Giáo án môn học lớp 1 - Tuần lễ 24 năm học 2012

ĐẠO ĐỨC ( 24)

ĐI BỘ ĐÚNG QUY ĐỊNH (tiết 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

_ Nêu được một số quy định đối với người đi bộ phù hợp với điều kiện giao thông địa phương .

_ Nêu được lợi ích của việc đi bộ đúng quy định .

_ Thực hiện đi bộ đúng quy định và nắc nhở bạn bè cùng thực hiện.

_ HSK-G phân biệt được hành vi đi bộ đúng quy định và sai quy định.

* KNS : Rèn cho HS kỹ năng an toàn khi đi bộ .

II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:

_Vở bài tập Đạo đức 1

_Ba chiếc đèn hiệu làm bằng bìa cứng ba màu đỏ, vàng, xanh, hình tròn đường kính 15 hoặc 20 cm

_Các điều 3, 6, 18, 26 công ước quốc tế về quyền trẻ em

 

doc 35 trang Người đăng minhtuan77 Lượt xem 664Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học lớp 1 - Tuần lễ 24 năm học 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Viết lên bảng cho HS lên sửa bài
Bài 3: Khoanh
_Cho HS nêu nhiệm vụ
_Cho HS đổi vở để chữa bài
Bài 4: Sắp xếp các số theo thứ tự
_Cho HS nêu cách làm bài
_Cho HS tự làm bài và chữa bài
 Chú ý: 
a) phải viết số bé nhất vào ô trống đầu tiên
b) phải viết số lớn nhất vào ô trống đầu tiên
2.Nhận xét –dặn dò:
_Củng cố:
_Nhận xét tiết học
_Tự HS làm và chữa bài
_ 1HS lên trên bảng sửa bài
_HS nêu nhiệm vụ 
_Dựa vào mẫu, HS tự làm và chữa bài
_ 2HS lên bảng làm bài 
_ Lớp nhận xét
 _HS tự làm bài rồi chữa bài 
_2nhóm thi đua trên lớp
=================================================================
Thứ tư , ngày 22 tháng 02 năm 2012
TẬP ĐỌC ( 9-10)
CÁI BỐNG
YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
_ Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: khéo sảy, khéo sàng, đường trơn, mưa ròng.
_Hiểu nội dung bài: Tình cảm và sự hiếu thảo của Bống đối với mẹ.
Trả lời câu hỏi 1,2 ( SGK).
B. Chuẩn bị :
- Viết sẵn nội dung bài đồng dao lên bảng .
- Viết các yêu cầu trong SGK lên bảng .
C. Các hoạt động dạy – học :
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
4’
10’
16’
30’
2’
I.Kiểm tra bài cũ:
_Kiểm tra bài “Bàn tay mẹ” và trả lời câu hỏi:
+Bàn tay mẹ làm những việc gì cho Bình?
+Đọc câu văn diễn đạt tình cảm của Bình đối với mẹ
Nhận xét
II.Dạy bài mới:
1.Giới thiệu bài: 
 Hàng ngày bố mẹ vất vả, bận rộn đi làm để nuôi nấng, chăm sóc các em. Các em ở nhà có giúp đỡ bố mẹ những công việc nhỏ trong nhà không? Bài hôm nay sẽ cho các em biết bạn Bống hiếu htảo, ngoan ngoãn, biết giúp mẹ như thế nào?
2. Hướng dẫn HS luyện đọc:
a) GV đọc mẫu bài văn:
 Giọng chậm rãi, nhẹ nhàng, tình cảm
b) HS luyện đọc:
* Luyện đọc tiếng, từ ngữ:
_Luyện đọc các tiếng từ khó hoặc dễ lẫn: bống bang, khéo sảy, khéo sàng, mưa ròng, đường trơn. Khi luyện đọc kết hợp phân tích tiếng để củng cố kiến thức đã học 
_GV ghi: bống bang
_Cho HS đọc 
+Phân tích tiếng bống, bang?
 GV dùng phấn gạch chân âm b vần ông
+Cho HS đánh vần và đọc
_Tương tự đối với các từ còn lại:
+ khéo sảy
