TUẦN 4
Thứ hai, ngày 19 tháng 9 năm 2011
Chào cờ
Tập trung chào cờ toàn trường
____________________________________________
Tiết 2, 3. HỌC VẦN: Bài 11: n m
I. Mục tiêu:
- HS đọc được n, m, nơ, me; từ và câu ứng dụng.
- Viết được n, m, nơ, me.
- Luyện nói 2-3 câu theo chủ đề: bố mẹ, ba má.
HS K- G: Bước đầu nhận biết nghĩa một số từ ngữ thông dụng qua tranh minh hoạ ở SGK; biết đọc trơn, viết được đủ số dòng quy định trong vở Tập viết 1, tập một).
II. Đồ dùng dạy- học
- Tranh minh hoạ (hoặc các vật mẫu) các từ khoá: cái nơ, quả me.
- Tranh minh hoạ câu ứng dụng: bò bê có cỏ, bò bê no nê; phần luyện nói: bố mẹ, ba má (SGK)
III. Các hoạt động dạy- học:
A.Kiểm tra bài cũ:
- HS đọc bảng phụ: i, a, bi, cá, bi ve, ba lô.
- HS đọc câu ứng dụng: bé hà có vở ô li.
- HS viết vào bảng con: i, a, bi, cá, bi ve.
- 1 HS đọc toàn bài SGK.
GV nhận xét, ghi điểm.
vào ở giữa. - HS tự làm, nêu kq: *Tranh 1: 3 > 2 2 < 3 *Tranh 2: 5 > 4 4 < 5 *Tranh 3: 3 = 3 *Tranh 4: 5 = 5 - 1 HS đọc yêu cầu của bài: Làm cho bằng nhau. HS nhìn vào hình vẽ thứ nhất và trả lời: - Có 4 hình vuông màu trắng. - Có 3 hình vuông màu xanh. - Còn thiếu 1 hình vuông màu xanh để bằng số hình vuông màu trắng. - Ta nối hình vẽ thứ nhất với hình có 1 hình vuông màu xanh. HS nêu kq ________________________________________________ Tiết 3, 4. Học vần: Bài 14: d đ I. Mục tiêu: - HS đọc được d, đ, dê, đò; từ và câu ứng dụng. - Viết được d, đ, dê, đò - Luyện nói 2-3 câu theo chủ đề :dế, cá cờ, bi ve, lá đa. HS K- G: Bước đầu nhận biết nghĩa một số từ ngữ thông dụng qua tranh minh hoạ ở SGK; biết đọc trơn, viết được đủ số dòng quy định trong vở Tập viết 1, tập một). II. Đồ dùng dạy- học - Tranh minh hoạ (hoặc các vật mẫu) các từ khoá: dê, đò. - Tranh minh hoạ câu ứng dụng: dì na đi đò, bé và mẹ đi bộ, phần luyện nói: dế, cá cờ, bi ve, lá đa (SGK) III. Các hoạt động dạy- học: A. Kiểm tra bài cũ: - HS đọc bảng phụ: n, m, nơ, me; ca nô, bó mạ. - 1 HS đọc câu ứng dụng: bò bê có cỏ, bò bê no nê. - HS viết vào bảng con: n, m, nơ, me; ca nô. - GV nhận xét, ghi điểm. B. Dạy- học bài mới: 1. Giới thiệu bài. - GV giới thiệu bài, ghi bảng: d, đ - HS đọc theo GV: dờ, đờ. 2. Dạy chữ ghi âm d a. Nhận diện chữ: - GV đưa chữ d mẫu ra cho HS quan sát và nói: Chữ d gồm 1 nét cong kín và 1 nét móc ngược (dài) bên phải. Chữ d và chữ a có gì giống và khác nhau? b. Phát âm và đánh vần: * Phát âm. - GV phát âm mẫu d (đầu lưỡi gần chạm lợi, hơi thoát ra xát, có tiếng thanh) - GV chỉnh sửa phát âm cho HS. * Ghép chữ, đánh vần - HS quan sát. - Giống: Đều có nét cong kín và nét móc ngược. - Khác: Chữ d có nét móc ngược (dài) - HS nhìn bảng, phát âm. ? Lấy âm d ? Có âm d, muốn có tiếng dê ta thêm âm gì đứng sau? - GV quay bảng phụ - GV chỉ thước - GV hướng dẫn HS đánh vần: dờ - ê - dê. - GV nhận xét. - GV đưa tranh