I.Mục tiêu:
1/ Nghe- viết đúng chính tả, trình bày đúng 1 đoạn trong bài tập đọc “Dế mèn bênh vực kẻ yếu”
2/ Làm đúng các bài tập phân biệt những tiếng có âm đầu l/n hoặc an/ang dễ lẫn.
II. Đồ dùng dạy-học:
-Ba tờ phiếu to hoặc bảng quay viết sẵn nội dung bài tập 2a (BT2a) hoặc 2 b ( khi làm bài trên bảng quay, HS quay lưng về phía lớp, không để cho các bạn khác nhìn thấy.
- Vở bài tập: Tiếng Việt, tập 1 ( nếu có)
III.Hoạt động dạy- học
rối ren, xen lá, kén chọn, leng keng Nhận xét – ghi điểm -2HS viết trên bảng lớp -HS còn lại viết vào bảng con 3. Bài mới a)Giới thiệu bài : Giới thiệu bài - Nêu mục tiêu bài học b) Hướng dẫn HS nghe- viết -GV đọc toàn bài chính tả một lượt - GV lưu ý HS ; Tên bài chính tả phải viết ở giữa trang. Khi chấm xuống dòng nhớ viết hoa và lùi vào 1 ô. Lời nói của nhân vật phải viết sau dấu 2 chấm, xuống dòng gạch đầu dòng. Viết tên riêng người nước ngoài theo đúng qui định. -Cho HS viết các từ: Pháp, Ban -dắc * Cho HS viết chính tả -GV đọc từng câu hoặc từng bộ phận ngắn trong câu cho HS viết Mỗi câu ( bộ phận câu) đọc 2-3 lượt. -GV đọc toàn bài chính tả 1 lượt cho HS rà soát lại. *Chấm chữa bài – Cho HS đọc yêu cầu của bài tập 2+đọc cả phần mẫu. -GV giao việc: Các em vừa viết chính tả xong. Nhiệm vụ của các em là tự đọc bài viết, phát hiện lỗi, sửa lỗi, sau đó ghi các lỗi và cách sửa lỗi vào sổ tay chính tả của mình. - Cho HS làm việc: GV nhắc trước khi ghi lỗi và cách sửa vào sổ tay chính tả các em nhớ viết cả tên bài chính tả vừa học. -GV chấm 7-10 bài+ nhận xét cho điểm. -HS lắng nghe -HS viết vào bảng con. -HS viết chính tả vào vở. - HS rà soát lại bài. -HS đọc lại bài viết, phát hiện lỗi và sửa các lỗi chính tả -Từng cặp HS đổi vở cho nhau để sửa lỗi -HS viết lỗi và cách sửa từng lỗi vào sổ tay chính tả theo mẫu trong SGK. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả Câu a) - Cho HS đọc yêu cầu bài tập +đọc mẫu -GV giao việc: bài tập yêu cầu các em phải tìm các từ láy có tiếng chứa âm s, có tiếng chứa âm x Muốn vậy, các em phải xem lại từ láy là gì? Các kiểu từ láy? -Cho 1 HS nhắc lại kiến thức về từ láy -Cho HS làm việc theo nhóm( thi đua) -Cho HS trình bày bài -Gv nhận xét + chốt lại lời những HS tìm đúng +Từ láy có chứa âm s :su su, sôi sục, sung sướng, sờ sẫm, sóng sánh. + Từ láy có chứa âm x: xao xuyến, xúm xít, xông xênh, xốn xang, xúng xích, xa xôi, xào xạc, xao xác. Câu b Cách tiến hành như ở câu a Lời giải đúng + Từ láy có chứa thanh hỏi: lởm chởm, khẩn khoản, thấp thỏm + Từ láy có chứa thanh ngã: lõm bõm, dỗ dành, mũm mĩm, bỡ ngỡ, sừng sững. -1HS đọc, lớp lắng nghe - 1 HS nhắc lại - Từ láy là từ có sự phối hợp những tiếng có âm đầu hay vần giống nhau -HS làm việc theo nhóm. -Các nhóm thi tìm nhanh các phụ âm đầu s,x theo hình thức tiếp sức. - Lớp nhận xét 4. Củng cố –Dặn dò - GV nhận xét tiết học -Biểu dương những HS viết đúng chính tả va ølàm bài tập tốt. Rút kinh nghiệm: . Khối trưởng duyệt Ngày..