+khéo sàng
+đường trơn: đường bị ướt nước mưa, dễ ngã
+gánh đỡ: gánh giúp mẹ
+mưa ròng: mưa nhiều, kéo dài
*Luyện đọc câu:
_Đọc nhẩm từng câu
_GV chỉ bảng từng chữ ở câu thứ nhất
+Cho HS đọc trơn 
_Tiếp tục với các câu còn lại
_Cuối cùng cho HS tiếp nối nhau đọc trơn từng dòng thơ theo cách: 1 HS đầu bàn đọc câu thứ nhất, các em khác tự đứng lên đọc các câu tiếp theo 
*Luyện đọc đoạn, bài: 
_Thi đọc cả bài 
_Kết hợp cho các tổ thi đua đọc đúng, to, và rõ ràng
_Cho HS đọc đồng thanh cả bài 1 lần
3. Ôn các vần anh, ach: (thực hiện các yêu cầu) trong SGK:
a) Tìm tiếng trong bài có vần anh, ach:
 Vậy vần cần ôn là vần anh, ach
_Cho HS đọc tiếng, từ chứa vần anh
_Cho HS phân tích tiếng “gánh”
b) Tìm tiếng ngoài bài có vần anh, ach:
_Đọc mẫu trong SGK
_GV cho HS chơi trò chơi: thi nói (đúng nhanh, nhiều) câu chứa tiếng có vần anh, vần ach
Gợi ý:
+Bé chạy rất nhanh. 
+Bạn Ngọc là người rất lanh lợi
+Nhà em có rất nhiều sách
+Một tia chớp rạch ngang nền trời đen kịt 
Tiết 2
4. Tìm hiểu bài đọc và luyện nói:
a) Tìm hiểu bài đồng dao: 
_Cho HS đọc 
_GV hỏi:
+Bống đã làm gì giúp mẹ nấu cơm?
_Cho 1 HS đọc 2 dòng cuối
_GV hỏi:
+Bống đã làm gì khi mẹ đi chợ về?
_GV đọc diễn cảm lại cả bài
_HS đọc cả bài
b) Học thuộc lòng bài “Cái bống”: (ở lớp)
_Cho HS tự nhẩm, thi xem tổ nào thuộc bài nhanh nhất
c) Luyện nói: 
_GV nêu câu hỏi:
+Ở nhà em làm việc gì giúp bố mẹ?
+Cho vài HS đóng vai người hỏi:
-Ở nhà bạn làm gì giúp bố mẹ?
5.Củng cố- dặn dò:
_Nhận xét tiết học
+Khen những học sinh học tốt
+Yêu cầu HS về nhà đọc thuộc lòng cảbài
_2, 3 HS đọc 
HSY
HSK-G 
_Quan sát
_bống bang
+âm b + ông + dấu sắc
_Nhẩm theo
_Cá nhân, bàn, tổ
_Lớp nhận xét
_gánh
_g + anh + dấu sắc
_Nước chanh mát và bổ
_Quyển sách này rất hay
_Từng cá nhân thi nói, lớp nhận xét
_1 HS đọc, lớp đọc thầm lại 2 dòng đầu
+Bống sảy, sàng gạo cho mẹ nấu cơm
_Lớp đọc thầm
+Bống chạy ra gánh đỡ mẹ
_2, 3HS đọc
_Đồng thanh
_Nhẩm
_Thi ai đọc thuộc
+Quan sát 4 tranh minh hoạ trả lời, có thể kể những việc mình đã làm không được thể hiện trong tranh
+Các HS khác trả lời
-Bạn thường trông em bé cho mẹ nấu cơm
-Ăn cơm xong, em lấy tăm, rót nước cho bà, lau bàn giúp mẹ
-Em tự dánh răng rửa mặt
============
TOÁN (94)
 BÀI 91: CỘNG CÁC SỐ TRÒN CHỤC
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 _ Biết đặt tính, làm tính cộng các số tròn chục, cộng nhẩm các số tròn chục trong phạm vi 90; biết giải bài toán có phép cộng .
 II.ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC:
 _Các bó, mỗi bó có một chục que tính (hay các thẻ một chục que tính trong bộ đồ dùng học Toán lớp 1)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Thời
 gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2’
5’
5’
5’
7’
4’
8’
2’
1.Giới thiệu cộng các số tròn chục: (theo cột dọc)
Bước 1: Hướng dẫn HS thao tác trên các que tính
_Lấy 30 que tính (3 bó que tính). +GV hỏi: 
30 gồm mấy chục và mấy đơn vị?
GV viết: 3 ở cột chục, 0 ở cột đơn vị, như SGK
_Cho HS lấy tiếp 20 que tính (2 bó que tính),
 xếp dưới 3 bó que tính trên 
+Hỏi: 20 gồm mấy chục và mấy đơn vị?
_Gộp lại, ta được 5 bó và 0 que rời, viết 5 ở cột
 chục và 0 ở cột đơn vị (dưới vạch ngang)
 như sách Toán1
Chục
Đơn vị
3
 +2
5
0
0 
0
Bước 2: Hướng dẫn kĩ thuật làm tính cộng
 GV hướng dẫn HS thực hiện hai bước 
(trường hợp 30 + 20)
*Đặt tính:
_Viết 30 rồi viết 20 sao cho chục thẳng
 cột với chục, đơn vị thẳng cột với đơn vị
_Viết dấu +
_Kẻ vạch ngang
*Tính (từ phải sang trái)
 30 0 cộng 0 bằng 0, viết 0
 3 cộng 2 bằng 5, viết 5
Vậy: 30 + 20 = 50
2. Thực hành:
Bài 1: Tính
_Cho HS nêu cách làm bài rồi làm vào vở 
_Khi chữa bài: cho HS nêu cách tính 
Bài 2: Tính nhẩm 
_ GV hướng dẫn cách cộng nhẩm
_GV hướng dẫn HS cộng nhẩm một số 
tròn chục với một số tròn chục
+Muốn tính: 20 + 30 
+Ta nhẩm: 2 chục + 3 chục = 5 chục
+Vậy: 20 + 30 = 50
_Cho HS tiến hành làm
_Chữa bài: Đọc kết quả theo từng cột
Bài 3: Bài toán 
_ GV hướng dẫn tóm tắt và cách giảơ3
_ Theo dõi và giúp HS biết cách trình bày bài giải
2.Nhận xét –dặn dò:
_Củng cố:
_Nhận xét tiết học
_Dặn dò: Chuẩn bị bài 92: Luyện tập 
_Mỗi HS lấy 30 que tính
+30 có 3 chục và 0 đơn vị
_Mỗi HS lấy 2 0 que tính
+20 gồm 2 chục và 2 đơn vị
_ Quan sát GV thực hành
_ Viết bảng con 30
- HS làm bảng con 3 bài đầu, các bài khác làm trong SGK và sửa trên bảng
_ HS nêu yêu cầu của bài
_Gọi vài HS nêu lại cách cộng
_Làm vào SGK 
_ HS nêu miệng kết quả 
_ 3 HS sửa trên bảai3
_ HS đọc yêu cầu của bài
_ HS nêu lời giải và cách giải 
_ HS giải vào vở
============================
THỦ CÔNG
Bài 19: CẮT, DÁN HÌNH CHỮ NHẬT (TIẾT 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
_ Biết cách kẻ, cắt, dán hình chữ nhật.
_ Kẻ, cắt, dán được hình chữ nhật. Có thể kẻ, cắt được hình chữ nhật theo cách đơn giản. Đường cắt tương đối thẳng. Hình dán tương đối phẳng .
Với HS khéo tay:
_ Kẻ, cắt, dán được hình chữ nhật theo hai cách. Đường cắt thẳng, hình dán phẳng.
_ Có thể kẻ, cắt được thêm hình chữ nhật có kích thước khác .
II.CHUẨN BỊ:
 1.Giáo viên:
 _Chuẩn bị hình chữ nhật mẫu bằng giấy màu dán trên nền tờ giấy trắng kẻ ô
 _Tờ giấy kẻ ô có kích thước lớn
 2.Học sinh:
 _Giấy màu có kẻ ô
 _Bút chì, thước kẻ, kéo
_1 tờ giấy vở HS có kẻ ô
_Vở thủ công
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
3’
8’
O6
18’
2’
1.Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét:
_Treo hình mẫu lên bảng và hỏi:
+Hình chữ nhật có mấy cạnh?
+Độ dài các cạnh như thế nào?
Như vậy hình chữ nhật có 2 cạnh dài bằng nhau và 
2 cạnh ngắn bằng nhau 
2.GV hướng dẫn mẫu:
* Cách kẻ hình chữ nhật: (cách 1)
_GV thực hiện từng động tác
+Ghim tờ giấy kẻ ô lên bảng
+Lấy 1 điểm A trên mặt giấy kẻ ô. Từ điểm A 
đếm xuống dưới 5 ô theo đường kẻ, ta được điểm D
+Từ A và D đếm sang phải 7 ô theo đường kẻ ta 
được điểm B, C
+Nối lần lượt các điểm A à B; Bà C; CàD;
 Dà A, ta được hình chữ nhật ABCD