và giới thiệu: đây là con dê. Ta có từ mới: dê - GV giảng từ, ghi bảng. - HS lấy, đọc. - Âm ê - HS ghép: dê - HS đọc: cá nhân, tổ, cả lớp. - HS phân tích tiếng dê (d đứng trước, ê đứng sau). - HS đánh vần: cá nhân, nhóm, lớp - HS đọc xuôi, ngược đ (Quy trình dạy tương tự như âm d) Lưu ý: - Chữ đ gồm 1 nét cong kín, 1 nét móc ngược (dài) và 1 nét ngang. - So sánh chữ d với đ có gì giống và khác nhau? - Phát âm: Đầu lưỡi chạm lợi rồi bật ra, có tiếng thanh. c. Đọc tiếng, từ ứng dụng: * Đọc tiếng: - GV ghi bảng da de do đa đe đo * Đọc từ: - GV ghi bảng da dê đi bộ - GV nhận xét và chỉnh sửa phát âm cho HS. - GV đọc mẫu, giải nghĩa. d. Hướng dẫn viết bảng con: - GV viết mẫu lần lượt lên bảng lớp chữ cái d, đ; tiếng dê, đò theo khung ô li được phóng to. Vừa viết vừa hướng dẫn quy trình. - GV theo dõi và sửa sai cho HS. Lưu ý điểm đặt bút, điểm kết thúc, nét nối giữa d và ê; đ và o - GV nhận xét và chữa lỗi cho HS. - GV chỉ bảng - HS đọc: cá nhân, nhóm, lớp. - HS đọc: cá nhân, nhóm, lớp. - HS đọc lại. - HS viết lên không trung bằng ngón trỏ cho định hình trong trí nhớ trước khi viết chữ ở bảng con. - HS viết lần lượt vào bảng con: d, đ, dê, đò. - HS đọc lại toàn bài. Tiết 2 3. Luyện tập a. Luyện đọc * Luyện đọc lại bài tiết 1: - GV sửa phát âm cho HS * Đọc câu ứng dụng: - GV giới thiệu câu ứng dụng: dì na đi đò, bé và mẹ đi bộ - GV chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS - GV đọc mẫu câu ứng dụng - GV nhận xét. b. Luyện viết: - GV nhắc lại quy trình viết, lưu ý nét nối - GV theo dõi và giúp đỡ thêm. - Chấm 1 số bài, nhận xét. c. Luyện nói: - Cho HS quan sát tranh và hỏi ? Trong tranh có những loại con vật, đồ vật nào? ? Em có thích những con vật này không? ? Em biết những loại bi nào? ? Cá cờ thường sống ở đâu? Nhà em có nuôi cá cờ không? ? Dế thường sống ở đâu? ? Dế bắt thế nào? ? Tại sao lại có cái lá đa như trong tranh? ? Em có biết đó là trò chơi gì không? Gv bổ sung, nhận xét: - HS nhìn trong SGK đọc lại bài tiết 1: - HS đọc các tiếng ứng dụng: cá nhân, nhóm, cả lớp (bảng lớp). - HS thảo luận nhóm về tranh minh hoạ của câu đọc ứng dụng. - HS đọc tiếng mới, từ mới. - HS đọc câu ứng dụng: cá nhân,nhóm, cả lớp. - HS đọc lại. - HS tô và viết vào vở tập viết d, đ, dê, đò - HS đọc tên bài luyện nói: dế, cá cờ, bi ve, lá đa. - HS quan sát tranh và trả lời. - HS tự trả lời. - ... - ... - ... - ... - ... - ... - ... C. Nối tiếp: - GV chỉ bảng hoặc SGK cho học sinh theo dõi và đọc theo. - HS tìm chữ vừa học (trong SGK, trong các tờ báo hoặc các văn bản mà giáo viên có. - Dặn học sinh học lại bài và xem trước bài sau. _____________________________________________ Buổi chiều Tiết 1. luyện Tiếng Việt: Ôn luyện: d - đ I. Mục tiêu: - HS đọc, viết chắc chắn d, đ, dê, đò và các tiếng có các âm và dấu thanh đã học. - Tìm được một