Giáo án Môn: Mĩ thuật 1 - Trường Tiểu học Hiệp Hòa “A”

Bài 1: XEM TRANH THIẾU NHI VUI CHƠI

I- MỤC TIÊU.

- Giúp HS làm quen, tiếp xúc với tranh vẽ của thiếu nhi.

- Tập quan sát, mô tả hình ảnh, màu sắc trên tranh.

II- THIẾT BỊ DẠY- HỌC.

GV: Một số tranh thiếu nhi vẽ cảnh vui chơi (ở sân trường, ngày lễ, công viên, cắm trại.)

HS: Sưu tầm tranh vẽ của thiếu nhi có nội dung về vui chơi.

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC.

 

doc 54 trang Người đăng minhtuan77 Lượt xem 983Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Môn: Mĩ thuật 1 - Trường Tiểu học Hiệp Hòa “A”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
........................................................................................................................................................................................................................................ 
Thứ ngày tháng năm 2010
Tuần 14 Mĩ Thuật
Bài 14: VẼ MÀU VÀO CÁC HỌA TIẾT Ở HÌNH VUÔNG
I- MỤC TIÊU.
- Giúp HS nhận biết vẽ đẹp của trang trí hình vuông.
- HS biết cách vẽ màu vào các họa tiết hình vuông.
II- THIẾT BỊ DẠY - HỌC.
 GV: - Khăn vuông có trang trí, viên gạch hoa,...
 - Bài vẽ của HS lớp trước.
 HS: Vở Tập vẽ 1, màu,...
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Giới thiệu bài mới.
HĐ1: Giới thiệu vẽ màu.
- GV y/c HS xem 1 số đồ vật có trang trí hình vuông và đồ vật không trang trí, đặt câu hỏi.
+ Đồ vật nào có trang trí ?
+ Trang trí có tác dụng gì ?
- GV cho HS xem bài vẽ của HS lớp trước.
- GV tóm tắt.
- GV y/c HS nêu 1 số đồ vật có trang trí hình vuông.
HĐ2: Hướng dẫn HS cách vẽ.
- GV y/c HS quan sát H.3, H.4, Vở Tập vẻ 1
 và giới thiệu: các hình giống nhau nên vẽ cùng 1 màu, không nên vẽ màu khác nhau như hình 4.
- GV y/c HS quan sát H.5 và hướng dẫn.
+ Hình thoi ở giữa hình vuông nên vẽ 1 màu
+ Hình tròn ở giữa hình thoi vẽ 1 màu.
+ Hình cái lá ở 4 góc vẽ cùng 1 màu, 4 góc 
vẽ cùng 1 màu nhưng khác với màu của lá.
HĐ3: Hướng dẫn HS thực hành.
- GV bao quát lớp, nhắc nhở HS vẽ màu theo ý thích,...vẽ màu ở hình ở giữa trước, hình ở phía ngoài sau,...
* Lưu ý: Vẽ màu cẩn thận không bị nhem ra phía ngoài.
- GV giúp đỡ hS yếu biết cách vẽ màu và vẽ được màu vào hình 5, động viên HS khá, giỏi
HĐ4: Nhận xét, đánh giá.
- GV chọn 1 số bài vẻ đẹp, chưa đẹp để n.xét
- GV gọi 2 đến 3 HS nhận xét.
- GV nhận xét bổ sung.
* Dặn dò: - Quan sát màu sắc xung quanh.
- HS quan sát và trả lời.
+ Trả lời theo cảm nhận riêng.
+ Có tác dụng làm cho đồ vật đẹp.
- HS quan sát.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời: 
- HS quan sát và lắng nghe.
- HS quan sát và lắng nghe.
- HS vẽ màu vào hình vuông có sẵn
- Vẽ màu theo ý thích.
- HS đưa bài lên để nhận xét.
- HS nhận xét về màu và chọn ra bài vẽ đẹp nhất.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe dặn dò. 
