Giáo án môn học lớp 1 - Tuần dạy 16 năm 2010

Tuần 16

Thứ hai, ngày 13 tháng 12 năm 2010

Chào cờ

Tập trung chào cờ toàn trường

_____________________________________________

Tiết 2, 3. HỌC VẦN: Bài 64: im - um

I. Mục tiêu:

- HS đọc được: im, um, chim câu, trùm khăn; từ và câu ứng dụng.

- HS viết được: im, um, chim câu, trùm khăn.

- Luyện nói 2 - 4 câu theo chủ đề: Xanh, đỏ, tím, vàng.

HS K- G: Bước đầu nhận biết nghĩa một số từ ngữ thông dụng qua tranh minh hoạ ở SGK; biết đọc trơn, viết được đủ số dòng quy định trong vở Tập viết 1, tập một).

II. Đồ dùng dạy- học

- Tranh minh hoạ (hoặc các vật mẫu) từ khoá: chim câu, trùm khăn.

- Tranh minh hoạ các câu thơ ứng dụng và phần luyện nói: Xanh, đỏ, tím, vàng (phóng to).

III. Các hoạt động dạy- học:

A. Kiểm tra bài cũ:

- HS đọc ở bảng con: em, êm, trẻ em, que kem, ghế đệm.

- HS viết vào bảng con: Tổ 1: trẻ em

 Tổ 2: que kem

 Tổ 3: ghế đệm

 

