Giáo án Mĩ thuật lớp 3 - Tiết 19 đến tiết 25

Bài 19: Vẽ trang trí

TRANG TRÍ HÌNH VUÔNG

I. Mục tiêu:

- Hs hiểu các cách sắp xếp họa tiết và sử dụng màu sắc trong hình vuông.

- Hs biết cách trang trí hình vuông .

- Trang trí được hình vuông và vẽ màu theo ý thích .

*. Chọn và sắp xếp họa tiết cân đối, phù hợp với hình vuông, tô màu đều, rõ hình chính, phụ.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên:

- Một số đồ vật có trang trí hình vuông.

- Một số họa tiết trang trí.

- Bài vẽ của học sinh.

2. Học sinh:

- Giấy vẽ hoặc vở thực hành.

- Màu vẽ, bút chì, compa, thước

III. Hoạt động dạy học:

 

doc 15 trang Người đăng minhtuan77 Lượt xem 735Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ thuật lớp 3 - Tiết 19 đến tiết 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thöù  ngaøy thaùng naêm 20 
Bài 19: Vẽ trang trí
TRANG TRÍ HÌNH VUÔNG
I. Mục tiêu:
- Hs hiểu các cách sắp xếp họa tiết và sử dụng màu sắc trong hình vuông.
- Hs biết cách trang trí hình vuông .
- Trang trí được hình vuông và vẽ màu theo ý thích .
*. Chọn và sắp xếp họa tiết cân đối, phù hợp với hình vuông, tô màu đều, rõ hình chính, phụ.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Một số đồ vật có trang trí hình vuông.
- Một số họa tiết trang trí.
- Bài vẽ của học sinh.
2. Học sinh:
- Giấy vẽ hoặc vở thực hành.
- Màu vẽ, bút chì, compa, thước
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giới thiệu bài.
Hoạt động 1:Quan sát–nhận xét
- Cho học sinh quan sát bài trang trí hình vuông .
- Nêu câu hỏi:
+ Hình vuông thường được trang trí ở 
những đồ vật nào?
+ Họa tiết thường sử dụng trang trí?
+ Cách sắp xếp họa tiết như thế nào?
+ Họa tiết chính và phụ.
+ Màu sắc.
- Tóm tắt.
Hoạt động 2: Cách trang trí hình vuông.
- Vẽ lên bảng.
- Cho học sinh xem một số bài.
Hoạt động 3: Thực hành.
- Cho học sinh vẽ bài.
- Quan sát lớp – hướng dẫn học sinh.
Hoạt động 4:Nhận xét–đánh giá
- Chọn một số bài. 
- Nhận xét về:
+ cách vẽ hình, họa tiết.
+ cách vẽ màu.
- Xếp loại.
- Biểu dương.
Dặn dò:
Sưu tầm tranh về đề tài ngày Tết và lễ hội .
- Lắng nghe.
- Quan sát.
- Trả lời:
Hình vuông được sử dụng nhiều trong cuộc sống, thường được dùng để trang trí ở các đồ vật như: khăn vuông, khăn trải bàn, thảm, gạch hoa,
Họa tiết thường dùng để trang trí là hoa, lá, các con vật, các hình tam giác, hình vuông, hình tròn,
Thường sắp xếp đối xứng qua đường trục và đường chéo.
Họa tiết chính thường to hơn và ở giữa.
Họa tiết phụ thường nhỏ hơn, ở bốn góc và ở xung quanh.
Màu sắc tươi sáng, tùy thuộc vào đồ vật cần trang trí để có màu sắc cho phù hợp.
 - Lắng nghe.
- Theo dõi.
- Nêu cách vẽ:
+ Vẽ hình vuông và kẻ trục.
+ Tìm và vẽ họa tiết cho phù hợp.
+ Vẽ màu.
- Quan sát.
- Vẽ bài.
*. Chọn và sắp xếp họa tiết cân đối, phù hợp với hình vuông, tô màu đều, rõ hình chính, phụ.
- Theo dõi.
- Thực hiện.
Thöù  ngaøy thaùng naêm 20 
