Giáo án môn học lớp 1 - Tuần dạy 7 năm 2011

TUẦN 7

Thứ hai, ngày 10 tháng 10 năm 2011

Chào cờ

Tập trung chào cờ toàn trường.

___________________________________________

Tiết 1. MĨ THUẬT: Vẽ màu vào hình quả (trái) cây

(Có giáo viên chuyên trách)

___________________________________________

Tiết 2,3. HỌC VẦN: Bài 27: Ôn tập

I. Mục tiêu:

- HS đọc được: p - ph, g, gh, q - qu, ng, ngh, y, tr; các từ ngữ và câu ứng dụng từ bài 22 đến bài 27.

- HS viết được: p - ph, g, gh, q - qu, ng, ngh, y, tr; các từ ngữ ứng dụng từ bài 22 đến bài 27.

- Nghe, hiểu và kể được một đoạn truyện theo tranh truyện kể: tre ngà.

HS K- G: Kể được 2 - 3 đoạn truyện theo tranh

II. Đồ dùng dạy- học:

- Tranh minh hoạ câu ứng dụng: quê bé hà có nghề xẻ gỗ, phố bé nga có nghề giã giò; truyện kể: tre ngà (phóng to)

III. Hoạt động dạy học:

A. Kiểm tra bài cũ:

- HS đọc: y, tr, y tế, chú ý, trí nhớ, cá trê,.

- HS đọc câu sau: bé bị ho, mẹ cho bé ra y tế xã.

- HS viết vào bảng con: y, tr, chú ý, trí nhớ.

- 1 em đọc toàn bài SGK (54, 55).

 

doc 28 trang Người đăng minhtuan77 Lượt xem 560Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học lớp 1 - Tuần dạy 7 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phục vụ bản thân: Tự đánh răng, rửa mặt 
- Kĩ năng ra quyết định: Nên và không nên làm gì để đánh răng đúng cách
III. Các PP/ KT dạy học tích cực có thể sử dụng
	- Thảo luận nhóm, hỏi đáp trước lớp, đóng vai, xửỷ lí tình huống
IV. Phương tiện dạy - học: 
- Mô hình răng nhựa, bàn chải, khăn mặt, cốc, nước, chậu đựng nước. 
V. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ:
? Nêu những việc làm hàng ngày để chăm sóc và bảo vệ răng?
- HS nêu.
- GVnhận xét, chốt ý đúng. 
B. Dạy học bài mới:
1. Khám phá
- Cả lớp hát bài “Dậy đi thôi”
- GV giới thiệu bài, ghi bảng
2. Kết nối
HĐ1:Thực hành đánh răng 
Mục tiêu: HS biết đánh răng đúng cách; GD kĩ năng ra quyết định: Nên và không nên làm gì để đánh răng đúng cách
Cách tiến hành:
Bước 1: Cho HS quan sát mô hình răng nhựa
GV chỉ: mặt trong, mặt ngoài, mặt nhai
? Trước khi đánh răng con phải làm gì? 
- GV bổ sung
- GV làm mẫu 
Bước 2: Thực hành
? Cách chải răng như thế nào là đúng? 
- Cho HS thực hành đánh răng theo nhóm.
- GV theo dõi, giúp đỡ thêm.
HĐ2: Thực hành rửa mặt 
Mục tiêu: HS biết rửa mặt đúng cách; GD kĩ năng tự phục vụ bản thân: Tự đánh răng, rửa mặt 
Cách tiến hành: 
Bước 1: Gọi 1 - 2 HS lên bảng làm động tác rửa mặt hàng ngày
? Rửa mặt như thế nào là đúng cách và hợp vệ sinh nhất?
? Vì sao phải rửa mặt đúng cách?
GV làm mẫu.
Bước 2: Thực hành rửa mặt 
- GV theo dõi giúp đỡ thêm.
- HS quan sát mô hình răng nhựa
- HS lên chỉ: mặt trong, mặt ngoài, mặt nhai
- Trước khi đánh răng phải:
+ Chuẩn bị cốc và nước sạch, lấy kem đánh răng vào bàn chải,...
- HS nhắc lại.
- HS quan sát 
- Chải từ trên xuống, dưới lên; lần lượt chải mặt ngoài, mặt trong và mặt nhai của răng,...
- HS thực hành đánh răng theo nhóm.
- Rửa mặt bằng nước sạch, khăn sạch, rửa tay trước khi rửa mặt, rửa cả tai và cổ.
- Để giữ vệ sinh.
- HS thực hành rửa mặt theo nhóm
C. Nối tiếp:
- HS nhắc lại các bước chuẩn bị trước khi đánh răng, rửa mặt 
- GV nhận xét tiết học
- Dặn về nhà thực hiện đúng những điều đã học.
______________________________________________
Buổi chiều
Tiết 1. luyện Tiếng Việt: Luyện đọc các âm đã học
I. Mục tiêu:
- Đọc được chắc chắn các âm đã học.
- Đọc được các tiếng, từ, câu có các âm đã học.
II. Dạy học bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Ôn luyện:
a. Luyện đọc âm, tiếng, từ:
? Hãy kể tên các âm đã học?
- GV ghi bảng.
- GV chỉnh sửa phát âm cho HS.
? Tìm các tiếng, từ có các âm vừa luyện đọc?
- GV chỉ bảng.
- GV chỉnh sửa, giải thích thêm 
- HS nêu lần lượt
- HS đọc cá nhân, nhóm, lớp.
- HS nêu nối tiếp
- HS đọc cá nhân, nhóm, lớp.
- HS đọc lại.
b. Luyện đọc sách giáo khoa:
- GV cho HS luyện đọc lại lần lượt từng bài trong SGK
- HS đọc cá nhân, nhóm, lớp
- GV theo dõi, uốn nắn thêm (HS K - G: KK đọc trơn).
3. Nối tiếp:
Dặn về nhà luyện đọc, viết thêm.
________________________________________________
Tiết 2. Thủ công: Luyện xé, dán hình quả cam 
I. Mục tiêu:
- Biết cách xé dán hình quả cam.
- Xé dán được hình quả cam. Đường xé có thể bị răng cưa. Hình dán tương đối phẳng. có thể dùng bút màu để vẽ cuống và lá.
