Giáo án môn học lớp 1 - Tuần dạy 3 năm 2011

TUẦN 3

Thứ hai, ngày 12 tháng 9 năm 2011

Chào cờ

Tập trung chào cờ toàn trường

_______________________________________

Tiết 2, 3: HỌC VẦN: Bài 8: l - h

I. Mục tiêu:

- HS đọc được l, h, lê, hè; từ và câu ứng dụng.

- Viết được l, h, lê, hè (viết được 1/2 số dòng quy định trong vở Tập viết 1, tập một).

- Luyện nói 2-3 câu theo chủ đề: le le.

HS K- G: Bước đầu nhận biết nghĩa một số từ ngữ thông dụng qua tranh minh hoạ ở SGK; viết được đủ số dòng quy định trong vở Tập viết 1, tập một).

II. Đồ dùng dạy- học

- Tranh minh hoạ (hoặc các vật mẫu) các từ khoá: lê, hè.

- Tranh minh hoạ câu ứng dụng: ve ve ve, hè về; phần luyện nói: le le (SGK)

III. Các hoạt động dạy- học:

A. Kiểm tra bài cũ:

- HS viết vào bảng con: ê, v, bê, ve.

- HS đọc: bê, ve, bé vẽ bê.

- 1 HS đọc bài SGK.

- GV nhận xét

 