doc 26 trang Người đăng minhtuan77 Lượt xem 672Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học lớp 1 - Tuần dạy 16 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h còn lại mấy quả bóng?
 .................................................
? Muốn biết còn lại còn lại mấy quả bóng ta làm phép tính gì?
- HS làm bài 
- GV theo dõi giúp đỡ thêm, chú ý đến HS yếu như K. Quân, T. Sơn, ...
- Chữa bài, chốt kq.
4. Nối tiếp:
- Tuyên dương những em làm bài tốt.
- Dặn đọc thuộc bảng cộng, trừ trong phạm vi 10.
_____________________________________________
Tiết 3, 4. Học vần: Bài 65: iêm - yêm
I. Mục tiêu:
- HS đọc được: iêm, yêm, dừa xiêm, cái yếm; từ và câu ứng dụng.
- HS viết được: iêm, yêm, dừa xiêm, cái yếm.
- Luyện nói 2 - 4 câu theo chủ đề: Điểm mười.
HS K- G: Bước đầu nhận biết nghĩa một số từ ngữ thông dụng qua tranh minh hoạ ở SGK; biết đọc trơn, viết được đủ số dòng quy định trong vở Tập viết 1, tập một).
II. Đồ dùng dạy- học
- Tranh minh hoạ (hoặc các vật mẫu) từ khoá: dừa xiêm, cái yếm.
- Tranh minh hoạ các câu thơ ứng dụng và phần luyện nói: Điểm mười (phóng to).
III. Các hoạt động dạy- học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- HS đọc ở bảng con: im, um, con nhím, trốn tìm, tủm tỉm, mũm mĩm.
- HS viết vào bảng con: Tổ 1: con nhím 
 Tổ 2: trốn tìm 
 Tổ 3: tủm tỉm
- 1 HS đọc câu ứng dụng.
- 1 HS đọc bài SGK (130, 131).
GV nhận xét, ghi điểm.
B. Dạy bài mới: 
1. Giới thiệu bài:
2. Dạy vần mới: iêm
a. Nhận diện vần:
- GV ghi bảng: iêm
- GV đọc
? Vần iêm có mấy âm ghép lại? So sánh với vần im? 
b. Ghép chữ, đánh vần:
- Ghép vần iêm?
GV kiểm tra, quay bảng phụ
- GV đánh vần mẫu: iê- mờ - iêm.
? Có vần iêm, bây giờ muốn có tiếng xiêm ta ghép thêm âm gì?
- GV chỉ thước 
- GV đánh vần mẫu: xờ - iêm - xiêm 
- GV đưa tranh và giới thiệu: đây là cây dừa xiêm. Tiếng xiêm có trong từ dừa xiêm
 GV giảng từ, ghi bảng. 
- HS đọc theo.
- Vần iêm có 2 âm ghép lại, âm đôi iê đứng trước và âm m đứng sau.
- HS cài vần iêm vào bảng cài.
- HS đọc và nhắc lại cấu tạo vần iêm
- HS đánh vần: cá nhân, nhóm, cả lớp.
- Có vần iêm, muốn có tiếng xiêm ta ghép thêm âm x đứng trước.
- HS cài tiếng xiêm vào bảng cài.
- HS phân tích tiếng xiêm.
- HS đánh vần: cá nhân, nhóm, cả lớp.
- HS đọc: cá nhân, nhóm, lớp
- HS đọc: iêm - xiêm - dừa xiêm - dừa xiêm - xiêm - iêm
yêm
(Quy trình tương tự dạy vần iêm)
c. Đọc từ ngữ ứng dụng: 
GV ghi bảng: thanh kiếm âu yếm
 quý hiếm yếm dãi
GV gạch chân tiếng mới:
- GVđọc mẫu, giảng từ.
 GV nhận xét, chỉnh sửa.
d. Hướng dẫn viết bảng con: 
- GV viết mẫu lần lượt lên bảng lớp: iêm, yêm, dừa xiêm , cái yếm theo khung ô li được phóng to. Vừa viết vừa hướng dẫn quy trình. 
- HS tìm tiếng mới.
- HS đọc tiếng, từ.
- HS đọc lại.
- HS viết trên không.
- HS viết lần lượt vào bảng con: iêm, yêm, dừa xiêm, cái yếm
- GV theo dõi và sửa sai cho HS. (Lưu ý điểm đặt bút, điểm kết thúc, nét nối giữa các chữ , khoảng cách giữa các tiếng trong từ và vị trí đánh dấu thanh).
- GV chỉ bảng 
- HS đọc lại toàn bài.
Tiết 2
3. Luyện tập
a. Luyện đọc: 
* Đọc lại bài tiết 1:
Cho HS đọc lại bài ở tiết 1
- GV chỉnh sửa phát âm cho HS.
* Luyện đọc câu ứng dụng
GV cho HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