Với HS khéo tay: - Xé dán được hình quả cam có cuống, lá. Đường xé ít răng cưa. Hình dán phẳng.
- Có thể xé được thêm hình quả cam có kích thước, hình dạng, màu sắc khác. 
- Có thể kết hợp vẽ trang trí quả cam.
II. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của GV:
- Bài mẫu về xé dán hình quả cam.
- 1 tờ giấy thủ công màu da cam (màu đỏ )
- 1 tờ giấy màu xanh lá cây, hồ dán.
2. Chuẩn bị cho HS:
- 1 tờ giấy màu da cam, 1 tờ giấy màu xanh lá cây.
- Hồ dán, bút chì, vở nháp.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Giới thiệu bài.
B. Dạy bài mới.
1. GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét
- GV cho HS xem tranh mẫu và gợi ý cho HS trả lời đặc điểm, hình dáng, màu sắc của quả cam. 
? Em nào cho cô biết còn có những quả nào giống hình quả cam? (quả táo, quả quýt...)
2. GV hướng dẫn
a. Xé, dán quả cam:
- GV lấy 1 tờ giấy màu, đánh dấu và vẽ 1 hình vuông có cạnh khoảng 8 ô.
- Xé rời lấy hình vuông ra - Xé 4 góc của hình vuông theo đường vẽ, sửa cho giống quả cam.
b. Xé hình lá:
Lấy mảnh giấy màu xanh vẽ 1 hình chữ nhật có cạch dài khoảng 4 ô, cạnh ngắn khoảng 2 ô. Xé hình chữ nhật rời khỏi tờ giấy màu. Xé 4 góc của hình chữ nhật theo đường vẽ. Chỉnh, sửa cho giống hình chiếc lá.
c. Xé dán hình cuống lá:
- Lấy 1 mảnh giấy màu xanh, vẽ và xé 1 HCN cạnh dài khoảng 4 ô và cạnh ngắn khoảng 1 ô. Xé đôi HCN, lấy 1 nửa làm cuống.
d. Dán hình:
- Sau khi xé được quả, lá, cuống. GV làm thao tác bôi hồ và dán quả, cuống và lá lên giấy nền.
3. Học sinh thực hành trên giấy nháp:
- HS nhớ laị cách xé, dán hình quả cam. Sau khi xé xong từng bộ phận của hình quả cam. HS xếp hình vào trong vở nháp cho cân đối. Cuối cùng lần lượt bôi hồ và dán theo thứ tự như đã hướng dẫn.
C. Nối tiếp:
- Nhận xét chung giờ học.
- Đánh giá sản phẩm.
- Dặn dò: Về nhà tập xé, dán thêm và chuẩn bị giấy màu, bút chì, hồ dán để học “Xé, dán hình quả cam” (Tiết 2).
_______________________________________________
Tiết 3. luyện Toán: Luyện tiết 1 (Tuần 7/ 51)
I. Mục tiêu: Giúp HS
- Thuộc bảng cộng trong phạm vi 3.
- Củng cố caựch làm tính cộng các số trong phạm vi 3.
- Bieỏt dửùa vaứo hỡnh veừ vieỏt pheựp tớnh thớch hụùp
HS K - G: Hoàn thành thêm các bài tập trong vở bài tập giáo khoa.
II. Hoạt động dạy học.
A. Giới thiệu bài.
B. Dạy học bài mới.
1. Hướng dẫn làm lần lượt các bài tập trong vở Thực hành/ 51
Bài 1: GV nêu yêu cầu và hướng dẫn HS cách viết phép cộng theo cột dọc, cách làm tính theo cột dọc.
- HS tập viết trên bảng con rồi mới làm vào vở.
- GV chữa bài, chốt kq: 
 1 1 2
 + + +
 1 2 1
 2 3 3
Bài 2: GV nêu yêu cầu bài tập, hướng dẫn cách làm 
- HS tự làm bài vào vở, nêu kq.
- GV chữa bài, chốt kq: 2 +1 = 3 1 + 2 = 3 1 + 1 = 2
Bài 3: Đúng ghi đ, sai ghi s.
- HS tự làm bài vào vở, nêu kq.
- GV hỏi HS vì sao ghi đ, vì sao ghi sai
- GV chữa bài, chốt kq
Bài 4: Số?
- GV hướng dẫn: 1 cộng với mấy để bằng 2?
- HS trả lời, GV nhận xét, kết luận: Đó chính là cách tìm thành phần chưa biết của phép cộng mà sau này các con sẽ được học
Bài 5: 
- GV cho HS quan sát tranh/51
- Gợi ý để HS nêu thành bài toán:
VD: Lúc đầu trên cành cây có 2 con chim, có 1 con chim bay tới. Hỏi trên cành cây có tất cả mấy con chim?