Bổ sung: ..........................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
KHỐI DUYỆT
Thứ ngày tháng năm 2010
Tuần 15 Mĩ Thuật
Bài 15: VẼ CÂY, VẼ NHÀ
I- MỤC TIÊU.
- Giúp HS nhận biết được hình dáng , màu sắc vẻ đẹp của cây và nhà.
- HS biết cách vẽ cây, vẽ nhà.
- HS vẽ được bức tranh đơn giản có cây,có nhà và vẽ màu theo ý thích.
* -Vai trò của thực vật đối với con người
 - Yêu mến vẻ đẹp của cỏ cây
 - Có ý thức bảo vệ vẻ đẹp của thiên nhiên.
 - Biết chăm sóc cây.
II- THIẾT BỊ DẠY -HỌC.
 GV: - Một số tranh ảnh phong cảnh có cây và nhà.
 - Bài vẽ của HS năm trước.
 - Hình hướng dẫn cách vẽ.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Giới thiệu bài mới.
HĐ1: Giới thiệu tranh ảnh cây và nhà.
- GV cho HS xem 1 số tranh phong cảnh có cây, có nhà và đặt câu hỏi.
+ Đây là cây gì ?
+ Cây gồm những bộ phận nào ?
+ Nhà gồm có những bộ phận nào ?
- GV tóm tắt.
HĐ2: Hướng dẫn HS cách vẽ.
1. Vẽ cây:
- GV vẽ minh họa bảng và hướng dẫn.
+ Vẽ thân, cành.
+ Vẽ vòm lá.
+ Vẽ chi tiết và vẽ màu.
2. Vẽ nhà.
+ Vẽ hình dáng ngôi nhà.
+ Vẽ chi tiết hoàn chỉnh hình.
+ Vẽ màu.
HĐ3: Hướng dẫn HS thực hành.
- GV bao quát lớp, nhắc nhở HS vẽ cây và nhà, tạo thành bức tranh phong cảnh,...vẽ màu theo ý thích,...
- GV giúp đỡ HS yếu, động viên HS khá,giỏi
* Lưu ý: không được dùng thước.
HĐ4: Nhận xét, đánh giá.
- GV chọn 1 số bài vẽ đẹp, chưa đẹp để n.xét
- GV gọi 2 đến 3 HS nhận xét.
- GV nhận xét.
* Dặn dò:
- Về nhà quan sát hình dáng lọ hoa.
- HS quan sát và trả lời câu hỏi.
+ Cây dừa, cây chuối, cây cam,...
+ Cây gồm có: thân, cành, vòm lá,...
+ Nhà gồm có: tường nhà, cửa, mái ngói,...
- HS lắng nghe.
- HS quan sát và lắng nghe.
- HS quan sát và lắng nghe.
- HS vẽ bài theo cảm nhận riêng.
- Vẽ màu theo ý thích.
- HS đưa bài lên để nhận xét.
- HS nhận xét về hình ảnh, màu sắc và chọn ra bài vẽ đẹp nhất.
- HS lắng nghe dặn dò.
Bổ sung: .........................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ..
Thứ ngày tháng năm 2010
Tuần 16 Mĩ Thuật
Bài 16: VẼ HOẶC XÉ DÁN LỌ HOA
I- MỤC TIÊU.
- Giúp HS cảm nhận được vẽ đẹp của 1 số lọ hoa.
- Biết cách vẽ hoặc xé dán lọ hoa.
- HS vẽ hoặc xé dán được 1 lọ hoa đơn giản.
* Yêu mên vẻ đẹp của cỏ cây, hoa trái.
II- THIẾT BỊ DẠY- HỌC.
 GV: - Sưu tầm tranh vẽ, ảnh chụp1 vài kiểu dáng lọ hoa khác nhau.
 - Một số lọ hoa có hình dáng, chất liệu khác nhau.
 - Một số bài vẽ, hoặc xé dán của HS lớp trước.
 HS: Vở Tập vẽ 1, bút chì, tẩy, màu vẽ,...hoặc giấy màu, hồ dán,...