Bài 20: Vẽ tranh
Đề tài NGÀY TẾT HOẶC LỄ HỘI 
I. Mục tiêu:
- Hs hiểu nội dung đề tài về ngày Tết hoặc ngày lễ hội.
- Biết cách vẽ tranh về ngày Tết hoặc ngày lễ hội.
- Hs vẽ được tranh về ngày Tết và lễ hội.
*. Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp.
- Hs thêm yêu quê hương, đất nước.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Một số tranh ảnh về ngày lễ hội, Tết. 
- Bài vẽ của học sinh. 
2. Học sinh:
- Giấy vẽ hoặc vở thực hành. 
- Màu vẽ, bút chì,.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giới thiệu bài.
Hoạt động 1:Tìm chọn nội dung đề tài
- Cho học sinh xem tranh, ảnh về ngày Tết và lễ hội 
- Gợi ý hoc sinh trả lời:
+ Không khí của ngày đó như thế nào?
+ Những hoạt động thường diễn ra.
+ Hình ảnh, màu sắc. 
- Tóm tắt.
Hoạt động 2: Cách vẽ tranh.
- Gợi ý học sinh vẽ .
- Cho học sinh xem một số bài vẽ .
Hoạt động 3: Thực hành.
- Quan sát lớp 
- Hướng dẫn học sinh: + vẽ bài.
 + vẽ màu.
Hoạt động 4:Nhận xét–đánh giá
- Chọn một số bài.
- Cho học sinh tập nhận xét.
- Nhận xét chung.
- Xếp loại.
- Biểu dương.
Dặn dò:
- Hoàn thành bài .
- Tìm và xem một số tượng .
TÌM HIỂU VỀ TƯỢNG
- Lắng nghe.
- Quan sát.
- Trả lời:
+ Tết và lễ hội thường là những ngày vui để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng mội người, những ngày đó thường đông vui, nhộn nhịp.
+ Hoạt động:
Ngày Tết mọi người thường chúc nhau; đi chùa xin lộc đầu năm ; cúng tổ tiên ; làm bánh; trang hoàng nhà cửa ; nhiều hoạt động vui chơi giải trí;
Lễ hội là dịp tổ chức những sự kiện long trọng của đất nước như: lễ giỗ Tổ Hùng Vương; Hội làng Gióng; lễ tế đàn Nam Giao;..
 + Nhiều màu sắc rực rỡ.
- Lắng nghe.
- Quan sát.
- Nêu cách vẽ:
+ vẽ hình ảnh chính trước.
+ vẽ thêm một số hình ảnh phụ cho tranh sinh động.
+ vẽ màu. 
- Quan sát.
- Vẽ bài.
*. Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp.
- Theo dõi.
- Nêu:
+ bố cục.
+ màu sắc.
+ cách vẽ hình..
- Thực hiện.
Thöù  ngaøy thaùng naêm 20 
Bài 21: Thường thức mĩ thuật
TÌM HIỂU VỀ TƯỢNG
I. Mục tiêu:
- Hs bước đầu tiếp xúc, làm quen với nghệ thuật điêu khắc.
- Biết cách quan sát, nhận xét hình khối, đặc điểm các pho tượng thường gặp .
*. Chỉ ra những hình ảnh, bức tượng mà mình yêu thích.
- Hs yêu thích các tác phẩm nghệ thuật và có ý thức gìn giữ những tác phẩm nghệ thuật đó.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Một số tượng .
- Ảnh các tác phẩm về tượng .
2 .Học sinh:
- Vở tập vẽ 3.
- Một số tượng ( nếu có).
III. Hoạt động dạy học:
 Họat động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 Giới thiệu bài.
- Tượng khác với tranh :
+ Tượng được tạc , đúc ,.bằng đất sét , thạch cao , xi măng, đồng và nhìn thấy được tất cả các mặt .
+ Tranh vẽ trên giấy , vải , tường bằng bút lông, bút chì , phấn với nhiều chất liệu khác nhau như màu nước, màu bột, sơn dầu ,chỉ nhìn thấy một mặt .
 Hoạt động 1: Tìm hiểu về tượng
- Chia nhóm - Yêu cầu HS xem vở tập vẽ 
trang 28 .
- Nêu một số câu hỏi gợi ý:
+ Kể tên các pho tượng và hình dáng, đặc điểm , chất liệu, tên tác giả .
+ Tượng thường được đặt ở đâu .
*. Trong ba tác phẩm điêu khác vừa học em thích tác phẩm nào nhất? tại sao?
- Tóm tắt.
 Hoạt động 2:Nhận xét – đánh giá
-Nhận xét chung về giờ học.
- Cho HS xem một số tượng khác.
-Biểu dương
-Nêu một số ý chính của tranh vừa học.
 Dặn dò:
Quan sát cách dùng màu ở các chữ in hoa 
trong báo và tạp chí .
-Lắng nghe.
- Chia nhóm – Thảo luận.
- Trả lời :
+ Các tượng :
Tượng “Bác Hồ với đại biểu dũng sĩ miền Nam” Bác đang âu yếm nhìn bạn nhỏ, tượng làm bằng đồng của Minh Đỉnh.
Tượng “Chân dung Nguyễn Văn Trỗi” , diễn tả nét mặt kiên quyết, bất khuất của anh chiến sĩ, tượng làm bằng thạch cao của Võ Văn Tấn.
Tượng “Hồ Chủ tịch trên công trường thủy điện Hòa Bình” diễn tả hình ảnh Bác đang đưa tay ra và bước tới, nét mặt tươi vui, hớn hở , tượng làm bằng thạch cao của Vũ An.
+ Tượng thường được đặt ở những nơi như đình, chùa, viện bảo tàng, lăng, quảng trường, công viên,.
 Ngoài ra có một số tượng đặt ở chùa, miếu, đình như: tượng Phật, tượng La hán, tượng Quang Công, tượng hổ,
- Trả lời.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Quan sát.
- Thực hiện.
- Lắng nghe.
Thöù  ngaøy thaùng naêm 20
Bài 22: Vẽ trang trí
VẼ MÀU VÀO DÒNG CHỮ NÉT ĐỀU
I. Mục tiêu:
- Hs làm quen với kiểu chữ nét đều .
- Biết cách vẽ màu vào dòng chữ nét đều .
- Tô được màu vào dòng chữ nét đều .
*. Vẽ màu hoàn chỉnh vào dòng chữ, tô màu đều, kín nền, rõ chữ.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Sưu tầm một số dòng chữ nét đều .
- Bảng mẫu chữ.
- Bài tô màu vào dòng chữ .
2. Học sinh:
- Giấy vẽ hoặc vở thực hành.
- Màu vẽ, bút chì,
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giới thiệu bài.
 Chữ nét đều là chữ các nét đều bằng nhau
Hoạt động 1: Quan sát – nhận xét.
- Giới thiệu một số mẫu chữ.
- Yêu cầu học sinh nêu 
+ Các nét chữ như thế nào?
+ Độ rộng của các chữ có bằng nhau không?
+ Có bao nhiêu loại chữ nét đều?
+ Ngoài mẫu chữ ra có vẽ thêm hình trang trí không?
+ Màu sắc .
- Tóm tắt.
Hoạt động 2: Cách vẽ màu vào dòng chữ .
- Vẽ lên bảng
HỌC GIỎI
- Cho học sinh xem một số bài chữ nét đều đã tô màu .
Hoạt động 3: Thực hành.
- Cho học sinh vẽ màu vào vở thực hành.
- Quan sát lớp – hướng dẫn học sinh.
Hoạt động 4: Nhận xét – đánh giá:
- Chọn một số bài. 
- Cho học sinh tập nhận xét.
- Nhận xét chung.
- Xếp loại.
- Biểu dương.
Dặn dò:
Quan sát cái bình đựng nước .
VẼ CÁI BÌNH ĐỰNG NƯỚC
- Lắng nghe.
- Quan sát.
- Nêu :
+ Các nét chữ đều bằng nhau .
+ Độ rộng các chữ không bằng nhau , tùy thuộc vào từng con chữ, ví dụ chư O , Q , G , M độ rộng lớn hơn các chữ N , H , K , P , L ,.
+ Có hai loại chữ nét đều :
Chữ nét đều in hoa .
Chữ nét đều in thường .
+ Ngoài mẫu chữ ra ta có thể vẽ thêm hình trang trí cho đẹp hơn .