? Muốn biết có tất cả mấy con chim ta làm phép tính gì?
? Lấy mấy cộng mấy?
- GV theo dõi giúp đỡ thêm.
GV chốt kq: 2 + 1 = 3
- Muốn biết có tất cả mấy con chim ta làm phép tính cộng.
- Lấy 3 cộng 1.
- HS làm bài: Viết phép tính thích hợp vào ô trống. 
C. Nối tiếp:
GV: Hai bằng mấy cộng mấy? Ba bằng mấy cộng mấy,... để củng cố thêm.
- Tuyên dương 1 số HS làm bài tốt.
- Dặn đọc thuộc các phép cộng: 1 +1 = 2 1 + 2 = 3 2 + 1 = 3
______________________________________________________________________
Thứ tư, ngày 12 tháng 10 năm 2011
Tiết 1. Thể dục: Đội hình đội ngũ - Trò chơi vận động
I. Mục tiêu:
* Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, đứng nghiêm, đứng nghỉ. Dàn hàng, dồn hàng.
- Biết cách tập hợp hàng dọc, dóng thẳng hàng.
- Biết cách đứng nghiêm, đứng nghỉ.
- Nhận biết đúng hướng để xoay người theo đúng hướng.
- Biết cách dàn hàng, dồn hàng.
* Trò chơi: “Đi qua đường lội”
- Biết cách tham gia chơi trò chơi.
II. Địa điểm và phương tiện:
 - Trên sân trường, vệ sinh an toàn nơi tập.
 - GV chuẩn bị 1 còi. 
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
1. Phần mở đầu
- GV phổ biến nội dung yêu cầu của tiết học
- HS tập hợp thành 3 hàng dọc rồi chuyển thành 3 hàng ngang 
- HS đứng tại chỗ, vỗ tay và hát 
- Giậm chân đếm theo nhịp
- Đi theo vòng tròn và hít thở sâu.
- Ôn trò chơi : "Diệt các con vật có hại" 
2. Phần cơ bản
* Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng dọc, đứng nghiêm, nghỉ, quay phải, quay trái: 2 lần
Lần 1: GV điều khiển
Lần 2: Cán sự lớp điều khiển
Sau mỗi lần, GV cho HS giải tán rồi giúp cán sự lớp tập hợp dưới hình thức thi đua xem tổ nào tập hợp nhanh, thẳng hàng, trật tự.
GV theo dõi bổ sung (nhắc HS nhận biết đúng hướng để xoay người theo đúng hướng).
* ôn dàn hàng, dồn hàng.
Lần 1: GV điều khiển
Lần 2: Cán sự lớp điều khiển
- HS tập.
- GV chỉnh sửa, nhận xét. 
* Thi tập hợp hàng dọc, dóng hàng, quay phải, quay trái, dồn hàng, dàn hàng
+ Tổ nào thực hiện nhanh, đúng, không mất trật tự là thắng
* Trò chơi: “Đi qua đường lội”
- GV nêu tên trò chơi, nhắc lại luật chơi, HS cách chơi. 
- HS tự chơi 
- GV theo dõi, nhắc nhở thêm
3. Phần kết thúc 
- Giậm chân tại chỗ - đứng vỗ tay và hát
- GV hệ thống lại bài
- GV nhận xét - tuyên dương
- Dặn về nhà ôn lại bài 
_______________________________________________
Tiết 2,3. Học vần: Bài 28: Chữ thường - chữ hoa
I. Mục tiêu:
- Bước đầu nhận diện được chữ in hoa.
- Đọc được câu ứng dụng và các chữ in hoa trong câu ứng dụng.
- Luyện nói 2-3 câu theo chủ đề: Ba Vì
 HS K- G: Bước đầu nhận biết nghĩa một số từ ngữ thông dụng qua tranh minh hoạ ở SGK; biết đọc trơn, viết được đủ số dòng quy định trong vở Tập viết 1, tập một).
II. Đồ dùng dạy- học:
- Bảng chữ thường- chữ hoa.
- Tranh minh hoạ câu, từ, phần luyện nói: Ba Vì.
III. Hoạt động dạy - học: 
A. Kiểm tra bài cũ:
- HS đọc ở bảng phụ: nhà ga, quả nho, tre già, ý nghĩ.
- Viết 1 số từ ở bảng con: ý chí, nhà trẻ, quả na,...
GV nhận xét.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
 GV đưa bảng chữ thường, chữ hoa phóng to ở SGK 
- GV dọc mẫu và cho HS đọc theo.
2. Nhận diện chữ:
a. Chữ in hoa:
- GV nêu câu hỏi: Nhìn vào bảng chữ mẫu các em thấy chữ in hoa nào gần giống chữ in thường nhưng to hơn?
- Các chữ cái in hoa nào và chữ thường khác nhau nhiều?
- Cho HS đọc chữ in hoa 
- GV cùng các bạn nhận xét - bổ sung thêm.
b. Chữ viết hoa:
GV giới thiệu chữ viết hoa
GV che chữ in thường.
GV nhận xét, chỉnh sửa.
- HS thảo luận và nêu được các chữ giống nhau: C, E, Ê, I, K, L, O, Ô, Ơ, P, S, T, U, Ư, V, X, Y
- Các chữ cái in hoa và chữ thường khác nhau nhiều: A, Ă, Â, B, D, G, H, M, N, Q, R.
- HS đọc chữ in hoa theo cá nhân, tổ, cả lớp.
- HS nhận diện, đọc.
- HS đọc chữ in hoa và chữ viết hoa.
3. Hướng dẫn viết:
- GV đọc một số chữ in hoa.
GV uốn nắn, giúp đỡ thêm.
- HS viết bảng con.
Tiết 2
4. Luyện tập
a. Luyện đọc: 
* Luyện đọc lại bài tiết 1: 
- GV sửa phát âm cho HS	
* Đọc câu ứng dụng
- GV giới thiệu câu ứng dụng: Bố mẹ cho bé và chị Kha đi nghỉ hè ở Sa Pa.
? Tại sao các tiếng, từ trong câu lại viết hoa?
- GV chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS 
- GV đọc mẫu câu ứng dụng - GV nhận xét.
b. Luyện nói: 
- Cho HS quan sát tranh và hỏi:
? Tranh vẽ gì? 
? Nơi đây nông trường nuôi bò nhiều như thế để làm gì?
? Em có biết ở nơi nào có cảnh đẹp như ở đây?
? ở địa phương em có cảnh đẹp nào nữa?
- HS nhìn trong SGK đọc lại bài tiết 1 
- HS đọc các tiếng ứng dụng: cá nhân, nhóm, cả lớp (bảng lớp).
- HS thảo luận nhóm về tranh minh hoạ của câu đọc ứng dụng.
- HS tìm, đọc tiếng mới, từ mới. 
- Chữ cái đầu câu, tên riêng của người, tên của đất nước,...
- HS đọc câu ứng dụng: cá nhân, nhóm, cả lớp.
 - HS đọc lại.
HS đọc tên bài luyện nói: Ba Vì.
- ...
- ...
- ...
- ...
Gv bổ sung, nhận xét: Nói thêm về địa danh Ba Vì, về sự tích Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, về nơi nghỉ mát, về bò sữa...
- GV có thể mở rộng chủ đề luyện nói về cảnh đẹp của địa phương em như: Thiên Cầm, Thạch Hải, Đèo Ngang,...
C. Nối tiếp:
- 2 - 3 em đọc lại bài trong SGK.
- HS nhận diện các chữ viết hoa ở sách, báo.
- Nhận xét chung tiết học.
_______________________________________________
Tiết 4. Toán: Luyện tập (45)
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết làm tính cộng trong phạm vi 3.
- Tập biểu thị tình huống trong hình vẽ bằng phép tính cộng.
II. Hoạt động dạy và học:
A. Kiểm tra bài cũ:
HS làm vào bảng con: 1 + 1 = ... ; 2 + 1 = ... ; 1 + 2 = ...
GV nhận xét, sửa chữa:
B. Luyện tập:
Bài 1: GV hướng dẫn 
? Bên trái có mấy con thỏ, bên phải có mấy con thỏ?
? 2 con thỏ thêm 1 con thỏ là mấy con thỏ?
? 1 con thỏ thêm 2 con thỏ là mấy con thỏ?
? Kết quả của 2 phép tính có bằng nhau không và bằng mấy?
? Vị trí các số trong 2 phép tính giống nhau hay khác nhau?
GV kết luận: 2 + 1 cũng bằng 1 + 2 và bằng 3 (đây chính là tính chất giao hoán của phép cộng mà sau này ta sẽ học).
- Bên trái có 2 con thỏ, bên phải có 1 con thỏ 
- 2 con thỏ thêm 1 con thỏ là 3 con thỏ.
- 1 con thỏ thêm 2 con thỏ là 3 con thỏ 
- Kết quả của 2 phép tính bằng nhau và đều bằng 3
- Vị trí các số trong 2 phép tính khác nhau.
- HS nhắc lại: 2 + 1 cũng bằng 1 + 2.
Bài 2: HS tự làm bài , nêu kq.
Lưu ý: Viết số thật thẳng cột.
GV chữa bài, chốt kq: 
 1 2 1 
 + + + 
 1 1 2 
 2 3 3 
Bài 3 (cột 1): HS tự làm bài, nêu kq 
GV theo dõi, giúp đỡ HS yêú.
Lưu ý: Dựa vào các bảng cộng đã học để làm bài.
GV chữa bài, chốt kq: 1 + 1 = 2
 1 + 1 = 2
 1 + 1 = 2 
Bài 4: GV hd mẫu: 
? 1 bông hoa và 1 bông hoa là mấy bông hoa? 
? Vậy 1 + 1 bằng mấy? 
GV chữa bài, nhận xét. 
- 1 bông hoa và 1 bông hoa là 2 bông hoa.
- 1 + 1 bằng 2.
HS tự làm các bài còn lại.
Bài 5 (a): - GV cho HS quan sát tranh, nêu bài toán: (có một quả bóng màu trắng và hai quả bóng màu xanh.. Hỏi có tất cả mấy quả bóng?)
- HS trao đổi ý kiến theo nhóm đôi và viết phép tính vào ô trống 1 + 2 = 3.
- GV chữa bài, nhận xét kq.
C. Nối tiếp:
- HS đọc lại bảng cộng trong phạm vi 3.
- GV hd qua bài 3 (cột 2, 3) và bài 5 (b)
- Tuyên dương những em có ý thức học tốt, về nhà hoàn thành các bài tập.
____________________________________________
Tiết 5. Thủ công: Xé, dán hình quả cam (T2)
I. Mục tiêu:
- Thực hành xé dán hình quả cam.
- Xé dán được hình quả cam. Đường xé có thể bị răng cưa. Hình dán tương đối phẳng. có thể dùng bút màu để vẽ cuống và lá.
Với HS khéo tay: - Xé dán được hình quả cam có cuống, lá. Đường xé ít răng cưa. Hình dán phẳng.
- Có thể xé được thêm hình quả cam có kích thước, hình dạng, màu sắc khác. 
- Có thể kết hợp vẽ trang trí quả cam.
II. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của GV:
- Bài mẫu về xé dán hình quả cam.
- 1 tờ giấy thủ công màu da cam (màu đỏ )
- 1 tờ giấy màu xanh lá cây, hồ dán.
2. Chuẩn bị cho HS:
- 1 tờ giấy màu da cam, 1 tờ giấy màu xanh lá cây.
- Hồ dán, bút chì, vở Nghệ thuật.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Giới thiệu bài.
B. Dạy bài mới.
1. GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét
- GV cho HS xem tranh mẫu và cho HS nhắc lại đặc điểm, hình dáng, màu sắc của quả cam : 
- Quả cam hình hơi tròn, phình ở giữa, phía trên có cuống và lá, phía đáy hơi lõm. Khi quả cam chín có màu vàng đỏ...
2. GV hướng dẫn lại quy trình xé dán.
a. Xé hình:
- GV cho HS nêu lại các bước xé, dán hình quả cam: xé quả, xé cuống, xé lá.
- HS nêu. 
- GV bổ sung nhắc lại quy trình xé dán hình quả: Xé từ hình vuông sau đó xé hình tròn.
- Lá xé từ hình chữ nhật, cuống của quả cam cũng xé từ hình chữ nhật.
Lưu ý: Nếu không xé được hình lá, cuống lá thì có thể dùng bút màu để vẽ cuống và lá.
b. Dán hình:
Sau khi xé được quả, lá, cuống. GV làm thao tác bôi hồ và dán quả, cuống và lá lên giấy nền. B1: Dán hình quả cam. 
 B2: Dán hình cuống lá. 
B3: Dán lá.
B4: Trang trí.
3. Học sinh thực hành:
- GV cho HS thực hành.
- HS nhớ laị cách xé, dán hình quả cam. Sau khi xé xong từng bộ phận của hình quả cam. HS xếp hình vào trong vở Nghệ thuật cho cân đối. Cuối cùng lần lượt bôi hồ và dán theo thứ tự như đã hướng dẫn.
- GV giúp đỡ HS còn lúng túng (KK HS có thể kết hợp vẽ trang trí quả cam).
C. Nối tiếp:
- Nhận xét chung giờ học.
- Đánh giá sản phẩm (lấy 1 số bài xé, dán đẹp trưng bày trước lớp).
- Dặn dò: Về nhà tập xé, dán, tập trang trí thêm và chuẩn bị giấy màu, bút chì, hồ dán để học tiết sau “Xé, dán hình cây đơn giản” (T1).
________________________________________________________________________
Thứ năm, ngày 13 tháng 10 năm 2011
Tiết 1. Âm nhạc: Học hát: Tìm bạn thân
(Có giáo viên chuyên trách)
________________________________________
Tiết 2. Toán: Phép cộng trong phạm vi 4 (47)
I. Mục tiêu: Giúp HS
- Thuộc bảng cộng trong phạm vi 4.
- Biết làm tính cộng các số trong phạm vi 4.
II. Đồ dùng dạy học:
- Các vật mẫu: con vịt, quả cam, con chim,...
- Sử dụng bộ đồ dùng học toán, dạy toán 1.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
HS làm bảng con: 2 + 1 =... 1 + 2 =... 1 + 1 =...
GV chữa bài, nhận xét.
B. Dạy học bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Các hoạt động.
HĐ1: Giới thiệu phép cộng, bảng cộng trong phạm vi 4:
a. Hướng dẫn HS phép cộng: 3 + 1 = 4
GV đính 3 con vịt lên bảng:
? Trên bảng có mấy con vịt? 
GV đính 1 thêm con vịt lên bảng:
? Cô vừa đính thêm mấy con nữa? 
? 3 con vịt thêm 1 con vịt là mấy con vịt?
GV: “3 thêm 1 bằng 4” ta viết như sau: 
 3 + 1 = 4. 
GV giới thiệu cách đọc: 3 + 1 = 4 (ba cộng một bằng bốn)
* Hướng dẫn HS viết dấu cộng, phép tính 
 3 + 1 = 4
GV viết mẫu, hd quy trình viết:
GV chỉnh sửa, nhận xét.
- Trên bảng có 3 con vịt
- Cô vừa đính thêm 1 con .
- HS nêu: 3 con vịt thêm 1 con vịt là 4 con vịt. 
- HS : “3 thêm 1 bằng 4”.
HS tìm, ghép 3 + 1 = 4.
- HS đọc: “ ba cộng một bằng bốn”
- HS viết bảng con.
b. Hướng dẫn HS phép cộng: 2 + 2 = 4, 1 + 3 = 4 
(Các bước tương tự như hd 3 + 1 = 4 với quả cam, con chim,...)
c. Cho HS đọc lại công thức cộng: 3 + 1 = 4, 2 + 2 = 4, 1 + 3 = 4.
- GV chỉ bảng
- HS đọc: 3 + 1 = 4, 2 + 2 = 4, 1 + 3 = 4.
d. Hướng dẫn HS nêu được: 3 + 1 bằng 1 + 3 bằng 2 + 2 và đều bằng 4.
Cho HS qsát hình vẽ cuối cùng và nêu 2 bài toán:
* Có 3 chấm tròn, thêm 1 chấm tròn. Hỏi có tất cả mấy chấm tròn? 
* Có 1 chấm tròn, thêm 3 chấm tròn. Hỏi có tất cả mấy chấm tròn?
Hoặc:
? Bên trái có mấy chấm tròn, bên phải có mấy chấm tròn?
? 3 chấm tròn thêm 1 chấm tròn là mấy chấm tròn?
? 1 chấm tròn thêm 3 chấm tròn là mấy chấm tròn?
? Kết quả của 2 phép tính có bằng nhau không và bằng mấy?
? Vị trí các số trong 2 phép tính giống nhau hay khác nhau?
GV kết luận: 3 + 1 cũng bằng 1 + 3 và bằng 2 + 2 vì đều có kết quả là 4.
- Bên trái có 3 chấm tròn, bên phải có 1 chấm tròn.
- 3 chấm tròn thêm 1 chấm tròn là 4 chấm tròn.
- 1 chấm tròn thêm 3 chấm tròn là 4 chấm
tròn
- Kết quả của 2 phép tính bằng nhau và đều bằng 4
- Vị trí các số trong 2 phép tính khác nhau.
HS nhắc lại: 3 + 1 cũng bằng 1 + 3.
HĐ2: Luyện tập:
Bài 1: GV nêu yêu cầu bài tập, hướng dẫn cách làm 
HS tự làm bài vào vở, nêu kq.
GV chữa bài, chốt kq: 1 + 3 = 4 3 + 1 = 4 1 + 1 = 2
 2 + 2 = 4 2 + 1 = 3 1 + 2 = 3
Bài 2: GV nêu yêu cầu và hướng dẫn HS cách viết phép cộng theo cột dọc, cách làm tính theo cột dọc.
HS tập viết trên bảng con rồi mới làm vào vở.
Lưu ý: Viết số thật thẳng cột.
GV chữa bài, chốt kq: 2 3 1 1 1
 + + + + +
 2 1 2 3 1
 4 4 3 4 2
Bài 3: GV nêu yêu cầu: Điền dấu >, <, = (cột 1)
? Trước khi điền dấu ta phải làm gì?
- Tính kq ở vế trái, so sánh rồi điền dấu thích hợp.
HS nêu kq.
GV chữa bài, chốt kq: 2 + 1 = 3 
 1 + 3 > 3
 1 + 1 < 3
Bài 4: 
GV đính tranh lên bảng:
Gợi ý để HS nêu thành bài toán:
VD: Lúc đầu trên cành cây có 3 con chim, có 1 con chim bay tới. Hỏi trên cành cây có tất cả mấy con chim?
? Muốn biết có tất cả mấy con chim ta làm phép tính gì?
? Lấy mấy cộng mấy?
GV theo dõi giúp đỡ thêm.
