Giáo án môn Mĩ thuật 4 - Tháng 9

Mĩ thuật Vẽ trang trí

MÀU SẮC VÀ CÁCH PHA MÀU

I. MỤC TIÊU:

 - HS biết thêm cách pha các màu: da cam, xanh lục (xanh lá cây) và tím

 - HS nhận biết được các cặp màu bổ túc và các màu nóng, màu lạnh. HS pha được màu theo hướng dẫn

 - HS yêu thích màu sắc và ham thích vẽ

II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Hộp màu, bút vẽ, bảng pha màu

 - Hình giới thiệu 3 màu cơ bản (màu gốc) và hình hướng dẫn cách pha các màu: da cam, xanh lục, tím

 - Bảng màu giới thiệu các màu nóng, màu lạnh và màu bổ túc.

III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:

 

doc 9 trang Người đăng minhtuan77 Lượt xem 1030Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Mĩ thuật 4 - Tháng 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Mĩ thuật 	Vẽ trang trí
MÀU SẮC VÀ CÁCH PHA MÀU
I. MỤC TIÊU:
	- HS biết thêm cách pha các màu: da cam, xanh lục (xanh lá cây) và tím
	- HS nhận biết được các cặp màu bổ túc và các màu nóng, màu lạnh. HS pha được màu theo hướng dẫn
	- HS yêu thích màu sắc và ham thích vẽ
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Hộp màu, bút vẽ, bảng pha màu
	- Hình giới thiệu 3 màu cơ bản (màu gốc) và hình hướng dẫn cách pha các màu: da cam, xanh lục, tím
	- Bảng màu giới thiệu các màu nóng, màu lạnh và màu bổ túc.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1
2
3
4
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS: Vở thực hành, màu vẽ.
 2. Bài mới:
 Giới thiệu bài: Tiết học Mĩ thuật đầu tiên hôm nay, chúng ta sẽ học cách pha màu: da cam, xanh lục (xanh lá cây) và tím từ ba màu cơ bản: đỏ, vàng, xanh lam, qua bài Vẽ trang trí MÀU SẮC VÀ CÁCH PHA MÀU.
QUAN SÁT, NHẬN XÉT
* GV giới thiệu cách pha màu
- Yêu cầu HS nhắc lại 3 màu cơ bản?
- GV giới thiệu hình 2, trang 3 SGK và giải thích cách pha màu từ ba màu cơ bản để có được các màu da cam, xanh lục, tím.
+ Màu đỏ pha với màu vàng được màu da cam
+ Màu xanh lam pha với màu vàng được màu xanh lục
+ Màu đỏ pha với màu xanh lam được màu tím
* GV giới thiệu các cặp màu bổ túc
- GV nêu tóm tắt: Như vậy từ 3 màu cơ bản: đỏ, vàng, xanh lam, bằng cách pha hai màu với nhau để tạo ra màu mới sẽ được thêm ba màu khác là da cam, xanh lục, tím. Các màu pha được từ 2 màu cơ bản còn lại thành những cặp màu bổ túc. Hai màu trong cặp màu bổ túc khi đứng cạnh nhau tạo ra sắc độ tương phản, tôn nhau lên rực rỡ hơn.
* GV giới thiệu màu nóng, màu lạnh: 
- GV cho HS xem tiếp các màu nóng và màu lạnh
- Nhấn mạnh các nội dung chính ở phần quan sát, nhận xét:
+ Pha lần lượt 2 màu cơ bản với nhau, sẽ được các màu: da cam, xanh lục, tím.
+ Ba cặp màu bổ túc: đỏ và xanh lá cây, xanh lam và da cam, vàng và tím .
+ Phân biệt các màu nóng và màu lạnh
CÁCH PHA MÀU
- GV làm mẫu cách pha màu bột, màu nước hoặc sáp màu, bút dạ  trên giấy khổ lớn treo trên bảng . Vừa thao tác pha màu, vừa giải thích về cách pha màu.
- GV nói thêm: các màu da cam, xanh lục, tím ở các hộp chì màu, bút dạ, sáp đã được pha chế sẵn như cách pha màu trên.
THỰC HÀNH
- GV quan sát, hướng dẫn trực tiếp để HS biết sử dụng chất liệu và cách pha màu
- GV theo dõi, nhắc nhở và hướng dẫn bổ sung .
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ
- Khen ngợi HS vẽ pha màu đúng, đẹp
- HS nhắc lại 3 màu cơ bản: đỏ, vàng, xanh lam