số tiếng, từ có các âm đã học II. Hoạt động dạy học. A. Giới thiệu bài. B. Dạy học bài mới. 1. Luyện đọc: - GV ghi bảng d, đ, dê, đò và các tiếng có các âm và dấu thanh đã học: đó, đê, da dê, đá đỏ,... - GV theo dõi, uốn nắn. - GV ghi bảng một số câu: bố, mẹ đi lễ bà lí có đá đỏ dì đi bẻ lá đa ......................... - GV theo dõi, uốn nắn. 2. Luyện viết: a. Viết bảng con: - GV viết mẫu, HD quy trình. - GV theo dõi, uốn nắn thêm (Lưu ý: An, Lâm, V. Dũng,...) b. Viết vào vở: - GV nhắc lại quy trình viết, HD cách trình bày. - GV theo dõi, lưu ý thêm về độ cao, khoảng cách giữa các chữ,... - Chấm một số bài, nhận xét. C. Nối tiếp: ? Thi tìm các tiếng, từ có các âm đã học? - GV ghi nhanbh lên bảng - GV nhận xét - Cho HS đọc lại toàn bài - Dặn về nhà đọc, viết thêm - HS luyện đọc (cá nhân, nhóm, lớp) - HS luyện đọc (KK HS K - G) - HS viết bảng con d, đ, dê, đò và các tiếng có các âm đã học. - HS viết vào vở Luyện viết d, đ, dê, đò (mỗi âm, mỗi tiếng viết 1 dòng) - HS nêu nối tiếp - HS đọc lại ___________________________________________________ Tiết 2. Tự nhiên và xã hội: Ôn bài đã học ở tuần 3 và tuần 4 I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố sự hiểu biết của mình về: - Nhận biết các vật xung quanh - ý thức bảo vệ mắt và tai II. Đồ dùng dạy- học: - Một số tranh minh hoạ III. Các hoạt động dạy- học: 1. Giới thiệu bài 2. Dạy học bài mới HĐ1: Nhận biết các vật xung quanh. Mục tiêu: Củng cố sự hiểu biết của mình về các giác quan Cách tiến hành: Làm việc theo nhóm đôi. ? Bạn làm gì để biết được màu sắc, hình dáng của một vật? ? Làm gì để biết được một vật là nóng, lạnh, cứng, mềm hay sần sùi? ? Bạn dùng bộ phận nào để nếm thức ăn? ? Làm sao bạn biết được xà phòng (nước hoa, kẹo bánh, ...) thơm hay không thơm? Bước 2: Cho HS xung phong trả lời: Bước 3:Thảo luận lớp: Điều gì sẻ xẩy ra nếu mắt chúng ta bị hỏng? Tai bị điếc? Mũi, lưỡi, da mất hết cảm giác? -... - ... - ... - ... - HS xung phong trả lời: - Đại diện lên trước lớp phát biểu. GV nhận xét, kết luận: Nhờ có mắt (thị giác), mũi (khứu giác), tai (thính giác), lưỡi (vị giác) và da (xúc giác) mà chúng ta nhận biết dược mọi vật xung quanh. Nếu một trong những giác quan đó bị hỏng thì chúng ta sẽ không biết được đầy đủ về xung quanh. Vì vậy chúng ta cần phải bảo vệ và giữ an toàn cho các giác quan của cơ thể. HĐ2: ý thức bảo vệ mắt và tai Mục tiêu: HS nhận ra việc gì nên làm và việc gì không nên làm để bảo vệ mắt và tai. Cách tiến hành: Bước1: GV hướng dẫn HS thảo luận ? Mắt bạn dùng để làm gì? ? Tai bạn dùng để làm gì? ? Nếu mắt hoặc tai của bạn bị hỏng, bạn sẽ thế nào? ? Bạn cần làm gì để bảo vệ mắt và tai? Bước 2: Cho từng nhóm lên trình bày. Các nhóm khác bổ sung. Bước 3: GV chốt kq, nhận xét - HS thảo luận nhóm 2: - Từng nhóm lần lượt lên trình bày. Các nhóm khác bổ sung. 3. Nối tiếp - Tìm hiểu thêm về các vật xung quanh - Dặn HS: Luôn có ý thức trong việc bảo vệ mắt và tai ________________________________________________ Tiết 3. Luyện toán: Luyện tập về dấu >, <, = I. Mục tiêu: - Củng cố khái niệm ban đầu về “lớn hơn”, “bé hơn”, “bằng nhau” - So sánh các số trong phạm vi 5 (với việc sử dụng các từ “lớn hơn”, “bé hơn”, “bằng nhau” II. Các hoạt động dạy - học: 1. Hướng dẫn HS viết các dấu đã học và làm 1 số bài tập: Bài 1: - Viết dấu >: 1 dòng - Viết dấu <: 1 dòng - Viết dấu =: 1 dòng. Bài 2: Điền số vào chỗ chấm ... < 2 3 < ... 2 < ... ... > 3 ... > 4 2 > ... ... = 2 3 = ... 2 = ... Bài 3: , = 5 ... 3 2 ... 4 4 ... 5 3 ... 4 5 ... 5 4 ... 4 - HS làm bài - GV theo dõi giúp đỡ HS yếu. - Chấm bài - chữa bài. C. Nối tiếp: - Nhận xét chung giờ học ____________________________________________________________________ Thứ tư, ngày 21 tháng 9 năm 2011 Tiết 1. Thể dục: Đội hình đội ngũ - Trò chơi vận động I. Mục tiêu: * Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, đứng nghiêm, đứng nghỉ; quay phải, quay trái. - Biết cách tập hợp hàng dọc, dóng thẳng hàng. - Biết cách đứng nghiêm, đứng nghỉ. - Nhận biết được hướng để xoay người về hướng bên phải hoặc bên trái (có thể còn chậm). * Trò chơi: “Diệt các con vật có hại” - Biết tham gia chơi. II. Phương tiện - Địa điểm: - Trên sân trường - GV chuẩn bị 1 cái còi. III. Nội dung và phương pháp lên lớp: 1. Phần mở đầu - GV phổ biến nội dung, yêu cầu bài học. GV giúp cán sự tập hợp lớp thành 3 hàng dọc, sau đó quay thành 3 hàng ngang. - Đứng vỗ tay và hát. - Giậm chân tại chỗ. 2. Phần cơ bản - Tập hợp hàng dọc, hàng ngang, đứng nghiêm, đứng nghỉ: 2 - 3 lần. Sau mỗi lần GV nhận xét, cho HS giải toán rồi tập hợp. Lần 3: Để cán sự lớp tập hợp. - Quay trái, quay phải: 3 - 4 lần. Trước khi cho HS quay phải (trái) GV hỏi xem đâu là bên phải (trái) cho HS giơ tay lên để nhận biết hướng, sau đó cho các em hạ tay xuống, GV hô “Bên phải (trái)... quay”, để các em xoay người theo hướng đó. Chưa yêu cầu kĩ thuật cao. - Ôn tổng hợp: Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, đứng nghiêm, đứng nghỉ, quay phải, quay trái: 2 lần (do GV điều khiển). - Ôn trò chơi: Diệt các con vật có hại. 3. Phần kết thúc - Đứng vổ tay và hát. - GV nhận xét giờ học. __________________________________________ Tiết 2,3. Học vần: Bài 14: t th I. Mục tiêu: - HS đọc được t, th, tổ, thỏ; từ và câu ứng dụng. - Viết được t, th, tổ, thỏ - Luyện nói 2-3 câu theo chủ đề :ổ, tổ. HS K- G: Bước đầu nhận biết nghĩa một số từ ngữ thông dụng qua tranh minh hoạ ở SGK; biết đọc trơn, viết được đủ số dòng quy định trong vở Tập viết 1, tập một). II. Đồ dùng dạy- học - Tranh minh hoạ( hoặc các vật mẫu) các từ khoá: tổ, thỏ. - Tranh minh hoạ câu ứng dụng: bố thả cá mè, bé thả cá cờ, phần luyện nói: ổ, tổ (SGK) III. Các hoạt động dạy- học: A. Kiểm tra bài cũ: - HS đọc bảng phụ: d, đ, dê, đò, da dê, đi bộ - 1 HS đọc câu ứng dụng: dì na đi đò, bé và mẹ đi bộ - HS viết vào bảng con: d, đ, da dê, đi bộ GV nhận xét, ghi điểm. B. Dạy- học bài mới: 1. Giới thiệu bài. - GV giới thiệu bài, ghi bảng: t, th - HS đọc theo GV: tờ, thờ. 2. Dạy chữ ghi âm t a. Nhận diện chữ: - GV đưa chữ t mẫu ra cho HS quan sát và nói: Chữ t gồm 1 nét xiên phải, 1 nét móc ngược (dài) và một nét ngang. Chữ t và chữ i có gì giống và khác nhau? b. Phát âm và đánh vần: * Phát âm. - GV phát âm mẫu t (đầu lưỡi chạm răng rồi bật ra, không có tiếng thanh) - GVchỉnh sửa phát âm cho HS. * Ghép chữ, đánh vần - HS quan sát. - Giống: Đều có 1 nét xiên phải, 1 nét móc ngược - Khác: Chữ t có nét móc ngược (dài) và 1 nét ngang.. - HS nhìn bảng, phát âm. ? Lấy âm t ? Có âm t, muốn có tiếng tổ ta thêm âm gì đứng sau và dấu thanh gì? - GV quay bảng phụ - GV chỉ thước - GV hướng dẫn HS đánh vần: tờ - ô - tô - hỏi - tổ. - GV nhận xét. - HS lấy, đọc. - Âm ô và dấu hỏi - HS ghép: tổ - HS đọc: tổ (cá nhân, tổ, cả lớp) - HS phân tích tiếng tổ (t đứng trước, ô đứng sau, dấu hỏi trên ô). - HS đánh vần: lớp, nhóm, bàn, cá nhân. th (Quy trình dạy tương tự như âm t) Lưu ý: - Chữ th là chữ ghép từ hai con chữ t và h (t đứng trước, h đứng sau). - So sánh chữ t với th có gì giống và khác nhau?. - Phát âm: Đầu lưỡi chạm răng rồi bật mạnh, không có tiếng thanh. c. Đọc tiếng, từ ứng dụng: * Đọc tiếng: - GV ghi bảng to tơ ta tho thơ tha * Đọc từ: - GV ghi bảng ti vi thợ mỏ - GV nhận xét và chỉnh sửa phát âm cho HS. GV đọc mẫu, giải nghĩa. d. Hướng dẫn viết bảng con: - GV viết mẫu lần lượt lên bảng lớp chữ cái t, th; tiếng tổ, thỏ theo khung ô li được phóng to. Vừa viết vừa hướng dẫn quy trình. - GV theo dõi và sửa sai cho HS. Lưu ý điểm đặt bút, điểm kết thúc, nét nối giữa t và ô; th và o và vị trí đánh dấu thanh. - GV nhận xét và chữa lỗi cho HS. - HS đọc: cá nhân, nhóm, lớp. - HS đọc: cá nhân, nhóm, lớp. - HS đọc lại. - HS viết lên không trung bằng ngón trỏ cho định hình trong trí nhớ trước khi viết chữ ở bảng con. - HS viết lần lượt vào bảng con: t, th, tổ, thỏ - HS đọc lại toàn bài. Tiết 2 3. Luyện tập a. Luyện đọc * Luyện đọc lại bài tiết 1: - GV sửa phát âm cho HS * Đọc câu ứng dụng: - GV giới thiệu câu ứng dụng: bố thả cá mè, bé thả cá cờ. - GV chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS - GV đọc mẫu câu ứng dụng - GV nhận xét. b. Luyện viết: - GV nhắc lại quy trình viết, lưu ý nét nối - GV theo dõi và giúp đỡ thêm. Chấm 1 số bài, nhận xét. c. Luyện nói: - Cho hs quan sát tranh và hỏi Nhìn vào tranh các con thấy: + Con gì có ổ? Còn con gì có tổ? + Các con vật có tổ, ổ để ở, còn con người có gì để ở? + Chúng ta có nên phá tổ, ổ của các con vật không? Tại sao? Gv bổ sung, nhận xét: - HS nhìn trong SGK đọc lại bài tiết 1: - HS đọc các tiếng ứng dụng: cá nhân, nhóm, cả lớp (bảng lớp). - HS thảo luận nhóm về tranh minh hoạ của câu đọc ứng dụng. - HS đọc tiếng mới, từ mới. - HS đọc câu ứng dụng: cá nhân, nhóm, cả lớp. - HS đọc lại. - HS tô và viết vào vở tập viết t, th, tổ, thỏ - HS đọc tên bài luyện nói: ổ, tổ - HS quan sát tranh và trả lời. - Con gà có ổ. Còn con chim có tổ. - Con người có nhà để ở. - HS tự trả lời. C. Nối tiếp: - GV chỉ bảng hoặc SGK cho học sinh theo dõi và đọc theo. - HS tìm chữ vừa học (trong SGK, trong các tờ báo hoặc các văn bản mà giáo viên có). - Dặn học sinh học lại bài và xem trước bài sau. ____________________________________________ Tiết 4. Toán: Luyện tập chung (25) I. Mục tiêu: Giúp HS - Biết sử dụng các từ bằng nhau, bé hơn, lớn hơn và các dấu =, để so sánh các số trong phạm vi 5. II. Các hoạt động dạy - học: A. Kiểm tra bài cũ: - HS làm bảng con: 4...4, 5...2, 3...1, 2...3. - GV chữa bài, nhận xét. B. Dạy bài mới: - HD HS làm lần lượt các bài tập 1, 2, 3 vào vở bài tập toán. Bài1: GV hướng dẫn cách làm bài. Chẳng hạn: a) Làm cho bằng nhau, bằng cách vẽ thêm hoa ở bên phải. ? Bình thứ nhất có mấy bông hoa? ? Bình thứ hai có mấy bông hoa? ? Số hoa ở 2 bình có bằng nhau không? ? Muốn 2 bình có số hoa bằng nhau ta làm thế nào? GV lưu ý: Yêu cầu bài là vẽ thêm. Hd tương tự với: b) Gạch bớt số ngựa để 2 bên bằng nhau. c) Bớt đi hoặc thêm vào số con vịt để cho 2 bên bằng nhau. GV giúp đỡ thêm cho HS (khuyến khích HS K- G làm bằng 2 cách khác nhau) Bài 2: Hướng dẫn HS có thể nối với nhiều số - GV: Mỗi ô trống có thể nối được với nhiều ô. Ví dụ: Ô thứ ba có thể nối được với các số sau: 1, 2, 3 vì các số 1, 2, 3 đều bé hơn 4. < 2 < 3 < 4 1 2 3 - HS làm bài tập - GV theo dõi, chấm, chữa bài, nêu nhận xét. Bài 3: Tương tự như bài 2 (GV nên giúp - HS tự nêu cách làm bài) - GV kiểm tra, nhận xét, chốt kq. C. Nối tiếp: - Nhận xét chung giờ học. - Dặn về nhà làm lại bài. - Bình thứ nhất có 3 bông hoa. - Bình thứ hai có 2 bông hoa. - Số hoa ở 2 bình không bằng nhau - Vẽ thêm 1 bông hoa vào bình bên phải hoặc gạch bớt 1 hoa ở bình bên trái.. - HS vẽ thêm 1 bông hoa vào bình bên phải. - HS gạch bớt số ngựa để 2 bên bằng nhau. - HS bớt đi hoặc thêm vào số con vịt để cho 2 bên bằng nhau. - HS nêu yêu cầu. - Sau khi nối xong cho HS đọc kết quả nối. Chẳng hạn: “Một bé hơn bốn, hai bé hơn bốn, ...” - HS tự làm, nêu kq. - HS nhắc lại kq nối. __________________________________________ Tiết 5. Thủ công: Xé, dán hình vuông I. Mục tiêu: - HS biết cách xé, dán hình vuông. - Xé dán được hình vuông. Đường xé có thể chưa thẳng, bị răng cưa. Hình dán có thể chưa phẳng. Với HS khéo tay: - Xé dán được hình vuông. Đường xé ít răng cưa. Hình dán tương đối phẳng. Có thể xé được thêm hình vuông có kích thước khác. II. Chuẩn bị: - Hai tờ giấy màu khác nhau. - Bài xé dán mẫu hình chữ - Vở Nghệ thuật, hồ dán, khăn tay. III. Các hoạt động dạy- học: A. Giới thiệu bài. B. Dạy bài mới. 1. Qsát và nhận xét bài xé dán mẫu. - GV cho HS qsát bài mẫu.- HS qsát, nhận xét. - GV giới thiệu thêm về hình vuông. ? Qsát và tìm xem xung quanh mình có đồ vật nào có dạng hình vuông. - HS tìm và nêu. GV nhận xét 2. Hướng dẫn HS xé và dán hình vuông. a. HD vẽ và xé dán. - GV Hd mẫu: - GV làm mẫu các thao tác vẽ và xé - GV làm thao tác xé từng cạnh một như HCN - Sau khi xé xong lật mặt màu cho HS quan sát. - HS quan sát, làm theo trên giấy nháp. - GV giúp đỡ HS còn lúng túng. 3. Thực hành - HS thực hành xé và dán vào vở. (KK HS khéo tay có thể xé, dán được các hình vuông có kích thước khác). - GV theo dõi, giúp đỡ thêm Lưu ý: - Xếp hình cân đối trước khi dán. - Phải dán hình bằng 1 lớp hồ mỏng, đều. - Dán cân đối, phẳng. - Chấm 1 số bài, nhận xét. C. Nối tiếp: - Khen HS chú ý học, xé dán đẹp. - Chuẩn bị giấy màu, giấy nháp để học bài xé dán sau. ____________________________________________________________________ Thứ năm, ngày 22 tháng 9 năm 2011 Tiết 1. Toán: Số 6 (26) I. Mục tiêu: Giúp HS: - Biết 5 thêm 1 được 6, viết được số 6; đọc, đếm được từ 1 đến 6; so sánh các số trong phạm vi 6 , biết vị trí số 6 trong dãy số từ 1 đến 6. II. Đồ dùng dạy - học: - Các nhóm có 6 mẫu vật cùng loại. - 6 miếng bìa nhỏ có viết các số từ 1 đến 6 III. Các hoạt động dạy - học: A. Kiểm tra bài cũ: ? Đếm xuôi từ 1 đến 5 và đọc ngược lại - HS đếm và viết bảng con các số từ 1 đến 5 và ngược lại. GV theo dõi, nhận xét. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài. 2. Giới thiệu số 6. Bước1: Lập số 6. * Cho HS quan sát hình SGK. ? Có mấy bạn đang chơi trò chơi? ? Có mấy bạn đang đi tới? ? Năm bạn thêm 1 bạn thành mấy bạn? * Tương tự cho HS nhận xét: - Có 5 con tính thêm 1 con tính là mấy con tính? - Có 5 chấm tròn thêm 1 chấm tròn là mấy chấm tròn? * Cho HS lấy 5 que tính rồi thêm 1 que tính. ? Có tất cả bao nhiêu que tính? GV nêu: “Các nhóm này đều có số lượng là sáu”. HS quan sát tranh, trả lời: - Có 5 bạn đang chơi trò chơi. - Có 1 bạn đang đi tới. - Năm bạn thêm 1 bạn thành sáu bạn. HS nêu: - Có 5 con tính thêm 1 con tính là sáu con tính. - Có 5 chấm tròn thêm 1 chấm tròn là sáu chấm tròn. - HS lấy. - Có tất cả sáu que tính. - HS nhắc lại. Bước 2: Giới thiệu chữ số 6 in và chữ số 6 viết. - GV đính chữ mẫu. - GV đọc mẫu: số 6 - HS quan sát. - HS đọc: số 6 Bước 3: Nhận biết thứ tự của số 6 trong dãy số 1, 2, 3, 4, 5, 6. - GV hướng dẫn HS cầm 6 que tính đếm lần lượt từ 1 đến 6 rồi đếm ngược lại từ 6 đến 1. ? Số 6 đứng ngay sau số nào? ? Những số nào đứng trước số 6? - GV giúp HS nhận ra số 6 là số liền sau của 5 trong dãy số ta đã học. - HS đếm lần lượt từ 1 đến 6 rồi đếm ngược lại từ 6 đến 1 trên que tính. - Số 6 đứng ngay sau số 5. - Những số đứng trước số 6 là 1, 2, 3, 4, 5. - Vài HS nhắc lại. 3. Thực hành - GV HD HS làm lần lượt các bài tập vào vở luyện toán. Bài1: Viết số 6 (1 dòng). Bài 2: Điền số vào ô trống: GV gợi ý: ? Có mấy chùm nho xanh và mấy chùm nho chín? - Có 5 chùm nho xanh và 1 chùm nho chín là mấy chùm nho? Hd tương tự với: 4 con kiến và 2 con kiến; 3 bút chì xanh và 3 bút chì màu. ? Vậy ta điền chữ số mấy vào ô trống? GV nêu cấu tạo của số 6: 6 gồm 5 và 1; 6 gồm 1 và 5; 6 gồm 4 và 2; 6 gồm 2 và 4; 6 gồm 3 và 3. - Có 5 chùm nho xanh và 1 chùm nho chín. - Có 5 chùm nho xanh và 1 chùm nho chín là 6 chùm nho. - Có 4 con kiến và 2 con kiến là 6 con kiến. - Có 3 bút chì xanh và 3 bút chì màu là 6 bút chì. - Ta điền chữ số 6 vào ô trống. - HS đọc lại. Bài 3.HD HS tự đếm số ô vuông rồi điền số vào ô trống. ? Số 6 đứng sau những số nào? ? So sánh và cho biết cột nào có số ô vuông nhiều nhất? ? Vậy số 6 lớn hơn những số nào? Những số nào bé hơn số 6? HS tự đếm số ô vuông rồi điền số vào ô trống. - HS tự đếm các số từ 1 đến 6 và từ 6 về 1. - Số 6 đứng sau các số 1, 2, 3, 4, 5. - HS tự trả lời. - Số 6 lớn hơn các số 1, 2, 3, 4, 5. - Các số 1, 2, 3, 4, 5 bé hơn số 6. Bài 4.(KK HS K- G): Điền dấu vào ô trống: HS tự làm, GV chốt kq: 6 > 5 6 > 2 1 < 2 3 = 3 6 > 4 6 > 1 2 < 4 3 < 5 6 > 3 6 = 6 4 < 6 5 < 6 4. Trò chơi: “Xếp số” (Nếu còn thời gian) - GV nêu tên trò chơi - chia tổ. - Phát cho mỗi tổ các số từ 1 đến 6. Mỗi tổ có 6 em lên chơi, mỗi em được cầm 1 số và sắp xếp từ 1 đến 6 và ngược lại từ 6 đến 1. - Tổ nào xếp đúng và nhanh thì tổ đó thắng. C. Nối tiếp - HS đếm xuôi từ 1 đến 6 vàđọc số từ 6 về 1. - Nhận xét chung tiết học. - Dặn về nhà đọc thuộc thứ tự các số và làm lại bài. ________________________________________________ Tiết 2,3. Học vần: Bài 15: Ôn tập I. Mục tiêu: - HS đọc được: i, a, n, m, d, đ, t, th; các từ ngữ và câu ứng dụng từ bài 12 đến bài 16. - HS viết được: i, a, n, m, d, đ, t, th; các từ ngữ ứng dụng từ bài 12 đến bài 16. - Nghe, hiểu và kể được một đoạn truyện theo tranh truyện kể: cò đi lò dò. (HS K- G kể được 2 - 3 đoạn truyện theo tranh). II. Đồ dùng dạy- học . - Tranh minh hoạ câu ứng dụng: cò bố mò cá, cò mẹ tha cá về tổ; truyện kể: cò đi lò dò (SGK). III. Các hoạt động dạy- học: A.Kiểm tra bài cũ: - HS đọc: t, th, tổ, thỏ, ti vi, thợ mỏ - HS viết vào bảng con: t, th, ti vi, thợ mỏ - HS đọc câu ứng dụng: bố thả cá mè, bé thả cá cờ. - 1 em đọc toàn bài SGK. GV nhận xét. B. Dạy- học bài mới: 1. Giới thiệu bài: ? Tuần qua ta học được những âm gì mới? GV treo bảng ôn 1. 2. Ôn tập. a. Các chữ và âm vừa học - Gọi HS lên bảng chỉ các chữ vừa học trong tuần ở bảng ôn. - GV đọc âm. b. Ghép chữ thành tiếng. ? Lấy n ở cột dọc ghép với chữ ô ở hàng n
Tài liệu đính kèm: