Giáo án môn học lớp 2 - Tuần 21

I. Mục đích yêu cầu

 - Đọc rành mạch được toàn bài: Ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.

 - Hiểu lời khuyên từ câu chuyện : Hãy để cho chim được tự do ca hát, bay lượn, để cho hoa được tự do tắm nắng mặt trời.Trả lời được câu hỏi 1,2,4,5.HSKG trả lời được câu hỏi 3

II. Đồ dùng dạy học

 - Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK.

 - Một bông hoa hoặc một bó hoa cúc tươi.

III. Các hoạt động dạy học

A. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 2 học sinh đọc bài: “ Mùa xuân đến "

 Trường: Đọc và trả lời câu hỏi 1

 Thuỳ: Đọc và trả lời câu hỏi 2

 * Giáo viên nhận xét ghi điểm

B. Dạy bài mới

1. Giới thiệu chủ điểm mới và bài đọc

 

doc 19 trang Người đăng hoaian89 Lượt xem 1065Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học lớp 2 - Tuần 21", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tính 
* Bài 3: Gọi học sinh đọc đề, tóm tắt đề rồi giải.
 Tóm tắt
 Mỗi ngày Liên học : 5 giờ
 Một tuần Liên học ...... Giờ?
* Bài 5: Học sinh làm vào vở(hskg)
- Em hãy nhận xét đặc điểm của mỗi dãy số.
- Học sinh tự ghi kết quả - Đọc kết quả.
- 3 học sinh lên bảng thực hiện theo 2 bước.
- Học sinh đọc đề,tóm tắt rồi giải
Số giờ Liên học trong mỗi tuần lễ là:
5 x 5 = 25 ( giờ )
 ĐS: 25 giờ
- Học sinh làm bài
a. Bắt đầu từ số thứ hai mỗi số đều bằng số đứng liền trước nó cộng với 5. 
b. Bắt đầu từ số thứ hai mỗi số liền trước nó cộng với 3.
3. Củng cố - dặn dò:
	* Nhận xét tiết học
	* Bài sau: Đường gấp khúc - Độ dài đường gấp khúc
 Thứ ba ngày 26 tháng 1 năm 2010
TOÁN:	ĐƯỜNG GẤP KHÚC - ĐỘ DÀI ĐƯỜNG GẤP KHÚC
 (Giảm B1,b)
I. Mục đích yêu cầu
	Nhận dạng được và gọi đúng tên đường gấp khúc
 Nhận biết độ dài đường gấp khúc.Biết tính độ dài đường gấp khúc khi biết độ dài mỗi đoạn thẳng của nó.
II. Đồ dùng dạy học- Mô hình đường gấp khúc gồm ba đoạn
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: 
Tính:5 X 7 - 16= ; 5 X 8 + 17 =
Một số học sinh đọc bảng nhân 4, 5
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài: Giới thiệu bài,ghi đề
b. Giới thiệu đường gấp khúc, độ dài đường gấp khúc
- Hướng dẫn học sinh quan sát hình vẽ đường gấp khúc ABCD ở trên bảng
- Đây là đường gấp khúc ABCD
- Cho học sinh lần lượt nhắc lại.
- Hướng dẫn học sinh nhận dạng đưòng gấp khúc ABCD.
- Hãy nêu độ dài của từng đoạn thẳng
- Độ dài đường gấp khúc ABCD là tổng độ dài các đoạn thẳng AB, BC, CD
b. Thực hành
* Bài 1a HS nêu YC, ND bài tập
Nhận xét chữa bài
* Bài 2a- GV vẽ hình và hd theo mẫu
 Giải
Độ dài đường gấp khúc MNPQ là:
3 + 2 + 4 = 9 ( cm )
 ĐS: 9cm
 *2b- Yêu cầu học sinh dựa vào mẫu ở phần a để làm phần b.
* Bài 3: Gọi hs đọc đề rồi tự làm bài.
- Em có nhận xét gì về đường gấp khúc này.
- Độ dài của mỗi đoạn thẳng của đường gấp khúc này đều bằng 4 cm nên độ dài đường gấp khúc có thể tính:
4 x 3 = 12 ( cm )
- Học sinh tiếp nối nhau nhắc lại
- Đường gấp khúc ABCD gồm 3 đoạn thẳng: AB, BC, CD.
- Độ dài của đoạn thẳng AB là 2cm, BC là 4cm, CD là 3cm
- Học sinh nhắc lại
- Học sinh tính:
2cm + 4cm + 3cm= 9cm. Vậy độ dài đường gấp khúc ABCD là 9cm.
-Nối các điểm để được đường gấp khúc:
- Học sinh tự nối hình .
- Học sinh dựa vào phần mẫu bài 2a
- Học sinh theo dõi
Độ dài đường gấp khúc ABCD là:
 5 + 4 = 9( cm )
 ĐS: 9cm
- Học sinh đọc đề rồi làm bài
- Đường gấp khúc này có khép kín ( có 3 đoạn thẳng tạo thành hình tam giác )
- Độ dài đoạn dây đồng là:
4 + 4 + 4 = 12 ( cm )
 ĐS: 12 cm
3. Củng cố - dặn dò:
	- Tìm những đường gấp khúc trong thực tế mà em biết
	- Học sinh nhắc lại quy tắc. Độ dài đường gấp khúc bằng tổng độ dài của các đoạn thẳng.* Bài sau: Luyện tập
KỂ CHUYỆN:	CHIM SƠN CA VÀ BÔNG CÚC TRẮNG
I. Mục đích yêu cầu
 Dựa vào gợi ý, kể lại từng đoạn truyện: Chim sơn ca và bông cúc trắng.
 -HSKG kể lại toàn bộ truyện BT2
 II. Đồ dùng dạy học
	- Bảng phụ ghi toàn bộ gợi ý kể chuyện
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ: 2 học sinh nối tiếp nhau kể lại câu chuyện: “ Ông Mạnh thắng Thần Gió “. Nêu ý nghĩa câu chuyện.
B. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài: Hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em kể lại 1 câu chuyện mà các em đã học: “ Chim sơn ca và bông cúc trắng" 
2. Hướng dẫn kể chuyện
2.1 Kể từng đoạn câu chuyện theo gợi ý
- Yêu cầu đọc yêu cầu của bài
- Yêu cầu học sinh dựa vào câu hỏi gợi ý ghi sẵn trên bảng phụ để kể chuyện.
- Bông cúc đẹp như thế nào ?
- Sơn ca làm gì và nói gì ?
- Bông cúc vui như thế nào ?
- Gọi 4 học sinh đại diện cho 4 tổ nối tiếp nhau kể 4 đoạn truyện theo gợi ý.
- học sinh tiếp nối nhau đọc
- Lớp đọc thầm
- Học sinh kể bằng
- Có một bông cúc rất đẹp, cánh trắng tinh, mọc bên bờ rào, vươn lên trên đám cỏ dại.
- Một chú chim sơn ca thấy bông cúc đẹp quá, sà xuống hát lời gợi ca. Cúc ơi ! Cúc xinh xắn làm sao !
- Cúc nghe sơn ca hót như vậy thì vui sướng khôn tả. Sơn ca véo von hót mãi rồi mới bay lên về bầu trời xanh thẳm.
- Học sinh nối tiếp nhau kể chuyện theo nhóm.
- 4 học sinh nối tiếp nhau kể 4 đoạn truyện theo gợi ý.
- Lớp nhận xét bổ sung
2.2 Kể lại toàn bộ câu chuyện(HSKG)
	- Đại diện HSKG các tổ thi kể toàn bộ câu chuyện
3. Củng cố - dặn dò
	* Nhận xét tiết học
	- Khen những học sinh kể giỏi, những học sinh nghe bạn kể tốt, có nhận xét chính xác.
	* Bài sau: Một trí khôn hơn trăm trí khôn
THỦ CÔNG:	GẤP, CẮT, DÁN PHONG BÌ
I. Mục tiêu:
	- Học sinh biết cách gấp, cắt, dán phong bì.
	-Gấp, cắt, dán được phong .Nếp gấp, đường cắt tương đối thẳng, phẳng.Phong bì có thể chưa cân đối. -Với HS khéo tay:Gấp, cắt, dán được phong bì .Nếp gấp, đường cắt tương đối thẳng, phẳng.Phong bì cân đối.
	II. Đồ dùng dạy học- Phong bì mẫu- Mẫu thiếp chúc mừng- Quy trình gấp, cắt, dán phong bì- Thước, bút chì, bút màu, hồ dán.
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ: Nêu lại các bước làm thiếp chúc mừng
	* Bước 1: Cắt, gấp thiếp chúc mừng* Bước 2: Trang trí thiếp chúc mừng