*Hướng dẫn cắt rời hình chữ nhật và dán:
_GV thao tác chậm rãi từng động tác
+Cắt theo cạnh AB, BC, CD, DA được hình chữ nhật
+Bôi một lớp hồ mỏng, dán cân đối và phẳng
3.Học sinh thực hành:
_Cho HS thực hành trên tờ giấy vở kẻ ô
_GV quan sát kịp thời uốn nắn, giúp đỡ cho 
HS còn lúng túng khó hoàn thành nhiệm vụ
4. Nhận xét- dặn dò:
_ Nhận xét tinh thần học tập, sự chuẩn bị dụng cụ học tập, kĩ năng kẻ, cắt của HS
_ Dặn dò: Chuẩn bị bài “Cắt, dán hình chữ nhật” 
_Quan sát hình chữ nhật mẫu
_HS quan sát
_HS quan sát
_Thực hành trên nháp có kẻ ô
========================
CHIỀU
LUYỆN VIẾT : Cái Bống
HS sửa lỗi đã viết sai trong tiết chính tả của ngày thứ ba .
Những em viết sai nhiều lỗi chính tả sẽ viết lại bài Bàn tay mẹ .
HS rèn viết bảng con các từ : Cái Bống, khéo sảy, khéo sàng, gánh đỡ.
Vài Hs đọc lại bài Cái Bống .
HS tập chép vào trong VBT :
Cái Bống là cái bống bang
Khéo sảy, khéo sàng cho mẹ nấu cơm.
Mẹ Bống đi chợ đường trơn
Bống ra gánh đỡ chạy cơn mưa ròng .
2/. HS làm bài tập điền vần anh hay ach ?
HS xem tranh và nêu từ tìm được .
HS tự điền trong VBT.
3 HS sửa bài trên bảng .
Lớp nhận xét, sửa sai 
Hộp bánh túi xách bức tranh
Lớp đọc lai các từ vừa hoàn thành .
3/. HS làm bài tập điền âm ng hay ngh ?
HS nhắc lại quy ước cách viết ng hay ngh . ( ngh + i , e , ê )
HS từ làm bài .
GV gọi từng em lên sửa bài trên bảng.
Ngà voi ngoan ngoãn nghề nghiệp
Chú nghé nghỉ ngơi bắp ngô 
- HS tự sửa bài .
==================
LUYỆN ĐỌC
CÁI BỐNG
HS đọc ôn lại hai bài tập đọc vừa học trong tuần .
HS đọc lại cho thuộc cả bàiCái Bống tại lớp .
GV hướng dẫn HS làm bài tập trong VBT Tiếng Việt :
1/. Viết tiếng trong bài có vần anh:
HS viết bảng con : gánh
2/. Viết tiếng ngoài bài : HS viết bảng con cho GV viết bảng .
Có vần anh : bánh, canh, nhánh, mánh, khánh, lanh, mạnh, thạnh, lạnh,
Có vần ach: sách, mách, trách, khách, mạch, gạch, sạch, ngách, bạch, phách,
3/. Điền vào chổ trống :
HS trả lời câu hòi : Bống đã làm gì giúp mẹ ? ( sau đó chọn từ điền vào chỗ trống)
+ Bống khéo sảy, khéo sàng cho mẹ nấu cơm .
+ Bống ra gánh đỡ khi mẹ đi chợ về .
Bống
4/. Nối các ô chữ và viết lại thành câu 
HS tự nối trong VBT
rất
1 HS lên nối trên bảng :
Chăm làm
1 em viết lại câu : Bống rất chăm làm .
Vài HS đọc lại câu hoàn chỉnh .
=========================
LUYỆN TOÁN 
CỘNG CÁC SỐ TRÒN CHỤC
_ HS nhắc lại cách cộng các số tròn chục mà buổi sáng các em vừa học 
_ HS làm bài tập trong VBT toán 
Bài 1 : Tính 
HS tự làm bài trong VBT 
6 HS lần lượt lên sửa bài trên bảng ( mỗi em một phép tính )
HS đổi tập nhau kiểm tra 
Bài 2: Tính nhẩm 
HS nêu cách tính nhẩm ( 4 chục cộng thêm 1 chục ,. )
HS tự làm bài cá nhân 
HS hỏi miệng một số em về kết quả tính 
HS đổi tập nhau kiểm tra 
Bài 3 :Bài toán 
2 HS đọc đề toán 
HS nêu cách giải toán 
HS tự giải trong VBT 
1 HS lên giải trên bảng 
Bài 4 : >, <, =
HS tự làm bài 
4 HS lần lượt lên sửa bài trên bảng 
================================================================
