Giáo án môn học lớp 1 - Tuần thứ 14 - Trường tiểu học Nguyễn Thái Bình

I/ Mục tiêu: ( LGBVMT )

1 HS đọc được : eng, iêng, từ ứng dụng có vần eng –iêng .

2.1 Đọc được từ ứng dụng có vần eng –iêng ; câu ứng dụng:“Dù ai nói ngả ”.

2.Hs viết được: eng, iêng, từ ứng dụng .

2.2.Luyện nói 2- 4 câu theo chủ đề: “Ao hồ, giếng”.

* Luyện nói 4- 5 câu theo chủ đề: “Ao hồ, giếng”.

3.GD hs tự giác đọc, viết bài

II/ Chuẩn bị: - GV: Tranh minh họa

 - HS: Vở + SGK+ Hộp ĐDTV.

 

doc 26 trang Người đăng minhtuan77 Lượt xem 663Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học lớp 1 - Tuần thứ 14 - Trường tiểu học Nguyễn Thái Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t học.
- HD học sinh làm bài tập 
- Về xem lại bài và làm Bt
- Chuẩn bị bài sau: Luyện tập.
- Có 8 ngôi sao.
- Còn lại 7 ngôi sao.
- Bằng 7.
- Bằng 1.
- Cả lớp tham gia 
BT1:
 8 8 8 8 8 8 8 
 -1 - 2 -3 - 4 - 5 - 6 - 7 
 7 6 5 4 3 2 1
BT2:
 1 + 7 = 8 ; 2 + 6 = 8 ; 4 + 4 = 8
 8 – 1 = 7 ; 8 – 2 = 6 ; 8 – 4 = 4
 8 – 7 = 1 ; 8 – 6 = 2 ; 8 – 8 = 0
BT3:
 8 – 4 = 4 ; 8 – 5 = 3 ; 8 – 8 = 0
 8 – 1 – 3 = 4; 8 – 2 – 3 = 3; 8 – 0 = 8
 8 – 2 – 2 = 4 ; 8 – 1 – 4 = 3 ; 8 + 0 = 8
- Cá nhân nêu
- Hs thực hiện
HỌC VẦN
uông – ương
I/ Mục tiêu:
1. HS đọc được : uông, ương,và từ ứng dụng có vần : uông, ương
2.1. Đọc được từ từ ứng dụng có vần : uông, ương ; câu ứng dụng:“Nắng  vào hội”.
2.HS viết được: uông, ương, quả chuông, con đường 
2.2. Luyện nói 2 – 4 câu theo chủ đề: “Đồng ruộng”.
* Luyện nói 4 – 5 câu theo chủ đề: “Đồng ruộng”.
3.GDHS tự giác đọc, viết bài
II/ Chuẩn bị: - GV: Tranh minh họa 
 - HS: Vở + SGK+ Hộp ĐDTV.
III/ Lên lớp:
Tg
Giáo viên
Học sinh
20’
10’
5’
* HĐ1: giải quyết MT1
- HĐ lựa chọn: bảng cài
- Hình thức tổ chức: cá nhân
* uông: - Nhận diện chữ:
- Vần uông được tạo nêu từ : uô và ng
 - So sánh: uông với ung
- Y/c hs ghép vần uông
- GV đọc mẫu - HD học sinh đọc
- gv theo dõi – sửa sai.
- Ghép thêm phụ âm vào trước vần uông và dấu thanh để tạo thành tiếng ?
- GV đánh vần mẫu – hd đọc.
- HS nêu từ có chứa vần uông .
- Gv theo dõi – chỉnh sửa cho hs. 
* ương :( tương tự vần uông )
- Vần ương được tạo nêu từ ươ và ng
- So sánh: uông với ương
* HĐ2: giải quyết MT2.1
- Hình thức tổ chức: cá nhân
- Gọi học sinh nêu từ ngữ ứng dụng 
- Học sinh chơi giữa tiết : “Đàn gà con”
* Hd hs viết bảng con
- GV viết mẫu lên bảng – HD học sinh viết vào bảng con.