GV chốt kq: 3 + 1 = 4
- Muốn biết có tất cả mấy con chim ta làm phép tính cộng.
- Lấy 3 cộng 1.
- HS làm bài: Viết phép tính thích hợp vào ô trống. 
C. Nối tiếp:
GV: Hai bằng mấy cộng mấy? Ba bằng mấy cộng mấy, bốn bằng mấy cộng mấy, ... để củng cố thêm.
- Tuyên dương 1 số bạn làm bài tốt.
- Dặn đọc thuộc các phép cộng: 1 + 3 = 4 3 + 1 = 4 1 + 1 = 2
 2 + 2 = 4 2 + 1 = 3 1 + 2 = 3.
_______________________________________
Tiết 3,4. Học vần: Bài 29: ia
I. Mục tiêu:
- HS đọc được: ia, lá tía tô; từ và câu ứng dụng.
- HS viết được: ia, lá tía tô
- Luyện nói 2-3 câu theo chủ đề: Chia quà.
 HS K- G: Bước đầu nhận biết nghĩa một số từ ngữ thông dụng qua tranh minh hoạ ở SGK; biết đọc trơn, viết được đủ số dòng quy định trong vở Tập viết 1, tập một).
II. Đồ dùng dạy- học
- Tranh minh hoạ (hoặc các vật mẫu) từ khoá: lá tía tô.
- Tranh minh hoạ câu ứng dụng: Bé Hà nhổ cỏ, chị Kha tỉa lá; phần luyện nói: Chia quà (SGK).
III. Các hoạt động dạy- học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- HS đọc lại bảng chữ thường, chữ hoa.
- 2-3 HS đọc câu ứng dụng: Bố mẹ cho bé và chị Kha đi nghỉ hè ở Sa Pa.
B. Dạy bài mới: 
1. Giới thiệu bài:
Các con đã được học hết các âm có 1, 2, 3 chữ cái. Từ bài này trở đi, chúng ta chuyển sang học các vần.
2. Dạy vần mới: ia
a. Nhận diện vần:
- GV ghi bảng: ia
- GV đọc
? Vần ia có mấy âm ghép lại 
b. Ghép chữ và đánh vần 
? Lấy vần ia
- GV đánh vần mẫu: i - a - ia.
? Có vần ia bây giờ muốn có tiếng tía ta ghép âm gì và dấu gì ?
GV kiểm tra, quay bảng phụ
- GV chỉ thước 
- GV đánh vần mẫu: tờ - ia - tia - sắc - tía.
- GV đưa lá tía tô thật ra và giới thiệu; đây là lá tía tô. Tiếng tía có trong từ lá tía tô.
 GV giảng từ, ghi bảng.
c. Đọc từ ngữ ứng dụng: 
GV ghi bảng: tờ bìa chia quà
 lá mía tỉa lá
GV gạch chân tiếng mới:
- GVđọc mẫu, giảng từ: tờ bìa, ...
 GV nhận xét, chỉnh sửa.
d. Hướng dẫn viết bảng con: 
- GV viết mẫu lần lượt lên bảng lớp: ia, tía, lá tía tô theo khung ô li được phóng to. Vừa viết vừa hướng dẫn quy trình.
- GV theo dõi và sửa sai cho HS. Lưu ý điểm đặt bút, điểm kết thúc, nét nối giữa các chữ và khoảng cách giữa các tiếng trong từ và vị trí đánh dấu thanh.
- GV chỉ bảng - HS đọc lại toàn bài. 
- HS đọc theo.
- Vần ia có 2 âm ghép lại, âm i đứng trước và âm a đứng sau.
- HS cài vần ia vào bảng cài.
- HS đọc và nhắc lại cấu tạo vần ia.
- HS đọc và đánh vần: cá nhân, nhóm, cả lớp.
- Có vần ia, muốn có tiếng tía ta ghép âm t đứng trước và dấu sắc trên i.
- HS cài tiếng tía vào bảng cài.
- HS đọc: cá nhân, nhóm, lớp
- HS phân tích: Tiếng tía gồm âm t đứng trước, vần ia đứng sau, dấu sắc trên i.
- HS đọc và đánh vần: cá nhân, nhóm, cả lớp.
- HS đọc: cá nhân, nhóm, lớp
- HS đọc: ia - tía - lá tía tô, lá tía tô - tía - ia.
- HS tìm tiếng mới.
- HS đọc tiếng, từ.
- HS đọc lại.
- HS viết trên không: ia
- HS viết lần lượt vào bảng con: ia, tía, lá tía tô.
Tiết 2
3. Luyện tập
a. Luyện đọc: 
* Đọc lại bài tiết 1:
Cho HS đọc lại bài ở tiết 1
- GV chỉnh sửa phát âm cho HS.
* Luyện đọc câu ứng dụng
GV cho HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
 ? Bức tranh vẽ gì? 
GV giới thiệu câu ứng dụng: 
 Bé Hà

Tài liệu đính kèm:

  • docTuÇn 7.doc