Thứ năm , ngày 23 tháng 02 năm 2012
CHÍNH TẢ ( 48)
CÁI BỐNG
YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
_ Nhìn bảng chép lại đúng bài đồng dao Cái Bống trong khoảng 10-15 phút.
_ Điền đúng vần anh, ach; chử ng, ngh vào chỗ trống.
Bài tập 2,3 (SGK).
CHUẨN BỊ
Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập và bài đồng dao .
CÁC HOẠT ĐỘNG :
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
20’
12’
2’
1.Kiểm tra bài cũ:
_Chấm điểm một số vở của HS về nhà phải chép lại bài “Bàn tay mẹ”
_Gọi 2 HS lên bảng 
Nhận xét
2. Hướng dẫn HS nghe- viết:
_Cho HS đọc bài Cái Bống
_Cho HS đọc thầm
_GV chỉ cho HS đọc những tiếng các em dễ viết sai và viết vào bảng con: khéo sảy, khéo sàng, nấu cơm, đường trơn, mưa ròng, 
_GV đọc (mỗi dòng thơ 3 lần)
 GV hướng dẫn các em cách ngồi viết, cầm bút, đặt vở, cách viết đề bài vào giữa trang
+Tên bài: Đếm vào 5 ô
+Dòng thơ viết cách lề vở 3, 4 ô
+Những tiếng đầu dòng phải viết hoa
_Chữa bài
+GV đọc lại bài
+Đánh vần những tiếng khó
+Chữa những lỗi sai 
_GV chữa trên bảng những lỗi phổ biến
_GV chấm một số vở
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
a) Điền vần: anh hoặc ach?
_GV treo bảng phụ đã viết sẵn nội dung bài tập
_Cho HS lên bảng làm 
_Từng HS đọc lại các tiếng đã điền
_Cả lớp và GV nhận xét và chốt lại 
_Bài giải: hộp bánh, túi xách tay
b) Điền chữ: ng hoặc ngh
_Tiến hành tương tự như trên
_Bài giải: ngà voi, chú nghé
4. Củng cố- dặn dò:
_Nhận xét tiết học
+Khen những học sinh học tốt, chép bài chính tả đúng, đẹp
_Dặn dò: 
_Viết: nhà ga, cái ghế, con gà, ghê sợ
_2, 3 HS nhìn SGK đọc
_Tự tìm ra tiếng dễ viết sai
_HS tự nhẩm và viết vào bảng
_HS nghe, viết vào vở
_Dùng bút chì chữa bài
+HS rà soát lại
+Gạch chân những chữ viết sai và ghi lỗi ra lề vở
_HS tự ghi số lỗi ra lề vở, phía trên bài viết
_Đổi vở kiểm tra
_Lớp đọc thầm yêu cầu của bài
_2, 3 HS lên bảng- lớp làm vào vở bằng bút chì
_2, 3 HS đọc lại kết quả
_Về nhà chép lại đoạn văn đúng, sạch, đẹp; làm lại bài tập .
==============
TẬP VIẾT( 48)
TÔ CHỮ HOA D , Đ
A.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
_ Tô được các chữ hoa C, Đ .
_Viết đúng các vần anh, ach; các từ ngữ : gánh đỡ, sạch sẽ kiểu chữ viết thường, cỡ vừa theo vở tập viết 1, tập hai .
HSK-G viết đều nét, dãn đúng khoảng cách và viết đủ số dòng, số chữ quy định .
B.Chuẩn bị :
Bảng phụ kẻ, viết sẵn nội dung luyện viết .
Mẫu chữ hoa cỡ lớn trong khung chữ .
C.Các hoạt động dạy – học :
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
2’
4’
6’
10’
3’
1.Kiểm tra bài cũ:
_GV nhận xét chữ viết của HS, sau đó cho HS viết lại từ chưa đúng
_Nhận xét
2.Bài mới:
a) Hoạt động 1: Giới thiệu bài
_Hôm nay ta học bài: D, Đ, anh, ach, gánh đỡ, sạch sẽ. GV viết lên bảng
b) Hoạt động 2: Hướng dẫn tô chữ hoa
_GV gắn chữ mẫu viết hoa lên bảng và hỏi:
+Chữ hoa D gồm những nét nào?
-GV hướng dẫn quy trình viết 
-Cho HS viết bảng, GV sửa nếu HS viết sai
+Chữ hoa Đ cách viết như chữ D. Sau đó lia bút lên viết nét ngang đi qua đường kẻ thẳng 
-Cho HS viết bảng 
c) Hoạt động 3: Viết vần và từ ứng dụng
+ anh:
-Vần gì?
-Độ cao của vần “anh”?
-GV nhắc cách viết vần “anh” : Đặt bút ở đường kẻ 3 viết chữ a lia bút viết chữ nh, điểm kết thúc ở đường kẻ 2
-Cho HS xem bảng mẫu
-Cho HS viết vào bảng
+ ach:
-Vần gì?
-Độ cao của vần “ach”?
-GV nhắc cách viết vần “ach” : Đặt bút ở đường kẻ 3 viết chữ a lia bút viết chữ ch, điểm kết thúc ở đường kẻ 2
-Cho HS xem bảng mẫu
-Cho HS viết vào bảng
+ gánh đỡ:
-Từ gì?
-Độ cao của từ “gánh đỡ”?
-Khoảng cách giữa các tiếng trong 1 từ?
-GV viết mẫu: Muốn viết từ “gánh đỡ” ta đặt bút ở đường kẻ 3 viết tiếng gánh điểm kết thúc ở đường kẻ 2, nhấc bút cách 1 con chữ o đặt bút ở đường kẻ 3 viết tiếng đỡ, điểm kết thúc ở đường kẻ 3
-Cho HS xem bảng mẫu
-Cho HS viết vào bảng
+ sạch sẽ:
-Từ gì?
-Độ cao của từ “sạch sẽ”?
-Khoảng cách giữa các tiếng trong 1 từ?
-GV viết mẫu: Muốn viết từ “sạch sẽ” ta đặt bút ở đường kẻ 1 viết tiếng sạch điểm kết thúc ở đường kẻ 2, nhấc bút cách 1 con chữ o đặt bút ở đường kẻ 1 viết tiếng sẽ, điểm kết thúc trên đường kẻ 1
-Cho HS xem bảng mẫu
-Cho HS viết vào bảng
d) Hoạt động 4: Viết vào vở
_Cho HS nhắc cách cầm bút, cách đặt vở, tư thế ngồi viết của HS
_Cho HS viết từng dòng vào vở
3.Củng cố:
_Chấm một số vở và nhận xét chữ viết của HS
_Nhận xét tiết học 
_bàn tay, hạt thóc
+Gồm nét thẳng, nét cong phải kéo từ dưới lên
-Viết vào bảng con
_ HS viết bảng 
- anh
-Cao 2 đơn vị rưỡi
-Viết bảng:
- ach
-Cao 2 đơn vị rưỡi
-Viết bảng:
- gánh đỡ
-tiếng gánh cao 4 đơn vị rưỡi, tiếng đỡ cao 2 đơn vị 
-Khoảng cách 1 con chữ o
-Viết bảng:
- sạch sẽ
-tiếng sạch cao 2 đơn vị rưỡi, tiếng sẽ cao 1 đơn vị 
-Khoảng cách 1 con chữ o
-Viết bảng:
=============
TOÁN ( 95)
 BÀI 92: LUYỆN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
_ Biết đặt tính , làm tính, cộng nhẩm số tròn chục; bước đầu biết về tính chất phép cộng, biết giải toán có phép cộng .
II.ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC:
 _Các bó, mỗi bó có một chục que tính (hay các thẻ một chục que tính trong bộ đồ dùng học Toán lớp 1)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
7’
7’
7’
7’
1’
1.Thực hành:
 GV hướng dẫn HS tự làm rồi chữa bài:
Bài 1: Đặt tính rồi tính ( HSTB-Y)
_Cho HS nêu nhiệm vụ
_Nhắc HS phải viết các số sao cho chục thẳng 
cột với chục, đơn vị thẳng cột với đơn vị
Bài 2: Tính nhẩm ( phần a)
_Cho HS nêu nhiệm vụ 
_Cho HS làm bài theo các phần:
Phần a: Nhắc HS tính chất của phép cộng 
“Khi ta đổi chỗ các số trong phép cộng 
thì kết quả không thay đổi”
Ví dụ: 30 + 20 = 50
 20 + 30 = 50 
Bài 3: Bài toán 
_Cho HS nêu đề toán, tự tóm tắt bài toán 
và chữa bài
(Không bắt buộc phải nêu phần tóm tắt)
Bài 4: Nối ( theo mẫu )
_Cho HS nêu cách làm bài
_Cho HS thi đua nối nhanh, đúng
 (Có thể chuyển bài này thành trò chơi)
2.Nhận xét :
_Nhận xét tiết học