+ Có thể tô mỗi chữ một màu hoặc tô dòng chữ chung một màu . Có thể tô màu nền hoặc không .
- Lắng nghe.
- Quan sát.
- Quan sát.
- vẽ bài.
*. Vẽ màu hoàn chỉnh vào dòng chữ, tô màu đều, kín nền, rõ chữ.
- Theo dõi.
- Nêu:
+ cách vẽ màu.
+ màu sắc .
- Thực hiện.
Thöù  ngaøy thaùng naêm 20
Bài 23: Vẽ theo mẫu
VẼ CÁI BÌNH ĐỰNG NƯỚC 
I. Mục tiêu:
- Hs biết quan sát, nhận xét hình dáng, đặc điểm, màu sắc cái bình đựng nước .
- Biết cách vẽ cái bình dựng nước.
- Vẽ được cái bình đựng nước .
*. Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Một số mẫu vẽ.
- Bài vẽ của học sinh lớp trước.
2. Học sinh:
- Giấy vẽ hoặc vở thực hành.
- Màu vẽ, bút chì,
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Quan sát – nhận xét.
- Giới thiệu mẫu vẽ . 
- Nêu câu hỏi: 
+ Hình dạng chung.
+ Các bộ phận.
+ Độ đậm nhạt.
+ Màu sắc .
+ Chất liệu .
- Bổ sung.
- Tóm tắt.
Hoạt động 2: Cách vẽ .
- Cho học xem bài vẽ có sẵn.
- Giới thiệu hình gợi ý cách vẽ.
- Vẽ lên bảng.
Hoạt động 3: Thực hành.
- Cho học sinh vẽ bài vào vở thực hành.
- Quan sát lớp – hướng dẫn học sinh.
Hoạt động 4: Nhận xét – đánh giá:
- Chọn một số bài. 
- Cho học sinh tập nhận xét.
- Nhận xét chung.
- Xếp loại.
- Biểu dương.
Dặn dò:
Quan sát cảnh thiên nhiên và các con vật .
ĐỀ TÀI TỰ DO
- Lắng nghe.
- Quan sát.
- Trả lời:
+ Bình đựng nước là đồ vật dạng hình trụ, có nhiều kiểu dáng khác nhau:
Có kiểu cao , kiểu thấp .
Kiểu miệng rộng hơn đáy,kiểu miệng và đáy gần bằng nhau,
Kiểu thân thẳng , kiểu thân cong,
Mỗi loại có kiểu tay cầm khác nhau.
+ Gồm có :
Nắp – Miệng – Thân – Tay cầm – Đáy .
+ Phần có ánh sáng chiếu vào sẽ sáng hơn hơn so với phần bị che khuất .
+ Nhiều màu phong phú :
Có bình có một màu, bình nhiều màu
Bình trong suốt .
Bình vẽ họa tiết trang trí (hoa, lá, con vật,)
+ Bình đựng nước làm bằng nhiều chất liệu khác nhau : nhựa , thủy tinh , gốm , sứ , đồng ,.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Quan sát.
- Theo dõi. 
- Nêu các bước:
+ Vẽ khung hình chung và khung hình riêng của vật.
+ Tìm tỉ lệ các bộ phận.
+ Vẽ chi tiết.
+ Vẽ đậm nhạt 
- vẽ bài.
*. Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu.
- Theo dõi.
- Nêu nhận xét:
+ cách vẽ.
+ bố cục.
+ màu sắc.
- Lắng nghe.
- Thực hiện.
Thöù  ngaøy thaùng naêm 20 
Bài 24: Vẽ tranh
ĐỀ TÀI TỰ DO
I. Mục tiêu:
- Hs tìm hiểu thêm về vẽ tranh đề tài tự do .
- Biết cách vẽ đề tài tự do.
- Hs vẽ được bức tranh theo ý thích.
*. Sắp xếp hình vẽ cân đối, rõ nội dung, đề tài, màu sắc phù hợp.
- Hs có thói quen tưởng tượng trong khi vẽ tranh .
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Một số tranh của họa sĩ về đề tài khác nhau
- Bài vẽ của học sinh. 
2. Học sinh:
- Giấy vẽ hoặc vở thực hành.
- Màu vẽ, bút chì,
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Tìm chọn nội dung đề tài.
- Giới thiệu hình ảnh, tranh.
- Gợi ý hoc sinh trả lời:
+ Đề tài tự do.- Nêu một số đề tài.
+ Màu sắc.
- Tóm tắt.
Hoạt động 2: Cách vẽ tranh.
- Gợi ý học sinh.
- Yêu cầu học sinh nêu cách vẽ.
- Cho học sinh xem một số tranh.
Hoạt động 3: Thực hành.
- Quan sát lớp 
- Hướng dẫn học sinh: + vẽ hình.
 + vẽ màu.
Hoạt động 4: Nhận xét – đánh giá:
- Chọn một số bài.
- Cho học sinh tập nhận xét.
- Nhận xét chung.
- Xếp loại.
- Biểu dương.
Dặn dò:
Xem các họa tiết và chuẩn bị màu vẽ cho bài sau
VẼ TIẾP HỌA TIẾT VÀ VẼ MÀU 
VÀO HÌNH CHỮ NHẬT
- Lắng nghe.
- Quan sát – Thảo luận.
- Trả lời:
+ Đề tài tự do là vẽ đề tài mà mình thích.
 Một số đề tài:
Hoạt động ở nhà trường.
Sinh hoạt gia đình.
Vui chơi múa hát, thể thao, cắm trại.
Lễ hội.
Lao động.
Phong cảnh quê hương.
Đề tài con vật.
+ Màu sắc sinh động, nhiều màu.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Nêu cách vẽ:
+ vẽ hình ảnh chính trước.
+ vẽ thêm một số hình ảnh phụ cho tranh sinh động.
+ vẽ màu. 
- Quan sát.
- Vẽ bài.
*. Sắp xếp hình vẽ cân đối, rõ nội dung, đề tài, màu sắc phù hợp.
- Theo dõi.
- Nêu:
+ bố cục.
+ màu sắc.
+ cách vẽ hình..
- Thực hiện.
Thöù  ngaøy thaùng naêm 20
Bài 25: Vẽ trang trí
VẼ TIẾP HỌA TIẾT VÀ VẼ MÀU VÀO HÌNH CHỮ NHẬT
I. Mục tiêu:
- Hs nhận biết thêm về họa tiết trang trí .
- Biết cách vẽ họa tiết và vẽ màu vào hình chữ nhật.
- Vẽ được họa tiết và vẽ màu vào hình chữ nhật.
*. Vẽ được họa tiết cân đối, tô màu đều, phù hợp.
- Thấy được vẻ đẹp của trang trí hình chữ nhật .
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Một số bài trang trí hình chữ nhật .
- Bài vẽ của học sinh các lớp.
2. Học sinh:
- Giấy vẽ hoặc vở thực hành.
- Màu vẽ, bút chì, thước, compa,
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Quan sát – nhận xét.
- Yêu cầu học sinh quan sát hình chữ nhật ở vở tập vẽ 3 trang 34.
+ Họa tiết chính .
+ Họa tiết phụ .
+ Họa tiết còn thiếu .
- Bổ sung : 
Họa tiết giống nhau vẽ chung một màu .
Nếu họa tiết chính màu sáng thì màu nền đậm và ngược lại .
Hoạt động 2: Cách vẽ họa tiết và vẽ màu vào hình chữ nhật .
- Vẽ lên bảng.
- Cho học sinh xem một số bài trang trí .
Hoạt động 3: Thực hành.
- Cho học sinh vẽ bài vào vở thực hành.
- Quan sát lớp – hướng dẫn học sinh:
+ vẽ hình .
+ vẽ màu .
Hoạt động 4: Nhận xét – đánh giá:
- Chọn một số bài. 
- Cho học sinh tập nhận xét.
- Nhận xét chung.
- Xếp loại.
- Biểu dương.
Dặn dò: 
- Quan sát các con vật .
- Chuẩn bị đất nặn cho bài sau.
NẶN HOẶC VẼ, XÉ DÁN 
HÌNH CON VẬT
- Lắng nghe.
- Quan sát – Nêu:
+ Họa tiết chính to ,nằm ở giữa là bông hoa có 8 cánh, 4 cánh lớp trước và 4 cánh lớp sau, đối xứng nhau theo từng cặp .
+ Họa tiết phụ nằm ở 4 góc có dạng hình tam giác.
+ Còn thiếu hai cánh hoa ở trước và 2 cánh ở sau.
- Lắng nghe.
- Quan sát.
- Vẽ bài.
*. Vẽ được họa tiết cân đối, tô màu đều, phù hợp.
- Theo dõi.
- Nêu:
+ cách vẽ họa tiết.
+ Cách vẽ màu.
- Thực hiện.

Tài liệu đính kèm:

  • docL3.doc