 ? Bức tranh vẽ gì? 
GV giới thiệu các câu ứng dụng:
 Ban ngày, Sẻ mải đi kiếm ăn cho cả nhà. Tối đến, Sẻ mới có thời gian âu yếm đàn con.
- GV gạch chân.
- GV đọc mẫu.
- GV chỉnh sửa phát âm cho HS.
b. Luyện viết:
 - Cho HS viết vào vở tập viết: iêm, yêm, dừa xiêm, cái yếm 
- GVtheo dõi giúp đỡ thêm.
- GV chấm điểm và nhận xét bài viết của HS.
c. Luyện nói: 
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi theo sự gợi ý của GV:
? Tranh vẽ có những ai?
? Khi con được điểm 10 thì con có vui không? Con muốn khoe với ai đầu tiên?
? Lớp con, bạn nào hay được điểm 10 nhất?
? Con đã được mấy điểm 10 rồi?
? Muốn được điểm 10, con phải học như thế nào?
- HS đọc theo nhóm, cả lớp, cá nhân.
- HS qsát, trả lời.
- HS tìm tiếng mới.
- HS đọc tiếng, từ.
- HS đọc câu ứng dụng theo cá nhân, nhóm, cả lớp.
- HS viết vào vở: iêm, yêm, dừa xiêm, cái yếm 
- HS đọc tên bài luyện nói: Điểm mười
- HS quan sát tranh và trả lời: 
- ...
- ... 
- ... 
- ...
- ...
d. Trò chơi: Tìm tiếng có chứa vần iêm, yêm
- HS nêu nối tiếp.
- GV lựa chọn, ghi nhanh lên bảng.
- HS đọc lại.
C. Nối tiếp:
- HS đọc lại toàn bài theo SGK 1 lần.
- GV nhận xét tiết học, dặn về nhà đọc lại bài.
______________________________________________
Buổi chiều
Tiết 1. luyện Tiếng Việt: Ôn luyện: iêm, yêm
I. Mục tiêu: 
- HS đọc, viết chắc chắn iêm, yêm, dừa xiêm, cái yếm và các tiếng có các âm, vần và dấu thanh đã học.
HS K - G: hoàn thành bài tập trong vở bài tập giáo khoa.
II. Hoạt động dạy học.
A. Giới thiệu bài.
B. Dạy học bài mới.
1. Luyện đọc:
a. Luyện đọc tiếng, từ
- GV ghi bảng iêm, yêm, dừa xiêm, cái yếm và các tiếng có các âm, vần và dấu thanh đã học: điểm mười, cái yếm, lúa chiêm,...
a. Luyện đọc câu
- GV ghi 1 số câu: 
 - Em được nhiều điểm mười.
 - Bé Hoa có cái yếm màu đỏ.
 - Gà mẹ đưa đàn con đi kiếm ăn.
 .................................
- GV theo dõi, uốn nắn.
2. Luyện viết:
a. Viết bảng con:
- GV viết mẫu, HD quy trình.
- GV theo dõi, uốn nắn thêm (Lưu ý: T. Sơn, K. Quân,...)
b. Viết vào vở:
- GV nhắc lại quy trình viết, HD cách trình bày.
- GV theo dõi, lưu ý thêm về độ cao, khoảng cách giữa các chữ,...
- Chấm một số bài, nhận xét.
KK HS K - G: hoàn thành bài tập trong vở bài tập giáo khoa.
C. Nối tiếp:
- Cho HS đọc lại toàn bài, dặn về nhà đọc, viết thêm.
- HS luyện đọc (cá nhân, nhóm, lớp)
- HS luyện đọc câu (cá nhân, nhóm, lớp)
- HS viết bảng con iêm, yêm, dừa xiêm, cái yếm và các tiếng có các âm, vần đã học.
- HS viết vào vở Luyện viết iêm, yêm, dừa xiêm, cái yếm (mỗi thứ viết 1 dòng)
____________________________________________
Tiết 2. Thủ công: Luyện gấp cái quạt 
I. Mục tiêu: 
- HS biết cách gấp cái quạt.
- Gấp và dán nối được cái quạt bằng giấy. Các nếp gấp tương đối đều, thẳng theo đường kẻ.
Với HS khéo tay: Gấp và dán nối được cái quạt bằng giấy. Đường dán nối quạt tương đối chắc chắn. Các nếp gấp tương đối đều, thẳng phẳng.
II. Chuẩn bị: Quạt giấy mẫu, 1 tờ giấy màu hình chữ nhật, một sợi chỉ đỏ, bút chì, thước, hồ dán.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Giới thiệu bài.
2. GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
- GV giới thiệu vật mẫu.
- HS quan sát và nhận xét.
3. GV nhắc lại quy trình gấp 
Bước 1: GV đặt giấy màu lên mặt bàn và gấp nếp gấp cách đều.
Bước 2: Gấp đôi hình để lấy đầu giữa, dùng tay ấn nhẹ và buộc chặt phần giữa và phết hồ dán.
Bước 3: Gấp đôi dùng tay ép chặt để 2 phần bằng nhau, sau đó phết hồ dán dính sát vào nhau. Khi hồ dán khô mở ra được chiếc quạt giấy.
4. Thực hành:
- GV cho HS thực hành gấp các nếp gấp cách đều trên giấy kẻ ô để tiết 2 gấp trên giấy màu.
5. Nhận xét tiết học:
Nhận xét chung và tuyên dương những em có thái độ học tập tốt.
______________________________________
Tiết 3. luyện Toán: Luyện bảng cộng, trừ trong phạm vi 10 
I. Mục tiêu: 
- Vận dụng bảng cộng, trừ để làm bài tập. 
- Làm quen với tóm tắt, nêu được bài toán và viết được phép tính thích hợp với hình vẽ.
II. Đồ dùng dạy - học:
Bảng phụ có ghi sẵn các bài tập
III. Các hoạt động dạy - học:
- GV ra 1 số bài tập, HS tự làm bài vào vở:
Bài 1. Tính (cả lớp): 
 10 5 9 10 3 7
 - - + - + +
 10 4 0 3 6 1
 .... .... .... .... .... ....
Bài 2. Tính (cả lớp): 
 7 - 2 = ... 5 + 3 = ... 1 + 5 = ...
 9 + 1 = ... 10 - 3 = ... 8 - 8 = ...
Lưu ý: Dựa vào bảng cộng trong phạm vi các số đã học để làm bài.
Bài 3. Điền số (KK HS K- G):
 10 - = 7 9 + = 10 10 - = 1
 10 - = 10 4 - = 1 7 + = 8
Lưu ý: Dựa vào bảng cộng, trừ trong phạm vi các số đã học để làm bài.
Bài 4: Viết phép tính thích hợp:
 Có : 3 cái kẹo
 Thêm: 5 cái kẹo
 Có tất cả: ... cái kẹo?
- Gọi HS nêu bài toán, tự viết phép tính thích hợp, nêu kq.
- GV theo dõi, chấm 1 số bài, chữa bài.
- Nhận xét tiết học 
______________________________________________________________________
Thứ tư, ngày 15 tháng 12 năm 2010
Tiết 1. Thể dục: Thể dục rèn luyện tư thế cơ bản 
I. Mục tiêu:
* Học tư thế đứng đưa một chân ra sau, hai tay giơ cao thẳng hướng và chếch chữ V; Tư thế đứng đưa một chân sang ngang, hai tay chống hông.
- Biết cách thực hiện phối hợp các tư thế đứng đưa một chân ra phía sau, hai tay giơ cao thẳng hướng và chếch chữ V; 
- Thực hiện được đứng đưa một chân sang ngang, hai tay chống hông.
* Trò chơi: “Chạy tiếp sức”
- Biết cách chơi và chơi đúng theo luật của trò chơi (Có thể còn chậm).
II. Địa điểm và phương tiện:
Trên sân trường, vệ sinh an toàn nơi tập,1 còi
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
1. Phần mở đầu
- GV phổ biến nội dung yêu cầu của tiết học
- Đi thường theo 1 vòng và hít thở sâu, sau đó dẫn cách hàng 
- Trò chơi: “Diệt các con vật có hại”
- Ôn phối hợp các động tác
2. Phần cơ bản
- Ôn: Đứng kiễng gót 2 tay chống hông, đưa chân ra trước, 2 tay chống hông, đưa chân ra sau, hai tay thẳng hướng; tay chống hông, chân dang ngang 
- Học tư thế đứng đưa một chân ra sau, hai tay giơ cao thẳng hướng và chếch chữ V; Tư thế đứng đưa một chân sang ngang, hai tay chống hông.
- Trò chơi: “Chạy tiếp sức”
3. Phần kết thúc 
- Giậm chân đi thường theo nhịp trên sân trường
- Trò chơi hồi tỉnh 
- GV hệ thống lại bài
- GV nhận xét - tuyên dương 
_______________________________________________
Tiết 2, 3. Học vần: Bài 66: uôm - ươm
I. Mục tiêu:
- HS đọc được: uôm, ươm, cánh buồm, đàn bướm; từ và câu ứng dụng.
- HS viết được: uôm, ươm, cánh buồm, đàn bướm
- Luyện nói 2 - 4 câu theo chủ đề: Ong, bướm, chim, cá cảnh.
HS K- G: Bước đầu nhận biết nghĩa một số từ ngữ thông dụng qua tranh minh hoạ ở SGK; biết đọc trơn, viết được đủ số dòng quy định trong vở Tập viết 1, tập một).
II. Đồ dùng dạy- học
- Tranh minh hoạ (hoặc các vật mẫu) từ khoá: cánh buồm, đàn bướm
- Tranh minh hoạ các câu thơ ứng dụng và phần luyện nói: Ong, bướm, chim, cá cảnh (phóng to).
III. Các hoạt động dạy- học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- HS đọc ở bảng con: iêm, yêm, thanh kiếm, quý hiếm, âu yếm, yếm dãi.
- HS viết vào bảng con: Tổ 1: quý hiếm Tổ 2: âu yếm Tổ 3: yếm dãi
- 1 HS đọc câu ứng dụng.
- 1 HS đọc bài SGK(128, 129).
GV nhận xét, ghi điểm.
B. Dạy bài mới: 
1. Giới thiệu bài:
2. Dạy vần mới: uôm
a. Nhận diện vần:
- GV ghi bảng: uôm
- GV đọc
? Vần uôm có mấy âm ghép lại? So sánh với vần ôm? 
b. Ghép chữ, đánh vần:
- Ghép vần uôm?
GV kiểm tra, quay bảng phụ
- GV đánh vần mẫu: uô- mờ - uôm.
? Có vần uôm, bây giờ muốn có tiếng buồm ta ghép thêm âm gì và dấu thanh gì?
- GV chỉ thước 
- GV đánh vần mẫu: bờ - uôm - buôm - huyền - buồm 
- GV đưa tranh và giới thiệu: đây là cánh buồm. Tiếng buồm có trong từ cánh buồm
 GV giảng từ, ghi bảng. 
- HS đọc theo.
- Vần uôm có 2 âm ghép lại, âm đôi uô đứng trước và âm m đứng sau.
- HS cài vần uôm vào bảng cài.
- HS đọc và nhắc lại cấu tạo vần uôm
- HS đánh vần: cá nhân, nhóm, cả lớp.
- Có vần uôm, muốn có tiếng buồm ta ghép thêm âm b đứng trước và dấu huyền trên ô.
- HS cài tiếng buồm vào bảng cài.
- HS phân tích tiếng buồm.
- HS đọc và đánh vần: cá nhân, nhóm, cả lớp.
- HS đọc : cá nhân, nhóm, lớp
- HS đọc: uôm - buồm - cánh buồm - cánh buồm - buồm - uôm
ươm
(Quy trình tương tự dạy vần uôm)
3. Đọc từ ngữ ứng dụng: 
GV ghi bảng: ao chuôm vườn ươm
 nhuộm vải cháy đượm
GV gạch chân tiếng mới:
- GVđọc mẫu, giảng từ.
 GV nhận xét, chỉnh sửa.
4. Hướng dẫn viết bảng con: 
- GV viết mẫu lần lượt lên bảng lớp: uôm, ươm, cánh buồm, đàn bướm theo khung ô li được phóng to. Vừa viết vừa hướng dẫn quy trình. 
- HS tìm tiếng mới.
- HS đọc tiếng, từ.
- HS đọc lại.
- HS viết trên không.
- HS viết lần lượt vào bảng con: uôm, ươm, cánh buồm, đàn bướm
- GV theo dõi và sửa sai cho HS. (Lưu ý điểm đặt bút, điểm kết thúc, nét nối giữa các chữ , khoảng cách giữa các tiếng trong từ và vị trí đánh dấu thanh).
- GV chỉ bảng - HS đọc lại toàn bài.
Tiết 2
3. Luyện tập
a. Luyện đọc: 
* Đọc lại bài tiết 1:
Cho HS đọc lại bài ở tiết 1
- GV chỉnh sửa phát âm cho HS.
* Luyện đọc câu ứng dụng
GV cho HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
 ? Bức tranh vẽ gì? 
GV giới thiệu câu ứng dụng:
 Những bông cải nở rộ nhuộm vàng cả cánh dồng. Trên trời, bướm bay lượn từng đàn.
- GV gạch chân.
- GV đọc mẫu.
- GV chỉnh sửa phát âm cho HS.
b. Luyện viết:
 - Cho HS viết vào vở tập viết: uôm, ươm, cánh buồm, đàn bướm
- GVtheo dõi giúp đỡ thêm.
- GV chấm điểm và nhận xét bài viết của HS.
c. Luyện nói: 
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi theo sự gợi ý của GV:
? Tranh vẽ những gì?
? Con chim sâu có ích lợi gì?
? Con bướm thích gì? Nó thường có màu gì?
? Con cá cảnh để làm gì?
? Ong và chim có ích lợi gì cho nhà nông?
? Con biết tên các loài chim gì khác?
? Con thích nhất con nào trong các con: ong, bướm, chim, cá cảnh? Vì sao?
? Nhà con có nuôi loại nào trong các loại trên? 
- HS đọc theo nhóm, cả lớp, cá nhân.
- HS qsát, trả lời.
- HS tìm tiếng mới.
- HS đọc tiếng, từ.
- HS đọc câu ứng dụng theo cá nhân, nhóm, cả lớp.
- HS viết vào vở: uôm, ươm, cánh buồm, đàn bướm
- HS đọc tên bài luyện nói: Ong, bướm, chim, cá cảnh.
- HS quan sát tranh và trả lời: 
- ... Ong, bướm, chim, cá cảnh.
- ... bắt sâu bọ.
- Con bướm thích hoa. Nó thường có màu vàng, trắng,...
- Con cá cảnh để làm cảnh.
- Ong hút mật thụ phấn cho hoa, chim bắt sâu bọ 
- ... 
- ...
- ...
d. Trò chơi: Tìm tiếng có chứa vần uôm, ươm
- HS nêu nối tiếp.
- GV lựa chọn, ghi nhanh lên bảng.
- HS đọc lại.
C. Nối tiếp:
- HS đọc lại toàn bài theo SGK 1 lần.
- GV nhận xét tiết học, dặn về nhà đọc lại bài.
_____________________________________________
Tiết 4. Toán: Luyện tập (88)
I. Mục tiêu: Giúp HS
- Thực hiện được phép cộng, phép trừ trong phạm vi 10.
- Viết được phép tính thích hợp với tóm tắt bài toán.
II. Các hoạt động dạy - học:
1. Giới thiệu bài.
2. Luyện tập:
- GV hướng dẫn HS làm bài tập vào vở Luyện Toán.
Bài 1 (cột 1, 2, 3): HD HS vận dụng bảng cộng, trừ trong phạm vi 10 để điền kết quả phép tính.
Bài 2 (phần 1): HS nêu yêu cầu của bài tập . GV gợi ý bằng câu hỏi:
? 10 trừ 7 bằng mấy?
? Ta viết số mấy vào ô trống?
? 3 cộng 2 bằng mấy?
- HS làm tương tự đến hết.
- 10 trừ 7 bằng 3
- Ta viết số 3 vào ô trống
- 3 cộng 2 bằng 5.
Bài 3 (dòng 1): HS thực hiện các phép tính (tính nhẩm) rồi so sánh các số và điền dấu thích hợp vào ô trống.
Bài 4: GV nêu tóm tắt của bài toán, nêu câu hỏi gợi ý
? Bài toán cho biết cái gì và tìm cái gì? 
- HS nêu bài toán rồi viết phép tính thích hợp vào ô trống.
- GV nhận xét, chốt kq: 6 + 4 = 10
3. Trò chơi: Điền số tiếp sức:
- GV phát cho mỗi dãy 1 phiếu, trên phiếu có các bài tập như nhau.
- GV phát lệnh. HS bắt đầu điền số vào . Tổ nào xong trước lên nộp và đúng kết quả tổ đó sẽ thắng.
4. Nối tiếp:
Tuyên dương những em làm bài tốt.
__________________________________________
Buổi chiều
Tiết 1. Tập viết: Luyện viết
I. Mục tiêu:
- Viết tương đối đúng cỡ, đúng mẫu 1 số vần đã học.
- Nghe và viết đúng 1 số tiếng, từ do GV đọc.
II. Hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài.
2. Luyện viết:
a. Luyện viết ở bảng con:
- GV chọn 1 số vần mà các em viết chưa đẹp thì cho HS tập viết vào bảng con: om, am, âm, ăm, ôm, ơm, em, êm, im, um, iêm, yêm, uôm, ươm và 1 số tiếng, từ có các âm, vần đã học 
- GV nhận xét và sửa sai cho HS (Lưu ý HS yếu: Quý, N. Trang, Tân, Thanh,...)
b. Luyện viết vào vở
- GV viết mẫu và nhắc lại quy trình viết cho HS
- GV đọc cho HS viết các vần: om, am, âm, ăm, ôm, ơm, em, êm, im, um, iêm, yêm, uôm, ươm và 1 số tiếng, từ: tủm tỉm, đàn chim, chăm làm, điểm mười,...
- HS viết bài - GV theo dõi giúp đỡ thêm
- Chấm bài - chữa bài, nhận xét.
C. Nối tiếp:
- Nhận xét chung giờ học
- Dặn về nhà luyện viết thêm.
__________________________________________
Tiết1. Luyện tiếng việt: Ôn luyện các vần đã học có m ở cuối
I. Mục tiêu:
- Đọc được chắc chắn các vần đã học có m ở cuối: om, am, âm, ăm, ôm, ơm, em, êm, im, um, iêm, yêm, uôm, ươm 
- Đọc được các tiếng, từ, câu có các âm, vần đã học.
II. Dạy học bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Ôn luyện:
a. Luyện đọc vần, tiếng, từ:
? Hãy kể tên các vần đã học có m ở cuối?
- GV ghi bảng.
- GV chỉnh sửa phát âm cho HS.
? Tìm các tiếng, từ có các vần vừa luyện đọc?
- GV ghi bảng.
- GV chỉnh sửa, giải thích thêm (nếu cần).
- HS nêu: om, am, âm, ăm, ôm, ơm, em, êm, im, um, iêm, yêm, uôm, ươm 
- HS đọc cá nhân, nhóm, lớp.
- HS nêu: ...
- HS đọc cá nhân, nhóm, lớp.
- HS đọc lại.
b. Luyện đọc câu:
- GV ghi bảng 1 số câu: - Cây tràm được trồng trên bãi cát.
 - Đám trẻ con đang nô đùa.
 - Bà cho bé quả cam.
 - Em chăm làm bài tập về nhà. 	.................................
- HS đọc cá nhân, nhóm, lớp
- GV theo dõi, uốn nắn thêm (HS K - G: KK đọc trơn).
- Chấm 1 số bài, nhận xét.
3. Nối tiếp:
Dặn về nhà luyện đọc, viết thêm.
______________________________________________________________________
Thứ năm, ngày 16 tháng 12 năm 2010
Tiết 1. Toán: Luyện tập chung (89)
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết đếm, so sánh, thứ tự các số từ 0 đến 10.
- Biết làm tính cộng , trừ các số trong phạm vi 10.
- Viết được phép tính thích hợp với tóm tắt bài toán.
II. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 em lên bảng làm
10 5 + 5	5 + 2 5 + 3
- GV cùng HS nhận xét cho điểm
B. Luyện tập: 
GV hướng dẫn HS làm bài tập vào vở luyện Toán
Bài 1: HS biết viết các số từ 0 đến 10.
- Cho HS làm vào SGK.
- GV kiểm tra, chốt kq, nhận xét.
Bài 2: HS biết đọc các số từ 0 đến 10, từ 10 đến 0.
- Cho HS nêu miệng.
- GV chốt kq, nhận xét.
Bài 3 (cột 4,5,6,7): HS thực hiện các phép tính theo cột dọc.
Lưu ý: Viết số thật thẳng cột.
Bài 4: Điền số. 
HD HS hiểu “lệnh” của bài toán, thực hiện từng phép tính rồi điền kết quả vào ô trống tương ứng.
Bài 4 (a): GV nêu tóm tắt của bài toán, nêu câu hỏi gợi ý
? Bài toán cho biết cái gì và tìm cái gì? 
- HS nêu bài toán rồi viết phép tính thích hợp vào ô trống.
- GV nhận xét, chốt kq: 6 + 4 = 10
Bài 4 (b): HD tương tự.
Lưu ý: Thêm thì viết phép cộng, bớt đi thì viết phép trừ.
- Chấm bài - chữa bài.
C. Nối tiếp:
- Tuyên dương những em làm bài tốt.
- Dặn về nhà làm lại bài.
_____________________________________
Tiết 2. Đạo đức: Trật tự trong trường học (T1)
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Nêu được các biểu hiện của giữ trật tự khi nghe giảng, khi ra vào lớp.
- Nêu được lợi ích của việc giữ trật tự khi nghe giảng, khi ra vào lớp.
- Thực hiện giữ trật tự khi nghe giảng, khi ra vào lớp.
HS K- G: Biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.
II. Phương tiện : Tranh bài tập 3, 4 SGK
III. Các hoạt động dạy - học:
HĐ1: Tìm hiểu các biểu hiện của giữ trật tự khi nghe giảng, khi ra vào lớp.
Mục tiêu: HS biết các biểu hiện của giữ trật tự khi nghe giảng, khi ra vào lớp.
Cách tiến hành: GV chia nhóm, yêu cầu HS quan sát và thảo luận về việc ra vào lớp của các bạn trong tranh.
- Các nhóm thảo luận- đại diện các nhóm trình bày.
- Cả lớp trao đổi và tranh luận:
+ Em có suy nghĩ gì về việc làm của bạn trong tranh?
+ Nếu em có mặt ở đó em sẽ làm gì?
GV KL: Chen lấn, xô đẩy nhau khi ra, vào lớp làm ồn ào mất trật tự và có thể gây vấp ngã.
HĐ2: Thi xếp hàng ra vào lớp giữa các tổ .
Mục tiêu: HS biết thực hiện giữ trật tự khi nghe giảng, khi ra vào lớp.
Cách tiến hành:
a. Thành lập ban giám khảo: GV cùng cán sự lớp.
b. GV nêu yêu cầu cuộc thi:
- Tổ trưởng biết điều khiển các bạn: 1 điểm.
- Ra vào lớp không chen lấn, xô đẩy nhau: 1 điểm.
- Đi cách đều nhau, đeo cặp gọn gàng: 1 điểm.
- Không kéo lê giày dép gây bụi, ồn ào: 1 điểm.
c. Các tổ tiến hành cuộc thi.
d. BGK nhận xét cho điểm, công bố kết quả và khen thưởng các tổ khá nhất .
HĐ nối tiếp:
- Tuyên dương những em biết thực hiện giữ trật tự khi nghe giảng, khi ra vào lớp biết
- Dặn HS thực hiện giữ trật tự khi nghe giảng, khi ra vào lớp 
Tiết 3. Thủ công: Gấp cái quạt (T2)
I. Mục tiêu: 
- HS biết cách gấp cái quạt.
- Gấp và dán nối được cái quạt bằng giấy. Các nếp gấp có thẻ chưa đều, chưa thẳng theo đường kẻ.
Với HS khéo tay: Gấp và dán nối được cái quạt bằng giấy. Đường dán nối quạt tương đối chắc chắn. Các nếp gấp tương đối đều, thẳng phẳng.
II. Chuẩn bị: Quạt giấy mẫu, 1 tờ giấy màu hình chữ nhật, một sợi chỉ đỏ, bút chì, thước, hồ dán.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Giới thiệu bài.
2. GV nhắc lại các bước gấp 
Bước 1: Đặt giấy màu lên mặt bàn và gấp nếp gấp cách đều.
Bước 2: Gấp đôi hình để lấy dấu giữa, dùng tay ấn nhẹ và buộc chặt phần giữa và phết hồ dán.
Bước 3: Gấp đôi, dùng tay ép chặt để 2 phần bằng nhau, sau đó phết hồ dán dính sát vào nhau. Khi hồ dán khô mở ra được chiếc quạt giấy.
3. HS thực hành: 
- HS thực hành gấp quạt theo các bước như đã học ở tiết 1.
- GV nhắc nhở HS mỗi nếp gấp phải được miết kĩ, sau đó mới bôi hồ (mỏng đều), buộc dây đảm bảo chắc chắn đẹp.
- HS thực hành 
- GV theo dõi, giúp đỡ thêm những em còn lúng túng.
- Tổ chức trình bày và sử dụng sản phẩm.
4. Nhận xét tiết học:
Nhận xét chung và tuyên dương những em có thái độ học tập tốt, làm được sản phẩm đẹp,...
___________________________________________
Tiết 4, 5. Học vần: Bài 67: Ôn tập
I. Mục tiêu:
- HS đọc được các vần có kết thúc bằng m; các từ ngữ và câu ứng dụng từ bài 60 đến bài 67.
- HS viết được các vần, các từ ngữ ứng dụng từ bài 60 đến bài 67.
- Nghe hiểu và kể được một đoạn truyện theo tranh truyện kể: Đi tìm bạn (HS K- G kể được 2 - 3 đoạn truyện theo tranh).
II. Đồ dùng dạy- học .
- Tranh minh hoạ câu ứng dụng. 
- Tranh minh hoạ truyện kể: Đi tìm bạn (phóng to)
 III. Các hoạt động dạy- học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- HS đọc: ao chuôm, nhuộm vải, vườn ươm
- 2 - 3 HS đọc câu ứng dụng: Những bông cải nở rộ nhuộm vàng cả cánh đồng . Trên trời, bướm bay lượn từng đàn.
- 1 em đọc toàn bài SGK (134, 135).
GV nhận xét. 
B. Dạy- học bài mới:
1. Giới thiệu bài:
? Kể tên các vần đã học có có kết thúc bằng m?
GV treo bảng ôn.
2. Ôn tập.
a. Các chữ và vần vừa học
- Gọi HS lên bảng chỉ các vần vừa học ở bảng ôn.
- GV đọc âm.
b. Ghép chữ thành tiếng.
? Lấy a ở cột dọc ghép với chữ m ở hàng ngang ta được vần gì?
? Lấy ă ở cột dọc ghép với chữ m ở hàng ngang ta được vần gì?
GV ghi bảng, làm tương tự đến hết.
? Trong các tiếng vừa ghép, các chữ ở cột dọc đứng ở vị trí nào? Các chữ ở hàng ngang đứng ở vị trí nào?
- HS nêu: om, a

Tài liệu đính kèm:

  • docTuÇn 16.doc