Giáo án môn học lớp 1 - Tuần 27 - Trương Thị Hiền

Tập đọc

ND: 12/3/2012 Bài: Hoa ngọc lan

 (GDBVMT:gián tiếp)

I. MỤC TIÊU:

-HS đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: hoa ngọc lan, dày, lấp ló, ngan ngát, khắp vườn. Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.

 -Hiểu nội dung bài: Tình cảm yêu mến cây hoa ngọc lan của bạn nhỏ.

 -Trả lời câu hỏi 1,2 (SGK)

 -Biết yêu quý và chăm sóc cây hoa

*Hiểu đặc điểm và lợi ích của hoa lan. Có thói quen trồng và chăm sóc các loài hoa. Biết yêu quý và bảo vệ môi trường thiên nhiên.

 +HS khá, giỏi gọi đúng tên các loài hoa trong ảnh

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 -Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK (hoặc phóng to tranh trong SGK)

 -SGK, bảng con, vở bài tập TV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 24 trang Người đăng minhtuan77 Lượt xem 786Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học lớp 1 - Tuần 27 - Trương Thị Hiền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chỗ trống
 -Bài tập 2, 3 (SGK)
II. Chuẩn bị:
 -Bảng phụ viết sẵn. Nội dung khổ thơ cần chép. Nội dung các bài tập 2, 3
 -Bảng nam châm
 -Vở viết bài chính tả, vở bài tập Tiếng Việt 
III. Các bước lên lớp:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định.
2. Bài cũ:
-Chấm vở của những HS về nhà phải chép lại bài
-Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập
Nhận xét
3. Bài mới: 
*Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tập chép:
-GV viết bảng đoạn văn cần chép trong bài Nhà bà ngoại
-Cho HS đọc thầm
-GV chỉ cho HS đọc những tiếng các em dễ viết sai: ngoại, rộng rãi, lòa xoà, hiên, khắp vườn
-Tập chép
 GV hướng dẫn các em cách ngồi viết, cầm bút, đặt vở, cách viết đề bài vào giữa trang
+ Tên bài: Đếm vào 5 ô
+ Chữ đầu đoạn: Đếm vào 2 ô
+ Sau dấu chấm phải viết hoa
-Chữa bài
+ GV chỉ từng chữ trên bảng
+ Đánh vần những tiếng khó
+ Chữa những lỗi sai phổ biến
-GV chấm một số vở
*Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
a) Điền vần: ăm hoặc ăp
-GV treo bảng phụ đã viết nội dung bài tập
-Cho HS lên bảng làm: thi làm nhanh 
-GV chốt lại trên bảng
-Bài giải: Năm nay, Thắm đã là học sinh lớp Một. Thắm chăm học, biết tự tắm cho mình, biết sắp xếp sách vở ngăn nắp
b) Điền chữ: c hoặc k
-Tiến hành tương tự như trên
-Bài giải: hát đồng ca, chơi kéo co
4. Củng cố - dặn dò:
-Nhận xét tiết học. 
-Khen những học sinh học tốt, chép bài chính tả đúng, đẹp. 
-Về nhà chép lại đoạn văn đúng, sạch, đẹp; làm lại bài tập
-Chuẩn bị bài chính tả: Câu đố
-HS hát 
-Điền vần anh hay ach
-Điền chữ ng hay ngh
-2, 3 HS nhìn bảng đọc đoạn văn
-HS phân tích tiếng khó, đọc đánh vần
-HS tự nhẩm và viết vào bảng
-HS chép vào vở
-Dùng bút chì chữa bài
+ Rà soát lại
+ Ghi số lỗi ra đầu vở
+ HS ghi lỗi ra lề
-Đổi vở kiểm tra
-Lớp đọc thầm yêu cầu của bài
-4 HS lên bảng: 2 em viết bên trái, 2 em viết bên phải bảng (lớp làm vào vở)
-2, 3 HS đọc lại kết quả
-Lớp nhận xét
-HS làm bài chữa bài
Tập Viết
Bài: TÔ CHỮ HOA E, Ê , G
I. Mục tiêu:
 -Tô đúng và đẹp các chữ hoa E, Ê, G
 -Viết đúng các từ ngữ: chăm học, khắp vườn, vườn hoa, ngát hương
 -Viết theo cỡ chữ thường, cỡ vừa, đúng mẫu chữ và đều nét
 -Giáo dục tính kiên nhẫn, cẩn thận
II. Chuẩn bị:
 -Bảng phụ viết sẵn các chữ cái và từ ngữ, chữ mẫu
 -Bảng con, vở tập viêt 1, tập 2
 III. Các bước lên lớp:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định.
2. Bài cũ:
-GV nhận xét chữ viết của HS, sau đó cho HS viết lại từ chưa đúng
-Nhận xét
3. Bài mới:
a) Hoạt động 1: Giới thiệu bài
-Hôm nay ta học bài: E, Ê, G. GV viết lên bảng
b. Hoạt động 2: Hướng dẫn tô chữ hoa
-GV gắn chữ mẫu viết hoa lên bảng và hỏi:
+ Chữ hoa E gồm những nét nào?
-GV hướng dẫn quy trình viết 
-Cho HS so sánh chữ E và chữ Ê
+Chữ hoa G gồm những nét nào?
-Cho HS viết bảng, GV sửa nếu HS viết sai
c. Hoạt động 3: Viết từ ứng dụng
+ chăm học:
-Từ gì?
-Độ cao của từ “chăm học”?
-Khoảng cách giữa các tiếng trong 1 từ?
-GV viết mẫu: Muốn viết từ “chăm học” ta đặt bút dưới đường kẻ 3 viết tiếng chăm điểm kết thúc ở đường kẻ 2, nhấc bút cách 1 con chữ o đặt bút ở đường kẻ 2 viết tiếng học, điểm kết thúc trên đường kẻ 1
-Cho HS xem bảng mẫu
-Cho HS viết vào bảng
+ khắp vườn:
-Từ gì?
-Độ cao của từ “khắp vườn”?
-Khoảng cách giữa các tiếng trong 1 từ?
-GV viết mẫu: Muốn viết từ “khắp vườn” ta đặt bút ở đường kẻ 2 viết tiếng khắp điểm kết thúc ở đường kẻ 2, nhấc bút cách 1 con chữ o đặt bút dưới đường kẻ 3 viết tiếng vườn, điểm kết thúc ở đường kẻ 2
-Cho HS xem bảng mẫu
-Cho HS viết vào bảng
+Vườn hoa , ngan ngát: GV giới thiệu tương tự như trên
d. Hoạt động 4: Viết vào vở
-Cho HS nhắc cách cầm bút, cách đặt vở, tư thế ngồi viết của HS
-Cho HS viết từng dòng vào vở
4. Củng cố - dặn dò:
-Chấm một số vở và nhận xét chữ viết của HS
-Khen những HS đã tiến bộ và viết đẹp
-Về viết lại vở rèn chữ
-HS hát 
-gánh đỡ, sạch sẽ
+ Gồm 1 nét viết liền không nhấc bút
-Chữ Ê viết như chữ E có thêm dấu mũ
-Chữ G gồm 2 nét cong thắt giữa và nét khuyết dưới
+chăm học
- Tiếng chăm, tiếng học cao 2,5 đơn vị 
-Khoảng cách 1 con chữ o
-Viết vào bảng con 
+ khắp vườn 
-Tiếng khắp cao 2,5, tiếng vườn cao 1 đơn vị 
-Khoảng cách 1 con chữ o
-HS viết bảng con
-HS tập tô các chữ cái E, Ê, G vào vở,
tập viết các tư ngữ ứng dụng vào vở.
-HS khá, giỏi viết đều nét, dãn đúng khoảng cách viết đủ số dòng quy định.
Toán
BẢNG CÁC SỐ TỪ 1 ĐẾN 100
I. MỤC TIÊU:
 -Nhận biết 100 là số liền sau của 99
 -Đọc, viết, lập được bảng các số từ 0 đến 100
 -Biết một số đặc điểm của các số trong bảng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 -Bảng phụ
 -Bảng con, vở tập toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định.
2. Bài cũ.
3. Bài mới: 
*Hoạt động 1: Giới thiệu bước đầu về số 100:
-Hướng dẫn HS làm bài tập 1 để tìm số liền sau của 97, 98, 99. Nếu HS không tìm được số liền sau của 99 thì GV giúp HS biết 100 là số liền sau của 99
-Hướng dẫn HS đọc, viết số 100
+100 không phải là số có hai chữ số mà là số có ba chữ số (một chữ số 1 và hai chữ số 0 đứng liền sau chữ số 1 kể từ trái sang phải); số 100 là số liền sau của 99 nên số 100 bằng 99 thêm 1
*Hoạt động 2: Viết số còn thiếu vào ô trống trong bảng các số từ 1 đến 100
-Hướng dẫn HS tự viết các số còn thiếu vào ô trống ở từng dòng của bảng trong bài tập 2
-Sau khi chữa bài, GV có thể hỏi HS để giúp HS củng cố những hiểu biết về các số từ 1 đến 100:
+ Số bé nhất có hai chữ số là số nào?
+ Số lớn nhất có hai chữ số là số nào?
+ Số lớn nhất có một chữ số là số nào?
*Hoạt động 3: trong bảng các số từ 1 đến 100
a) Các số có một chữ số: .
b) Các số tròn chục: ....
c) Số bé nhất có hai chữ số: 
d) Số lớn nhất có hai chữ số: ..
đ) Các số có hai chữ số giống nhau là: 11, 22 
4. Củng cố – Dặn dò:
-Nhận xét tiết học
-Chuẩn bị bài: Luyện tập
HS hát 
-HS làm từng dòng và chữa bài
 +98
 +99
 +100
-HS đọc số một trăm
-HS viết các số còn thiếu còn thiếu vào ô trống
-HS đọc lại bảng
 +10
 + 99
 + 9
-HS làm chữa bài
+ 1,2,3,4,5,6,7,8,9
+10,20,30,40,50,60,70,80,90.
+10
+99
+11,22,33,44,55,66,77,88,99.
Môn: TNXH
BÀI 27: CON MÈO
I . MỤC TIÊU:
 -Nêu lợi ích của việc nuôi mèo
 -Chỉ được các bộ phận bên ngoài của con mèo trên hình vẽ hay vật thật.
 -Nêu được một số đặt điểm giúp mèo săn mồi
 -Có ý thức nuôi và chăm sóc mèo trong nhà.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 -Các hình trong SGK phóng to, vật thật.
 -SGK, vở BT TN&XH
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Giới thiệu bài:
-GV hỏi HS:
+Nhà em nào nuôi mèo?
+Nói với cả lớp về con mèo của nhà em
-GV nói với cả lớp: Bài học hôm nay sẽ tìm hiểu về con mèo.
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1: Quan sát con mèo 
 Mục tiêu:
+HS biết đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi dựa trên việc quan sát con mèo thật hoặc các hình con mèo trong SGK.
+Biết các bộ phận bên ngồi của con mèo.
 Cách tiến hành:
 Bước 1:
-GV hướng dẫn HS: Quan sát con mèo được mang đến lớp (nếu có) hoặc tranh, ảnh con mèo mang đến lớp hay ảnh chụp con mèo trong SGK.
+Mô tả màu lông của con mèo. Khi vuốt ve bộ lông mèo em cảm thấy thế nào?
+Chỉ và nói tên các bộ phận bên ngồi của con mèo.
+Con mèo di chuyển như thế nào?
-GV giúp đỡ và kiểm tra hoạt động củacác nhóm.
 Bước 2:
Kết luận:
-Toàn thân mèo được phủ bằng một lớp lông mềm và mượt (GV có thể giảng thêm về sự khác nhau của lông gà và lông mèo nếu HS hỏi).
-Mèo có đầu, mình, đuôi và bốn chân. Mắt mèo to tròn và sáng, con ngươi dãn nở to trong bóng tối (giúp mèo nhìn rỏ con mồi) và thu lại vào ban ngày khi có nắng. Mèo có mũi và tai thính giúp mèo đánh hơi và nghe được trong khoảng cách xa. Răng mèo sắc để xé thức ăn.
-Mèo đi bằng bốn chân, bước đi nhẹ nhàng, leo trèo giỏi. Chân mèo có móng vuốt sắc để bắt mồi.
*Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp
 Mục tiêu:
+HS biết ích lợi của việc nuôi mèo.
+Biết mô tả hoạt động bắt mồi của con mèo.
 Cách tiến hành:
-GV nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận:
+Người ta nuôi mèo để làm gì?
+Nhắc lại một số đặc điểm giúp mèo săn mồi.
+Tìm trong số những hình ảnh trong bài, hình nào mô tả con mèo đang ở tư thế săn mồi? Hình nào cho thấy kết quả săn mồi của con mèo?
+Tại sao em không nên trêu trọc và làm con mèo tức giận?
+Em cho con mèo ăn gì và chăm sóc nó như thế nào?
Kết luận:
-Người ta nuôi mèo để bắt chuột và làm cảnh.
-Móng chân mèo có vuốt sắc, bình thường nó thu vuốt lại, khi vồ mồi nó sẽ giương vuốt ra.
-Em không nên trêu trọc, làm cho mèo tức giận. Vì khi đó nó sẽ cào và cắn, gây chảy máu rất nguy hiểm. Mèo cũng có thể bị bệnh dại giống chó, khi mèo có biểu hiện không bình thường phải nhốt lại và nhờ người có chuyên môn theo dõi. Người bị mèo cắn nếu cần phải đi tiêm phòng dại.
 +Kết thúc bài: GV cho HS chơi “Bắt chước tiếng kêu và một số hoạt động của con mèo”.
+Thành viên của tổ nào bắt chước giống tiếng kêu và một số hoạt động của con mèo là thắng cuộc.
3. Nhận xét - Dặn dò:
-Nhận xét tiết học
-Dặn dò: Chuẩn bị bài 28 “Con muỗi”
-Một vài HS nói với cả lớp về con mèo của mình: lông nó màu gì, em có hay chơi với nó không
-HS theo nhóm quan sát con mèo thật rồi mô tả nó với các bạn trong nhóm hoặc vừa chỉ vào ảnh con mèo vừa nói với các bạn về màu lông và các bộ phận của con mèo.
-Một số HS trình bày lại kết quả làm việc trong nhóm với cả lớp, các HS khác bổ sung.
-HS trả lời cuâ hỏi
+Bắt chuột, làm cảnh
+Ngồi im co người lại
+HS tìm và chỉ
-HS tự suy nhĩ nêu
-HS lên bảng bắt chước tiếng kêu của mèo
THỨ TƯ
NS: 11/3/2012 Tập đọc
ND: 14/3/2012 Bài: AI DẬY SỚM
I. MỤC TIÊU:
 -Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: dậy sớm, ra vườn, lên đồi, đất trời, chờ đón. Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ.
 -Hiểu nội dung bài: Ai dậy sớm mới thấy hết được cảnh đẹp của đất trời.
 -Trả lời câu hỏi tìm hiểu bài.( SGK)
 -Học thuộc lòng ít nhất 1 khổ thơ.
 -HS khá, giỏi đọc thuộc lòng bài thơ
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 -Tranh trong sgk phóng to.
 -SGK, vở bài tập TV1, tập 2
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định.
2. Bài cũ:
-Đọc bài “Hoa ngọc lan” và trả lời câu hỏi:
+ Nụ hoa lan màu gì?
+ Hương hoa lan thơm như thế nào?
-Viết bảng:
Nhận xét
3. Bài mới:
*Hoạt động 1: Giới thiệu bài: 
 Hôm nay, chúng ta học bài thơ Ai dậy sớm. Bài thơ sẽ cho em biết người nào dậy sớm sẽ được hưởng những niềm hạnh phúc như thế nào
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện đọc
a) GV đọc diễn cảm bài văn:
 Giọng tả chậm rãi, nhẹ nhàng
b) HS luyện đọc:
 Luyện đọc tiếng, từ:
-HD HS đọc từ ngữ khó kết hợp phân tích tiếng
-GV giải nghĩa từ khó 
+vừng đông: mặt trời mới mọc
+đất trời: mặt đất và bầu trời
 Luyện đọc câu:
-Đọc nhẩm từng câu
-GV chỉ bảng từng chữ ở câu thứ nhất
+Cho HS đọc trơn 
-Tiếp tục với các câu còn lại
-Cuối cùng cho HS tiếp nối nhau đọc trơn từng câu theo cách: 1 HS đầu bàn đọc câu thứ nhất, các em khác tự đứng lên đọc các câu tiếp theo 
 Luyện đọc khổ thơ, bài: 
-Cho HS tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ. Sau đó thi đọc cả bài
*Hoạt động 2: Ôn vần ươn - ương
 a. GV nêu yêu cầu 1 trong sgk
 -Tìm tiếng trong bài có vần ươn, ương
 b. GV nêu yêu cầu 2 trong sgk:
 -Tìm tiếng ngoài bài có vần ươn, ương
 -GV treo tranh HD HS 
 b) Nói câu chứa tiếng bài có vần ươn - ương
-Đọc mẫu trong SGK
-GV nhận xét tính điểm thi đua khen những tổ nói được nhiều câu
 Tiết 2
*Hoạt động 3: Tìm hiểu bài đọc và luyện nói
a) Tìm hiểu bài đọc: 
-Cho HS đọc 
-GV hỏi:
+ Khi dậy sớm, điều gì chờ đón em ở ngoài vườn?
+ Trên cánh đồng?
+Trên đồi?
GV đọc bài thơ
b) Học thuộc lòng bài thơ:
-Cho HS đọc
-Thi xem em nào, bàn, tổ nào thuộc bài nhanh
-Gọi HS lên bảng đọc thuộc lòng bài thơ 
GV khen những em thuộc lòng tại lớp
c) Luyện nói: Hỏi nhau về những việc làm buổi sáng
-Cho HS đọc yêu cầu của bài
-Cho HS hỏi- đáp theo mẫu:
H: Sáng sớm, bạn làm việc gì?
Đ: Tôi tập thể dục. Sau đó đánh răng, rửa mặt
Gợi ý: 
-Buổi sáng bạn thường dậy lúc mấy giờ?
-Bạn thường ăn gì vào buổi sáng?
-Buổi sáng, bạn có giúp ba mẹ làm gì không?
-Buổi sáng ai thay đồ cho bạn?
-Buổi sáng ai chở bạn đi học?
4. Củng cố- dặn dò:
-Nhận xét tiết học
+ Khen những học sinh học tốt
+ Yêu cầu HS về nhà học thuộc bài thơ
-Chuẩn bị bài tập đọc: Mưu chú Sẻ
-HS hát 
-2, 3 HS đọc 
-Viết: xanh thẫm, lấp ló, trắng ngần, ngan ngát
dậy sớm, ra vườn, ngát hương, lên đồi, đất trời, chờ đón
-HS cả lớp đọc thầm
- 2- 3 HS đọc thành tiếng
-Đồng thanh cả lớp
-HS đọc tiếp nối từng câu
-HS thi đua đọc khổ thơ, mỗi em đọc 1 khổ tiếp nhau đọc, đọc theo đơn vị bàn, nhóm, tổ.
-1,2 HS đọc cả bài
-HS đồng thanh toàn bài 1 lần
-HS tìm nhanh tiếng trong bài: vườn, hương
-HS thi đua tìm nhanh tiếng có vần ươn, ương
ươn: vượn, lươn, vườn ...
ương :hương, nương, hường, thương,
-HS chơi trò chơi: thi nói (đúng nhanh, nhiều) câu chứa tiếng có vần ươn vần ương
+ Buổi sáng, vừa ngủ dậy, bé vươn vai ra sân tập thể dục
+ Tôi mượn được ở thư viện một quyển sách rất hay
-Vần ương: 
+ Dũng là một cậu bé bướng bỉnh
+ Tuần vừa qua em được nhiều điểm tốt, nên mẹ thưởng cho em một con búp bê rất đẹp
1 HS đọc, lớp đọc thầm 
+Hoa ngát hương chờ đón em ở ngoài vườn
+Vừng đông đang chờ đón em
+ Cả đất trời đang chờ đón em
-2, 3 HS đọc lại cả bài
-HS tự nhẩm thuộc từng câu thơ
-Cá nhân, bàn, tổ
-Lớp nhận xét
-Quan sát tranh minh hoạ nhỏ trong SGK
-HS có thể kể những việc mình đã làm không giống trong tranh minh hoạ
-2HS lên bảng hỏi đáp theo tranh
GDNGLL
THÁNG 3: CHỦ ĐỀ “TIẾN BƯỚC LÊN ĐOÀN ”
TIẾT 3
I. MỤC TIÊU:
 -Học sinh hiểu được các em là mầm non tương lai của Đoàn, là thế hệ kế thừa, là chủ nhân sau này của đất nước.
 -Giáo dục cho học sinh biết cách phấn đấu để tiến bước lên đoàn và trở thành ĐTNCS Hồ Chí Minh.
 -Giáo dục cho học sinh học tập những điều cần làm ở lứa tuổi của các em . 
II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC:
 - Kể cho HS nghe , để cho các em biết về các khu di tích lịch sử của tỉnh Bình Dương . 
III. CHUẨN BỊ : 
 -Giáo viên :
 -GV chuẩn bị nội dung để kể cho Hs nghe .
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG :
 -Cả lớp hát bài : Quê hương em  
 -Gvl ần lượt kể cho hs nghe về các khu di tích nằm trên tỉnh Bình Dương 
 -Kết thúc : Bằng lời ca , giọng hát của mình, các em đã thể hiện tình cảm của mình về đoàn TNCS HCM
THỨ NĂM
NS: 12/3/2012 Chính tả
ND:15/3/2012 Bài: CÂU ĐỐ
I. MỤC TIÊU:
 -Nhìn sách hoặc bảng, chép lại đúng bài Câu đố về con ong: 16 chữ trong khoảng 8-10 phút.
 -Điền chữ ch / tr, v/ d hoặc gi vào chỗ trống
 -Bài tập (2) a hoặc b
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 -Bảng phụ viết sẵn: Nội dung câu đố. Nội dung các bài tập 2a hoặc 2b
 -Bảng con, vở tập viết, 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định.
2. Bài cũ:
-Chấm vở của những HS về nhà phải chép lại bài “Nhà bà ngoại”
-Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập (1 em đọc, 2 em làm)
Nhận xét
3. Bài mới: 
*Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tập chép
-GV viết bảng nội dung Câu đố
-Cho HS đọc thầm
-GV chỉ cho HS đọc những tiếng các em dễ viết sai: chăm chỉ, suốt ngày, khắp, vườn cây
-Tập chép
 GV hướng dẫn các em cách ngồi viết, cầm bút, đặt vở, cách viết đề bài vào giữa trang
+ Tên bài: Đếm vào 5 ô
+ Câu đố: Đếm vào 3 ô
+ Đầu câu phải viết hoa
-Chữa bài
+ GV chỉ từng chữ trên bảng
+ Đánh vần những tiếng khó
+ Chữa những lỗi sai phổ biến
-GV chấm một số vở
*Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
a) Điền tr hoặc ch
-GV treo bảng phụ đã viết nội dung bài tập
-Cho HS lên bảng làm: thi làm nhanh 
-Từng HS đọc lại bài. GV sửa lỗi phát âm cho các em
-GV chốt lại trên bảng
-Bài giải: thi chạy, tranh bóng
b) Điền chữ: v/ d / gi
-Tiến hành tương tự như trên
-Bài giải: vỏ trứng, giỏ cá, cặp da
4. Củng cố - Dặn dò:
-Nhận xét tiết học
+Khen những học sinh học tốt, chép bài chính tả đúng, đẹp
-Về nhà chép lại đoạn văn đúng, sạch, đẹp; làm lại bài tập
-Chuẩn bị bài chính tả: Ngôi nhà 
-HS hát 
-Điền vần ăm hay ăp
-Điền chữ c hay k
-2, 3 HS nhìn bảng đọc 
-Lớp giải câu đố
-HS tự nhẩm và viết vào bảng các tiếng dễ sai
-HS chép vào vở
Dùng bút chì chữa bài
+ Rà soát lại
+ Ghi số lỗi ra đầu vở
+ HS ghi lỗi ra lề
-Đổi vở kiểm tra
-Lớp đọc thầm yêu cầu của bài
-4 HS lên bảng: 2 em viết bên trái, 2 em viết bên phải bảng (lớp làm vào vở)
-2, 3 HS đọc lại kết quả
-Lớp nhận xét
 Kể Chuyện
Bài: TRÍ KHÔN
 (GD KNS)
I. MỤC TIÊU: 
 -Kể lại được một đoạn câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh.
 -Hiểu nội dung của câu chuyện: Trí khôn của con người giúp con người làm chủ được muôn loài. KN xác định giá trị của bản thân, KN ra quết định, KN suy nghĩ, sáng tạo, KN phản hồi lắng nghe tích cực.
 -Biết trí khôn sẽ làm chủ được bản thân không bị mắc lừa người khác.
 HS khá giỏi kể lại được 2, 3 đoạn của câu chuyện.
 II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
 -Tranh minh họa truyện trong SGK - phóng to tranh 
 -Mặt nạ Trâu, Hổ, một chiếc khăn để HS quấn kiểu mỏ rìu khi đóng vai bác nông dân
 -Bảng ghi gợi ý 4 đoạn của câu chuyện
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định.
2. Bài cũ. 
3. Bài mới : 
 a. Khám phá / Giới thiệu bài:
 + Em có biết trí khôn của con người là gì không?
-GV giới thiệu dẫn vào câu chuyện “Trí khôn”
-GV ghi tựa bài lên bảng 
 b. Kết nối
*Hoạt động 1. Giáo viên kể
- Cho HS tự nhìn tranh và kể
 GV kể với giọng thật diễn cảm
-Kể lần 1: để HS biết câu chuyện
-Kể lần 2, 3 kết hợp với từng tranh minh hoạ giúp HS nhớ câu chuyện
Nội dung:
 1.Ở cạnh khu rừng nọ, có một bác nông dân đang cày ruộng. Con Trâu rạp mình kéo cày. Con hổ nom thấy cảnh ấy lấy làm lạ. Lợi dụng lúc vắng người, Hổ tới hỏi Trâu:
-Này, Trâu kia! Anh to lớn nhường ấy sao chịu kéo cày cho người?
Trâu đáp:
-Người bé, nhưng có trí khôn
2. Hổ không hiểu trí khôn là cái gì, đợi bác nông dân ra, bèn lân la đến gần, hỏi:
-Người kia, trí khôn đâu, cho ta xem.
 Bác nông dân đáp:
-Trí khôn ta để ở nhà.
 Hổ năn nỉ: 
-Hãy về lấy nó ra đây đi.
 Bác nông dân bảo:
-Ta về, Hổ ăn mất Trâu của ta thì sao? Nếu thuận cho ta trói lại, ta sẽ về lấy cho mà xem.
3. Hổ muốn xem trí khôn của bác nông dân quá nên chịu để bác trói. Trói xong, bác bảo: “ngươi sẽ được thấy trí khôn của ta”. Nói rồi, bác chất một đống rơm xung quanh Hổ, châm lửa đốt. Lửa cháy ngùn ngụt, Hổ khiếp sợ ra sức vùng vẫy. Dây trói cháy và đứt. Hổ thốt nạn, chạy thẳng một mạch vào rừng. Cũng từ đó mà bộ lông của Hổ có vằn đen.
* Chú ý kĩ thuật kể:
-Biết chuyển giọng kể linh hoạt từ lời người kể sang lời Hổ, Trâu, bác nông dân
+ Lời người dẫn chuyện: vào chuyện kể với giọng chậm rãi
+ Lời Hổ: tò mò, háo hức
+ Lời Trâu: an phận, thật thà
+ Lời bác nông dân: điềm tĩnh, khôn ngoan
-Biết ngừng nghỉ đúng lúc
 c. Thực hành
*Hoạt động 2: Hướng dẫn HS kể từng đoạn câu chuyện theo tranh:
-Tranh 1: GV hỏi
+ Tranh vẽ cảnh gì?
+ Câu hỏi dưới tranh là gì?
+ Cho các tổ thi kể
-Tranh 2, 3, 4 làm tương tự với tranh 1 
d. Vận dụng :
 Giúp HS hiểu ý nghĩa truyện:
-GV hỏi:
+ Câu chuyện này cho em điều gì?
-Cuối cùng, cả lớp bình chọn HS kể hay nhất trong tiết học
-Em thích nhân vật nào trong câu chuyện? Vì sao?
-Về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân
-HS hát 
+HS trả l
-HS chú ý lắng nghe
-HS vừa lắng nghe vừa quan sát tranh
-HS lắng nghe 
-Quan sát tranh 1, trả lời câu hỏi:
+ Bác nông dân đang cày. Con Trâu rạp mình kéo cày. Hổ nhìn cảnh ấy vẻ mặt ngạc nhiên
+ Hổ nhìn thấy gì?
+ Mỗi tổ cử đại diện thi kể đoạn 1
Cả lớp lắng nghe, nhận xét
+ Con Hổ to xác nhưng rất ngốc, không biết trí khôn là gì
+ Con người nhỏ bé nhưng có trí khôn
+ Con người thông minh, tài trí nên tuy nhỏ vẫn buộc những con vật to xác như Trâu phải vâng lời, Hổ phải sợ hãi, 
Toán
Bài: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
 -Viết được số có hai chữ số; viết được số liền trước, số liền sau của một số; so sánh các số; thứ tự số
 -Giải toán có lời văn
 -Bài tập cần làm: Bài 1, 2, 3
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 -Bảng phụ
 -Bảng con, vở tập toán
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định.
2. Bài cũ. 
3. Bài mới:
Thực hành:
Bài 1: Viết số
-GV đọc chữ số
-GV nhận xét
Bài 2: Viết số 
a.) 
Số liền trước của 62 là:  Số liền trước của 61 là: 
Số liền trước của 80 là:  Số liền trước của 79 là: 
Số liền trước của 99 là:  Số liền trước của 100 là: 
b)
Số liền sau của 20 là : ... Số liền sau của 38 là : ...
Số liền sau của 75 là : ... Số liền sau của 99 là : ...
c)
Số liền trước
Số đã biết
Số liền sau
 44
 45
 46
 69
 99
-Gọi HS nêu cách tìm số liền trước của một số
Bài 3: Viết các số 
Từ 50 đến 60 : ..........................................................................
Từ 85 đến 100 : ........................................................................
 *Nếu còn thời gian cho HS làm thêm bài tập 4
Bài 4 : Dùng thước và bút nối các điểm để có hai hình vuông :
 . .
 . .
 . . .
4. Củng cố – Dặn dò:
-Nhận xét tiết học
-Chuẩn bị bài: Luyện tập chung
-HS viết vào bảng con các số 
-Đọc các số vừa viết được
-Viết các số
-HS tự làm
-Cho HS làm từng phần a, b, c rồi chữa bài
-HS nêu yêu cầu bài
-HS làm bài chữa bài
-HS dùng thước để nối
 Thủ Công
Bài: CẮT, DÁN HÌNH VUÔNG (T2)
I. MỤC TIÊU:
 -HS biết cách kẻ, cắt và dán hình vuông
 -Kẻ, cắt, dán được hình vuông. Có thể kẻ, cắt được hình vuông theo cách đơn giản. Đường cắt tương đối thẳng. Hình dán tương đối phẳng.
 +Với HS khéo tay:
 - Kẻ, cắt, dán được hình vuông theo hai cách. Đường cắt thẳng. Hình dán phẳng.
 -Có thể kẻ, cắt, dán được thêm hình vuông có kích thước khác.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
 -Chuẩn bị 1 hình vuông mẫu bằng giấy màu trên nền tờ giấy trắng kẻ ô,1 tờ giấy kẻ ô có kích thước lớn. Bút chì, thước kẻ, hồ dán
2. Học sinh:
 -Giấy màu có kẻ ô, 1 tờ giấy vở có kẻ ô .Bút chì, thước kẻ, kéo, hồ dán. Vở thủ công
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định.
2. Bài cũ.
3. Bài mới: 
Tiết 2
Học sinh thực hành:
-GV nhắc lại 2 cách cắt hình vuông để HS nhớ lại.
-GV nhắc nhở HS lật mặt trái tờ giấy để thực hành.
-Thực hiện quy trình kẻ ô vuông có độ dài các cạnh 7 ô, theo 2 cách đã học ở tiết 1.
-Sau khi kẻ xong hình vuông thì cắt rời hình và dán sản phẩm vào vở thủ 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 1 tuan 27(3).doc