- GV theo dõi – sửa sai 
* HĐ3:HĐ kết thúc
- Gọi hs đọc lại bài
- T/c: Tìm tiếng có vần vừa học
- Gd hs – Nx tiết học.
- Đọc kĩ bài – C/bị cho tiết 2.
– HSTD chuyển tiết
- Hs chú ý theo dõi.
- Giống nhau: Có ng 
- Khác nhau : uông có uô
- Hs ghép và đánh vần.
-chuông ,luông ,vuông 
- Học sinh đánh vần + đọc trơn
- Hs :chuông gió ,luống rau .
- Hs lắng nghe.
- Giống nhau: ng đứng cuối
- Khác nhau : ương có ươ
- Hs đọc: cn, đt.
- Cả lớp tham gia 
- Học sinh viết bảng con 
- Cn nhắc lại
- 1 em hs đọc
- Hs thực hiện
uông – ương ( tiết 2)
Tg
Giáo viên
Học sinh
10’
10’
10’
5’
*HĐ1: tiếp tục giải quyết MT1, 2.1
- Hình thức tổ chức: cá nhân, lớp
- Gọi hs đọc bài trên bảng lớp 
- Gv theo dõi – nx sửa sai.
- Đọc câu ứng dụng
- HS quan sát tranh vẽ và nhận xét 
- Gọi hs đọc câu ứng dụng
- Gv theo dõi chỉnh sửa cho hs.
- GV đọc mẫu – giải nghĩa
* HĐ2: Luyện viết, giải quyết Mt2
- HĐ lựa chọn: bảng con
- Hình thức tổ chức: cá nhân
- Gv viết mẫu theo quy trình
- GV hướng dẫn cách viết.
- Y/c hs viết vào vở
- GV theo dõi giúp học sinh viết xong bài .
- Thu bài – Chấm – Nx.
+ Chơi giữa tiết: “Đèn anh, đèn đỏ”
*HĐ3: Luyện nói, giải quyết Mt2.2, *
- HS quan sát tranh nêu nhận xét với sự gợi ý của giáo viên 
+ Trong tranh vẽ gì?
+ Lúa, ngô, khoai, sắn  trồng ở đâu ?
+ Ai trồng các thứ trên ?
+ Trêân đồng ruộng các bác nông dân đang làm gì ?
+ Cho học sinh liên hệ đến gia đình mình ?
* HĐ4: Hđ kết thúc 
- Gọi1 em đọc cả bài 
- LHGD – Nx tiết học
– HD học sinh làm BT .
- Về hà đọc lại bài và làm BT
- Chuẩn bị bài sau: ang – anh
- Hs đọc bài trên bảng lớp.
- Hs quan sát và nêu nx.
- Hs đọc: cn + đt.
- Hs lắng nghe.
- HS viết vào vở theo mẫu
- Cả lớp tham gia chơi
- Hs quan sát và TLCH
- Đồng ruộng  
- ngoài ruộng 
- Nông dân 
- Cày bừa, cấy lúa 
- Nói cho cả lớp nghe 
- Hs đọc bài
- Lớp thi đua tìm tiếng có vần vừa học
- Hs thực hiện
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
An toàn khi ở nhà
I/ Mục tiêu 
1.HS biết kể tên một số vật sắc nhọn trong nhà có thể gây đứt tay chảy máu, gây nóng, bỏng và cháy; Biết gọi người lớn khi có tai nạn xảy ra.
2. Biết đóng vai dưa vào tranh
 * Nêu được cách xử lí đơn giản khi bị bỏng, bị đứt tay,.
3.GDHS cẩn thận trong cuộc sống hằng ngày
II/ Chuẩn bị: - Tranh ảnh, câu chuyện phục vụ bài dạy 
III/ Lên lớp:
Tg
Giáo viên
Học sinh
15’
15’
5’
* HĐ1:giải quyết Mt1
- HĐ lựa chọn: tranh 
- Hình thức tổ chức: nhóm
B1:Y/c hs quan sát hình trang 30 sgk.
- chỉ và nói các bạn ở mỗi hình đang làm gì?