- HS quan sát hình minh họa về màu sắc ở ĐDDH, sau đó quan sát hình 2, trang 3 SGK để thấy được rõ hơn
- HS quan sát hình 3, trang 4 SGK, nhận ra các cặp màu bổ túc.
+ Đỏ bổ túc cho xanh lục và ngược lại
+ Lam bổ túc cho da cam và ngược lại
+ Vàng bổ túc cho tím và ngược lại
-HS quan sát hình 4, 5 trang 4 SGK để nhận biết:
+ Màu nóng là những màu gây cảm giác ấm, nóng
+ Màu lạnh là những màu gây cảm giác mát, lạnh
- HS kể tên một số đồ vật, cây, hoa, quả  cho biết chúng có màu gì? Là màu nóng hay màu lạnh?
- HS chú ý lắng nghe, nhắc lại.
- HS theo dõi
Đỏ + vàng Da cam
Xanh lam + vàng Xanh lục
Đỏ + xanh lam Tím
- HS tập pha các màu: da cam, xanh lục, tím trên giấy nháp bằng màu vẽ của mình
+ Tùy theo lượng màu ít hay nhiều của hai màu dùng để pha mà có màu thứ ba nhạt hay đậm.
- HS vẽ một số hình đơn giản và dùng các màu có sẵn ở hộp sáp, bút chì màu, bút dạ để vẽ (quả, lá cây)
- Bình chọn một số bài đạt yêu cầu, pha đúng màu, vẽ đúng hình, vẽ màu đều và đẹp
5
Củng cố, dặn dò: 
- HS nhắc lại 3 màu cơ bản? (đỏ, vàng, xanh lam)
- Cách pha màu da cam, xanh lục, tím từ ba màu cơ bản?
- Nêu các cặp màu bổ túc?
- Giáo dục HS yêu thích màu sắc và ham thích vẽ.
- Về nhà quan sát màu sắc trong thiên nhiên và gọi tên màu cho đúng. Quan sát hoa, lá và chuẩn bị một số bông hoa, chiếc lá thật để làm mẫu vẽ cho bài học sau
	Mĩ thuật 	Vẽ theo mẫu
VẼ HOA, LÁ
I. MỤC TIÊU:
	- HS nhận biết được hình dáng, đặc điểm và cảm nhận được vẻ đẹp của hoa, lá
	- HS biết cách vẽ và vẽ được bông hoa, chiếc lá theo mẫu. Vẽ màu theo mẫu hoặc theo ý thích.
	- HS yêu thích vẻ đẹp của hoa, lá trong thiên nhiên; có ý thức chăm sóc, bảo vệ cây cối
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Tranh, ảnh một số loại hoa, lá có hình dáng, màu sắc đẹp
	- Một số bông hoa, cành lá đẹp để làm mẫu vẽ
	- Hình gợi ý cách vẽ hoa, lá trong bộ ĐDDH
	- Một số bài vẽ mẫu
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1
2
3
4
1. Kiểm tra bài cũ: 
	- Nêu ba màu cơ bản? 
- Cách pha màu da cam, xanh lục, tím từ ba màu cơ bản?
	- Nêu các cặp màu bổ túc?
- Kiểm tra việc chuẩn bị một số bông hoa, chiếc lá thật để làm mẫu vẽ cho bài học 
2. Bài mới:
 Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ Vẽ theo mẫu: VẼ HOA, LÁ
QUAN SÁT, NHẬN XÉT
- GV dùng tranh, ảnh, hoặc hoa, lá thật cho HS xem và đặt câu hỏi cho HS trả lời
- GV theo dõi HS trả lời và bổ sung, giải thích rõ hơn về hình dáng, đặc điểm, màu sắc, sự phong phú, đa dạng và vẻ đẹp của các loại hoa, lá. 
CÁCH VẼ HOA, LÁ
- GV cho HS quan sát bài vẽ mẫu hoa, lá
- GV giới thiệu hình gợi ý cách vẽ ở bộ ĐDDH và hình 2, 3 trang 7 SGK
- Vẽ lên bảng từng bước thực hiện 
+ Vẽ khung hình chung của hoa, lá (hình vuông, tròn, chữ nhật, tam giác, )
+ Ước lượng tỉ lệ và vẽ phác các nét chính của hoa, lá
+ Chỉnh sửa hình cho gần với mẫu
+ Vẽ nét chi tiết cho rõ đặc điểm của hoa, lá
+ Có thể vẽ màu theo mẫu hoặc theo ý thích.
THỰC HÀNH
- GV quan sát, gợi ý, hướng dẫn bổ sung thêm.
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ
- Xếp loại các bài vẽ và khen ngợi những HS có bài vẽ đẹp
- HS quan sát tranh, ảnh hoặc hoa, lá thật và trả lời các câu hỏi:
+ Tên của bông hoa, chiếc lá?
+ Hình dáng, đặc điểm của mỗi loại hoa, lá?
+ Màu sắc của mỗi loại hoa, lá?
+ Sự khác nhau về hình dáng, màu sắc giữa một số bông hoa, chiếc lá?
+ Kể tên, hình dáng, màu sắc của một số loại hoa lá khác mà em biết?
- HS quan sát kĩ hoa, lá trước khi vẽ
- HS quan sát
- HS theo dõi
- HS nhìn mẫu để vẽ
+ Quan sát kĩ mẫu hoa, lá trước khi vẽ
+ Sắp xếp hình vẽ hoa, lá cho cân đối với tờ giấy
+ Vẽ theo trình tự các bước đã hướng dẫn. Vẽ màu theo ý thích.
- Bình chọn một số bài đạt yêu cầu:
+ Cách sắp xếp hình vẽ trong tờ giấy
+ Hình dáng, đặc điểm, màu sắc của hình vẽ so với mẫu
5
Củng cố, dặn dò: 
- Nêu các bước vẽ hoa, lá theo mẫu?
- Giáo dục HS yêu thích vẻ đẹp của hoa, lá trong thiên nhiên; có ý thức chăm sóc, bảo vệ cây cối
- Về nhà quan sát các con vật và sưu tầm tranh, ảnh về các con vật để chuẩn bị học tiết sau.
	Mĩ thuật 	
	Vẽ tranh
ĐỀ TÀI CÁC CON VẬT QUEN THUỘC
I. MỤC TIÊU:
	- HS nhận biết hình dáng, đặc điểm và cảm nhận được vẻ đẹp của một số con vật quen thuộc.
	- HS biết cách vẽ và vẽ được tranh về con vật. Vẽ màu theo ý thích.
	- HS yêu mến các con vật ; có ý thức chăm sóc vật nuôi
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Tranh, ảnh một số con vật
- Hình gợi ý cách vẽ ở bộ ĐDDH
	- Một số bài vẽ mẫu
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1
2
3
4
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu các bước vẽ hoa, lá theo mẫu?
- Kiểm tra việc chuẩn bị của HS: Tranh, ảnh các con vật; vở vẽ, bút chì, tẩy, màu vẽ.
2. Bài mới:
 Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ vẽ tranh ĐỀ TÀI CÁC CON VẬT QUEN THUỘC
TÌM, CHỌN NỘI DUNG ĐỀ TÀI
- GV cho HS xem tranh, ảnh và đặt câu hỏi cho HS trả lời
- GV theo dõi HS trả lời và bổ sung, giải thích rõ hơn về hình dáng, đặc điểm, màu sắc của các con vật.
CÁCH VẼ CON VẬT
- GV cho HS quan sát bài vẽ mẫu con vật
- GV giới thiệu hình vẽ ở bộ ĐDDH 
- Vẽ lên bảng từng bước thực hiện 
+ Vẽ phác hình dáng chung của con vật
+ Vẽ các bộ phận, các chi tiết cho rõ đặc điểm
+ Sửa chữa hoàn chỉnh hình vẽ và vẽ màu cho đẹp.
- GV lưu ý thêm: Để vẽ được bức tranh đẹp và sinh động về con vật, có thể vẽ thêm những hình ảnh khác như: mèo mẹ, mèo con, gà mẹ, gà con hoặc cảnh vật như cây, nhà 
THỰC HÀNH
- GV quan sát chung và gợi ý, hướng dẫn bổ sung cho từng em, nhất là những em còn lúng túng.
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ
- Xếp loại các bài vẽ và khen ngợi, động viên những HS có bài vẽ tốt. Nhận xét kĩ các bài vẽ còn thiếu sót.
- HS quan sát tranh, ảnh và trả lời các câu hỏi:
+ Tên con vật?
+ Hình dáng, màu sắc của con vật?
+ Đặc điểm nổi bật của con vật?
+ Các bộ phận chính của con vật?
+ Ngoài các con vật trong tranh, ảnh em còn biết những con vật nào nữa?Em thích con vật nào nhất? Vì sao?
+ Em sẽ vẽ con vật nào?
+ Hãy miêu tả hình dáng, đặc điểm và màu sắc của con vật em định vẽ?
- HS quan sát kĩ 
- HS quan sát
- HS theo dõi
- HS thực hành vẽ
+ Nhớ lại hình dáng, đặc điểm và màu sắc của con vật định vẽ
+ Suy nghĩ cách sắp xếp hình vẽ cho cân đối với tờ giấy
+ Vẽ theo các bước đã hướng dẫn. 
+ Có thể vẽ một con vật hoặc vẽ nhiều con vật và vẽ thêm cảnh vật cho tranh tươi vui, sinh động hơn.
+ Vẽ màu cho phù hợp, rõ nội dung
- Bình chọn một số bài đạt yêu cầu:
+ Cách chọn con vật
+ Cách sắp xếp hình vẽ (bố cục)
+ Hình dáng con vật (rõ đặc điểm, sinh động).
+ Các hình ảnh phụ (phù hợp với nội dung)
+ Cách vẽ màu (có trọng tâm, có đậm, có nhạt).
5
Củng cố, dặn dò: 
- Nêu cách vẽ con vật?
- Giáo dục HS yêu mến các con vật ; có ý thức chăm sóc vật nuôi
- Về nhà quan sát các con vật trong cuộc sống hàng ngày và tìm ra đặc điểm về hình dáng, màu sắc của chúng.
- Sưu tầm họa tiết trang trí dân tộc.
	Mĩ thuật 	Vẽ trang trí
CHÉP HỌA TIẾT TRANG TRÍ DÂN TỘC
I. MỤC TIÊU:
	- HS tìm hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp của họa tiết trang trí dân tộc.
	- HS biết cách chép và chép được một vài họa tiết trang trí dân tộc.
	- HS yêu quý, trân trọng và có ý thức giữ gìn văn hóa dân tộc.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Sưu tầm một số mẫu họa tiết trang trí dân tộc. Một số hình ảnh về họa tiết trang trí dân tộc trên trang phục, đồ gốm, 
- Hình gợi ý cách chép họa tiết trang trí dân tộc. 
	- Một số bài mẫu
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1
2
3
4
1. Kiểm tra bài cũ: 
	- Nêu cách vẽ con vật?
- Kiểm tra việc chuẩn bị của HS: Sưu tầm họa tiết trang trí dân tộc; vở vẽ, bút chì, tẩy, màu vẽ.
2. Bài mới:
Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ Vẽ trang trí: CHÉP HỌA TIẾT TRANG TRÍ DÂN TỘC
QUAN SÁT, NHẬN XÉT
- GV giới thiệu hình ảnh về họa tiết trang trí dân tộc ở bộ ĐDDH, gợi ý bằng các câu hỏi để HS quan sát, nhận biết
+ Các họa tiết trang trí là những hình gì?
+ Hình hoa, lá, con vật ở các họa tiết trang trí đó có đặc điểm gì?
+ Đường nét, cách sắp xếp họa tiết trang trí như thế nào?
+ Họa tiết được dùng để trang trí ở đâu?
- GV bổ sung và nhấn mạnh: họa tiết trang trí dân tộc là di sản văn hóa quý báu của ông cha ta để lại, chúng ta cần phải học tập, giữ gìn và bảo vệ di sản ấy.
CÁCH CHÉP HỌA TIẾT TRANG TRÍ DÂN TỘC
- GV chọn một vài hình họa tiết trang trí đơn giản ở SGK hoặc GV vẽ lên bảng .
- Hướng dẫn HS cách vẽ theo từng bước:
+ Tìm và vẽ phác hình dáng chung của họa tiết
+ Vẽ các đường trục dọc, ngang để tìm vị trí các phần của họa tiết
+ Đánh dấu các điểm chính và vẽ phác hình bằng các nét thẳng
+ Quan sát, so sánh để điều chỉnh hình vẽ cho giống mẫu
+ Hoàn chỉnh hình và vẽ màu theo ý thích.
THỰC HÀNH
- GV yêu cầu HS chọn và chép hình họa tiết trang trí dân tộc ở SGK
- GV đến từng bàn để quan sát và hướng dẫn bổ sung
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ
- Xếp loại các bài vẽ và khen ngợi, động viên những HS có bài vẽ tốt. Nhận xét kĩ các bài vẽ còn thiếu sót.
- HS quan sát hình ảnh và trả lời các câu hỏi:
+ Các họa tiết trang trí là những hình hoa, lá, con vật 
+ Hình hoa, lá, con vật ở các họa tiết trang trí đó đã được đơn giản và cách điệu
+ Đường nét, cách sắp xếp họa tiết trang trí cân đối, chặt chẽ
+ Họa tiết được dùng để trang trí ở đình, chùa, lăng tẩm, bia đá, đồ gốm, vải, khăn, áo, 
- HS quan sát, ghi nhớ 
- HS quan sát kĩ hình họa tiết trước khi vẽ
+ Nhớ lại các bước vẽ GV đã hướng dẫn, chú ý xác định hình dáng chung của họa tiết cho cân đối với phần giấy (không to, nhỏ quá)
+ Vẽ màu theo ý thích tạo cho hình vẽ sinh động.
- Bình chọn một số bài đạt yêu cầu:
+ Cách vẽ hình(giống mẫu hay chưa giống mẫu)
+ Cách vẽ nét (mềm mại, sinh động)
+ Cách vẽ màu (tươi sáng, hài hòa)
5
Củng cố, dặn dò: 
- Nêu các bước chép một họa tiết trang trí dân tộc?
- Giáo dục HS yêu quý, trân trọng và có ý thức giữ gìn văn hóa dân tộc.
- Về nhà chuẩn bị tranh ảnh về phong cảnh.

Tài liệu đính kèm:

  • docMY THUAT - T9.doc