doc 28 trang Người đăng minhtuan77 Lượt xem 905Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học lớp 1 - Tuần dạy 3 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tròn? 
- Bên phải có 3 chấm tròn ? 
- 1 chấm tròn ít hơn 3 chấm tròn.
- HS đọc: Một bé hơn ba. 
- HS viết kq vào bảng con và đọc là: 2 bé hơn 5, 3 bé hơn 4, 1 bé hơn 5 .
- Điền dấu vào ô trống cho thích hợp.
- HS tự làm bài vào vở.
- 3 HS lên bảng chữa bài. Lớp nhận xét.
- HS đọc lại kq.
C. Nối tiếp:
- Cho HS đọc lại: Bé hơn- dấu <
- Nhận xét chung giờ học.
 ____________________________________________
Tiết 3, 4. Học vần: Bài 8: o c
I. Mục tiêu:
- HS đọc được o, c, bò, cỏ; từ và câu ứng dụng.
- Viết được o, c, bò, cỏ
- Luyện nói 2-3 câu theo chủ đề: vó bè.
HS K- G: Bước đầu nhận biết nghĩa một số từ ngữ thông dụng qua tranh minh hoạ ở SGK; viết được đủ số dòng quy định trong vở Tập viết 1, tập một).
II. Đồ dùng dạy- học
- Tranh minh hoạ (hoặc các vật mẫu) các từ khoá: bò, cỏ.
- Tranh minh hoạ câu ứng dụng: bò bê có bó cỏ; phần luyện nói: vó bè (SGK)
III. Các hoạt động dạy- học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- HS viết vào bảng con: l, lê, h, hè.
- HS đọc các tiếng sau: lê, lề, lễ, he, hè, hẹ - HS đọc câu ứng dụng: ve ve ve, hè về.
- 1 HS đọc SGK.
GV nhận xét, ghi điểm.
B. Dạy- học bài mới:
1. Giới thiệu bài.
GV cho HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
? Các tranh này vẽ gì? - GV: Trong tiếng bò và cỏ, chữ và dấu thanh nào đã học?
- GV: Hôm nay, chúng ta học các chữ và âm mới còn lại: o, c
- GV viết lên bảng: o c 
- ... con bò, đồng cỏ.
- ... chữ b, c, dấu huyền, dấu hỏi.
- HS đọc theo GV: o, cờ.
2. Dạy chữ ghi âm: o
a. Nhận diện chữ:
- GV đưa chữ o mẫu (viết thường) ra cho HS quan sát và nói: Chữ o gồm 1 nét cong kín.
b. Phát âm và đánh vần:
* Phát âm.
- GV phát âm mẫu o (miệng mở rộng, môi tròn) - GVchỉnh sửa phát âm cho HS.	
* Ghép chữ, đánh vần	 
? Lấy âm o ? Có âm o, muốn có tiếng bò ta thêm âm gì và dấu thanh gì?
- GV quay bảng phụ - GV chỉ thước
- GV hướng dẫn HS đánh vần: 
bờ - o - bo - huyền - bò.
- HS nhìn bảng, phát âm.
- HS lấy, đọc.
- ...Âm b và dấu huyền 
- HS ghép: bò
- HS đọc cá nhân, tổ, cả lớp.
- HS phân tích tiếng bò (b đứng trước, o đứng sau, thanh huyền trên o). 
- HS đánh vần: cá nhân, nhóm, lớp
 c
( Quy trình dạy tương tự như âm o)
Lưu ý:
- Chữ c gồm 1 nét cong hụỷ phải.
- So sánh chữ o với c có gì giống và khác nhau?.
- Phát âm: Gốc lưỡi chạm vào vòm miệng rồi bật ra, không có tiếng thanh.
c. Đọc tiếng ứng dụng:
- GV ghi bảng bo bò bó
 co cò có
- GV nhận xét và chỉnh sửa phát âm cho HS.
d. Hướng dẫn viết bảng con:
- GV viết mẫu lần lượt lên bảng lớp chữ cái o, c, tiếng bò, cỏ theo khung ô li được phóng to. Vừa viết vừa hướng dẫn quy trình. - GV theo dõi và sửa sai cho HS. Lưu ý điểm đặt bút, điểm kết thúc, nét nối giữa b và o; c và o.
- GV nhận xét và chữa lỗi cho HS
- GV chỉ bảng
- HS đọc: cá nhân, nhóm, lớp.
- HS viết lên không trung bằng ngón trỏ cho định hình trong trí nhớ trước khi viết chữ ở bảng con. - HS viết lần lượt vào bảng con: o, c, bò, cỏ
- HS đọc lại toàn bài.
Tiết 2
3. Luyện tập
a. Luyện đọc
* Luyện đọc lại bài tiết 1:
- GV sửa phát âm cho HS
* Đọc câu ứng dụng:
- GV giới thiệu câu ứng dụng: bò bê có bó cỏ.
- GV gạch chân.
- GV chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS
- GV đọc mẫu câu ứng dụng - GV nhận xét.
b. Luyện viết:
- GV nhắc lại quy trình viết, lưu ý nét nối.
- GV theo dõi và giúp đỡ thêm.
- Chấm 1 số bài, nhận xét.
c. Luyện nói:
? Trong tranh em thấy những gì?
? Vó bè thường dùng để làm gì?
? Vó bè thường được đặt ở đâu?
? Bức tranh vẽ 1 người đang làm gì?
- HS nhìn trong SGK đọc: o, c, bò, cỏ.
- HS đọc các tiếng ứng dụng: cá nhân, nhóm, cả lớp.
- HS thảo luận nhóm về tranh minh hoạ câu ứng dụng.
- HS tìm tiếng có âm mới học.
- HS đọc tiếng, từ, câu ứng dụng: cá nhân, nhóm, cả lớp.
- HS đọc lại.
- HS tô và viết vào vở tập viết o, c, bò, cỏ
- HS đọc tên bài luyện nói: vó bè.
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
- ...người ngồi trên bè kéo vó.
- ...bắt cá.
- ...dưới nước.
- ...
C. Nối tiếp:
- GV chỉ bảng hoặc SGK cho học sinh theo dõi và đọc theo.
- HS tìm chữ vừa học (trong SGK, trong các tờ báo hoặc các văn bản mà giáo viên có).
- Dặn học sinh học lại bài và xem trước bài sau.
________________________________________
Buổi chiều
Tiết 1. luyện Tiếng Việt: Ôn luyện: o - c
I. Mục tiêu: 
- HS đọc, viết chắc chắn o, c, bò, cỏ và các tiếng có các âm và dấu thanh đã học.
- Tìm được một số tiếng, từ có các âm đã học
II. Hoạt động dạy học.
A. Giới thiệu bài.
B. Dạy học bài mới.
1. Luyện đọc:
- GV ghi bảng o, c, bò, cỏ và các tiếng có các âm và dấu thanh đã học
- GV theo dõi, uốn nắn.
- GV ghi bảng một số câu: 
 + bò bê có cỏ
 + bé lê có bó cỏ
 + bé vẽ bò
..........................
- GV theo dõi, uốn nắn.
2. Luyện viết:
a. Viết bảng con:
- GV viết mẫu, HD quy trình.
- GV theo dõi, uốn nắn thêm (Lưu ý: V. Dũng, Lâm, Lĩnh,...)
b. Viết vào vở:
- GV nhắc lại quy trình viết, HD cách trình bày.
- GV theo dõi, lưu ý thêm về độ cao, khoảng cách giữa các chữ,...
- Chấm một số bài, nhận xét.
C. Nối tiếp:
- Cho HS đọc lại toàn bài
- Dặn về nhà đọc, viết thêm
- HS luyện đọc (cá nhân, nhóm, lớp)
- HS luyện đọc (KK HS K - G)
- HS viết bảng con o, c, bò, cỏ và các tiếng có các âm đã học.
- HS viết vào vở Luyện viết o, c, bò, cỏ (mỗi âm, mỗi tiếng viết 1 dòng)
________________________________________
Tiết 2. Thủ công: Luyện xé, dán hình chữ nhật 
I. Mục tiêu:
- HS biết cách xé, dán hình chữ nhật.
- Xé dán được hình chữ nhật. Đường xé có thể chưa thẳng, bị răng cưa. Hình dán có thể chưa phẳng.
Với HS khéo tay: - Xé dán được hình chữ nhật. Đường xé ít răng cưa. Hình dán tương đối phẳng. Có thể xé được thêm hình chữ nhật có kích thước khác.
II. Chuẩn bị: - Hai tờ giấy màu khác nhau; Bài xé dán mẫu hình chữ nhật
- Vở Nghệ thuật, hồ dán, khăn tay.
III. Các hoạt động dạy- học:
A. Giới thiệu bài.
B. Dạy bài mới.
1. Qsát và nhận xét bài xé dán mẫu.
- GV cho HS qsát bài mẫu - HS qsát, nhận xét.
- GV giới thiệu thêm về hình chữ nhật.
? Qsát và tìm xem xung quanh mình có đồ vật nào có dạng hình chữ nhật.
- HS tìm và nêu.
GV nhận xét
2. Hướng dẫn HS xé và dán hình chữ nhật.
a. HD vẽ và xé dán. 
- GV Hd mẫu:
	+ GV làm mẫu các thao tác vẽ và xé
	+ GV làm thao tác xé từng cạnh một .
- Sau khi xé xong lật mặt màu cho HS quan sát.
- HS quan sát, làm theo trên giấy nháp.
- GV giúp đỡ HS còn lúng túng.
3. Thực hành
- HS thực hành xé và dán vào vở.(KK HS khéo tay có thể xé, dán được các hình chữ nhật có kích thước khác).
- GV theo dõi, giúp đỡ thêm
Lưu ý: - Xếp hình cân đối trước khi dán.
 - Phải dán hình bằng 1 lớp hồ mỏng, đều.
 - Dán cân đối, phẳng.
- Chấm 1 số bài, nhận xét.
C. Nối tiếp:
- Khen HS chú ý học, xé dán đẹp.
- Chuẩn bị giấy màu, giấy nháp để học bài xé dán sau.
____________________________________________
Tiết 3. Luyện toán: Luyện tập về bé hơn - dấu <
I. Mục tiêu:
- Luyện tập, củng cố các kiến thức về dấu bé hơn, cách viết dấu bé hơn.
- Biết so sánh hai số có sử dụng dấu bé
II. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Cả lớp viết vào bảng con dấu < (nhiều lần)
- Gọi HS làm bài: 2...5 3...4 4...5
- GV chữa bài, chốt kq.
B. Luyện tập:
GV ra bài tập cho HS làm vào vở Luyện toán:
Bài 1: Điền dấu < vào chỗ chấm (Yêu cầu HS so sánh và điền dấu bé vào)
	1...4 2...5 1...3 2...4
	3...5 2...3 3...4 1...5
- HS làm bài, nêu kq
- GV chữa bài, chốt kq, nhận xét.
Bài 2. Điền số thích hợp vào chỗ chấm:
	... < 2 ... < 5 3 < ... 1 < ... 
- HS làm bài 
- GV theo dõi và uốn nắn HS yếu (Lưu ý: Có chỗ có thể điền số thích hợp bất kì). VD: ... < 5 ta có thể điền số 1, 2, 3, hoặc 4).
- Chấm, chữa bài, nhận xét.
C. Nối tiếp:
- Nhận xét tiết học, dặn về nhà ôn lại bài.
___________________________________________________________________
Thứ tư, ngày 14 tháng 9 năm 2011
Tiết 1. Thể dục Đội hình đội ngũ - Trò chơi
I. Mục tiêu:
* Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, đứng nghiêm, đứng nghỉ.
- Biết cách tập hợp hàng dọc, dóng thẳng hàng dọc. 
- Bước đầu biết cách đứng nghiêm,đứng nghỉ (bắt chước đúng theo GV)
Lưu ý: Khi đứng nghiêm, người đứng thẳng tự nhiên là được.
* Trò chơi : “Diệt các con vật có hại”.
- Tham gia chơi được (có thể vẫn còn chậm)
II. Địa điểm - phương tiện:
 - Trên sân trường, vệ sinh an toàn nơi tập, còi.
III. Hoạt động dạy học
1. Phần mở đầu
- GV phổ biến nội dung yêu cầu của tiết học. 
- HS đứng tại chổ vỗ tay và hát . 
- Giậm chân đếm theo nhịp. 
2. Phần cơ bản
* Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng dọc: 2 lần.
do cán sự lớp điều khiển.
- GV theo dõi bổ sung. 
* Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng dọc, đứng nghiêm - nghỉ: 2 lần do cán sự lớp điều khiển.
- GV theo dõi bổ sung. 
* Trò chơi: “Diệt các con vật có hại”
3. Phần kết thúc.
- Đứng tại chỗ, vỗ tay và hát. 
- GV cùng HS hệ thống lại nội dung bài vừa học.
- GV nhận xét chung giờ học - tuyên dương.
_________________________________________
Tiết 2, 3. Học vần: Bài 10: ô ơ
I. Mục tiêu:
- HS đọc được ô, ơ, cô, cờ; từ và câu ứng dụng. 
- Viết được ô, ơ, cô, cờ. 
- Luyện nói 2 - 3 câu theo chủ đề : bờ hồ.
HS K- G: Bước đầu nhận biết nghĩa một số từ ngữ thông dụng qua tranh minh hoạ ở SGK; viết được đủ số dòng quy định trong vở Tập viết 1, tập một).
II. Đồ dùng dạy- học 
- Tranh minh hoạ( hoặc các vật mẫu) các từ khoá:cô, cờ.
- Tranh minh hoạ câu ứng dụng: bé có vở vẽ, phần luyện nói: bờ hồ (SGK)
III. Các hoạt động dạy- học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- HS viết vào bảng con: o, c, bò, cỏ.
- HS đọc các tiếng sau: bo, bò, bó, co, cò, cọ. 
- HS đọc câu ứng dụng: bò bê có bó cỏ.
- 1 em đọc toàn bài SGK.
GV nhận xét, ghi điểm.
B. Dạy- học bài mới:
1. Giới thiệu bài. 	 
GV cho HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
? Các tranh này vẽ gì? _ GV: Trong tiếng cô và tiếng cờ, chữ và dấu thanh nào đã học? 
 - GV: Hôm nay, chúng ta học các chữ và âm mới còn lại: ô, ơ.
 GV viết lên bảng: ô ơ 
- ... cô giáo, lá cờ.
- ... âm c, dấu huyền.
- HS đọc theo GV: ô, ơ. 
2. Dạy chữ ghi âm: ô
a. Nhận diện chữ:
- GV đưa chữ ô mẫu ra cho HS quan sát và nói: Chữ ô gồm 1 nét cong kín và 1 dấu nón. 
? Chữ ô và chữ o giống nhau và khác nhau ở chỗ nào.
b. Phát âm và đánh vần:
 * Phát âm.
 - GV phát âm mẫu ô (miệng mở hẹp hơn o, môi tròn)	 	
- GVchỉnh sửa phát âm cho HS.
 * Ghép chữ, đánh vần
- Giống: đều có nét cong kín.
- Khác: ô có thêm dấu nón.
- HS nhìn bảng, phát âm.
? Lấy âm ô ? Có âm ô, muốn có tiếng cô ta thêm âm gì đứng trước? 
- GV quay bảng phụ - GV chỉ thước 
- GV hướng dẫn HS đánh vần: cờ - ô - cô.
- GV nhận xét. 
- HS lấy, đọc.
- Âm c - HS ghép: cô
- HS đọc: cô: cá nhân, tổ, cả lớp. 
- HS phân tích tiếng cô (c đứng trước, ô đứng sau). - HS đánh vần: lớp, nhóm, bàn, cá nhân.
 ơ
( Quy trình dạy tương tự như âm ô)
Lưu ý:
 - Chữ ơ gồm 1 nét cong kín và 1 nét râu.
 - So sánh chữ ô với ơ có gì giống và khác nhau?.
 - Phát âm: Miệng mở trung bình, môi không tròn.
c. Đọc tiếng ứng dụng:
- GV ghi bảng hô hồ hổ
 bơ bờ bở - GV nhận xét và chỉnh sửa phát âm cho HS.
d. Hướng dẫn viết bảng con:
 - GV viết mẫu lần lượt lên bảng lớp chữ cái ô, ơ, tiếng cô, cờ theo khung ô li được phóng to. Vừa viết vừa hướng dẫn quy trình. - GV theo dõi và sửa sai cho HS. Lưu ý điểm đặt bút, điểm kết thúc, nét nối giữa c và ô; c và ơ và vị trí đánh dấu thanh.
 - GV nhận xét và chữa lỗi cho HS.
- GV chỉ bảng. 
- HS đọc: cá nhân, nhóm, bàn, lớp.
- HS viết lên không trung bằng ngón trỏ cho định hình trong trí nhớ trước khi viết chữ ở bảng con. - HS viết lần lượt vào bảng con: ô, ơ cô, cờ
- HS đọc lại toàn bài.
Tiết 2
3. Luyện tập
a. Luyện đọc
* Luyện đọc lại bài tiết 1: 
- GV sửa phát âm cho HS
* Đọc câu ứng dụng:
- GV giới thiệu câu ứng dụng: 
bé có vở vẽ.
- GV gạch chân
- GV chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS 
- GV đọc mẫu câu ứng dụng - GV nhận xét.
b. Luyện viết:
- GV nhắc lại quy trình viết, lưu ý nét nối. - GV theo dõi và giúp đỡ thêm.
Chấm 1 số bài, nhận xét.
c. Luyện nói:
- Trong tranh em thấy những gì?
 ? Cảnh trong tranh nói về mùa nào? Vì sao em biết?
? Bờ hồ trong tranh đã được dùng vào việc gì?
? Chỗ em ở có hồ không?
 GV lưu ý thêm về bảo vệ môi trường. 
- HS nhìn trong SGK đọc: ô, ơ, cô, cờ. 
- HS đọc các tiếng ứng dụng: cá nhân, nhóm, cả lớp.	 - HS thảo luận nhóm về tranh minh hoạ của câu đọc ứng dụng.
- HS tìm tiếng có âm mới. - HS đọc tiếng, từ, câu ứng dụng: cá nhân, nhóm, cả lớp.
- HS đọc lại.
- HS tô và viết vào vở tập viết ô, ơ, cô, cờ. 
- HS đọc tên bài luyện nói: bờ hồ. 
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
- ...các bạn đang đi trên bờ hồ.
- ...nói về mùa đông vì các bạn mặc áo ấm.
- ...nghỉ ngơi, đi dạo...
- HS tự liên hệ.
C. Nối tiếp:
- GV chỉ bảng hoặc SGK cho học sinh theo dõi và đọc theo.
- HS tìm chữ vừa học (trong SGK, trong các tờ báo hoặc các văn bản mà giáo viên có).
- Dặn học sinh học lại bài và xem trước bài sau.
_____________________________________
Tiết 4. Toán: Lớn hơn - Dấu >
I. Mục tiêu: Giúp HS
- Bước đầu biết so sánh số lượng , biết sử dụng từ lớn hơn, dấu > để so sánh các số.
II. Đồ dùng dạy- học:
- Các nhóm đồ vật, mô hình phục vụ cho dạy học về quan hệ lớn hơn.
- Các tấm bìa ghi từng số 1, 2, 3, 4, 5 và tấm bìa ghi dấu >.
III. Các hoạt động dạy- học:
A. Kiểm tra bài cũ.
- HS làm bảng con: 1 ... 2, 3 ...4, 2 ... 4, 3 ...5
- GV chữa bài, chốt kq.
B. Dạy bài mới.
1. Nhận biết quan hệ lớn hơn - giới thiệu dấu >
a. Giới thiệu 2 > 1
GV đính bảng như tranh của bài học (bên trái 2 con bướm, bên phải 1 con bướm) :
? Bên trái có mấy con bướm?
? Bên phải có mấy con bướm? 
? 2 con bướm có nhiều hơn 1 con bướm không? 
- Cho vài HS: ”2 con bướm nhiều hơn 1 con bướm".
- GV gắn bảng 2 hình tròn và 1 hình tròn, hỏi tương tự 
GV: Ta nói: 2 lớn hơn 1 và viết như sau: 
2 > 1 (viết 2 > 1 và giới thiệu dấu > đọc là lớn hơn).
- GV chỉ vào 2 > 1 .
b. Giới thiệu 3 > 2
(Giới thiệu tương tự như với 2 > 1)
- GV viết lên bảng: 2 >1, 3 > 2, 3 > 1, 3 > 2, 4 > 2, 5 > 2, ... 
- Bên trái có 2 con bướm. 
- Bên phải có 1 con bướm. 
- 2 con bướm nhiều hơn 1 con bướm. 
- HS: 2 con bướm nhiều hơn 1 con bướm. 
- HS: hai hình tròn nhiều hơn 1 hình tròn 
- HS đọc: 2 lớn hơn 1
- HS đọc: hai lớn hơn một, ba lớn hơn một, ba lớn hơn hai, bốn lớn hơn hai...(cá nhân, nhóm, lớp)
Lưu ý: Khi viết dấu >, dấu < giữa 2 số, bao giờ đầu nhọn cũng chỉ vào số bé hơn.
2. Thực hành:
 - GV hướng dẫn HS làm lần lượt từng bài 
Bài 1: Giúp HS nêu cách làm bài: Viết dấu >
Bài 2: Cho HS quan sát tranh và hỏi:
? Bên trái có mấy quả bóng? 
? Bên phải có mấy quả bóng? 
Như vậy ta viết 5 > 3 đọc là ”5 lớn hơn 3.
- Tương tự như thế với 4 > 2, 3 > 1.
Bài 3: HS nêu yêu cầu của bài.
GV hướng dẫn mẫu: 
? Bên trái có mấy ô vuông? 
? Bên phải có mấyô vuông?
Vậy 4 ô vuông có nhều hơn 3 ô vuông không?
GV: Ta viết 4 > 3
- Tương tự như thế với 5 > 2, 5 > 4, 3 > 2
Bài 4: Gọi 1 HS nêu yêu cầu của bài
- GV gọi HS lên bảng chữa bài. 
- Sau khi bạn điền dấu xong gọi HS đọc cách nối của bạn.
- GV nhận xét, chốt kq:
 3 > 1, 5 > 3, 4 > 1, 2 > 1.
 4 > 2, 3 > 2, 4 > 3, 5 > 2
- HS viết dấu > vào vở luyện toán (1 dòng).
- HS quan sát tranh trả lời:
- Bên trái có 5 quả bóng.
- Bên phải có 3 quả bóng.
- HS viết kq vào bảng con và đọc là: 5 lớn hơn 3, 4 lớn hơn 2, 3 lớn hơn 1.
- Bên trái có 4 ô vuông. 
- Bên phải có 3 ô vuông. 
- 4 ô vuông nhều hơn 3 ô vuông.
- HS đọc: Bốn lớn hơn ba. 
- HS viết kq vào bảng con và đọc: năm lớn hơn hai, năm lớn hơn bốn, ba lớn hơn hai.
- Điền dấu vào ô trống cho thích hợp.
- HS tự làm bài vào vở.
- 3 HS lên bảng chữa bài. Lớp nhận xét.
- HS đọc lại kq.
Bài 5: (KK HS K - G)
- HS tự nối - GV giúp đỡ thêm. 
(Có thể tổ chức thành trò chơi: Thi đua nối nhanh
- GV nêu cách chơi: Nối mỗi số vào 1 hay nhiều ô thích hợp. Chẳng hạn:
5 >... thì nối ô vuông với 1, 2, 3, 4 vì 5 > 4, 5 > 3, 5 > 2, 5 > 1.
- Cho HS nhắc lại cách chơi.
- Cho HS thi đua nối nhanh (tương tự như hướng dẫn trên) rồi GV chấm điểm 1 số HS nối đúng và nhanh nhất).
C. Nối tiếp:
- Cho HS đọc lại: Bé hơn - dấu .
- Nhận xét chung giờ học.
________________________________________
Tiết 5. Thủ công: Xé, dán hình tam giác 
I. Mục tiêu:
- HS biết cách xé, dán hình tam giác.
- Xé, dán được hình tam giác. Đường xé có thể chưa thẳng, bị răng cưa. Hình dán có thể chưa phẳng.
Với HS khéo tay: - Xé dán được hình tam giác. Đường xé ít răng cưa. Hình dán tương đối phẳng. Có thể xé được thêm hình tam giác có kích thước khác.
II. Chuẩn bị:
- Hai tờ giấy màu khác nhau.
- Bài xé dán mẫu hình tam giác 
- Vở Nghệ thuật, hồ dán, khăn tay.
III. Các hoạt động dạy- học:
A. Giới thiệu bài.
B. Dạy bài mới.
1. Qsát và nhận xét bài xé dán mẫu.
- GV cho HS qsát bài mẫu.
- HS qsát, nhận xét.
- GV giới thiệu thêm về hình tam giác.
? Qsát và tìm xem xung quanh mình có đồ vật nào có dạng hình tam giác.
- HS tìm và nêu (ê ke, tờ giấy gấp chéo,...)
GV nhận xét
2. Hướng dẫn HS xé và dán hình tam giác.
a. HD vẽ và xé dán. 
- GV Hd mẫu:
- GV làm mẫu các thao tác vẽ và xé
- GV làm thao tác xé từng cạnh một như HCN
- Sau khi xé xong lật mặt màu cho HS quan sát.
- HS qsát, làm theo trên giấy nháp.
- GV giúp đỡ HS còn lúng túng.
b. Thực hành:
- HS thực hành xé và dán vào vở (KK HS khéo tay có thể xé, dán được các hình tam giác có kích thước khác).
- GV theo dõi, giúp đỡ thêm
Lưu ý: - Xếp hình cân đối trước khi dán.
 - Phải dán hình bằng 1 lớp hồ mỏng, đều.
 - Dán cân đối, phẳng.
- Chấm 1 số bài, nhận xét.
C. Nối tiếp:
- Khen HS chú ý học, xé dán đẹp.
- Chuẩn bị giấy màu, giấy nháp để học bài xé dán sau.
___________________________________________________________________Buổi chiều
Tiết 3. luyện Tiếng Việt: Ôn luyện: ô - ơ
I. Mục tiêu: 
- HS đọc, viết chắc chắn ô, ơ, cô, cờ và các tiếng có các âm và dấu thanh đã học.
- Tìm được một số tiếng, từ có các âm đã học
II. Hoạt động dạy học.
A. Giới thiệu bài.
B. Dạy học bài mới.
1. Luyện đọc:
- GV ghi bảng ô, ơ, cô, cờ và các tiếng có các âm và dấu thanh đã học
- GV theo dõi, uốn nắn.
- GV ghi bảng một số câu: 
 + bé có lá cờ
 + le le ở hồ
 + bố bế bé
 + bé lê có vở ô li
 + bố có cá cờ
 .........................
- GV theo dõi, uốn nắn.
2. Luyện viết:
a. Viết bảng con:
- GV viết mẫu, HD quy trình.
- GV theo dõi, uốn nắn thêm (Lưu ý: An, Lâm, V. Dũng,...)
b. Viết vào vở:
- GV nhắc lại quy trình viết, HD cách trình bày.
- GV theo dõi, lưu ý thêm về độ cao, khoảng cách giữa các chữ,...
- Chấm một số bài, nhận xét.
C. Nối tiếp:
- Cho HS đọc lại toàn bài
- Dặn về nhà đọc, viết thêm
- HS luyện đọc (cá nhân, nhóm, lớp)
- HS luyện đọc (KK HS K - G)
- HS viết bảng con ô, ơ, cô, cờ và các tiếng có các âm đã học.
- HS viết vào vở Luyện viết ô, ơ, cô, cờ (mỗi âm, mỗi tiếng viết 1 dòng)
___________________________________________
Tiết 2. Luyện toán: Luyện tập về lớn hơn - Dấu >
I. Mục tiêu:
- Củng cố những khái niệm ban đầu về lớn hơn, sử dụng dấu > và từ ” lớn hơn ” khi so sánh các số.
- Thực hành so sánh các số trong phạm vi 5 theo quan hệ lớn hơn.
II. Các hoạt động dạy- học:
1. Giới thiệu bài.
2. Ôn luyện:
a. Hướng dẫn viết dấu > vào bảng con:
- HS viết dấu > (dấu lớn) 3 lần vào bảng con.
b. Hướng dẫn luyện tập trên vở ô ly:
Bài 1: Viết dấu > (2 dòng)
Bài 2: a. Điền dấu vào chỗ chấm
 1 ... 2 3 ... 4 2 ... 4 4 ... 5
2 ... 1 3 ... 2 5 ... 4 3 ... 1
b. Điền số thích hợp vào chỗ chấm
 .... > 2 .... > 4 4 > .... 3 > ... 
 1 ... 
- HS làm bài 
- GV theo dõi thêm.
- Chấm bài- chữa bài.
3. Nối tiếp:
 Tuyên dương những bạn làm bài tốt.
____________________________________________
Tiết 3. Âm nhạc: Ôn bài: Quê hương tươi đẹp
I. Mục tiêu:
- Ôn bài hát: Quê hương tươi đẹp kết hợp tập các động tác phụ hoạ.
II. Dạy học bài mới:
1. Ôn bài hát: Quê hương tươi đẹp
- GV hát lại toàn bài.
- HS hát theo tổ, cả lớp. 
- Thi đua giữa các cá nhân, giữa các tổ.
GV theo dõi, chỉnh sửa, ghi điểm.
2. Hướng dẫn HS hát có đệm phách bằng vỗ tay.
- GV làm mẫu: Vừa hát vừa vỗ tay theo phách.
 Quê hương em biết bao tươi đẹp
 X X X X
 Đồng lúa xanh núi rừng hàng cây
 x x x x
 .......................................................................
 - HS làm theo giáo viên. GV theo dõi giúp đỡ thêm.
 - GV kiểm tra nhận xét.
3. Tập các động tác phụ hoạ:
- GV tập lần lượt từng động tác.
- HS làm theo GV.
- GV theo dõi, uốn nắn thêm, nhận xét.
4. Tổng kết:
- Tuyên dương những em hát hay, múa dẻo,...
- Dặn về nhà ôn lại lời bài hát và các động tác phụ hoạ
Thứ năm, ngày 15 tháng 9 năm 2011
Tiết 1. Toán: Luyện tập (21)
I. Mục tiêu: Giúp HS
- Biết sử dụng các dấu và các từ ” bé hơn ”, “ lớn hơn ” khi so sánh 2 số.
- Bước đầu biết diễn đạt sự so sánh theo quan hệ bé hơn và lớn hơn (có 2 2)
II. Các hoạt động dạy- học:
1. Giới thiệu bài.
2. Luyện tập.
Hd HS làm làn lượt các bài tập 1, 2, 3 vào vở Luyện toán.
Bài 1: Gọi 1 HS nêu yêu cầu của bài. - - - Gọi 2 em lên bảng làm.
- GV chốt kq, nhận xét. 
Bài 2: Củng cố về điền dấu và điền số vào ô trống.
GV Hd mẫu:
? Bên trên có mấy con thỏ? 
? Bên dưới có mấy củ cà rốt?
? So sánh số 4 và số 3 như thế nào? 
Vậy ô chính giữa ta điền dấu gì?
GV hỏi ngược lại: 
? Bên dưới có mấy củ cà rốt?
? Bên trên có mấy con thỏ? 
? So sánh số 3 và số 4 như thế nào? 
Vậy ô chính giữa ta điền dấu gì?
Cứ làm tương tự như thế với các ô còn lại.
GV: có 4 > 3 thì có 3 3 thì có 3 < 5...(không cần so sánh).
Bài 3: Tổ chức thành trò chơi: Thi đua nối nhanh với các số thích hợp.
Vì mỗi ô vuông có thể nối với nhiều số nên GV nhắc HS có thể sử dụng các bút chì màu khác nhau để nối.
Sau mỗi lần nối cho HS đọc và viết lại kết quả.
- GV theo dõi giúp đỡ thêm.
- Chấm bài- chữa bài.
- 1 HS nêu yêu cầu của bài
- 2 em lên bảng làm. Lớp nhận xét.
- Bên trên có 4 con thỏ - HS ghi số 4 vào ô trống thứ nhất.
- Bên dưới có 3 củ cà rốt - HS ghi số 3 vào ô trống thứ 3.
- 4 nhiều hơn 3. 
- Ô chính giữa ta điền dấu >
- Bên dưới có 3 củ cà rốt - HS ghi số 3 vào ô trống thứ nhất.
- Bên trên có 4 con thỏ - HS ghi số 4 vào ô trống thứ ba.
- 3 ít hơn 4. 
- Ô chính giữa ta điền dấu <
- H

Tài liệu đính kèm:

  • docTuÇN 3.doc