- Dự kiến xem điều gì có thể xảy ra với các bạn trong mỗi hình?
B2: Gọi đại diện các nhóm trình bày.
Kết luận :
- Khi phải dùng dao hoặc những đồ dùng dễ vỡ và sắc nhọn cần phải rất cẩn thận để tránh bị đứt tay 
+ HS chơi giữa tiết : Bài “Cái cây”
* HĐ2:giải quyết MT2, *
- HĐ thực hành
- Hình tức tổ chức: nhóm
B1: Chia nhóm 4 em
- Quan sát các hình ở trang 31 và đóng vai thể hiện lời nói hành động phù hợp với tình huống.
B2: Các nhóm lên trình bày.
+ Các em có suy nghĩ thể hiện vai diễn của mình?
+ Các bạn khác có nx gì?
+ Nếu là em , em có cách ứng xử khác không?
+ Trường hợp có lửa cháy các đồ vật trong nhà,em sẽ phải làm gì?
* Kết luận : - Không nên để các đèn dầu hoặc các vật gây cháy khác trong màn hay để gần những đồ dùng dễ bắt lửa 
- Nên tránh xa các đồ vật và những nơi có thể gây bỏng và cháy 
- Khi sử dụng các đồ điện phải rất cẩn thận, không sờ vào phích cắm, ổ điện, dây dẫn đề phòng chúng bị hở mạch điện giật có thể gây chết người 
- Hãy tìm mọi cách để chạy ra xa nơi có lửa cháy, gọi to kêu cứu. Nếu nhà mình hoặc hàng xóm có điện thoại cần hỏi và nhớ số điện thoại báo cứu hoả đề phòng khi cần 
* HĐ3: HĐ kết thúc
- GV và hs củng cố lại nd bài
- Chuẩn bị bài sau: Lớp học. 
- Hs quan sát các hình vẽ.
- hs quan sát và trả lời CH.
- Có thể các bạn sẽ bị:đứt tay, chảy máu,..
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
- Hs lắng nghe.
- Cả lớp hát
- HS thảo luận trả lời câu hỏi 
- Cá nhân nêu
- Cá nhân nêu
- em sẽ gọi người đến cứu.
- Hs chú ý lắng nghe.
- cá nhân nêu
- Hs thực hiện
..
Thứ tư ngày 24 tháng 11 năm 2010
TOÁN
Luyện tập
I/ Mục tiêu :	
1.Thực hiện được các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 8; viết được phép tính thích hợp với hình vẽ.
2. Hs có kĩ năng làm tính 
* HS khá, giỏi làm hết các BT
3. Hs yêu thích môn học
II/ Chuẩn bị:
 - Gv: Các bài tập
 - Hs: sgk, VBT, bảng con 
III/ Lên lớp:
Tg
Giáo viên
Học sinh
30’
5’
* HĐ1:giải quyết MT1, 2, *
- HĐ thực hành
- Hình thức tổ chức: cá nhân
Bài 1: HS nêu yêu cầu bài toán 
- Gv tổ chức cho hs chơi t/c: “Truyền điện”
- Y/c hs đọc lại bài.
Bài 2: HS nêu cách làm
- Y/c hs làm vào sgk, mời 3 hs lên chữa. 
Bài 3: HS nêu yêu cầu bài toán 
- HS tự làm bài và chữa bài
- Gv chấm bài – nx sửa sai.
* HS chơi giữa tiết “Chim ca” 
Bài 4:
- HS quan sát tranh và nhận xét lập phép tính 
Bài 5: Nối ô trống với số thích hợp 
 - Mời 2 nhóm thi đua.
* HĐ2: HĐ kết thúc
- GV và hs củng cố lại bài
- LHGD – Nx tiết học
- Về xem lại bài và c/bị bài sau: Phép cộng trong phạm vi 9.
BT1:
 7 +1 = 8; 6 + 2= 8 ; 5 + 3 = 8 ; 4 + 4 = 8
 1 + 7 = 8 ;2 + 6 = 8; 3 + 5 = 8; 8 – 4 = 4
 8 -7 = 1; 8 -6 = 2 ; 8 – 5 = 3 ; 8 + 0 = 8
 8 – 1 = 7; 8 – 2 = 6; 8 – 3 = 5; 8 – 0 = 8
BT2 : Hs làm vào sgk
BT3:
4 + 3 + 1 = 8; 8 – 4 – 2 = 2; 2 + 6 – 5 =3
5 + 1 +2 =8; 8 – 6 + 3 = 5 ; 7 – 3 + 4 = 8
- Cả lớp tham gia 
BT4: 
 Học sinh nêu đề toán và giải : 
8 – 2 = 6 (quả)
BT5: hs thi 
Nối với số thích hợp.
 > 5 + 2
 < 8 - 0
 > 8 + 0
HỌC VẦN
ang – anh
I/ Mục tiêu:
1.HS đọc được: ang, anh, và từ ngữ ứng dụng có vần ang, anh .
2.1.Đọc được từ ứng dụng có vần ang, anh ; câu ứng dụng: “Không có chân có cánh  sao gọi là ngọn gió”.
2.HS viết được: ang, anh, ngữ ứng dụng có vần ang, anh .
2.2.Luyện nói 2 – 4 câu theo chủ đề: “Buổi sáng”.
* Luyện nói 4– 5 câu theo chủ đề: “Buổi sáng”.
3. GDHS tự giác đọc, viết bài
II/ Chuẩn bị: - GV: Tranh minh họa 
 - HS: Vở + SGK+ Hộp ĐDTV.
III/ Lên lớp:
Tg
Giáo viên
Học sinh
20’
10’
5’
* HĐ1: giải quyết MT1 
- HĐ lựa chọn: bảng cài
- Hình thức tổ chức: cá nhân
* ang: - Nhận diện vần:
- Vần ang được tạo nêu từ : a và ng
 - So sánh: ang với ong
- Y/c hs ghép vần ang
- GV đọc mẫu - HD học sinh đọc: a ngờ ang
- GV theo dõi sửa phát âm 
-Yêu cầu hs ghép thêm phụ âm đầu vào trước vần ang để tạo thành tiếng mới .Có thể thêm dấu 
- Yêu cầu hs đọc –Gv viết bảng
* Vần anh( quy trình tương tự)
- Vần anh được tạo nêu từ a và nh
- So sánh: anh với ang
* HĐ2: giải quyết MT2.1
- Hình thức tổ chức: cá nhân
- Gọi Hs nêu từ ứng dụng .
-Cho hs đọc 
* Học sinh chơi giữa tiết : “Đàn gà con”
* HD hs viết bảng con
- GV viết mẫu lên bảng – HD học sinh viết
- GV theo dõi giúp đỡ HS viết.
* HĐ3:HĐ kết thúc
- Gọi hs đọc lại bài
- T/c: Tìm tiếng có vần vừa học
- Gd hs – Nx tiết học.
- Đọc kĩ bài – C/bị cho tiết 2.
– HSTD chuyển tiết
- Hs chú ý theo dõi.
- Giống nhau: Có ng 
- Khác nhau : ang có a
- Học sinh đánh vần + đọc trơn
- hs ghép
-mạng ,nàng ,lang ,sang 
- Giống nhau: a đứng đầu
- Khác nhau : anh có nh 
-cổng làng ,nàng tiên,.
- HS đọc cn , đt
- Cả lớp tham gia 
- Học sinh viết bảng con 
- 1 hs đọc bài
- Hs thực hiện.
ang – anh ( tiết 2 )
Tg
Giáo viên
Học sinh
10’
10’
10’
5’
*HĐ1: tiếp tục giải quyết MT1, 2.1
- Hình thức tổ chức: cá nhân, lớp
-Gọi hs đọc bài trên bảng vừa học 
- Gv theo dõi – sửa sai.
- Đọc câu ứng dụng
- HS quan sát tranh và nhận xét
- Gv viết lên bảng câu ứng dụng
- Gọi hs đọc câu ứng dụng.
- GV giải nghĩa - đọc mẫu 
* HĐ2: Luyện viết, giải quyết Mt2
- HĐ lựa chọn: bảng con
- Hình thức tổ chức: cá nhân
- Gv viết mẫu theo uy trình
–GV hướng dẫn cách viết.
- Y/c hs viết vào vở.
- GV theo dõi giúp học sinh viết xong bài 
- Gv thu bài – Chấm – Nx.
* Học sinh chơi giữa tiết : “Chim sáo”
*HĐ3: Luyện nói, giải quyết Mt2.2, *
- HS quan sát tranh nêu nhận xét 
+ Tranh vẽ gì ? vào lúc nào?
+ Trong tranh mọi người đang làm gì ? 
+ Buổi sáng mọi người trong gia đình em làm gì ?
+ Em thích buổi sáng mưa hay nắng ?
* HĐ4: Hđ kết thúc 
- Gọi1 em đọc cả bài 
- LHGD – Nx tiết học
– HD học sinh làm BT .
- Về hà đọc lại bài và làm BT
- Chuẩn bị bài sau: inh – ênh.
- Hs đọc bài trên bảng lớp
- Hs đọc cn
- Hs quan sát và nêu nx.
- Học sinh đọc cn vài em 
- Hs lắng nghe.
- Hs theo dõi
- HS viết vào vở theo mẫu
 - Cả lớp hát
- Cảnh nông thôn  
- Các em bé đi học  
- Học sinh tự liên hệ 
- Học sinh tự nêu 
- Lớp thi đua tìm tiếng có vần vừa học
- Hs thực hiện.
.
Mĩ Thuật
Vẽ màu vào các hoạ tiết ở hình vuông
 I/ Mục tiêu
-Học sinh nhận biết vẻ đẹp của trang trí hình vuông . 
- Biết cách vẽ màu vào các họa tiết hình vuông .
-Yêu thích môn vẽ . 
II/ Đồ dùng dạy học
- Khăn mùi xoa, viên gạch hoa
- 1 số bài mẫu của năm trước 
III/ Các hoạt động dạy học
Giáo viên
HĐ: 1
- Cho HS hát bài 
- GV kiểm tra dụng cụ vở của học sinh 
- Nhận xét bài tiết trước 
HĐ: 2 
1. Hướng dẫn học sinh vẽ màu 
- Giúp học sinh nhận ra các hình vẽ trong hình vuông 
- Các hình giống nhau các em chú ý nên vẽ cùng một màu 
Hình 5: vẽ 4 cái lá cùng một màu, 4 góc vẽ 1 màu nhưng khác màu của lá 
- Vẽ màu khác ở hình thoi 
- Vẽ màu khác ở hình tròn 
- Vẽ đều gọn không chờm ra ngoài 
- Vẽ có màu đậm nhạt 
* HS chơi giữa tiết 
 HĐ: 3 : Thực hành 
- HS tự chọn màu để vẽ 
- GV theo dõi giúp đỡ học sinh hoàn thành tác phẩm của mình 
HĐ 4: Nhận xét đánh giá 
- Cách chọn màu, vẽ có màu đậm nhạt, tô không chờm ra ngoài 
- Dặn học sinh quan sát màu sắc xung quanh 
Học sinh
- GV cho học sinh xem bài vẽ tuần trước 
- Hình cái lá ở 4 góc 
- Hình thoi ở giữa 
- Hình tròn ở giữa 
- HS có thể vẽ xung quanh trước ở giữa sau
- Cả lớp tham gia 
Học sinh thực hành bài vẽ hoàn chỉnh theo ý thích của mình.
Học sinh cùng GV nhận xét bài vẽ của các bạn trong lớp.
Học sinh nêu lại cách vẽ màu vào hình vuông.
..