_Làm bảng con
_ 1 HS làm trên bảng lớp
_HS tự làm bài rồi chữa bài
_Dựa vào mẫu, HS tự làm và chữa bài
 _Tóm tắt:
Lan hái: 20 bông hoa
Mai hái: 10 bông hoa
Cả hai bạn hái:  bônghoa?
Bài giải
 Cả hai bạn hái được:
 20 + 10 = 30 (bông hoa)
 Đáp số: 30 bông hoa 
_ HS làm bài trong SGK 
_ 1HS lên bảng sửa
===========================
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI (24)
 BÀI 24: CÂY GỖ
I – YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
_ Kể được tên và nêu ích lợi của một số cây gỗ.
_ Chỉ được rễ, thân, lá, hoa của cây gỗ .
HSK-G : biết so sánh các bộ phận chính, hình dạng, kích thước, ích lợi của cây rau và cây gỗ .
* KNS : Kỹ năng kiên định : Từ chối lời rủ rê bẻ cành, ngắt lá .
II - ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
Hình ảnh các cây gỗ trong bài 24 SGK
III - HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Thời
 gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2’
9’
17’
2’
1.Giới thiệu bài: 
 GV giới thiệu “Bài học hôm nay chúng ta sẽ học về cây gỗ”
Hoạt động 1: Quan sát cây gỗ 
_Mục tiêu: 
 HS nhận ra cây nào là cây gỗ và phân biệt càc bộ phận chính của cây gỗ
_Cách tiến hành:
+GV tổ chức cho các lớp ra sân trường, dẫn các em đi quanh sân và yêu cầu các em chỉ xem cây nào là cây gỗ, nói tên cây đó là gì?
+GV cho HS dừng lại bên một cây gỗ và cho các em quan sát, để trả lời các câu hỏi sau:
-Cây gỗ này tên gì?
-Hãy chỉ thân, lá của cây. Em có nhìn thấy rễ cây không?
-Thân cây này có đặc điểm gì (cao hay thấp, to hay nhỏ, cứng hay mềm so với cây rau, cây hoa đã học)?
Kết luận:
 Giống như các cây đã học, cây gỗ cũng có rễ, thân, lá và hoa. Nhưng cây gỗ có thân to, cao cho ta gỗ để dùng, cây gỗ còn có nhiều cành cà lá cây làm thành tán tỏa bóng mát.
Hoạt động 2: Làm việc với SGK
_Mục tiêu:
+HS biết đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi dựa vào các hình trong SGK.
+Biết lợi ích của việc trồng cây gỗ.
_Cách tiến hành: 
*Bước 1:
_GV hướng dẫn HS tìm bài 24 SGK.
_GV giúp đỡ và kiểm tra hoạt động của HS. Đảm bảo các em thay nhau hỏi và trả lời các câu hỏi trong SGK.
*Bước 2:
_GV gọi HS trả lời các câu hỏi sau:
+Cây gỗ được trồng ở đâu?
+Kể tên một số cây gỗ thường gặp ở địa phương?
+Kể tên các đồ dùng làm bằng gỗ?
+Nêu lợi ích khác của cây gỗ?
Kết luận:
 Cây gỗ được trồng để lấy gỗ làm đồ dùng và làm nhiều việc khác. Cây gỗ có bộ rễ ăn sâu và tán lá cao, có tác dụng giữ đất, chắn gió, toả bóng mát. Vì vậy, cây gỗ được trồng nhiều thàn

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 1 tuan 24.doc