi trên bảng con.
 - Nhận xét chung giờ học
 5. Dặn dò:
 - Dặn HS về học bài.
 - Chuẩn bị trước bài 25: ng ngh.
- HS nghe và ghi nhớ
Toán:
Tiết 22: 
Luyện tập
I. Mục tiêu:
 1. Kiên thức:
 - Nhận biết số lượng trong phạm vi 10. Biết đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 10.
Cấu tạo của số 10. 
 2. Kĩ năng:
 - HS vận dụng làm bài tập tốt, trình bày đẹp.
 3. Thái độ:
 - Giáo dục HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy - học:
 * Giáo viên:
 - SGK, bảng phụ viết bài 4, bài 5(39)
 * Học sinh: 
 - SGK,các tấm thẻ ghi số từ 0 đến 10.
III. Các hoạt động dạy- học:
 1. ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ:
- Cả lớp hát một bài.
 - Kiểm tra HS về nhận biết các nhóm đồ vật có số lượng là 10.
- Một số HS.
 - Cho HS dưới lớp đếm từ 0 đến 10, từ 10 đến 0.
- HS đếm.
 - GV nhận xét sau khi kiểm tra.
 3. Bài mới:
 3.1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học
 3.2. Hướng dẫn HS luyện tập:
 - Gọi HS nêu yêu cầu của bài .
* Bài 1(38): Nối theo mẫu
 + Hãy nêu cách làm .
+ Đếm số con vật có trong bức tranh rồi nối với số thích hợp.
 - Yêu cầu HS làm bài
- HS làm bài vaog SGK bằng bút chì.
 - Gọi 2 HS đứng tại chỗ đọc kết quả
 - GV nhận xét, cho điểm.
 + Bài yêu cầu gì ?
- HS dưới lớp nghe và nhận xét.
Tranh con lợn nối với số 10
Tranh con mèo nối với số 8
Tranh con thỏ nối với số 9.
* Bài 2(38): Vẽ thêm cho đủ 10 chấm tròn
 - Hướng dẫn HS quan sát và đếm số chấm tròn trong mỗi ô rồi vẽ thêm cho đủ 10 chấm tròn.
- Cả lớp làm bài
- HS làm bài và đổi vở kiểm tra chéo.
 - GV nhận xét và cho điểm.
 H1 H2 H3 H4 H5
 1 2 3 4 5
 - Yêu cầu HS dựa vào hình và nêu cấu tạo số 10.
- HS nêu cấu tạo số
 - Cho HS nêu yêu cầu của bài.
* Bài 3(39): Có mấy hình tam giác? 
 - Yêu cầu HS quan sát thật kỹ số hình.
 - Cho HS nêu cách làm.
- Đếm số hình rồi ghi kết quả vào vào ô trống. 
 - Yêu cầu cả lớp làm bài, nêu kết quả.
 - GV nhận xét, cho điểm.
 a, b, 
10
10
 - Gọi 1 HS nêu yêu cầu phần a.
* Bài 4(39): 
 - Yêu cầu HS làm bài, 1 HS làm trên bảng 
>
<
=
- HS điền và chữa bài trên bảng.
phụ.
 - Gắn bài, nhận xét
 a, 0 < 1 1 < 2 2 < 3 3 < 4
 8 > 7 7 > 6 6 = 6 4 < 5
 10 > 9 9 > 8
 - Cho HS nêu yêu cầu phần b,c và làm từng phần.
- HS dựa vào thứ tự các số từ 0 đến 10 để tìm ra các số bé hơn 10.
 - Gắn bài, nhận xét
b, Các số bé hơn 10 là: 9, 8, 7, 6, 5, 4, 3, 2, 1, 0.
c, Trong các số từ 0 đến 10:
 Số lớn nhất là: 10
 Số bé nhất là: 0
* Bài 5 (39): Số?
 + Bài yêu cầu em phải làm gì ?
+ Điền số.
 + Dựa vào đâu để điền ?
+ Dựa vào cấu tạo số 10.
 - Yêu cầu cả lớp làm bài.
- HS làm và nêu miệng.
 - Gọi HS đọc kết quả.
 - GV nhận xét và cho điểm.
 - Cho HS nêu cấu tạo số 10.
10
10
10
10
10
5
5
6
4
7
3
8
2
9
1
 4. Củng cố:
 * Trò chơi: "Xếp đúng thứ tự".
 - GV nêu cách chơi, luật chơi.
- HS chơi theo tổ
 - Nhận xét chung giờ học.
 5. Dặn dò:
 - Học lại bài , xem trước bài 23: Luyện tập chung.
- HS nghe và ghi nhớ.
Thủ công: 
Tiết 6: 
Xé, dán hình quả cam
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
 - Nắm được cách xé, dán hình quả cam.
 2. Kỹ năng:
 - Xé được hình quả cam có cuống và lá.
 3. Thái độ: 
 - Giáo dục HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy - học:
 * Giáo viên: 
 - Bài mẫu, quy trình xé, dán; giấy thủ công các màu, hồ dán,
 * Học sinh: 
 - Giấy thủ công, , bút chì, vở, hồ dán,
III. Các hoạt động dạy - học:
 1. ổn định tổ chức: 
 2. Kiểm tra bài cũ:
- Cả lớp hát một bài.
 - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS cho tiết học.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
 - GV nhận xét sau khi kiểm tra.
 3. Bài mới:
 3.1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học.
 3.2. Hướng dẫn HS quan sát và NX.
 - GV gắn bài mẫu lên bảng 
- HS quan sát mẫu.
 + Quả cam gồm những phần nào ?
+ Quả cam gồm: cuống, lá.
 + Quả có hình gì ?
+ Quả có hình tròn, hơi phình ở giữa.
 + Cuống có hình gì ?
+ Cuống có hình chữ nhật.
 + Lá có hình gì?
+ Lá có hình chữ nhật.
 - Yêu cầu HS mô tả quả cam khi xanh, khi chín. 
- Một vài em mô tả.
 * Lưu ý: Khi xé, dán hình quả cam các em có thể tự chọn màu quả, cuống, lá cho 
phù hợp không bị lẫn màu.
 3.3. Giáo viên hướng dẫn mẫu:
 a, Xé hình quả cam:
- HS theo dõi.
 - GV hướng dẫn kết hợp với làm mẫu: 
+ Đánh dấu, vẽ và xé hình vuông có cạnh dài 8 ô. Từ hình vuông vẽ xé quả cam.
 b, Xé hình cuống:
- HS theo dõi.
 - GV hướng dẫn HS lật tờ giấy màu nâu, lật mặt sau đếm , đánh dấu theo. 
 c, Xé hình lá:
+ Đếm ô, đánh dấu, vẽ và xé hình chữ nhật có cạnh dài 4ô, cạnh ngắn 1ô. Xé đôi hình chữ nhật lấy một nửa để làm cuống.
- HS theo dõi.
 - GV hướng dẫn HS lấy 1 tờ giấy màu xanh lá cây, lật mặt sau 
+ Đếm ô, đánh dấu, vẽ hình chữ nhật có cạnh dài 4 ô, cạnh ngắn 2 ô và chỉnh sửa thành hình lá.
 d, Dán, ghép hình:
- HS theo dõi và nhắc lại.
 + Khi xé, dán hình quả cam em cần thực 
* Bước 1: Dán quả cam
hiện theo những bước nào?
* Bước 2: Dán cuống
 - GV kết luận
* Bước 3: Dán lá
 3.4.Thực hành:
 - Yêu cầu HS chọn 3 màu khác nhau , phù hợp để làm quả cam, cuống, lá cam.
- HS thực hành vẽ, xé quả cam, cuống và lá cam trên giấy màu.
 - GV theo dõi, uốn nắn thêm.
 4. Củng cố:
 - GV chọn một số bài xé tương đối đẹp để tuyên dương trước lớp.
 - Nhận xét chung về tinh thần, thái độ học tập của HS.
 5. Dặn dò:
 - Chuẩn bị giấy màu để giờ sau dán hình quả cam.
- HS ghi nhớ và thực hiện
Thứ năm ngày 30 tháng 9 năm 2010
Học vần:
Bài 25: 
 ng ngh
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
 - Đọc được: ng, ngh, cá ngừ, củ nghệ ; từ và câu ứng dụng.
 - Viết được : ng, ngh, cá ngừ, củ nghệ .
 2. Kĩ năng:
 - Nhận biết các chữ ng, ngh trong các tiếng của một văn bản bất kỳ.
 - Luyện nói từ 2 - 3 câu theo chủ đề: bê, nghé, bé.
 3. Thái độ:
 - Giáo dục HS yêu quý và chăm sóc em bé.
II. Đồ dùng dạy - học:
 * Giáo viên:
 - Bảng phụ viết từ , câu ứng dụng trên trên bảng phụ.
 - Các tranh minh hoạ SGK.
 * Học sinh:
 - SGK, bộ đồ dùng Học vần, bảng con.
III. Các hoạt động dạy - học:
Tiết 1
 1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
 2. Kiểm tra bài cũ:
 - Viết và đọc:
- HS đọc, viết bảng con mỗi tổ viết 1từ: 
 Tổ 1: quà quê Tổ 2: qua đò Tổ 3: giã giò
 - Đọc câu ứng dụng trong SGK.
- 2 HS đọc câu ứng dụng trong SGK.
 - Nhận xét , cho điểm.
 3. Bài mới:
 3.1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học.
 3.2. Dạy chữ ghi âm:
 a, Dạy chữ ghi âm ng:
* Chữ ghi âm ng:
 - GV viết lên bảng và hỏi:
 + Âm ng được ghi bằng những con chữ nào?
+ Âm ng được ghi bằng con chữ n và con chữ g.
 - Phát âm“ngờ”
 - GV phát âm mẫu, gọi HS phát âm.
 - GV theo dõi, chỉnh sửa.
- HS phát âm cá nhân , nhóm, cả lớp.
 - Cho HS cài chữ
- HS cài: ng , ngừ
 + Em hãy phân tích tiếng ngừ?
+ Tiếng ngừ có ng đứng trước, ư đứng sau, dấu huyền trên ư.
 - Đánh vần- đọc tiếng
 - GV theo dõi, chỉnh sửa.
- HS đánh vần- đọc cá nhân, nhóm, cả lớp:
 ngờ - ư - ngư - huyền - ngừ / ngừ
 - GV giới thiệu tranh 
 + Tranh vẽ gì?
- HS quan sát
+ Tranh vẽ con cá ngừ.
 - Cho HS đọc từ. GV theo dõi, chỉnh sửa. 
- HS đọc cá nhân, nhóm, cả lớp: cá ngừ
 - Gọi HS đọc bài
- Vài HS đọc: ng, ngừ, cá ngừ.
 b, Dạy chữ ghi âm ngh:
* Chữ ghi âm ngh:
(Quy trình tương tự như dạy chữ ghi âm ng)
 - GV nói cho HS rõ đây là cách viết thứ hai của âm “ngờ”, gọi là ngờ kép
- HS qua sát chữ ngh trên bảng lớp.
 + Chữ ngh kép được ghép bởi những con chữ nào? 
 + Nêu vị trí các con chữ trong chữ ngh.
 + So sánh chữ ng (ngờ đơn) và ngh (ngờ kép).
 - Phát âm “ngờ” 
+ ngh được ghi bằng ba con chữ n , g và h.
+ Con chữ n đứng trước, con chữ g đứng giữa, con chữ h đứng sau.
+ Giống nhau: Đều có n, g.
 Khác nhau: ngh có h đứng sau.
 + Phân tích tiếng nghệ.
+ nghệ ( ngh trước, ê sau, dấu nặng trên ê)
 - Đánh vần- đọc tiếng
- HS đọc cá nhân, nhóm, cả lớp:
 ngờ- ê- nghê- nặng- nghệ / nghệ
 - GV giới thiệu củ nghệ
 - Cho HS đọc từ.
 - Gọi HS đọc bài
- cả lớp quan sát
- HS đọc cá nhân, nhóm, cả lớp: nghệ
- Vài HS đọc: ngh, nghệ, củ nghệ.
 c, Hướng dẫn viết:
 - GV giới thiệu chữ viết: ng, ngh cho HS quan sát, nhận xét
+ Chữ ng: viết gồm n nối với g.
+ Chữ ngh: viết n nối với g nối với h.
 - GV viết mẫu- hướng dẫn viết
- HS quan sát mẫu
 - Cho HS viết bảng con. GV chỉnh sửa
- HS viết bảng con
 ng ngh cỏ ngừ củ nghệ 
 d, Đọc tiếng và từ ứng dụng:
 - Cho HS quan sát trên bảng phụ nêu những tiếng có âm mới học.
ngã tư nghệ sĩ
 ngõ nhỏ nghé ọ
 - Yêu cầu HS phân tích các tiếng vừa gạch chân.
- Một số HS đọc và phân tích tiếng vừa gạch chân.
 - Gọi HS đọc từ ứng dụng. GV nhận xét, chỉnh sửa.
- HS đọc cá nhân, cả lớp
 đ, Củng cố:
 * Trò chơi “Tìm tiếng có âm vừa học”
- Các nhóm cử đại diện lên chơi theo hướng 
 - Nhận xét chung giờ học.
dẫn.
Tiết 2
 3.3. Luyện tập:
 a, Luyện đọc:
 * Đọc lại bài tiết 1 trên bảng.
- HS đọc cá nhân, nhóm, cả lớp.
 * Đọc câu ứng dụng: 
 - GV giới thiệu tranh 
- HS quan sát tranh minh hoạ trong SGK.
 + Tranh vẽ gì ?
+ Chị đang chơi với bé.
 + Bạn nào đọc câu ứng dụng cho cô
* nghỉ hè chị kha ra nhà bé nga
 + Tìm tiếng có chứa âm mới học trong câu ứng dụng.
+ tiếng có chứa âm mới học trong câu ứng dụng: “ nghỉ”, “nga”
 - Cho HS phân tích tiếng vừa tìm.
- HS phân tích tiếng
 - GV đọc mẫu - Gọi HS đọc.
 - GV chỉnh sửa lỗi phát âm và tốc độ đọc cho HS.
 * Đọc bài trong SGK.
- HS đọc cá nhân, nhóm, cả lớp.
- HS đọc cá nhân, cả lớp.
 b, Luyện viết:
 - Hướng dẫn cách viết vở.
- 1 HS đọc nội dung viết
- 1 HS nêu cách ngồi viết
 - GV cho HS viết bài.
- HS viết bài theo mẫu ( 4dòng)
 - GV theo dõi và giúp đỡ HS yếu.
 ng ngh cỏ ngừ củ nghệ 
 c, Luyện nói: 
 + Chủ đề luyện nói của chúng ta hôm nay là gì ?
* bê, nghé, bé
 - Hướng dẫn và giao việc
 - Yêu cầu HS thảo luận
- HS quan sát tranh và thảo luận nhóm 4 nói cho nhau nghe về chủ đề luyện nói hôm nay
 + Trong tranh vẽ gì?
+ Tranh vẽ bé chăn bê và nghé.
 + Con bê là con của con gì, nó màu gì ?
- HS tự trình bày trong nhóm.
 + Thế còn con nghé ?
 + Con bê và con nghé thường ăn gì ? 
 - Mời đại diện các nhóm trình bày.
 - GV nhận xét. 
- Đại diện một số nhóm trình bày trước lớp.
- Cả lớp nhận xét.
 4. Củng cố:
 - GV chỉ bảng cho HS đọc
- HS đọc đồng thanh.
 * Trò chơi: Thi cài chữ có âm vừa học 
- HS tham gia chơi trên bảng cài.
 - Nhận xét chung giờ học
 5. Dặn dò:
 - Dặn HS về học bài, xem trước bài 26: y tr.
- HS nghe và ghi nhớ
Toán:
Tiết 23:
Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
 - Nhận biết số lượng trong phạm vi 10.
 - Biết đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 10, thứ tự của mỗi số trong dãy số từ 0 đến 10.
 2. Kĩ năng:
 - HS vận dụng làm bài nhanh, chính xác, trình bày đẹp.
 3. Thái độ:
 - Giáo dục HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy - học:
 * Giáo viên:
 - SGK, bài 1, bài 2, bài 3, bài 4, bài 5 trên máy.
 * Học sinh:
 - SGK, bút dạ. 
III. Các hoạt động dạy - học:
 1. ổn định tổ chức: 
 2. Kiểm tra bài cũ:
- Cả lớp hát một bài.
 - Kiểm tra HS nhận biết các nhóm đồ vật có số lượng là 10.
- HS nhận biết và nêu.
 - Yêu cầu HS dưới lớp đọc từ 0 đến 10 và ngược lại.
- Một vài HS đọc.
 - GV nhận xét, cho điểm.
 3. Bài mới:
 3.1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học.
 3.2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
* Bài 1(40): Nối ( theo mẫu):
 - Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Nối theo mẫu.
 - Hướng dẫn HS quan sát tranh trong SGK
- HS quan sát tranh đếm số lượng và nối với số thích hợp.
 - Cho 2 HS ngồi cùng bàn đổi vở cho nhau để kiểm tra kết quả của bạn.
- HS đọc kết quả.
 - Gọi HS tiếp nối chữa bài trên màn hình.
 - GV nhận xét đưa ra kết quả đúng
3 con gà, 5 bút chì, 9 con cá, 10 bông hoa, 4 cái thuyền, 6 quả cam, 7 cái kem. 
 + Bài yêu cầu gì ?
* Bài 2(40) Viết các số từ 0 đến 10: 
 - GV hướng dẫn HS viết, kiểm tra, uốn nắn.
 - Chữa bài trên màn hình.
- HS viết 1 dòng các số từ 0 đến 10.
 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10
 - GV kiểm tra và uốn nắn.
 + Hãy nêu yêu cầu của bài?
* Bài 3(40): Số? 
 a, Hướng dẫn HS dựa vào việc đếm số từ 0 đến 10 sau đó điền các số vào toa tàu.
 - Yêu cầu HS chữa bài, nhận xét.
- HS làm bài theo hướng dẫn rồi chữa bài trên màn hình. 
 - GV nhận xét, cho điểm.
10
9
8
7
6
5
4
3
2
1
ĐT
 b, Hướng dẫn HS dựa vào các số từ 0 đến 10 để viết các số vào mũi tên.
- HS làm bài tập , chữa bài trên màn hình.
 - Gọi HS đọc kết quả, nhận xét
 - Cho HS đọc từng dãy số.
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
 - Cho HS đọc yêu cầu của bài
* Bài 4(41): Viết các số 6, 1, 3, 7, 10 :
- Viết các số 6, 1, 3, 7, 10 theo thứ tự từ bé 
đến lớn, theo thứ tự từ lớn đến bé.
 - Hướng dẫn HS làm từng phần và chữa bài trên màn hình.
a, Theo thứ tự từ bé đến lớn:
1 , 3 , 6 , 7 , 10 
 - Cho HS khác nhận xét.
b, Theo thứ tự từ lớn đến bé.
10 , 7 , 6 , 3 , 1
 - Giáo viên đánh giá cho điểm.
 + Bài yêu cầu gì ?
* Bài 5( 41) Xếp hình theo mẫu sau:
 - GV hướng dẫn và giao việc.
 - Cho HS nhận xét.
 - GV đưa ra kết quả trên màn hình và chữa
- HS sử dụng bộ đồ dùng và làm theo hướng dẫn của GV.
- Cứ 2 hình vuông lại có 1 hình tròn.
 4. Củng cố:
 * Trò chơi: Thi viết số theo thứ tự từ 0 đến 10.
- HS chơi thi giữa các tổ bằng bảng con.
 - Cho HS đọc dãy số từ 0 đến 10, từ 10 đến 0.
- HS đọc đồng thanh.
 - Nhận xét chung giờ học.
 5. Dặn dò:
 - Dặn HS về xem lại bài.
 - Chuẩn bị tiết 24: Luyện tập chung.
Thứ sáu ngày 1 tháng 10 năm 2010
Học vần:
Bài 26: 
 y tr
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
 - Đọc được: y, tr, y tá, tre ngà ; từ và câu ứng dụng.
 - Viết được: y, tr, y tá, tre ngà.
 2. Kĩ năng:
 - Nhận biết các chữ y, tr trong các tiếng của một văn bản bất kỳ.
 - Luyện nói từ 2 - 3 câu theo chủ đề: nhà trẻ
 3. Thái độ:
 - Giáo dục HS thường xuyên phải kiểm tra sức khỏe.
II. Đồ dùng dạy - học:
 * Giáo viên:
 - Bảng phụ viết từ , câu ứng dụng trên trên bảng phụ.
 - Các tranh minh hoạ SGK.
 * Học sinh:
 - SGK, bộ đồ dùng Học vần, bảng con.
III. Các hoạt động dạy - học:
Tiết 1
 1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
 2. Kiểm tra bài cũ:
 - Viết và đọc:
- HS đọc, viết bảng con mỗi tổ viết 1từ: 
 Tổ 1: ngõ nhỏ Tổ 2: nghệ sĩ Tổ 3: nghỉ hè
 - Đọc câu ứng dụng trong SGK.
- 2 HS đọc câu ứng dụng trong SGK.
 - Nhận xét , cho điểm.
 3. Bài mới:
 3.1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học.
 3.2. Dạy chữ ghi âm:
 a, Dạy chữ ghi âm y:
* Chữ ghi âm y:
 - GV viết lên bảng và hỏi:
 + Chữ y (in) gồm những nét nào? Chữ y gần giống chữ nào?
+ Chữ y (in) gồm 2 nét xiên. Chữ y gần giống chữ v (in).
 - Phát âm“y”
 - GV phát âm mẫu, gọi HS phát âm.
 - GV theo dõi, chỉnh sửa.
- HS phát âm cá nhân , nhóm, cả lớp.
 - Cho HS cài chữ
- HS cài: y, y 
 + Em hãy phân tích tiếng y?
+ Tiếng y do âm y tạo thành.
 - Gọi HS đọc tiếng
 - GV theo dõi, chỉnh sửa.
- HS đọc cá nhân, nhóm, cả lớp: y

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Toan Tieng Viet tuan 6.doc