Thứ năm ngày 25 tháng 11 năm 2010
TOÁN
Phép cộng trong phạm vi 9
I/ Mục tiêu 
1. HS thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 9
2.Biết làm tính cộng trong phạm vi 9; viết được phép tính thích hợp với hình vẽ
* HS khá, giỏi làm hết các BT
3. Hs có ý thức học bài.
II/ Chuẩn bị: - Sử dụng bộ đồ dùng toán học lớp 1 
 - Các mô hình vật thật phù hợp với nội dung bài học 
III/ Lên lớp:
Tg 
Giáo viên 
Học sinh
15’
20’
5’
* HĐ1: giải quyết MT1
- HĐ lựa chọn: nhóm đồ vật
- Hình thức tổ chức: cá nhân
*Thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 9
- GV dùng vật mẫu để giải thích phép tính trong bảng cộng (tương tự như phép cộng trong phạm vi 8) 
- Cho HS so sánh kết quả 2 phép tính để nêu tính chất giao hoán 
* HS đọc thuộc bảng cộng trong phạm vi 9 
- GV xoá dần cho đến hết 
* HS chơi giữa tiết “Tìm bạn thân”
* HĐ2: giải quyết MT2, *
- HĐ thực hành
- Hình thức tổ chức: cá nhân
Bài 1: HS nêu yêu cầu bài toán
- Y/c hs thực hiện bảng con. 
- GV lưu ý nhắc HS viết thẳng cột 
Bài 2: HS nêu yêu cầu bài toán 
- Tổ chức cho hs chơi T/c: “ Truyền điện”
- Cho hs đọc lại bài
Bài 3: Gọi hs nêu y/c.
- Y/c hs làm vào sgk và nêu kết quả.
- Gv và cả lớp nx- sửa sai
Bài 4 : HS nêu yêu cầu bài toán 
- HS quan sát tranh và nêu phép tính thích hợp 
a/ Có 8 cái hộp thêm 1 cái hôp nữa. Hỏi có tất cả mấy cái hộp ?
b/ Có 7 bạn đang chơi thêm 2 bạn nữa. Hỏi có tất cả mấy bạn? 
* HĐ3: HĐ kết thúc
- Gọi hs đọc lại bảng cộng 9.
- LHGD – Nx tiết học.
- HD học sinh làm bài tập 
- Về nhà học thuộc bảng cộng 9.
- Chuẩn bị bài sau: Phép trừ trong phạm vi 9
 - Hs theo dõi và nêu
 - Hs chú ý theo dõi.
- HS đọc cá nhân , đt.
 - Cả lớp tham gia 
BT1: - HS làm bảng con 
 1 3 4 7 6 3
 + 8 + 5 + 5 + 2 + 3 + 4
 9 8 9 9 9 7
BT2: 
2 + 7 = 9; 4 + 5 = 9;3 + 6 = 9;8 + 1 = 9
0 + 9 = 0; 4 + 4 = 8; 1 + 7 = 8;8 +1 = 9 8–5 = 3; 7 – 4 = 3; 0 + 8 = 8; 6 – 1 = 5
BT3:
- Hs thực hiện vào sgk và đọc kết quả.
BT4:
a/ 
- 8 – 1 = 9
b/ 
- 7 + 2 = 9
- Hs đọc lại bảng cộng
- Hs thực hiện.
HỌC VẦN
inh – ênh
I/ Mục tiêu:
1. HS đọc được : inh, ênh và từ ứng dụng có vần inh, ênh . 
2.1. Đọc được từ ứng dụng có vần inh, ênh .,câu ứng dụng: “Cái gì cao lớn lênh khênh ”.
2.HS viết được: inh, ênh, máy vi tính, dòng kênh 
2.2.Luyện nói 2 – 4 câu theo chủ đề: Máy cày, máy nổ, máy khâu, máy tính
* Luyện nói 4– 5 câu theo chủ đề: Máy cày, máy nổ, máy khâu, máy tính
3.GDHS tự giác đọc, viết bài
II/ Chuẩn bị: - GV: Tranh minh họa 
 - HS: Vở + SGK+ Hộp ĐDTV.
III/ Lên lớp:
Tg
Giáo viên
Học sinh
20’
10’
5’
* HĐ1: giải quyết MT1
- HĐ lựa chọn: bảng cài
- Hình thức tổ chức: cá nhân
* inh: - Nhận diện vần:
- Vần inh được tạo nêu từ : i và nh
 - So sánh: inh với in
* Đánh vần:
- Y/c hs ghép vần inh
- GV đọc mẫu - HD học sinh đọc
- GV theo dõi sửa phát âm 
- Ghép thêm phụ âm đầu vào trước vần inh và có thể thêm dấu để tạo thành tiếng ?
- Y/c hs ghép tiếng 
-Hs đọc –GV viết bảng .
* ênh :
- Vần ênh được tạo nêu từ ê và nh
- So sánh: ênh với inh
* HĐ2: giải quyết MT2.1
- Hình thức tổ chức: cá nhân
- GV yc hs nêu từ ứng dụng –Gv viết lên bảng 
- HD học sinh đọc 
* Học sinh chơi giữa tiết : “Nếu có vui”
* HD hs viết bảng con
- GV viết mẫu lên bảng–HD hs viết
- GV theo dõi giúp đỡ HS viết.
* HĐ3:HĐ kết thúc
- Gọi hs đọc lại bài
- T/c: Tìm tiếng có vần vừa học
- Gd hs – Nx tiết học.
- Đọc kĩ bài – C/bị cho tiết 2.
– HSTD chuyển tiết
- Hs chú ý theo dõi.
- Giống nhau: Có i đứng đầu 
- Khác nhau : inh có nh
- Học sinh đánh vần + đọc trơn
-xinh , minh ,tinh ,vinh ,linh ,bình 
- Hs đọc cn ,n ,đt 
- Giống nhau: nh đứng cuối
- Khác nhau : ênh có ê
-minh mẫn ,đình làng .
- Hs đọc từ ngữ ứng dụng
- Cả lớp tham gia 
- Học sinh viết bảng con 
- Hs thi tìm tiếng có chứ vần vừa học.
- Hs thực hiện.
inh – ênh ( tiết 2 )
Tg
Giáo viên
Học sinh
10’
10’
10’
5’
*HĐ1: tiếp tục giải quyết MT1, 2.1
- Hình thức tổ chức: cá nhân, lớp
- Gọi hs đọc bài trên bảng lớp ở t1.
- Gv theo dõi – sửa sai.
- Đọc câu ứng dụng.
- HS quan sát tranh và nêu nhận xét
- Gọi hs đọc câu ứng dụng.
- GV đọc mẫu 
- GV giải nghĩa 
- Học sinh luyện đọc trong sgk 
*HĐ2: Luyện viết, giải quyết Mt2
- HĐ lựa chọn: bảng con
- Hình thức tổ chức: cá nhân
- Gv viết mẫu theo quy trình
–GV hướng dẫn cách viết.
- Y/c hs viết vào vở.
- GV theo dõi giúp học sinh viết xong bài 
- Thu – Chấm – Nx.
* Học sinh chơi giữa tiết : “Tìm bạn thân”
*HĐ3: Luyện nói, giải quyết Mt2.2, *
- HS quan sát tranh nêu nhận xét 
+ Tranh vẽ gì ? 
+ Máy cày dùng làm gì ? em thường thấy ở đâu ? 
+ Máy nổ dùng làm gì ?
+ Máy khâu dùng làm gì ?
+ Máy tính dùng làm gì ?
+ Ngoài các loại máy trên em còn biết các loại máy nào nữa ?
* HĐ4: Hđ kết thúc 
- Gọi1 em đọc cả bài 
- LHGD – Nx tiết học
– HD học sinh làm BT .
- Về hà đọc lại bài và làm BT
- Chuẩn bị bài sau: Ôn tập.
- Hs đọc bài trên bảng lớp
- Hs quan sátt ranh
- Học sinh đọc cn vài em 
- Hs lắng nghe.
- HS viết vào vở theo mẫu
- Cả lớp tham gia
- Các loại máy  
- cày đất ở nông thôn  
- Chạy máy 
- May quần áo
- Tính toán
- Học sinh tự nêu 
 - Hs 2 em đọc bài.
- Lớp thi đua tìm tiếng có vần vừa học
- Hs thực hiện.
THỦ CÔNG
Gấp các đoạn thẳng cách đều
I/ Mục tiêu :
1. Học sinh biết cách gấp các đoạn thẳng cách đều 
2. Hs gấp được các đoạn thẳng đều theo đường kẻ. Các nếp gấp có thể chưa thẳng, phẳng.
* Hs gấp được các đoạn thẳng đều theo đường kẻ. Các nếp gấp tương đối thẳng, phẳng.
3. Hs yêu quý sản phẩm làm ra. 
II/ Chuẩn bị:
 - Mẫu gấp, quy trình các nếp gấp
 - Giấy màu, vở thủ công 
III/ Lên lớp:
Tg
Giáo viên
Học sinh
15’
15’
5’
* HĐ1:giải quyết MT1
- HĐ lựa chọn: mẫu
- Hình thức tổ chức: cá nhân
+ GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét 
* GV cho HS quan sát mẫu gấp các đoạn thẳng cách đều ( H1 )
- Các đoạn thẳng ntn với nhau?
- Có thể chồng khít lên nhau không?
* GV hướng dẫn mẫu cách gấp
+. Gấp nếp gấp thứ nhất :
- GV ghim tờ giấy màu lên bảng, mặt màu áp sát vào bảng.
- GV gấp mép giấy vào theo đường dấu 
+. Gấp nếp thứ hai :
- GV ghim lại tờ giấy mặt màu ở phía ngoài để gấp nếp thứ hai.
+. Gấp nếp thứ ba :
- GV lật tờ giấy và ghim lại gấp vào như hai nếp gấp trên.
+. Gấp các nếp gấp tiếp theo 
- GV nhắc lại cách gấp
- Chơi giữa tiết: “ Đèn xanh, đèn đỏ”
* HĐ2:giải quyết MT2, *
- HĐ thực hành
- Hình thức tổ chức: cá nhân
- GV nhắc lại quy trình gấp. 
- Y/c hs thưc hành trên giấy màu
- GV theo dõi giúp đỡ HS yếu
* HS trưng bày sản phẩm 
- Mời các tổ trưng bày sản phẩm
- Gv và cả lớp nx – tuyên dương.
* HĐ3: HĐ kết thúc
- GV và hs củng cố lại bài
- LHGD – Nx tiết học.
- Về nhà tập làm để tiết sau thực hành.
- HS quan sát kỹ để nêu ra nhận xét
- Chúng cách đều và có thể chồng khít lên nhau.
 - HS quan sát 
 - HS quan sát 
- HS quan sát
 - HS quan sát
 - Hs chơi giữa tiết.
- HS thực hành trên giấy nháp trước khi gấp trên giấy màu.
- Hs trưng bày sản phẩm.
- cá nhân nêu
- Hs thực hiện.
Thứ sáu ngày 26 tháng 11 năm 2010
 Âm nhạc
ÔN TẬP BÀI HÁT SẮP ĐẾN TẾT RỒI
I.Mục tiêu :
 	-Biết hát theo giai điệu và lời ca.
-Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ đơn giản .
-Yêu thích môn học .
II.Đồ dùng dạy học:
-Tranh mô tả ngày tết với tuổi thơ.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Hoạt động 1 :10’
Ôn bài hát: Sắp đến tết rồi.
GV treo tranh quang cảnh ngày tết cho học sinh nhận xét nội dung tranh.
Hát kết hợp vỗ tay theo phách (gõ thanh phách, song loan)
Gọi từng tổ học sinh hát, nhóm hát.
GV chú ý để sửa sai.
Hoạt động 2 : 10’
Hát kết hợp vận động phụ hoạ.
GV vừa hát vừa vỗ tay theo phách.
Hướng dẫn học sinh hát kết hợp vận động phụ hoạ.
Gọi HS hát kết hợp vỗ tay theo phách, kết hợp nhún chân.
Hoạt động 3:10’
Chia lớp thành 4 nhóm. Một nhóm đọc lời theo tiết tấu, các nhóm khác đệm theo bằng nhạc cụ gõ.
Hoạt động 4:Kết thúc (5’)
Hỏi tên bài hát.
HS biểu diễn bài

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 14 CKTKN.doc