 * Giáo viên nhận xét
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: 
* Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét mẫu
- Giáo viên giới thiệu phong bì mẫu ?
- Phong bì có hình gì ? Mặt trước và mặt sau của phong bì như thế nào ?
- Người ta sử dụng phong bì để làm gì?
* Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác mẫu.
* Bước 1: Gấp phong bì
- Các em có nhận xét gì về tờ giấy dùng để gấp ?
- Lấy tờ giấy hình chữ nhật gấp thành 2 phần theo chiều rộng như hình 1 sao cho mép dưới của tờ giấy cách mép trên khoảng 2ô được hình 2.
- Ở hình 2 có kí hiệu gì ?
- Gấp 2 bên hình 2 mỗi bên vào khoảng 1ô rưỡi để lấy đường dấu gấp.
- Mở 2 đường mới gấp ra, gấp chéo 4 góc như hình 3 để lấy đường dấu gấp.
* Bước 2: Cắt phong bì
- Mở tờ giấy ra, cắt theo đường dấu gấp để bỏ những phần gạch chéo ở hình 4 được hình 5.
* Bước 3: Dán thành phong bì
- Ở hình 5 có những kí hiệu gì ?
- Gấp lại theo các nếp gấp ở hình 5, dán hai mép bên và gấp mép trên theo đường dấu gấp ( H6 ) ta được chiếc phong bì.
- Quan sát, theo dõi, uốn nắn giúp đỡ học sinh còn lúng túng.
* Nhận xét
* Nhận xét chung phần gấp của cả lớp
- Học sinh quan sát, nhận xét
- Phong bì của hình chữ nhật. Mặt trước ghi chữ “ Người gửi" ; “ Người nhận" bỏ thư hoặc thiếp và chuyển đi.
- Tờ giấy hình chữ nhật.
- Học sinh theo dõi
- Gấp vào
- Gấp lên, gấp vào 2 bên
- Gọi 2 học sinh lên bảng - Lớp gấp giấy nháp.
- Nhận xét bài gấp của bạn.
* Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò
	- Yêu cầu học sinh nêu lại các bước gấp
	- Về nhà gấp lại phong bì . Tiết sau: Gấp, cắt, dán và trang trí phong bì cho đẹ
ĐẠO ĐỨC:	BIẾT NÓI LỜI YÊU CẦU - ĐỀ NGHỊ
I. Mục tiêu:
-Biết một số yêu cầu, đề nghị lịch sự.
-Bước đầu biết ý nghĩa của việc sử dụng những lời yêu cầu, đề nghị lịch sự.
-Biết sử dụng lời yêu cầu, đề nghị phù hợp trong các tình huống đơn giản thường gặp hằng ngày.
-HSKG mạnh dạn khi nói lời yêu cầu, đề nghị phù hợp trong các tình huống thường gặp hằng ngày.
II. Đồ dùng dạy học
	- Bộ tranh thảo luận nhóm cho hoạt động 2 tiết 1
	- Phiếu học tập
	- Vở bài tập đạo đức
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 học sinh lên bảng
Lan: Làm gì khi nhặt được của rơi
	Đạt: Vì sao khi nhặt được của rơi em đem trả lại ?
	Dương: Kể việc làm của em khi nhặt được của rơi ?
* Giáo viên nhận xét
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: Hôm nay cô sẽ hướng dẫn cách biết, nói lời yêu cầu, đề nghị
2. Dạy học:
* Hoạt động 1: Thảo luận nhóm đôi
* Treo tranh: Trong giờ học vẽ Tâm muốn mượn bút của Nam. Em đoán xem Nam sẽ nói gì với bạn Tâm.
- Em đồng ý với tình huống nhóm nào?
- Các nhóm thảo luận về sắm vai xử lý tình huống.
* Kết luận: Muốn mượn bút chì của bạn Nam, Tâm cần sử dụng những câu yêu cầu, đề nghị nhẹ nhàng, lịch sự. Như vậy là Tâm đã tôn trọng bạn và có lòng tự trọng.
* Hoạt động 2: Đánh giá hành vi
*Treo tranh và yêu cầu học sinh cho biết:
- Các bạn trong tranh đang làm gì ?
- Em có đồng tình với việc làm của bạn không ? Vì sao ?
* Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ
- Cho học sinh làm việc cá nhân vào vở bài tập.
- Ý kiến đ là đúng, ý kiến a, b, c, d là sai. Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
- Học sinh thảo luận nhóm
* Tranh 1: Muốn mượn đồ chơi của em nhưng phải nói cho tử tế.
* Tranh 2,3: Các bạn đã biết dùng lời đề nghị, lịch sự khi cần được giúp đỡ.
- Học sinh làm vào vở bài tập
- Bày tỏ thái độ của mình.
- Học sinh đọc lại câu ghi nhớ
4. Củng cố - dặn dò:
 -Nhận xét tiết học.
 - Thực hiện lời nói yêu cầu, đề nghị lịch sự khi cần được giúp đỡ và nhắc nhở bạn bè, anh em cùng thực hiện.
TNXH:	CUỘC SỐNG XUNG QUANH
I. Mục tiêu
	- Học sinh nêu được một số nghề nghiệp chính và nói những hoạt động sinh sống của người dân nơi học sinh ở.
	- Học sinh KG mô tả được một số nghề nghiệp,cách sinh hoạt của người dân ở nông thôn hay thành thị.
II. Đồ dùng dạy học- Tranh ảnh trong SGK/45 - 46- Một số tranh ảnh về nghề nghiệp.
III. Các hoạt động dạy học
1.. Kiểm tra bài cũ: 3 học sinh nêu một số quy định khi đi các phương tiện giao thông.
2. Bài mới
 Giới thiệu bài: 
* Hoạt động 1: Kể tên một số ngành nghề ở vùng nông thôn.
- Bố mẹ và những người trong họ hàng nhà em làm nghề gì ?
* Kết luận: Như vậy, bố mẹ và những người trong họ hàng nhà em mỗi người đều làm một nghề. Vậy mọi người xung quanh em có làm những ngành nghề giống bố mẹ và những người thân của em không hôm nay cô và các em sẽ tìm hiểu bài: “ Cuộc sống xung quanh “
- Cá nhân học sinh phát biểu ý kiến
* Hoạt động 2: Quan sát và kể lại những gì bạn nhìn thấy trong hình.
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm, quan sát và kể lại những gì nhìn thấy trong hình.
- Các nhóm thảo luận và trình bày kết quả.
H1: Người phụ nữ đang dệt vải
H2: Trong hình là cô gái đang hái chè.
* Hoạt động 3: Nói tên một số nghề của người dân qua hình vẽ.
- Em nhìn thấy các hình ảnh này mô tả những người dân số vùng miền nào của Tổ quốc ? Miền núi, trung du hay đồng bằng.
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm để nói tên ngành nghề của những người dân trong hình vẽ trên.
-Mô tả một số nghề nghiệp(HSKG)
- Những người dân được vẽ trong tranh có làm nghề giống nhau không ? Tại sao họ làm những nghề khác nhau.(HSKG)
* Kết luận: Mỗi người dân ở mỗi vùng miền khác nhau của tổ quốc thì có những nghề khác nhau.
- Thảo luận nhóm đôi và trình bày kết quả.
H1,2: Người dân sống ở miền núi
H3,4: Người dân sống ở trung du
H5,6: Người dân sống ở đồng bằng
H7: Người dân sống ở miền biển.
- Học sinh thảo luận nhóm và trình bày kết quả.
H1: Người dân làm nghề dệt vải
H2: Người dân làm nghề hái chè
H3: Người dân trồng lúa
H4: Người dân thu hoạch cà phê
H5: Người dân làm nghề buôn bán trên sông.
- Những người dân ở những vùng miền khác nhau, làm những ngành nghề khác nhau.
3,Củng cố dặn dò:- Nhận xét tiết học- Dặn dò học sinh sưu tầm tranh chuẩn bị tiếp cho bài sau
 Thứ tư ngày 27 tháng 1 năm 2010
TẬP ĐỌC	VÈ CHIM
I. Mục đích yêu cầu
	- Đọc rành mạch toàn bài: Ngắt, nghỉ đúng nhịp khi đọc các dòng trong bài vè. 
	- Hiểu nội dung bài: Một số loài chim cũng có đặc điểm, tính nét giống như con người.Trả lời được CH1,3;Thuộc được 1 đoạn trong bài vè.HS KG thuộc cả bài;thực hiện được YC của CH2
3. Thuộc lòng bài vè
II. Đồ dùng dạy học
	- Tranh minh hoạ một số loài chim có trong bài vè
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ: 3 học sinh đọc bài: “Chim sơn ca và bông cúc trắng" trả lời các câu hỏi SGK..* Giáo viên nhận xét ghi điểm
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: 
2. Luyện đọc
2.1 Giáo viên đọc mẫu bài vè
	- Hướng dẫn quan sát tranh minh hoạ SGK
	- Trong bài này Gà cũng được xem là một loài thuộc họ chim.
2.2 Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
a. Đọc từng câu
- Gọi học sinh đọc từng câu
- Luyện phát âm: lon xon, sáo xinh, linh tinh, liếu điếu, mách lẻo, lân la, buồn ngủ,.
b. Đọc từng đoạn trước lớp
- Bài này có 5 đoạn mỗi đoạn 4 dòng.
- Lưu ý học sinh đọc nhấn giọng các từ: lon xon , gà mới nở, nhảy, sáo xinh, linh tinh, liếu điếu, nghịch, tếu, chìa vôi, chèo bẻo,.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài
Câu 1: Tìm tên các loài chim được kể trong bài ?
Câu 2: Tìm những từ ngữ được dùng:
a. Để gọi các loài chim
b. Để tả đặc điểm của các loài chim.
Câu 3: Em thích con chim nào trong bài ? Vì sao ?
4. Học sinh học thuộc bài vè
- Ghi bảng một số từ làm điểm tựa cho học sinh.
- Học sinh nối tiếp nhau đọc 2 dòng thơ.
- Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài vè.
- Gà con, sáo, liếu điếu, chìa vôi, chèo bẻo, khách, chim sẻ, chim sâu, tu hú, 
cú mèo.
- Em sáo, cậu chìa vôi, thím khách, bà chim sẻ, mẹ chim sâu, cô tu hú, bác cú mèo.
- Chạy lon xon, vừa đi vừa nhảy nói linh tinh, hay nghịch hay chao đớp mồi, mách lẻo, nhặt lân la, có tình có nghĩa, giục hè đến mau, nhấp nhem buồn ngủ.
- Học sinh nói theo ý riêng của mình
- Học sinh đọc
5. Củng cố - dặn dò
	Cho học sinh tập đặt một số câu vè nói về một con vật thân quen.
	- Về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài vè, sưu tầm 1 bài vè dân gian.	
TOÁN:	LUYỆN TẬP(Giảm B1,a;B3)
I. Mục tiêu
	- Biết tính độ dài đường gấp khúc.
II. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: 
- 2 học sinh lên bảng làm bài 2,3
Tú: Làm bài 2
Na: Làm bài 3
	- Vẽ đường gấp khúc gồm 2 đoạn thẳng, 3 đoạn thẳng, 4 đoạn thẳng
	- Một số học sinh đọc bảng nhân 4, 5
	* Giáo viên nhận xét
2. Dạy bài mới
* Bài 1b 
- Cho học sinh tự làm bài rồi chữa bài.
- Gọi 2 học sinh lên bảng, lớp làm vào vở.
* Bài 2: 
- Yêu cầu học sinh tự đọc đề bài rồi viết bài giải
* Bài 3: HSKG
- Yêu cầu học sinh ghi tên, rồi đọc tên đường gấp khúc.
- Học sinh tự làm bài, chữa bài
b. Độ dài đường gấp khúc là:
10 + 14 + 9 = 33 ( dm )
 ĐS: 33 dm
- Con ốc sên phải bò đoạn đường dài là: 
5 + 2 + 7 = 14 ( dm )
 ĐS: 14 dm
a. Đường gấp khúc gồm 3 đoạn thẳng là: ABCD
b. Đường gấp khúc gồm 2 đoạn thẳng là: ABC và BCD
3. Củng cố - dặn dò
	* Nhận xét tiết học
	* Ôn lại bảng nhân 2, 3, 4, 5 và cách tính độ dài đường gấp khúc.
	* Bài sau: Luyện tập chung
CHÍNH TẢ:	CHIM SƠN CA VÀ BÔNG CÚC TRẮNG
I. Mục đích yêu cầu
	- Chép lại chính xác, trình bày đúng một đoạn văn xuôi có lời nói của nhân vật.Không mắc quá 5 lỗi chính tả.
	- Làm được bài tập 2a,.HSKG giải được câu đố ở bài tập 3a.
II. Đồ dùng dạy học
	- Bảng phụ viết sẵn bài chính 
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ: Lớp viết bảng con: Xem xiếc, chảy xiết, việc làm, viết thư
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: Hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em tập chép một đoạn trong bài tập đọc: “ Chim sơn ca và bông cúc trắng"
2. Hướng dẫn tập chép
2.1 Hướng dẫn học sinh chuẩn bị
- Giáo viên đọc bài viết
- Đoạn văn này cho em biết điều gì về chim sơn ca và bông cúc ?
- Đoạn chép có những dấu câu nào ?
- Cho học sinh tập viết vào bảng con những chữ dễ viết sai.
- Cho học sinh chép vào vở
2.2 Chấm - chữa bài
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả
* Bài tập 2a
- Cho các nhóm nối tiếp nhau lên bảng tìm và viết về từ ngữ chỉ loài vật.
- Có tiếng bắt đầu bằng ch
- Có tiếng bắt đầu bằng tr
* Bài tập 3a HSKG
- Tiếng có âm ch hay tr
 Chân gì ở tít tắp xa
 Gọi là chân đấy nhưng mà không chân
- 2 học sinh nhìn bảng đọc lại
- Sơn ca và bông cúc sống vui vẻ, hạnh phúc trong những ngày được tự do.
- Dấu phẩy, dấu chấm, dấu hai chấm, dấu gạch ngang, dấu chấm than.
- Sung sướng, véo von, xanh thẳm, sà xuống,
- Học sinh chép bài vào vở
- Chào mào, chìa vôi, chích choè, chèo bẻo, chiền chiện, châu chấu, chẫu chuộc, cá chép, cá chuối
- Trâu, cá trắm, cá trê, cá trôi, trai, chim trĩ, chim trả,.
- Chân trời
4. Củng cố - dặn dò
	* Biểu dương những học sinh chép bài tốt, yêu cầu những học sinh viết bài chưa đạt về nhà tập chép lại.
 Thứ năm ngày 28 tháng 1 năm 2010
LUYỆN TỪ VÀ CÂU:	 TỪ NGỮ VỀ CHIM CHÓC
 ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI: Ở ĐÂU ?
I. Mục đích yêu cầu
	- Xếp được tên một số loài chim theo nhóm thích hợp BT1.
	- Biết đặt câu và trả lời câu hỏi với cụm từ: Ở đâu ? BT2;BT3
II. Đồ dùng dạy học
	- Tranh, ảnh đủ 9 loài chim
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ: 2 cặp học sinh đặt và trả lời câu hỏi: Khi nào, bao giờ, lúc nào, tháng mấy, mấy giờ.
* Giáo viên nhận xét
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: Trong giờ học LTVC hôm nay các em sẽ được hệ thống hoá và mở rộng vốn từ về chim chóc sau đó sẽ thực hành hỏi và đặt câu hỏi về địa điểm, địa chỉ.
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: ( miệng )
- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu
- Giới thiệu tranh ảnh về 9 loại chim.
- Cho học sinh các nhóm làm bài, đọc kết quả.
* Nhận xét
* Bài 2: ( miệng )
- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu
- Cho từng cặp học sinh thực hành
a. Bông cúc trắng mọc ở đâu ?
b. Chim sơn ca bị nhốt ở đâu ?
c. Em làm thẻ mượn sách ở đâu ?
* Bài 3:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Trước khi đặt câu có cụm từ ở đâu, các em cần xác định bộ phận nào trong câu trả lời cho câu hỏi ở đâu ?
- Học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh quan sát
* Hình dáng: Cánh cụt, vàng anh, cú mèo. 
* Tiếng kêu: tu hú, cuốc, quạ.
* Cách kiếm ăn: Bói cá, chim sâu, gõ kiến.
- Học sinh đọc
- Học sinh thực hành hỏi đáp
- Bông cúc trắng mọc bên bờ rào, giữa đám cỏ dại.
- Chim sơn ca bị nhốt trong lồng
- Em làm thẻ mượn sách ở thư viện nhà trường.
- Học sinh đọc yêu cầu
a. Sao chăm chỉ họp ở đâu ?
b. Em ngồi ở đâu ?
c. Sách của em để ở đâu ?
3. Củng cố - dặn dò
	* Hôm nay các em đã được học những gì ?
	* Nhận xét tiết học
	* Về nhà tìm hiểu thêm về các loài chim.
TOÁN:	LUYỆN TẬP CHUNG(Giảm B2;B5b)
I. Mục tiêu
	- Thuộc bảng nhân 2, nhân 3, nhân 4, nhân 5 để tính nhẩm.Biết tính giá trị của biểu thức số có hai dấu phép tính nhân và cộng hoặc trừ trong trường hợp đơn giản.
 -Biết giải bài toán có một phép tính nhân.
	- Biết tính độ dài đường gấp khúc.
II. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: 
- 2 học sinh làm bài 2,3/104
	- Một số học sinh đọc bảng nhân 2, 3, 4, 5
	* Giáo viên nhận xét ghi điểm
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài: Hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em củng cố lại cách ghi nhớ bảng nhân 2, 3, 4, 5 bằng thực hành tính và giải bài toán. Tính độ dài đường gấp khúc.
b. Hướng dẫn luyện tập
* Bài 1: Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Cho học sinh nhẩm ghi kết quả - rồi sửa bài.
* Bài 3:
- Yêu cầu học sinh nêu cách tính
- Gọi 2 học sinh lên bảng,lớp làm vào vở.
* Bài 4: Gọi học sinh đọc đề
- Yêu cầu 1 em lên bảng giải lớp làm vào vở.
* Bài 5: Gọi học sinh đọc đề bài
HSKG làm bài5b
- Muốn tính độ dài đường gấp khúc ta làm thế nào ?
- Gọi 2 học sinh lên bảng, lớp làm vào vở.
- Học sinh đọc
- Làm bài
- Học sinh nối tiếp nhau đọc kết quả
HS nêu cách tính
a, 5 X 5 + 6 = 25 + 6
 = 31
- Thực hiện theo 2 bước, thực hiện phép nhân trước phép cộng và phép trừ sau
- 2 học sinh lên bảng
- Lớp làm vào vở
- 1 học sinh lên bảng
- Số chiếc đũa 7 đôi đũa có là:
2 x 7 = 14 ( chiếc đũa )
ĐS: 14 chiếc đũa
- Cộng độ dài của đoạn thẳng lại
a. 3 cm + 3 cm + 3 cm = 9cm
b. 2cm+2cm+2 cm+2cm+2cm = 10cm
hoặc: 3 x 3 = 9cm
 2 x 5 = 10cm
3. Củng cố - dặn dò:
	* Nhận xét tiết học
	* Về nhà ôn lại bảng nhân 2, 3, 4, 5
	* Bài sau: Luyện tập chung ( TT )
TẬP VIẾT: 	CHỮ HOA R
I. Mục đích yêu cầu
-Viết đúng chữ R hoa(một dòng cỡ vừa,1 dòng cỡ nhỏ) chữ và câu ứng dụng:Ríu(1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ) Ríu rít chim ca (3l)
II. Đồ dùng dạy học- Mẫu chữ R đặt trong khung chữ
- Bảng phụ viết sẵn mẫu chữ cỡ nhỏ trên dòng kẻ li- Ríu rít, ríu rít chim ca.
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ: - 1 hs nhắc lại cụm từ ứng dụng: “ Quê hương tươi đẹp ” 
	 - Lớp viết bảng con chữ “ Quê “
B. Dạy bài mới
1.Giới thiệu bài: Hôm nay cô sẽ hd các em tv chữ hoa R,cụm từ:Ríu rít chim ca.
2. Hướng dẫn viết chữ hoa
3. Hướng dẫn quan sát và nhận xét chữ R
- Chữ R cao mấy li ? Gồm mấy nét ?
- Nét 1 chữ R giống nét 1 của chữ nào?
- Nét 2 là kết hợp của 2 nét cơ bản – Nét cong trên và nét móc ngược phải. Nối vào nhau tạo thành vòng xoắn giữa thân chữ.
* Cách viết:
* Nét 1: ĐB trên ĐK6 viết nét móc ngược trái như nét 1 của các chữ P,B ĐB trên ĐK2.
* Nét 2: Từ điểm ĐB của nét 1, lia bút lên ĐK5, viết tiếp nét cong trên, cuối nét lượn vào giữa thân chữ, tạo thành vòng xoắn nhỏ rồi viết tiếp nét móc ngược, ĐB trên ĐK2.
- Giáo viên viết mẫu.
- Cho hs viết bóng- HS viết vào bc.
3. Hướng dẫn viết câu ứng dụng
- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu câu ứng dụng: “ Ríu rít chim ca" 
- Cao 5 li. Gồm 2 nét
- Giống nét 1 của chữ B và chữ P
R
- Học sinh viết bóng
- Học sinh viết bảng con chữ R
- Học sinh đọc
- Tả tiếng chim hót rất trong trẻo và vui vẻ, nối liền nhau không dứt.
- Độ cao của các chữ cái,cách đặt dấu,khoảng cách giữa các chữ.
-GV viết mẫu 2 chữ Ríu rít trên dg kẻ.
- Cho học sinh viết từ ríu rít vào bc.
4. Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết.
HS trả lời
- Học sinh viết vào bảng con.
- Học sinh viết vào vở
5. Chấm bài, nhận xét
6. Củng cố - dặn dò
* Nhận xét tiết học
* Về nhà viết thêm các dòng trong vở tập viết
 Thứ sáu ngày 29 tháng 1 năm 2010
CHÍNH TẢ:	SÂN CHIM
I. Mục đích yêu cầu
	- Nghe viết chính xác, trình bày đúng bài chính tả: “ Sân chim"
	- Làm được 2b; 3a.
II. Đồ dùng dạy học
	- Bảng phụ viết nội dung bài tập 2b,3a
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ: 
	- Gọi 2 học sinh lên bảng 
	- Học sinh viết bảng con: luỹ tre, chích choè, trâu, chim trễ
	* Giáo viên nhận xét
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: Hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em nghe và viết lại một đoạn văn có tên là: “ Sân chim"
2. Hướng dẫn nghe viết
2.1 Hướng dẫn học sinh chuẩn bị
- Giáo viên đọc 1 lần chính tả
- Giúp học sinh nắm nội dung bài viết
- Bài: “ Sân chim “ tả cái gì ?
* Giúp học sinh:
- Những chữ nào trong bài bắt đầu bằng tr, s
- Cho học sinh viết vào bảng con: Xiết, thuyền, trắng xoá, sát sông.
2.2 Giáo viên đọc cho học sinh viết
2.3 Chấm bài, nhận xét
3. Hướng dẫn làm bài tập
3.1 Bài 2b
- Cho học sinh làm bài vào vở, sửa bài 
* Bài tập 3a
- Cho học sinh làm bài tập 3a
* Nhận xét
- 3 học sinh đọc lại
- Chim nhiều không tả xiết
- Trứng, trắng, sát, sông
- Học sinh viết bảng con
- Học sinh viết bài
- Học sinh làm bài, sửa bài
 Uống thuốc, trắng muốt
 Bắt buộc, buột miệng nói
Chải chuốt, chuộc lỗi
- Em vẽ tranh
4. Củng cố - dặn dò
	* Nhận xét tiết học
	* Về nhà tìm thêm những tiếng khác có bắt đầu bằng tr/ch
TOÁN:	LUYỆN TÂP CHUNG ( TT )
 (giảm B3 cột 2;B5)
I. Mục tiêu:
-Thuộc

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan21xglop2.doc