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Giới thiệu bài mới.
HĐ1: Giới thiệu các kiểu dáng lọ hoa.
- GV cho HS xem 1 số đồ vật và gợi ý.
+ Những lọ hoa này có hình dáng như thế nào 
+ Gồm những bộ phận nào ?
+ Màu sắc ?
- GV tóm tắt.
- GV cho HS xem bài vẽ của HS lớp trước và đặt câu hỏi gợi ý: về bố cục, hình, màu...
- GV nhận xét bổ sung.
HĐ2: Hướng dẫn HS cách vẽ,cách xé dán
1.Cách vẽ:
- GV vẽ minh họa bảng và gợi ý.
+ Vẽ hình dáng lọ hoa.
+ Vẽ chi tiết: miệng, cổ, đế,..
+ Vẽ màu.
2.Cách xé dán.
- GV minh họa để HS quan sát.
+ Gấp đôi tờ giấy màu.
+ Vẽ hình dáng lọ hoa và xé dán.
HĐ3: Hướng dẫn HS thực hành.
- GV nêu y/c vẽ bài.
- GV bao quát lớp, nhắc nhở HS vẽ hoặc xé dán theo ý thích, sao cho phù hợp.
- GV giúp đỡ HS yếu, động viên HS khá,giỏi
HĐ4: Nhận xét, đánh giá.
- GV chọn 1 số bài vẽ đẹp.chưa đẹp để n.xét
- GV gọi 3 đến 4 HS nhận xét.
- GV nhận xét.
* Dặn dò:
- Về nhà quan sát ngôi nhà của em.
- HS quan sát đồ vật và trả lời.
+ Có hình dáng khác nhau,...
+ Gồm có: thân, cổ, miệng, đáy,...
+ Có nhiều màu khác nhau,...
- HS lắng nghe.
- HS quan sát và nhận xét về bố cục,
hình ảnh, màu sắc,...
- HS lắng nghe.
- HS quan sát và trả lời.
+ Về hình dáng lọ hoa.
+ Về màu.
- HS quan sát và lắng nghe.
- HS vẽ bài theo cảm nhận riêng.
- Vẽ màu theo ý thích.
- HS đưa bài lên để nhận xét.
- HS nhận xét về bố cục, hình ảnh, màu sắc và chọn ra bài vẽ đẹp nhất.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe dặn dò.
Bổ sung: ............................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
KHỐI DUYỆT BAN GIÁM HIỆU DUYỆT
Thứ ngày tháng năm 2010
Tuần 17 Mĩ Thuật
Bài 17: VẼ TRANH NGÔI NHÀ CỦA EM
I- MỤCTIÊU.
 - BIết cách tìm hiểu nội dung đề tài.
- Giúp HS biết cách vẽ tranh về đề tài ngôi nhà của em.
- HS vẽ được bức tranh có hình ngôi nhà
* Vẻ đẹp thiên nhiên Việt Nam.
 Yêu mến cảnh đẹp quê hương.
II- THIẾT BỊ DẠY - HỌC.
 GV: - Một số tranh ảnh phong cảnh có nhà, có cây.
 - Một số bài vẽ tranh phong cảnh của họa sĩ, của HS năm trước.
 - Hình minh họa cách vẽ.
 HS: Vở Tập vẽ 1, bút chì, tẩy, màu,...
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Giới thiệu bài mới.
HĐ1: Giới thiệu vẽ tranh nhà và cây.
- GV cho HS xem 1 số bức tranh vẽ nhà và cây, đặt câu hỏi.
+ Bức tranh có những hình ảnh nào ?
+ Kể tên những phần chính của ngôi nhà ?
+ Ngoài ngôi nhà tranh còn vẽ thêm gì ?
+ Cây gồm những bộ phận nào ?
- GV tóm tắt
HĐ2: Hướng dẫn HS cách vẽ.
- GV vẽ minh họa bảng và hướng dẫn.
+ Vẽ hình dáng chung nhà và cây.
+ Vẽ chi tiết, hoàn thành hình.
+ Vẽ màu theo ý thích.
HĐ3: Hướng dẫn HS thực hành.
- GV nêu y/c vẽ bài.
- GV bao quát lớp, nhắc nhở HS vẽ hình vừa với phần giấy ở vở Tập vẽ 1, vẽ màu theo ý thích,...
- GV giúp đỡ HS yếu, động viên HS khá,giỏi
* Lưu ý: HS vẽ không được dùng thước.
HĐ4: Nhận xét, đánh giá.
- GV chọn 1 số bài vẽ đẹp, chưa đẹp để n.xét
- GV gọi 2 đến 3 HS nhận xét.
- GV nhận xét bổ sung.
* Dặn dò:
- Về nhà quan sát cảnh nơi em ở.
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
+ Bức tranh có nhà và cây,...
+ Ngôi nhà có: tường, cửa chính, cửa sổ, mái ngói,...
+ Ngoài ngôi nhà vẽ thêm cây,...
+ Cây có: thân cây, cành, vòm lá,...
- HS lắng nghe.
- HS quan sát và lắng nghe.
-HS vẽ bài nhà và cây theo cảm nhận riêng, vẽ màu theo ý thích,...
- HS đưa bài lên để nhận xét.
- HS nhận xét về hình ảnh, màu sắc... và chọn ra bài vẽ đẹp nhất.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe dặn dò.
Bổ sung: ................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ngày tháng năm 2010
Tuần 18 Mĩ Thuật
Bài 18: VẼ TIẾP HÌNH VÀ VẼ MÀU VÀO HÌNH VUÔNG
I- MỤC TIÊU.
- Giúp HS nhận biết được 1 vài cách trang trí hình vuông đơn giản.
- Biết cách vẽ tiếp họa tiết vào hình vuông và vẽ màu theo ý thích.
II- THIẾT BỊ DẠY- HỌC.
 GV: - Một vài đồ vật có trang trí hình vuông: khăn vuông, viên gạch hoa,...
 - Một số bài vẽ trang trí hình vuông của HS năm trước.
 - Hình hướng dẫn cách vẽ trang trí hình vuông,...
 HS: Vở Tập vẽ 1, bút chì, tẩy, màu,...
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Giới thiệu bài mới.
HĐ1: Giới thiệu cách trang trí hình vuông đơn giản ở H.1, 2, 3, 4, bài18- Vở Tập vẽ 1.
- GV cho HS xem 1 số đồ vật có trang trí hình vuông và gợi ý:
+ Trang trí hình vuông có tác dụng gì ?
+ Được trang trí như thế nào ?
- GV cho HS xem 1 số bài trang trí ở H.1, 2...
+ Cách trang trí ở hình 1 và hình 2.
+ Cách trang trí ở hình 3 và hình 4.
- GV hướng dẫn: Những hình giống nhau được vẽ bằng nhau và vẽ màu giống nhau.
 HĐ2: Hướng dẫn HS cách vẽ.
- GV nêu y/c vẽ bài.
+ Vẽ hình:Vẽ tiếp các cánh hoa còn lại ở H.5
+ Vẽmàu: Tìm và chọn 2 màu để vẽ.
* Màu của 4 cánh hoa và màu nền.
+ Yêu cầu vẽ màu:
* 4 cánh hoa vẽ cùng 1 màu.
* Vẽ màu cho đều không ra ngoài hình vẽ.
HĐ3: Hướng dẫn HS thực hành.
- GV bao quát lớp, nhắc nhở HS vẽ hình cánh hoa sao cho đều: vẽ theo nét chấm, vẽ cân đối theo đường trục, vẽ màu theo ý thích,...
- GV giúp đỡ HS yếu, động viên HS khá, giỏi
HĐ4: Nhận xét, đánh giá.
- GV chọn 1 số bài vẽ đẹp, chưa đẹp để n.xét
- GV gọi 2 đến 3 HS nhận xét.
- GV nhận xét.
* Dặn dò:
- Về nhà sưu tầm tranh vẽ gà.
-HS quan sát và trả lời.
+ Có tác dụng làm cho mọi vật đẹp hơn
+ HS trả lời theo cảm nhận riêng.
- HS quan sát và trả lời.
- HS quan sát và lắng nghe.
- HS quan sát và lắng nghe.
-HS quan sát và trả lời.
- HS vẽ bài.
- Vẽ tiếp hình và vẽ màu vào hình vuông,...
- HS đưa bài lên để nhận xét.
- HS nhận xét về hình, màu và chọn ra bài vẽ đẹp nhất.
- HS lắng nghe nhận xét.
- HS lắng nghe dặn dò.
Bổ sung: ................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
KHỐI DUYỆT
Thứ ngày tháng năm 2010
Tuần 19 MĨ THUẬT
Bài 19: VẼ GÀ
I- MỤC TIÊU.
- Giúp HS nhận biết hình dáng chung, đặc điểm các bộ phận và vẻ đẹp của con gà
- HS biết cách vẽ con gà.
- Vẽ được con gà và vẽ màu theo ý thích.
* - Quan hệ giữa động vật với con người trong cuộc sống hằng ngày.
 - Có ý thức bảo vệ các con vật
 - Biết chăm sóc vật nuôi
II- THIẾT BỊ DẠY- HỌC.
 GV: - Tranh ảnh gà trống, gà mái,...
 - Bài vẽ gà của HS năm trước.
 	 - Hình hướng dẫn cách vẽ gà.
 HS: Vở Tập vẽ 1, bít chì, tẩy, màu,...
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Giới thiệu bài mới.
HĐ1: Giới thiệu con gà.
- GV giới thiệu h.ảnh các lọai gà.
1. Gà trống: Màu lông rực rỡ, mào đỏ, đuôi dài và cong, cánh khỏe, chân to, cao, mắt tròn, mỏ vàng, dáng đi oai vệ...
2: Gà mái: Mào nhỏ, lông ít màu hơn, đuôi và chân ngắn
- GV cho HS xem bài vẽ của HS năm trước và đặt câu hỏi: Về hình ảnh, màu sắc,...?
HĐ2: Hướng dẫn HS cách vẽ.
- GV y/c HS quan sát hình vẽ gà, vở Tập vẽ1 và đặt câu hỏi.
+ Vẽ con gà như thế nào ?
- GV vẽ minh họa bảng và hướng dẫn.
+ Vẽ phác các bộ phận chính của con gà.
+ Vẽ chi tiết, hoàn chỉnh hình ảnh con gà.
+ Vẽ màu theo ý thích.
HĐ3: Hướng dẫn HS thực hành.
- GV nêu y/c vẽ bài.
- GV bao quát lớp, nhắc nhở HS nhứac nhở HS nhớ lại hình dáng, đặc điểm, của con gà để vẽ, vẽ con gà cho cân đối với phần giấy...
- GV giúp đỡ HS yếu vẽ được 1 con, động viên HS khá, giỏi vẽ thêm hình ảnh phụ để bài vẽ sinh động hơn,...
HĐ4: Nhận xét, đánh giá.
- GV chọn 1 số bài vẽ đẹp, chưa đẹp để n.xét.
- GV gọi 2 đến 3 HS nhận xét.
- GV nhận xét.
* Dặn dò: 
- Về nhà quan sát hình dáng của quả chuối.
- HS quan sát và lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS quan sts và nhận xét theo cảm nhận riêng.
- HS quan sát và lời.
- H S trả lời theo cảm nhận riêng.
- HS quan sát và lắng nghe.
- HS vẽ bài.
- Vẽcon gà theo cảm nhận riêng và vẽ màu theo ý thích.
- HS đưa bài lên để nhận xét.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe dặn dò.
Bổ sung: ........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ngày tháng năm 20
Tuần 20 MĨ THUẬT
Bài 20: VẼ HOẶC NẶN QUẢ CHUỐI
I- MỤC TIÊU.
- Giúp HS nhận biết đặc điểm về hình khối, màu sắc của quả chuối.
- HS biết cách vẽ hoặc cách nặn quả chuối.
- Vẽ hoặc nặn được quả chuối.
* - Một vài loại quả thường gặp và sự đa dạng của thực vật.
 - Một số vai trò của thực vật đối với con người
 - Yêu mến vẻ đẹp cây cỏ , hoa trái
 - Biết chăm sóc cây.
II- THIẾT BỊ DẠY- HỌC.
 GV: - Tranh ảnh các loại quả khác nhau: chuối, ớt, dưa chuột,...
 - Vài quả chuối, quả ớt thật. Đất sét hoặc đất màu để nặn.
 HS: Vở Tập vẽ, bút chì, tẩy, màu,...
 - Đất sét và dụng cụ để vẽ.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Giới thiệu bài mới.
HĐ1: Giới thiệu quả chuối.
- GV cho HS quan sát tranh ảnh hoặc quả thực và gợi ý.
+ Hình dáng ?
+ Màu sắc ?
- GV cho HS xem bài vẽ của HS năm trước.
- GV tóm tắt:
HĐ2: Hướng dẫn HS cách vẽ, cách nặn. 
1. Cách vẽ:
- GV vẽ minh họa bảng và hướng dẫn
+ Vẽ hình dáng quả chuối.
+ Vẽ chi tiết, hoàn chỉnh hình.
+ Vẽ màu theo ý thích.
2. Cách nặn: 
+ Dùng đất sét nềm, dẻo hoặc đất màu để nặn
+ Nặn thành khối hình hộp dài.
+ Nặn tiếp cho giống hình quả chuối.
+ Nặn thêm cuống, nún,...
HĐ3: Hướng dẫn HS thực hành.
- GV nêu y/c vẽ bài.
- GV bao quát lớp, nhắc nhở HS vẽ hoặc nặn 
quả chuối theo ý thích,...
- GV giúp đỡ HS yếu, động viên HS khá, giỏi
HĐ4: Nhận xét, đánh giá.
- GV chọn 1 số bài vẽ đẹp, chưa đẹp để n.xét.
- GV gọi 2 đếm 3 HS nhận xét.
- GV nhận xét.
* Dặn dò:
- Sưu tầm tranh phong cảnh,...
- HS quan sát và trả lời theo cảm nhận riêng về hình dáng, màu sắc,...
- HS quan sát và nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát và lắng nghe.
- HS quan sát và lắng nghe.
- HS vẽ hoặc nặn quả chuối theo ý thích,...
- HS đưa bài lên để nhận xét.
- HS nhận xét về hình dáng, màu sức và chọn ra bài vẽ đẹp nhất,...
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe dặn dò.
Bổ sung: ..........................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... .
KHỐI DUYỆT BAN GIÁM HIỆU DUYỆT
Thứ ngày tháng năm 2011
Tuần 21 MĨ THUẬT
Bài 21: VẼ MÀU VÀO HÌNH VẼ PHONG CẢNH
I- MỤC TIÊU.
- Giúp HS biết thêm về cách vẽ màu.
- Biết cách vẽ màu vào hình vẽ phong cảnh miền núi.
 * - Vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Nam
 - Thiên nhiên là môi trường để con người sống và làm việc
 - Một số biện pháp cơ bản BVMT thiên nhiên.
 - Yêu mến cảnh đẹp quể hương
 - Có ý thức bỏa vệ môi trường
 - Biết giữ gìn cảnh quan môi trường.
II- THIẾT BỊ DẠY -HỌC.
 GV: - Một số tranh, ảnh phong cảnh.
 - Một số bài vẽ của HS năm trước.
 HS: Vở Tập vẽ 1, màu,...
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Giới thiệu bài mới.
HĐ1: Giới thiệu tranh, ảnh phong cảnh.
- GV cho HS xem 1 số tranh, ảnh phong cảnh và gợi ý:
+ Đây là cảnh gì ?
+ Tranh phong cảnh có những hình ảnh nào ?
+ Màu sắc ?
- GV tóm tắt.
HĐ2: Hướng dẫn HS cách vẽ màu.
- GV y/c HS quan sát hình vẽ ( phong cảnh miền núi ở H3), vở Tập vẽ 1 và gợi ý:
+ Hình 3 có những hình ảnh nào ?
+ Vẽ phong cảnh ở đâu ?
- GV gợi ý HS cách vẽ màu.
+ Vẽ màu theo ý thích.
+ Chọn màu khác nhau để vẽ vào các hình: núi, ngôi nhà sàn, cây, 2 người đang đi.
HĐ3: Hướng dẫn hS thực hành.
- GV nêu y/c vẽ bài.
- GV bao quát lớp, nhắc nhở HS vẽ màu theo ý thích, không nhất thiết phải vẽ đều màu, nên có chỗ đậm, chỗ nhạt, vẽ màu toàn bộ bức tranh,...
- GV giúp đỡ HS yếu, động viên HS khá,giỏi
HĐ4: Nhận xét, đánh giá.
- GV chọn 1 số bài vẽ đẹp, chưa đẹp để n.xét
- GV gọi 2 đến 3 HS nhận xét.
- GV nhận xét .
* Dặn dò:
- Về nhà quan sát con vật nuôi trong nhà.
- HS quan sát tranh và trả lời.
+ Cảnh biển, cảnh sông, cảnh núi,...
+ Có biển, có cây, có nhà,...
+ Có màu đậm, màu nhạt,...
- HS lắng nghe.
- HS quan sát H.3 và trả lời.
+ Hình 3 có núi, ngôi nhà sàn, cây,
 hai nguười đang đi.
+ Vẽ phong cảnh miền núi.
- HS quan sát và lắng nghe.
- HS vẽ màu vào hình 3, phong cảnh miền núi,
- Vẽ màu theo ý thích,...
- HS đưa bài lên để nhận xét.
- HS nhận xét về màu và chọn ra bài vẽ đẹp nhất.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe dặn dò.
Bổ sung: .........................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
Thứ ngày tháng năm 20
Tuần 22 MĨ THUẬT
Bài 22: VẼ VẬT NUÔI TRONG NHÀ
I- MỤC TIÊU.
- Giúp HS nhận biết được hình dáng, đặc điểm, màu sắc một vài con vật nuôi trong nhà.
- HS biết cách vẽ con vật quen thuộc.
- HS vẽ được hình hoặc vẽ được màu con vật theo ý thích.
* - Một số loài động vật thường gặp và sự đa dạng của động vật
 - Quan hệ giữa động vật với con người trong cuộc sống hằng ngày.
 - Một số biện pháp cơ bản bảo vệ động vật.
 - Yêu mến các con vật
 - Có ý thức bảo vệ các con vật
 - Biết chăm sóc vật nuôi
II- THIẾT BỊ DẠY - HỌC.
 GV: - Một số tranh ảnh con gà, con mèo, con thỏ,...
 - Một số bài vẽcon vật của HS năm trước.
 - Hình hướng dẫn cách vẽ.
 HS: Vở Tập vẽ 1, bút chì, tẩy, màu,...
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Giới thiệu bài mới.
HĐ1: Giới thiệu các con vật.
- GV giới thiệu hình ảnh các con vật và gợi ý:
+ Tên các con vật ?
+ Các bộ phận của chúng ?
- GV y/c HS nêu 1 số con vật quen thuộc.
- GV cho HS xem 1 số bài vẽ của HS năm trước và gợi ý: về bố cục, hình, màu,...
- GV tóm tắt.
HĐ2: Hướng dẫn HS cách vẽ.
- GV vẽ minh họa bảng và hướng dẫn.
+ Vẽ hình dáng con vật.
+ Vẽ chi tiết, hoàn chỉnh hình.
+ Vẽ màu theo ý thích.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Mithuat 1 2009-2010.doc