//.. Ban giám hiệu duyệt Ngày..//.. TUẦN 7 Ngày dạy: Thứngày .tháng ..năm 200. Tiết 7 Gà trống và Cáo I.Mục tiêu: 1/ Nhớ – viết lại chính xác, trình bày đúng 1 đoạn trích trong bài thơ “Gà trống và Cáo” 2/Tìm đúng, viết đúng chính tả những tiếng bắt đầu bằng tr/ch hoặc có vần ươn/ ương để điền vào chỗ trống, hợp với nghĩa đã cho II. Đồ dùng dạy-học: -Một số tờ phiếu viết sẵn nội dung bài tập 2a hoặc 2b -Những băng giấy nhỏ để HS chơi trò chơi viết từ tìm được khi làm bài tập 3 III.Hoạt động dạy- học Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Ổn định : 2.Kiểm tra bài cũ Kiểm tra 2 HS Mỗi em viết 2 từ láy có thanh hỏi, 2 từ láy có thanh ngã -GV nhận xét – cho điểm -2 HS lên bảng viết, mỗi em viết 4 từ 3. Bài mới a: Giới thiệu bài Giới thiệu bài - Nêu mục tiêu. b: Hướng dẫn chính tả. -Nêu yêu cầu của bài chính tả -Mời HS đọc thuộc lòng đoạn thơ viết chính tả -GV đọc lại đoạn thơ 1 lần - Cho HS đọc thầm đoạn thơ. -GV nhắc lại cách viết bài thơ lục bát. -Yêu cầu HS nhớ -viết -GV quan sát cả lớp viết -GV chấm chữa bài -Cho HS rà soát lại bài, chữa lỗi -GV chấm 5-7 bài + nêu nhận xét chung -Lặp lại tựa bài. -1 HS đọc thuộc lòng. -1 HS đọc thầm đoạn thơ + ghi nhớ những từ ngữ có thể dễ viết sai. -HS viết đoạn thơ chính tả -HS tự rà soát bài. c/ Hướng dẫn làm các bài tập- chính tả *Bài tập 2 lựa chọn Câu a hoặc câu b Câu a. -Cho HS đọc yêu cầu của câu a+ đọc đoạn văn -GV giao việc: bài tập cho đoạn văn nhưng 1 số chỗ còn để trống một số từ. Nhiệm vụ của các em là phải tìm những chữ bắt đầu bằng tr hoặc ch để điền vào chỗ trống đó sao cho đúng -Cho HS làm bài -Cho HS thi điền từ với hình thức thi tiếp sức -GV cho nhận xét và chốt lại chữ cần điền: trí tuệ, chất, trong, chế, chinh, trụ, chủ. Câu b. Cách làm như câu a: -Lời giải đúng: các chữ cần điền là: lượn, vườn, lương, dương, tương, thường, cường. * Bài tập 3: lựa chọn câu a, hoặc b Câu a: -Cho HS đọc yêu cầu của bài tập -GV giao việc: -Cho HS làm bài -Cho HS trình bày theo hình thức tìm từ nhanh-phát cho HS 2 băng giấy, 1băng ghi nghĩa của từ ở ý 1, 1 băng ghi nghĩa của từ ở ý 2 -GV cho nhận xét và chốt lại những từ tìm đúng:ý chí, trí tụê Câu b. Cách làm như câu a Từ đúng: vươn lên, tưởng tượng -HS đọc thầm đoạn văn làm bài vào vở hoặc vở bài tập -3 nhóm lên thi mỗi em chỉ được viết 1 chữ -1 HS đọc, lớp lắng nghe -HS làm bài cá nhân -Một vài em lên bảng thi -HS ghi lời giải đúng vào vở bài tập 4. Củng cố –Dặn dò -Nhận xét tiết học -Yêu cầu HS về nhà xem lại bài tập 2a hoặc 2b, ghi nhớ các hiện tượng chính tả để không mắc lỗi khi viết vào vở bài tập 2 a hoặc 2 b Rút kinh nghiệm: . Khối trưởng duyệt Ngày..//.. Ban giám hiệu duyệt Ngày..//.. TUẦN 8 Ngày dạy: Thứngày .tháng ..năm 200. Tiết 8 Trung thu độc lập Phân biệt r, d, gi, iên, yên, iêng I.Mục tiêu: 1/ Nghe – viết đúng chính tả, trình bày đúng 1 đoạn trong bài “Trung thu độc lập” 2/Tìm đúng, viết đúng chính tả những tiếng bắt đầu bằng r ,d, gi (hoặc có vần yên,iên,iêng) để điền vào chỗ trống, hợp với nghĩa đã cho II. Đồ dùng dạy-học: -Ba, bốn phiếu khổ to viết nội dung bài tập 2a hoặc 2b -Bảng lớn viết nội dung bài tập 3 a hoặc 3b +một số mẫu giấy có thể gắn lên bảng để HS thi tìm từ III.Hoạt động dạy- học Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Ổn định : 2.Kiểm tra bài cũ Kiểm tra 2 HS Đọc các từ ngữ sau cho HS viết: khai trương, sương gió, thịnh vượng. -GV nhận xét – cho điểm -2 HS lên bảng viết cùng lúc viết trên bảng lớp. -HS còn lại viết vào giấy nháp 3. Bài mới a: Giới thiệu bài Giới thiệu bài - Nêu mục tiêu. b: Hướng dẫn HS nghe- viết -Đọc 1 lượt bài chính tả -Nhắc HS chú ý cách trình bày, những từ mình dễ viết sai: mười lăm năm, thác nước, phát điện, phất phới, bát ngát, nông trường, to lớn. - GV đọc từng câu hoặc từng bộ phận ngắn trong câu cho HS viết, mỗi câu hoặc bộ phận câu đọc 2,3 lượt -GV chấm 5-7 bài + nêu nhận xét bài viết của HS Câu 2a : -GV giao việc: bài tập 2 cho 1 truyện vui “Đánh dấu mạn thuyền”. Truyện có để trống 1 số chỗ. Nhiệm vụ của các em là chọn những tiếng bắt đầu bằng r, d,hoặc gi để điền vào chỗ trống sao cho đúng -Cho HS làm bài -Cho HS trình bày -GV cho nhận xét và chốt lại lời giải đúng, các tiếng cần điền là: giắt ,rơi, dấu, rơi gì, dấu, rơi, dấu. Hỏi: Câu chuyện Đánh dấu mạn thuyền nói về điều gì? Câu chuyện Chú dế sau lò sưởi nói về điều gì? Bài tập 3 Câu a: -Cho HS đọc yêu cầu của bài tập 3 câu a GV giao việc: bài tập 3 a cho trước một số nghĩa từ. Các em có nhiệm vụ tìm các từ có tiếng mở đầu bằng r, d hoặc gi đúng với nghĩa đã chọn -Cho HS làm bài dưới hình thức thi tìm từ nhanh -Cho HS trình bày bài làm -GV cho nhận xét và chốt lại lời giải đúng + Các từ có tiếng mở đầu bằng r, d,hoặc gi: rẻ, danh nhân, giường Câu b. Cách làm như câu a Lời giải đúng: điện thoại, nghiên khiêng -HS lắng nghe và đọc thầm lại -HS viết bài -Từng cặp HS đổi vở, soát lỗi cho nhau, HS đối chiếu với SGK tự sửa những chữ viết sai bên lề trang vở -1HS đọc yêu cầu của bài tập 2 + đọc câu chuyện vui “ Đánh dấu mạn thuyền” - HS làm bài tìm các tiếng để điền vào chỗ trống -3HS làm vào giấy lên dán vào giấy khổ to +3HS làm bài vào giấy lên dán trên bảng lớp -HS trả lời - HS trả lời -1HS đọc to, cảlớp đọc thầm theo - HS làm bài vào vở -3HS làm bài vào giấy GV phát -HS nào tìm được từ đúng, nhanh, viết đúng chính tả sẽ thắng -Hs chép lời giải đúng vào vở 4. Củng cố –Dặn dò -Nhận xét tiết học -Yêu cầu HS ghi nhớ để không viết sai chính tả những từ đã được luyện tập Rút kinh nghiệm: . Khối trưởng duyệt Ngày..//.. Ban giám hiệu duyệt Ngày..//.. TUẦN 9 Ngày dạy: Thứngày .tháng ..năm 200. Tiết 9 Thợ rèn (Phân biệt l/n, uôn/uông) I.Mục tiêu: 1/ Nghe – viết đúng chính tả, trình bày đúng bài thơ “Thợ rèn” 2/ Làm đúng các bài tập chính tả: phân biệt các tiếng có phụ âm đầu hoặc vần dễ viết sai: l/n (uôn/uông) II. Đồ dùng dạy-học: -Tranh minh họa 2 bác thợ rèn to khỏe trong quai búa trên cái đe có 1 thanh sắt nung đỏ. -Một vài tờ giấy khổ to III.Hoạt động dạy- học Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Ổn định : 2.Kiểm tra bài cũ Kiểm tra 2 HS viết trên bảng lớp. GV đọc cho HS viết: điện thoại, yên ổn, khiêng vác. -2 HS lên bảng viết cùng lúc viết trên bảng lớp. -HS còn lại viết vào giấy nháp 3. Bài mới a: Giới thiệu bài Giới thiệu bài - Nêu mục tiêu. b: Hướng dẫn HS nghe- viết -GV đọc toàn bài Thợ rèn -Cho HS đọc thầm lại bài thơ -Cho HS viết 1 số từ ngữ dễ viết sai: thợ rèn, quệt, bụi, quai. -GV đọc cho HS viết chính tả +GV đọc từng câu hoặc cụm từ + Đọc lại toàn bộ bài chính tả 1 lượt -GV chấm – chữa bài + GV chấm 5-7 bài + Nêu nhận xét chung c) Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả Bài tập lựa chọn ( chọn câu 2a hoặc 2 b) -Cho HS đọc êu cầu đề bài +đoạn thơ -GV giao việc: bài tập cho đoạn thơ của Nguyễn khuyến. Trong đoạn thơ còn để trống vị trí âm đầu. Nhiệm vụ của các em là chọn l hoặc n để điền vào chỗ trống sao cho đúng -Cho HS làm bài: Gv phát 3 tờ giấy to đã viết sẵn khổ thơ lên bảng -Cho HS trình bày -GV cho nhận xét và chốt lại lời giải đúng Năm gian nhà cỏ thấp le te Ngõ tối đêm sâu đóm lập lòe Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt Làn ao lóng lánh bóng trăng loe Nguyễn Khuyến Câu b. Cách làm như câu a Lời giải đúng: - Uống nước, nhớ nguồn - Anh đi anh nhớ quê nhà -Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương -Đố ai lặn xuống vực sâu Mà đo miệng cá uốn câu cho vừa -Người thanh tiếng nói cũng thanh Chuông kêu khẽ đánh lên thành cũng kêu -HS theo dõi SGK -Cả lớp đọc thầm -HS viết vào bảng con -HS viết chính tả -HS rà soát lại bài - HS đổi vở để rà soát lỗi và ghi ra bên lề trang tập -1HS đọc to, lớp lắng nghe -3HS làm trên 3 tờ giấy trên bảng -HS còn lại làm vào vở bài tập -3HS lên bảng trình bày kết quả -Lớp nhận xét - HS chép lời giải đúng vào vở bài tập 4. Củng cố –Dặn dò -Nhận xét tiết học -Yêu cầu HS ghi nhớ để không viết sai chính tả những từ đã được luyện tập Rút kinh nghiệm: . Khối trưởng duyệt Ngày..//.. Ban giám hiệu duyệt Ngày..//.. TUẦN 10 Ngày dạy: Thứngày .tháng ..năm 200. Tiết 10 Ôn tập tiết 2 I.Mục tiêu: 1/ Nghe – viết đúng chính tả, trình bày đúng bài “Lời hứa” 2/ Hệï thống hóa các quy tắc viết hoa tên riêng II. Đồ dùng dạy-học: -Một tờ giấy khổ to viết sẵn lời giải bài tập 2 -4,5 tờ giấy kẻ bảng ở bài tập 2 III.Hoạt động dạy- học Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Ổn định : Hát 2.Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới a: Giới thiệu bài Giới thiệu bài - Nêu mục tiêu. b: Hướng dẫn HS nghe- viết -GV đọc toàn bài thơ Lời hứa” 1 lượt -Cho HS đọc thầm -Hướng dẫn HS viết từ ngữ dễ sai: bỗng, bụi, ngẩng đầu, giao - GV nhắc lại cách trình bày bài, cách viết các lời thoại -GV đọc cho HS viết chính tả +GV đọc toàn bộ bài chính tả 1 lượt -GV chấm – chữa bài 5-7 bài -Nêu nhận xét chung c) Dựa vào bài chính tả “Lời hứa” trả lời câu hỏi: -Cho HS đọc yêu cầu bài tập -GV giao việc: -Cho HS làm bài: -Cho HS trình bày -GV cho nhận xét và chốt lại a)Em bé được giao nhiệm vụ gác kho đạn b)Trời tối em không về vì đã hứa không bỏ vị trí gác khi chưa có người đến thay. c)Các dấu ngoặc kép trong bài dùng bộ phận sau nó là lời nói của bạn em bé hay của em bé. d) Không đưa được những bộ phận trong ngoặc kép xuống dòng đặt sau dấu gạch ngang đầu dòng vì những lời trong ngoặc kép là lời thoại của em bé với các bạn chơi đánh trận giả mà em bé đã thụât lại với người khác chứ không phải là lời thoại trực tiếp . d) Hướng dẫn HS lập bảng tổng kết quy tắc viết tên riêng -Cho HS đọc yêu cầu của bài tập -Giao việc: các em đọc lại phần ghi nhớ trong các tiết LTVC tuần 7, tuần 8. Khi làm bài phần quy tắc, các em chỉ cần ghi vắn tắt -Cho HS làm bài. GV phát 3 tờ giấy cho 3 HS làm bài. -Cho HS trình bày -GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng -HS theo dõi SGK -Cả lớp đọc thầm -HS luyện viết các từ ngữ -HS viết chính tả -HS còn lại sửa lỗi cho nhau - 1HS đọc to, lớp lắng nghe -HS làm bài theo cặp. Các cặp trao đổi với nhau về câu trả lời -Đại diện các cặp trình bày trước lớp -Lớp nhận xét -3HS được phát giấy làm bài vào giấy. Lớp làm vào giấy nháp -3HS làm bài vào giấy lên dán kết quả bài làm trên bảng lớp -Lớp nhận xét Các loại tên riêng Quy tắc viết Ví dụ 1. Tên người, tên địa lí Việt Nam Viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo nên tên đó -Lê Văn Tám -Điện Biên Phủ 1. Tên người, tên địa lí nước ngoài -Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó. Nếu bộ phận tạo thành tên đó gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng có gạch nối -Những tên riêng được phiên âm theo âm Hán-Việt viết như cách viết tên riêng Việt Nam -Ler-i-Partơ -Xanhpê-téc-bua -Bạch Cư Dị -Luân Đôn 4. Củng cố –Dặn dò -Nhận xét tiết học -Nhắc HS đọc trước, chuẩn bị nội dung tiết sau. Rút kinh nghiệm: . Khối trưởng duyệt Ngày..//.. Ban giám hiệu duyệt Ngày..//.. TUẦN 11 Ngày dạy: Thứngày .tháng ..năm 200. Tiết 11 Nếu chúng mình có phép lạ (Nhớ -viết) I.Mục tiêu: - Nhớ – viết lại đúng chính tả, trình bày đúng 4 khổ thơ đầu của bài thơ “Nếu chúng mình có phép lạ” -Luyện viết đúng những tiếng có âm đầu hoặc dấu thanh dễ lẫn: s/x, dấu hỏi/ dấu ngã II. Đồ dùng dạy-học: -Một số tờ phiếu viết sẵn nội dung bài tập 2a (hoặc 2b) bài tập 3 III.Hoạt động dạy- học Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Ổn định : Hát 2.Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới a: Giới thiệu bài Giới thiệu bài - Nêu mục tiêu. b: Hướng dẫn HS nhớ - viết -GV nêu yêu cầu của bài chính tả. Các em chỉ viết 4 khổ thơ đầu của bài thơ -Gọi 1 HS đọc bài chính tả - Cho HS đọc lại bài chính tả -Hướng dẫn HS viết 1 số từ ngữ dễ viết sai: phép, mầm, giống -Cho HS viết chính tả -GV chấm, chữa bài 5-7 bài +nhận xét chung -1 HS đọc to, lớp lắng nghe -1 HS đọc thuộc lòng -Cả lớp đọc thầm -HS viết chính tả ( nhớ- viết) -Tự chữa bài, ghi lỗi ra lề trang giấy c/ Hướng dẫn làm các bài tập- chính tả *Bài tập 2 lựa chọn a) Chọn s hoặc x để điền vào chỗ trống -Cho HS đọc yêu cầu bài tập a -GV giao việc -Cho HS làm bài theo nhóm -Cho HS trình bày kết quả: GV dán 3 tờ đã chép sẵn đoạn thơ lên bảng để HS làm -GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng: sang, xíu, sức, sức sống b) Cách tiến hành như câu a: -Lời giải đúng: nổi, đồ, thưởng, đỗi, chỉ, nhỏ, thuở, phải, hỏi, của, bừa, để, đồ * Bài tập 3 -Cho HS đọc yêu cầu của bài tập 3+4 đọc câu a,b,c,d -GV giao việc: -Cho HS làm bài -Cho HS làm bài: GV dán 3 tờ giấy đã chuẩn bị trước lên bảng -GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng Tốt gỗ hơn tốt nước sơn Xấu người đẹp nết Mùa hè cá sống, mùa đông cá bể. Trăng mờ còn tỏ hơn sao. Dẫu rằng núilở còn cao hơn đồi GV giải thích nghĩa của từng câu tục ngữ -1 HS đọc to, lớp lắng nghe -Các nhóm trao đổi, điền vào chỗ trống -Đại diện 3 nhóm lên làm bài -HS đọc thầm đoạn văn làm bài vào vở hoặc vở bài tập -3 nhóm lên thi mỗi em chỉ được viết 1 chữ -Lớp nhận xét -HS ghi lời giải đúng vào vở bài tập -1 HS đọc to, cả lớp lắng nghe -HS làm bài cá nhân -Một vài em lên bảng thi -HS làm bài cá nhân -3HS lên thi làm bài -Lớp nhận xét 4. Củng cố –Dặn dò -Nhận xét tiết học -Nhắc HS ghi nhớ cách viết cho đúng những từ ngữ dễ viết sai, học thuộc lòng các câu ở bài tập 3 Rút kinh nghiệm: . Khối trưởng duyệt Ngày..//.. Ban giám hiệu duyệt Ngày..//.. TUẦN 12 Ngày dạy: Thứngày .tháng ..năm 200. Tiết 12 Người chiến sĩ giàu nghị lực (Nghe -viết) I.Mục tiêu: - Nhớ – viết lại đúng chính tả, trình bày đúng đoạn văn “Người chiến sĩ giàu nghị lực” -Luyện viết đúng những tiếng có âm, vần dễ lẫn: tr/ch, ươn/ ương II. Đồ dùng dạy-học: -Bút dạ + 3,4 tờ phiếu phôtô phóng to nội dung bài tập 2 a hoặc 2b để học sinh các nhóm thi tiếp sức III.Hoạt động dạy- học Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Ổn định : Hát 2.Kiểm tra bài cũ Kiểm tra 2 HS -HS 1: Cho đọc đoạn thơ của Phạm Tiến Duật (bài tập 2) -HS 2: Đọc 4 câu tục ngữ và viết lại cho đúng chính tả ở bài tập 3 ( tiết trước) GV nhận xét và cho điểm -1HS lên bảng -1 HS lên bảng 3. Bài mới a: Giới thiệu bài Giới thiệu bài - Nêu mục tiêu. b: Hướng dẫn HS nghe- viết -GV đọc đoạn chính tả 1 lượt -Cho HS đọc thầm -Hướng dẫn HS viết một số từ ngữ dễ sai: trận, bức, triển lãm, trân trọng - GV nhắc lại cách trình bày bài, cách viết các lời thoại -GV đọc cho HS viết chính tả + đọc từng câu, từng cụm từ -GV đọc lại toàn bộ bài chính tả 1 lượt -GV chấm – chữa bài 5-7 bài -Nêu nhận xét chung c) Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả -Bài tập 2: bài tập lựa chọn a) Điền vào chỗ trống tr hay ch -Cho HS đọc yêu cầu bài tập +đọc truyện “ Ngu GVng dời núi” -GV giao việc: -Cho HS làm bài: -Cho HS thi dưới hình thức tiếp sức (dán lên bảng 3 tờ giấy to+ phát bút cho HS) -GV cho nhận xét và khen nhóm làm bài nhanh, đúng + chốt lại lời giải đúng: Trung Quốc, chín mươi tuổi hai trái núi- chắn ngang – chê cười chết- cháu – Cháu –chắt- truyền nhau- chẳng thể – Trời – trái núi b) Các tiến hành như câu a Lời giải đúng: vươn lên ,chán chường, thương trường, khai trương, dường thủy, thịnh vượng -HS theo dõi SGK -Cả lớp đọc thầm đoạn văn -HS viết vào bảng con -HS viết vào vở -HS rà soát bài -HS đổi tập cho nhau để rà soát lỗi vàchữa ra bên lề trang vở -1HS đọc to, cả lớp đọc thầm -3 nhóm lên thi tiếp sức -Lớp nhận xét - HS chép lời giải đúng vào vở bài tập 4. Củng cố –Dặn dò -Nhận xét tiết học -dặn HS về nhà đọc lại bài tập 2 để viết đúng chính tả những từ khó, kể lại câu chuyện Ngu Công dời núi cho người thân nghe Rút kinh nghiệm: . Khối trưởng duyệt Ngày..//.. Ban giám hiệu duyệt Ngày..//.. TUẦN 13 Ngày dạy: Thứngày .tháng ..năm 200. Tiết 13 Người tìm đường lên các vì sao (NGHE– VIẾT) I.Mục tiêu: - Nghe – viết đúng chính tả, trình bày đúng bài một đoạn trong bài “Người tìm đường lên các vì sao” -Làm đúng các bài tập phân biệt các âm đầu l/n các âm chính ( âm giữa vần i/iê) II. Đồ dùng dạy-học: -Bút dạ + phiếu khổ to viết nội dung BT 2a hoặc BT 2 bài tập Một số tờ giấy trắng khổ A4 để HS làm bài tập 3a hoặc 3 b III.Hoạt động dạy- học Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Ổn định : Hát 2.Kiểm tra bài cũ Gọi 2 HS lên bảng viết các từ ngữ: vườn tược, thịnh vượng, vay mượn, mương ,nước GV nhận xét- cho điểm -HS còn lại viết vào bảng con 3. Bài mới a: Giới thiệu bài Giới thiệu bài - Nêu mục tiêu. b: Hướng dẫn HS nghe- viết -GV đọc đoạn văn cần viết chính tả 1 lượt -Cho HS đọc thầm lại đoạn chính tả -Cho HS viết 1 số từ ngữ dễ viết sai: nhảy, rủi ro, non nớt - GV đọc lại từng câu hoặc từng bộ phận ngắn trong câu cho HS vi
Tài liệu đính kèm: