Giáo án môn học Tiếng Việt khối 1 năm học 2009

I. MỤC TIÊU :

 A. Tập đọc :

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng : đọc trôi chảy toàn bài , đọc đúng các từ có âm vần, thanh: hạ lệnh, bình tĩnh, om sòm , ầm ĩ , sứ giả

 - Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm dấu phẩy , giữ các cụm từ .

 - Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ .

 - Biết phân biệt lời người kể với lời các nhân vật ( cậu bé, vua ) .

2. Rèn kĩ năng đọc hiểu :

 - Đọc thầm nhanh hơn lớp 2.

 - Hiểu nghĩa của các từ ngữ khó được chú giải ở cuối bài .

 - Hiểu ND và ý nghĩa của câu chuyện : Ca ngợi sự thông minh tài trí của em bé .

 B. Kể chuyện :

1. Rèn kĩ năng nói :

 - Dựa vào trí nhớ và tranh, kể lại được từng đoạn của câu chuyện .

 - Biết phối hợp lời người kể với điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọng cho phù hợp với nội dung .

 

doc 173 trang Người đăng hong87 Lượt xem 807Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Tiếng Việt khối 1 năm học 2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ại bài - soát lỗi 
- GV thu bài chấm điểm 
- GV nhận xét bài viết 
3. HD làm bài tập 
 Bài 2 (a)
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- GV hướng dẫn HS làm 
- HS làm bài vào vở, 3 HS lên bảng làm 
- Cả lớp nhận xét.
- GV nhận xét; chốt lại lời giải đúng: Rán, dễ, giao thừa.
C. Củng cố - dặn dò:
- Nêu lại ND bài ?
- 1 HS 
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau
- Đánh giá tiết học 
Thứ năm ngày 23 ttháng 10 năm 2009
Tập viết:
	Tiết 8 : 	 Ôn chữ hoa G
I. Mục tiêu:
Củng cố cách viết chữ hoa G thông thường bài tập ứng dụng:
- Viết tên riêng ( Gò công) bằng chữ cỡ nhỏ.
- Viết câu ứng dụng: Khôn ngoan đối đáp người ngoài / gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau bằng cỡ chữ nhỏ.
II. Đồ dùng dạy học:
- Mẫu chữ viết hoa G.
- Tên riêng Gò Công và câu tục ngữ viết trên dòng kẻ ô li.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: - 3 HS lên bảng viết: - Ê đê, em.
	 - GV nhận xét
B. Bài mới:
1. GT bài - ghi đầu bài.
2. Hướng dẫn viết trên bảng con.
a. Luyện viết chữ hoa
- GV yêu cầu HS quan sát các chữ trong VTV
- HS quan sát 
- Tìm các chữ hoa có trong bài?
- G, C, K
- GV viết mẫu kết hợp lại cách viết 
- HS chú ý quan sát 
- GV đọc: G, K
- HS luyện viết bảng con (3 lần)
- GV quan sát, sửa sai cho HS.
b. Luyện viết rừ ứng dụng. 
- GV gọi HS đọc 
- GV giới thiệu: Gò Công là tên một thị xã thuộc tinh Tiền Giang
- GV đọc : Gò Công
- HS viết bảng con 
- GV quan sát, sửa sai.
- Luyện viết câu ứng dụng 
- GV gọi HS đọc 
- HS đọc câu ứng dụng 
- GV giúp HS hiểu lời khuyên của câu tục ngữ. 
- HS chú ý nghe.
- GV đọc: Khôn, gà 
- HS viết bảng con.
- GV quan sát, sửa sai cho HS
3. HD viết vào vở tập viết.
- GV nêu yêu cầu 
- Chữ G: Viết 1 dòng 
- Chữ C, kh: 1 dòng 
- Tên riêng: 2 dòng 
- HS chú ý nghe 
- Câu tục ngữ: 2 lần 
- HS viết bài vào vở.
- GV quan sát, sửa sai cho HS.
4. Chấm, chữa bài:
- GV thu bài chấm điểm.
- Nhận xét bài viết 
- HS chú ý nghe 
C. Củng cố dặn dò 
- Về nhà hoàn thành bài, chuẩn bị bài.
- Đánh giá tiết học.
Thứ sáu ngày 24 tháng 10 năm 2009
Tập làm văn
	Tiết 8: 	Kể về người hàng xóm.
I. Mục tiêu : 
1. Rèn kĩ năng nói: HS kể lại tự nhiên, chân thật về một người hàng xóm 
mà em quý mến.
2. Rèn kĩ năng viết: Viết lại được những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn
 (từ 5 - 7 câu), diễn đạt rõ ràng.
II. Đồ dùng dạy - học
- Bảng lớp viết 4 câu hỏi gợi ý kể về một người hàng xóm.
III. Các hoạt động dạy- học 
A. Kiểm tra bài cũ: - Kể lại câu chuyện : Không nỡ nhìn (2 HS)
	- Nêu tính khôi hài của câu chuyện ? (1HS)
	- HS + GV nhận xét.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài - ghi đầu bài 
2. HD học sinh làm bài tập 
 Bài tập 1.
- 1HS đọc yêu cầu BT + gợi ý
- GV nhắc HS: SGK gợi ý cho các em 4 câu hỏi để kể về một người hàng xóm. Em có thể kể từ 5- 7 câu sát theo những gợi ý đó. Cũng có thể kể kĩ hơn, với nhiều câu hơn
- 1 HS giỏi kể mẫu 1 - 2 câu.
- GV nhận xét, rút kinh nghiệm 
- GV gọi HS thi kể?
- 3-4 HS thi kể 
- Cả lớp nhận xét 
- GV nhận xét chung
 Bài tập 2:
- GV gọi HS nêu yêu cầu 
- 2 HS nêu yêu cầu BT
- GV nhắc HS: Chú ý viết giản dị, chân thật những điều em vừa kể, có thể viết 5-7 câu 
- HS chú ý nghe
- 5-7 em đọc bài 
- Cả lớp nhận xét – bình chọn 
- GV nhận xét – kết luận – ghi điểm 
C. Củng cố – dặn dò: 
- GV dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau. 
* Đánh giá tiết học 
Tuần 9:
 Thứ hai ngày 26 tháng 10 năm 2009	 Tập đọc - kể chuyện:
Tiết 25: Ôn tập và kiểm tra giữa học kì i ( t 1)
I. Mục tiêu :
1. Kiểm tra lấy điểm tập đọc:
- Chủ yếu kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng: HS đọc thông các bài tập đọc đã học trong 8 tuần, đầu lớp 3 (phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 55 chữ/ phút, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ).
- Kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc – hiểu: HS trả lời được 1 hoặc 2 câu hỏi về nội dung bài tập đọc.
2. Ôn tập phép so sánh:
- Tìm đúng những sự vật được so sánh với nhau trong các câu đã cho.
- Chọn đúng các từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống tạo phép so sánh 
II. Đồ dùng dạy – học:
- Bảng phụ ghi bài tập
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài – ghi đầu bài.
2. Kiểm tra tập đọc (7 em)
- GV gọi từng HS lên bốc thăm chọn bài tập đọc 
- Từng HS lên bốc thăm và xem lại bài trong 2 phút
- HS đọc bài theo chỉ định trong phiếu.
- GV đặt câu hỏi cho đoạn văn vừa đọc 
- HS trả lời 
- GV nhận xét – ghi điểm 
 Bài tập 2: 
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập
- GV gọi - HS nêu yêu cầu bài tập.
- GV mở bảng phụ viết sẵn bài tập mời HS phân tích mẫu câu 
1 HS làm mẫu một câu
- HS làm bài vào vở 
- GV gọi HS nêu kết quả 
- 4 – 5 HS đọc bài làm 
- HS nhận xét 
- GV nhận xét – chốt lại lời giải đúng 
Hình ảnh so sánh 
Sự vật 1 
Sự vật 2
a. Hồ nước như một chiếc gương khổng lồ
hồ nước 
chiếc gương bầu dục khổng lồ
b. Cầu Thê Húc cong như con tôm 
Cầu Thê Húc 
con tôm
c. Con rùa đầu to như trái bưởi 
đầu con rùa 
trái bưởi 
 Bài tập 3
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập 
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập 8
- GV yêu cầu HS làm vào vở 
- HS làm độc lập vào vở 
- GV gọi hai HS nhận xét 
- Vài HS nhậ xét 
- GV nhận xét chốt lại lời giải đúng 
a. Một cánh diều 
b. Tiếng sáo 
c. Như hạt ngọc 
C. Củng cố – dặn dò:
- Nêu lại ND bài ? 
- 2 HS 
- Về nhà học bài , chuẩn bị bài sau
- Đánh giá tiết học .
 Tập đọc – kể chuyện
	Tiết 26 : Ôn tập và kiểm tra giữa học kì i (T2)
I. Mục tiêu :
1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc (yêu cầu như một tiết)
2. Ôn cách đặt câu hỏi cho từng bộ phận của câu : Ai làm gì ? ( BT2)
3. Nhớ và kể lại lưu loát, trôi chảy, đúng diễn biến một câu chuyện đã học trong 8 tuần đầu.( BT 3)
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu ghi tên từng bài tập đọc
- Bảng phụ viết sẵn BT2:
III. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài - ghi đầu bài.
2. Kiểm tra tập đọc
 Bài tập 2
- GV gọi HS nêu yêu cầu 
- 2HS đọc yêu cầu bài tập + lớp đọc thầm 
- GV nhắc HS: Để làm đúng bài tập, các em phải xem các câu văn được cấu tạo theo mẫu nào
- HS chú ý nghe 
- GV yêu cầu HS làm nhẩm 
- HS làm nhẩm 
- GV gọi HS nêu miệng 
- Nhiều HS tiếp nối nhau nêu câu hỏi mình đạt được 
- GV nhận xét - viết nhanh nên bảng câu hỏi đúng 
+ Ai là hội viên của câu lạc bộ 
+ Câu lạc bộ thiếu nhi là gì ?
- Cả lớp chữa bài vào vở.
 Bài tập 3
- GV gọi HS nêu yêu cầu 
- 1 HS nêu cầu bài tập 
- GV gọi HS nói nhanh tên các truyện đã học 
- Vài HS nêu 
- HS suy nghĩ tự chọn nội dung hình thức 
- GV gọi HS thi kể 
- HS thi kể 
- HS nhận xét, bình chọn những bạn kể chuyện hay nhất 
- GV nhận xét - ghi điểm 
3. Củng cố dặn dò 
- Nêu nội dung bài ?
- 1HS 
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau 
- Đánh giá tiết học 
	 	Thứ ba ngày 27 tháng 10 năm 2009
Tập đọc
Tiết 27: Ôn tập và kiểm tra giữa học kì i (T3)
I. Mục tiêu :
1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc ( yêu cầu như tiết 1)
2. Luyện tập đặt câu theo đúng mẫu Ai là gì ?
3. Hoàn thành đơn xin tham gia sinh hoạt câu lạc bộ thiếu nhi phường (xã, quận, huyện) theo mẫu.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu ghi tên từng bài tập đọc.
- Giấy trắng.
III. Các hoạt động dạy học:
1. GT bài - ghi đầu bài 
2. Kiểm tra bài tập đọc (1/4 số HS): Thực hiện như tiết 1.
Bài tập 2:
- GV gọi HS nêu cầu BT 
- 2HS nêu yêu cầu BT
- GV giúp HS nắm vững yêu cầu bài tập 
- HS làm bài cá nhân - làm vào nháp 
- GV phát giấy cho 5 HS làm 
- HS làm bài trên giấy dán lên bảng lớp và đọc kết quả 
- HS nhận xét.
- GV nhận xét - chốt lại lời giải đúng: Bố em là công nhân nhà máy điện. Chúng con là những học trò chăm ngoan.
 Bài tập 3:
- GV gọi HS nêu yêu cầu 
- Vài HS nêu yêu cầu bài tập + cả lớp đọc thầm 
- GV: BT này giúp các em thực hành viết 1 lá đơn đúng thủ tục. 
- GV giải thích: ND phần kính gửi em chỉ cần viết tên trường (xã, huyện)
HS chú ý nghe
- GV yêu cầu HS làm bài -> GV theo dõi, hướng dẫn thêm cho HS
- GV gọi HS đọc bài
- 4-5 HS đọc lá đơn của mình trước lớp - HS nhận xét.
- GV nhận xét ghi điểm 
3. Củng cố - dặn dò:
- Nêu lại ND bài học?
- 1HS 
- Về nhà chuẩn bị bài sau
 Chính tả
	Tiết 17: Ôn tập và kiểm tra giữa học kì i (T4)
 I. Mục tiêu :
1. Ôn lại các bài tập đọc, học thuộc lòng:
- Kĩ năng đọc thành tiếng, phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 65 chữ/ 1 phút biêt ngắt, nghỉ các dấu câu.
- Đọc hiểu: Trả lời được 1 -2 câu hỏi nội dung bài đọc. 
2. Ôn đặt câu hỏi cho từng bộ phận câu Ai làm gì?
- Nghe viét đúng trình bày sạch sẽ đúng quy định bài chính tả , tốc độ viết khoảng 55 chữ / 15 phút , không mắc 5 lỗi trong bài.
- Học sinh khá .giỏi viết đúng tương đối đẹp bài chính tả 
(tốc độ viết trên 55 chữ / 15 phút .
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu ghi tên từng bài tập đọc.
- Giấy trắng.
III. Các hoạt động dạy học:
A. KTBC: Nêu các bài tập đọc ở chủ điểm mái ấm?
B. Bài mới 
1. Ôn bài tập đọc, HTL.
- GV gọi HS đọc bài 
- HS đọc bài bằng cách " chuyền điện"
(10 - 15 em)
- HS khác nhận xét
- GV gọi HS đọc thuộc lòng 
- HS đọc thuộc lòng: 10 em
* HD đọc hiểu 
- GV cho HS nêu yêu cầu câu hỏi và trả lời.
- HS nêu câu hỏi ở nội dung từng bài tập đọc -> HS khác trả lời
2. Bài 2
- HS đọc yêu cầu của bài .
- HS nêu:
Câu a. ở câu lạc bbộ chúng em làm gì? 
Câu b. Ai thường đến câu lạc bộ vào các ngày nghỉ?
- HS khác nhận xét .
- GV nhận xét - chốt lại lời giải đúng .
3.Bài 3
- GV đọc một lần đoạn văn.
- GV đọc bài .
- GV chấm chữa .
- Nhận xét.
- HS ghi vào vở lời giải đúng.
- HS đọc lại. 
- HS viết những từ khó.
- HS viết bài .
C. Củng cố dặn dò: 
- Nêu lại ND bài 
- 1HS nêu
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau
* Đánh giá tiết học
 Thứ tư ngày 28 tháng 10 năm 2009
 Luyện từ và câu
	Tiết 9 : Ôn tập và kiểm tra giữa học kì i (T5)	
I. Mục tiêu :
1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm HTL các bài thơ, văn có yêu câu HTL.
2. Luyện tập củng cố vốn từ: Lựa chọn từ thích hợp bổ xung ý nghĩa cho 
các từ chỉ sự vật.
3. Đặt câu theo mẫu Ai là gì?
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu ghi tên các bài tập đọc:
- Phiếu ghi tên các bài tập đọc 
- Bảng lớp chép đoạn văn bài tập 2:
- Giấy trắng khổ A4
III. Các hoạt động dạy học.
1. Giới thiệu bài - ghi đầu bài 
2. Kiểm tra học thuộc lòng (1/3 số HS trong lớp)
- GV gọi HS lên bốc thăm 
- HS lên bốc thăm, xem lại bài vừa chọn trong 1 phút. 
- GV gọi HS đọc bài 
- HS đọc thuộc lòng theo phiều chỉ định 
- GV nhận xét ghi điểm 
3. Bài tập 2: 
- GV gọi HS đọc theo yêu cầu 
- 2HS đọc yêu cầu bài tập 
- GV chỉ bảng lớp viết sẵn đoạn văn 
- HS đọc đoạn văn, suy nghĩ trao đổi theo cặp -> làm bài vào vở. 
- GV gọi 3HS lên bảng làm bài 
- 3HS lên bảng làm -> đọc kết quả
- HS nhận xét.
- GV nhận xét chốt lại lời giải đúng
- 2 -3 HS đọc lại đoạn văn đã hoàn chỉnh trên lớp.
- Cả lớp chữa bài vào vở.
- Mỗi bông hoa cỏ may như một cái tháp nhiều tầng 
- Chọn từ " xinh xắn" vì hoa cỏ may giản di không lộng lẫy.
- Khó có thể tưởng tượng bàn tay tinh xảo nào có thể hoàn thành hàng loạt công trình đẹp đẽ, tinh tế đến vậy.
- Chọn từ "tinh xảo"vì tinh xảo là khéo léo; còn tinh khôn hơn là khôn ngoan
- Hoa cỏ may mảnh, xinh xắn nên là một công trình đẹp đẽ, tinh tế, không thể là một công trình đẹp đẽ, to lớn. 
4. Bài tập 3:
- GV gọi HS nêu yêu cầu 
- 2HS nêu yêu cầu BT
- GV giúp HS nắm vững yêu cầu bài tập 
- HS nghe 
- GV yêu cầu HS làm bài 
- HS làm việc cá nhân 
- GV phát 3 - 4 tờ giấy cho HS làm 
- HS làm - dán bài lên bảng - đọc kết quả - HS nhận xét
- GV nhận xét 
VD: Đàn cò đang bay lượn trên cánh đồng 
Mẹ dẫn tôi đến trường
C. Củng cố dặn dò:
- Về nhà tiếp tục đọc thuộc lòng 
- Chuẩn bị bài sau
Chính tả
Tiết 18 : Ôn tập và kiểm tra giữa học kì i (T6)	
I. Mục tiêu :
1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm HTL.
2. Luyện tập củng cố vốn từ: Chọn từ ngữ thích hợp bổ xung ý nghĩa cho các từ chỉ sự vật.
3. Ôn luyện về dấu phảy ( ngăn cách các bộ phận trạng ngữ trong câu, các thành phần đồng thức).
II. Đồ dùng dạy học 
- Các phiếu ghi tên các bài tập đọc 
- Hai tờ phiếu khổ to ghi ND bài tập 2
- Bảng lớp viết ND bài tập 3
III.Các hoạt động dạy học:
1. GT bài
2. Kiểm tra học thuộc lòng: Thực hiện như T5
3. Bài tập 2
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập 
- 2HS nêu yêu cầu bài tập 2
- GV giúp HS nắm vững yêu cầu BT
- HS nghe 
- GV cho HS xem mấy bông hoa hồng, hoa huệ, hoa cúc. 
- HS quan sát 
- HS đọc thầm đoạn văn - làm bài cá nhân 
- GV mời HS lên bảng làm bài 
- 2 HS lên bảng thi làm bài trên phiếu - đọc kết quả - HS nhận xét.
- GV nhận xét, chấm điểm 
- 2-3 HS đọc lại bài hoàn chỉnh,
- Cả lớp sửa bài đúng vào vở.
- VD: Từ cần điền là: 
 Màu, hoa huệ, hoa cúc,hoa hồng, vườn xuân.
4. Bài tập 3:
- GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập 
- 2HS đọc yêu cầu bài tập 
- HS làm bài vào vở 
- GV gọi HS lên bảng làm 
- 3 HS lên bảng làm bài 
- HS nhận xét . Chữa bài cho bạn 
- GV nhận xét – chốt lại lời giải đúng
- Hằng năm cứ vào....tháng 9, các trường ...năm học mới 
+ Sau 3 tháng hè....trường, chúng em ....gặp thầy, gặp bạn
C. Củng cố dặn dò 
- Về nhà chuẩn bị bài giờ sau KT
- Nhận xét tiết học 
	 Thứ năm ngày 29 tháng 10 năm 2009	 Tập viết
	Tiết 9 : 	Kiểm tra (đọc - hiểu , luyện từ và câu)
I. Mục tiêu :
- Kiểm tra đọc theo yêu cầu cần đạt về kiến thức kĩ năng giữa học kì I.
II. đồ dùng dạy học :
- Giấy kiểm tra.
III. Các hoạt động dạy học
 Đề bài:
A. Đọc thầm bài: Mùa hoa sấu (T8 tuần 9)	
B. Dựa theo ND bài đọc, chọn câu trả lời đúng .
1. Cuối xuân, đầu hạ cây sấu như thế thế nào ?
a. Cây sấu ra hoa 
b. Cây sấu thay lá 
c. Cây sấu thay lá và ra hoa
2. Hình dạng hoa sấu như thế nào ?
a. Hoa sấu nhỏ li ti
b. Hoa sấu trông như những chiếc chuông nhỏ xíu 
c. Hoa sấu thơm nhè nhẹ 
3. Mùi vị hoa sấu như thế nào?
a. Hoa sấu thơm nhẹ và có vị chua 
b. Hoa sấu hăng hắc
c. Hoa sấu nở từng chùm trắng muốt 
4. Đọc bài trên có mấy hình ảnh so sánh ?
a. 1 hình ảnh so sánh 
b. 2 hình ảnh so sánh 
c. 3 hình ảnh so sánh 
(Viết rõ đó là hình ảnh nào)
5. Trong câu: Đi dưới dặng sấu, ta sẽ gặp những chiếc lá nghịch ngợm, em có thể thay từ nghịch ngợm bằng từ nào?
a.Tinh nghịch 
b. Bướng bỉnh
c. Dại dột 
C. Đáp án: Đọc hiểu (5 điểm)
Câu 1: ý c (1 đ) 	Câu 3: ý a (1 đ)	Câu 5 ý a (1 đ)
Câu 2: ý b ( 1đ) 	Câu 4: ý b (1 đ) 	Thứ sáu ngày 30 tháng 10 năm 2009	
	Tập làm văn:
	Tiết 9: 	Kiểm tra viết ( chính tả - Tập Làm Văn)
I.Mục tiêu :
- Kiểm tra viết theo yêu cầu cần đạt về kiến thức kĩ năng gữa học kì I .
- Nghe viét đúng bài chính tả :Nhớ bé ngoan trình bày sạch sẽ , tốc độ viết khoảng 55 chữ / 15 phút không mắc quá 5 lỗi trong bài.
- Viết được đoạn văn ngắn có nội dung liên quan đến chủ điểm đã học.
II. Đồ dùng dạy học
- Giấy kiểm tra. 
III. Các hoạt động dạy học:
 A. Đề bài:
1. Chính tả (Nghe viết)
	Bài: Nhớ bé ngoan ( t 12 ')
2. Tạp làm văn: Kể về 1 người hàng xóm mà em yêu quý theo gợi ý dưới đây
	- Người đó tên gì ? bao nhiêu tuổi 
	- Người đó làm nghề gì?
	- Tình cảm của gia đình đối người hàng xóm đó.
	- Tình cảm của người hàng xóm đó với gia đình em
B. Đáp án:
1. Chính tả ( 4đ)
- Nghe viết chính xác, không mắc lỗi, trình bày bài đúng theo thể thơ lục bát, bài viết sạch đẹp, đúng cỡ chữ .
- Bài viết sai về âm, vần dấu thanh ( sai 1 lỗi trừ 0,25 đ)
2.Tập làm văn. (5 đ)
- HS kể được: + Người đó tên là gì ? bao nhiêu tuổi (1 đ)
- Người đó làm nghề gì (1 đ)
- Tình cảm của gia đình em với người đó (1,5 đ)
- Tình cảm của người đó với gia đình em (1,5 đ)
- Trình bày toàn bài (1đ)	
Tuần 10:
 Thứ hai ngày 2 tháng 11 năm 2009	
Tập đọc - kể chuyện
	Tiết 28 + 29 :	 Giọng quê hương
I. Mục tiêu:
A. Tập đọc:
1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng
- Chú ý các từ ngữ: Luôn miệng, vui lòng, ánh lên , nén nỗi xúc động, lẳng lặng cúi đầu, yên lặng, sớm lệ
- Bộc lộ được tình cảm, thái độ của từng nhân vật qua lời đối thoại trong câu chuyện.
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:
Hiểu nghĩa các từ ngữ khó được chú giải trong bài (đôn hậu,thành thực, trung kỳ, bùi ngùi).
- Nắm được cốt chuyện và ý nghĩa của câu chuyện: Tình cảm thiết tha gắn bó của các nhân vật trong câu chuyện: Tình cảm thiết tha gắn bó của các nhân vật trong câu chuyện với quê hương, với ngời thân qua giọng nói quê hương thân quen.
B. Kể chuyện:
1. Rèn kỹ năng nói: Dựa vào trí nhớ và tranh, kể lại được từng đoạn của câu chuyện. Biết thay đổi giọng kể (lời dẫn chuyện, lời nhân vật ) cho phù hợp với nội dung.
- Học sinh khá , giỏi kể lại cả câu chuyện.
2. Rèn kĩ năng nghe .
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ truyện trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
Tập đọc
A. KTBC: GV nhận xét bài kt giữa kì I của HS.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài - ghi đầu bài 
2. Luyện đọc ?
a. GV đọc diễn cảm toàn bài 
- HS chú ý nghe
- GV hướng dẫn cách đọc 
b. GV hướng dẫn đọc kết hợp giải nghĩa 
- Đọc từng đoạn trước lớp 
+ GV hướng dẫn ngắt, nghỉ những câu văn dài.
- HS đọc từng đoạn trước lớp 
- GV gọi HS giải nghĩa từ 
- HS giải nghĩa từ 
- Đọc từng đoạn trong nhóm 
- HS đọc theo N3
- GV theo dõi, HD học sinh đọc đúng 
- Đọc đồng thanh 
- Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 3 
3. Tìm hiểu bài:
* HS đọc thầm đoạn 1
- Thuyên và Đồng cùng ăn trong quán với những ai ?
- Với 3 người thanh niên
* HS đọc thầm Đ2
- Chuyện gì xảy ra làm Thuyên và Đồng ngạc nhiên?
- Thuyên và Đồng quên tiền, 1 trong 3 người thanh niên xin trả giúp tiền ăn.
* HS đọc thầm Đ3
- Vì sao anh thanh niên cảm ơn Thuyên và Đồng 
- Vì Thuyên và Đồng có giọng nói gợi cho anh thanh niên nhớ đến một người mẹ
- Qua câu chuyện em nghĩ gì về giọng quê hương?
- HS nêu theo ý hiểu 
4. Luyện đọc lại 
- GV đọc diễn cảm đ2 - 3
- HS chú ý nghe 
- 2 nhóm HS thi đọc phân vai đoạn 2 + 3
- 1 nhóm khi đọc toàn truyện theo vai
- Cả lớp bình chọn 
- GV nhận xét - ghi điểm cho CN và nhóm đọc hay nhất.
Kể chuyện
 1. GV nêu nhiệm vụ: Dựa vào 3 tranh minh hoạ ứng với 3 đoạn của câu chuyện kể toàn bộ câu chuyện.
 2. HD học sinh kể chuyện theo tranh.
- GV yêu cầu HS quan sát 
- HS quan sát từng tranh minh hoạ.
- 1HS giỏi nêu nhanh từng sự việc trong từng tranh, ứng với từng đoạn 
- GV yêu cầu HS kể theo cặp 
- Từng cặp HS nhìn tranh tập kể một đoạn của câu chuyện 
- GV gọi HS kể trước lớp 
- 3 HS nối tiếp nhau kể trớc lớp theo 3 tranh
- 1HS kể toàn bộ câu chuyệnn
- GV nhận xét - ghi điểm
- HS nhận xét.
C. Củng cố dặn dò:
- Nêu ND chính của câu chuyện ? - 2HS nêu 
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
* Đánh giá tiết học
 Thứ ba ngày 3 tháng 11 năm 2009
Tập đọc
	Tiết 30:	 Thư gửi bà
I. Mục tiêu :
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc đúng các từ ngữ viết sai do ảnh hưởng cách phát âm địa phương: Lâu rồi, dạo này, khoẻ, năm nay, lớp, ánh trăng, chăm, ngoan, sống lâu.
- Bước đầu bộc lộ được tình cảm thân mật qua giọng, thích hợp với từng kiểu câu (câu kể, câu hỏi, câu cảm)
2. Rèn kỹ năng đọc hiểu:
- Đọc thầm tương đối nhanh và nắm được những thông tin chính của bức thư thăm hỏi. Hiểu được ý nghĩa: Tình cảm gắn bó với quê hương, quý mến bà của người cháu.
II. Đồ dùng dạy học:
- 1 phong bì thư và bức thư của HS trong trường gửi người thân. (GV sưu tầm)
III. Đồ dùng day -học
A. KTBC: 	- Đọc bài :Giọng quê hương. (2HS)
	 - GV + HS nhận xét.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu - ghi đầu bài
2. Luyện đọc: 
a. GV đọc toàn bài 
- HS chú ý nghe 
- GV hướng dẫn cách đọc 
b. GVhướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
- Đọc từng câu 
- HS nối tiếp đọc từng câu trong bài
- Đọc từng đoạn trước lớp 
- GV hướng dẫn ngắt, nghỉ câu văn dài 
- HS nối tiếp đọc đoạn trước lớp 
- GV gọi HS giải nghĩa từ 
- HS giải nghĩa từ mới 
- Đọc từng đoạn trong nhóm 
- HS đọc theo nhóm 3 
- Thi đọc 
- 2 - 3 HS thi đọc toàn bộ bức thư 
- HS nhận xét, bình chọn 
- GV nhận xét, ghi điểm 
3. Tìm hiểu bài 
- Đức viết thư cho ai?
- Cho bà của Đức ở quê 
- Dòng đầu bức thư bạn ghi thế nào ?
- Hải Phòng, ngày 6 tháng 11 năm 2003
- Đức hỏi thăm bà điều gì ?
- Đức hỏi thăm sức khoẻ của bà 
- Đức kể gì với bà những gì ?
- Tình hình gia đình và bản thân được lên lớp 3 được điểm 8 điểm 10
- Đoạn cuối bức thư cho thấy tình cảm của Đức với ba như thế nào?
- Rất kính trọng và yêu quý bà 
4. Luyện đọc lại 
- 1HS đọc lại toàn bộ bức thư 
- GV hướng dẫn HS thi đọc nối tiếp từng đoạn theo nhóm 
- HS thi đọc theo nhóm 
- HS nhận xét 
- GV nhận xét ghi điểm 
C. Củng cố , dặn dò 
- Nêu ND bài ( 1HS)
- Về nhà học bài chuẩn bị bài sau
- Đánh giá tiết học
Chính tả (Nghe viết)
	Tiết 19: 	 Quê hương ruột thịt 
I. Mục tiêu :
	Rèn kĩ năng viết chính tả:
- Nghe - viết chính xác, trình bày đúng bài Quê hương ruột thịt 
Biết viết hoa chữ đầu câu và tên riêng trong bài.
- Luyện viết tiếng có vần khó (oai/oay) tiếng có âm đầu hoặc thành dễ lẫn ảnh hưởng của cách phát âm địa phương: l/n thanh hỏi, thanh ngã, thanh nặng.
II. Đồ dùng dạy học:
- Giấy khổ to hoặc bảng để làm bài tập 
- Bảng lớp viết sẵn ND bài tập 3
III. Các hoạt động dạy học:
A. KTBC: Tìm từ chứa tiếng bắt đầu bằng r, d,gi (1 HS)
- HS + GV nhận xét 
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài - ghi đầu bài 
2. Hướng dẫn HS viết chính tả 
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị 
- GV đọc toàn bài 1 lượt 
- HS chú ý nghe 
- 2HS đọc lại bài chốt 
- GV hướng dẫn HS nắm ND bài: 
+ Vì sao chị Sứ rất yêu quê hương mình 
- Vì đó là nơi chị sinh ra và lớn lên
- GV hướng dẫn nhận xét về chính tả 
- Chỉ ra những chữ viết hoa các chữ ấy?
- GV hướng dẫn viết tiếng khó 
- GV đọc: nơi trái sai, da dẻ.
- HS luyện viết bảng con 
- GV sửa sai cho HS 
b. GV đọc bài 
- HS viết vào vở 
c. Chấm chữa bài 
- GV đọc lại bài 
- HS đổi vở soát lỗi 
- GV thu bài chấm điểm 
- GV nhận xét bài viết 
3. HD làm bài tập 
 Bài tập 2
- GV gọi HS đọc yêu cầu 
- 2HS đọc yêu cầu BT
- GV yêu cầu HS thi làm bài theo tổ 
- HS làm bài theo tổ ( ghi vào giấy nháp)
- Đại diện các nhóm đọc kết quả 
- GV nhận xét - chốt lời giải đúng 
- HS nhóm khác nhận xét 
VD: Oai: khoai, ngoài,ngoại..
Oay: xoay, loay hoay.
 Bài tập 3 (a)
- GV gọi HS nêu yêu cầu 
- 2HS nêu yêu cầu BT
- HS từng nhóm thi đọc SGK
- HS nhận xét 
- GV nhận xét 
C. Củng cố - dặn dò 
- Nêu lại ND bài ?
- 1HS 
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau
Đánh giá tiết học 
Thứ tư ngày 4 tháng 11 năm 2009
Luyện từ và câu
	Tiết 10: 	 So sánh . dấu chấm
I. Mục tiêu :
1. Tiếp tục làm quen phép so sánh ( so sánh âm thanh với âm thanh)
2. Tập dùng dấu chấm để ngắt câu trong đoạn văn.
II. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTu tuan 113.doc