Giáo án Mĩ thuật 8

Tiết 1: VẼ TRANG TRÍ

TRANG TRÍ QUẠT GIẤY

I.Mục tiêu bài học

- Giúp hs hiểu về ý nghĩa và các hình thức trang trí quạt giấy.

- Giúp hs biết cách trang trí phù hợp với hình dạng của mỗi lọai quạt giấy.

- Trang trí được quạt giấy bằng các họa tiết đã học và vẽ màu tự do.

II.Chuẩn bị

 Giáo viên

- Quạt giấy và một số loại quạt có hình dáng và cách trang trí khác nhau

- Hình vẽ gợi ý các bước tiến hành

- Bài vẽ của hs năm trước

 Học sinh

 - Sưu tầm quạt hoặc các lọai ảnh để tham khảo giấy, bút chì, compa, màu

 

doc 85 trang Người đăng minhtuan77 Lượt xem 822Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Mĩ thuật 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, màu
III.PHƯƠNG PHÁP
1.Ổn định : kiểm diện
2.KTBC : Kiểm tra tập vở cuả hs
3.Giảng bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
Giới thiệu bài: Bìa sách rất quan trọng, nó được ví như là bộ mặt của cuốn sách. Khi quan sát trên giá sách, một bìa sách hấp dẫn chính là tín hiệu thu hút người xem. Tùy từng nội dung mà có cách trình bày khác nhau, bìa sách có thể chỉ có chữ, hoặc bìa sách vừa có chữ và vừa có hình ảnh trang trí. Để trang trí được bìa sách thế này thì cô sẽ hướng dẫn các em trang trí hôm nay và đó cũng là bài học ngày hôm nay của chúng ta.
 Hoạt động 1: Hướng dẫn hs quan sát nhận xét
Gv : cho hs quan sát một số bìa sách và đặt câu hỏi :
 ? Trên bìa sách có gì
Gv: Bìa sách phản ánh nội dung của cuốn sách. Tùy theo từng laọi sách mà có cách chọn kiểu chữ, hình minh họa và bố cục khác nhau.
Hoạt động 2: Hướng dẫn hs cách trình bày bìa sách
 Gv : yêu cầu hs tìm hiểu cách trang trí bìa sách tiến hành như thế nào
 Gọi hs trả lời
 Gv có thể minh họa các bước trình bày bìa sách lên bảng cho hs quan sát.
 Gv : Tên sách có thể đặt giữa bìa sách hay lệch trái, lệch phải hoặc ở trên hoặc dưới . hình minh họa và kiểu chữ phải phù hợp với nội dung .
Hoạt động 3: Hướng dẫn hs thực hành 
 Gv quan sát , gợi ý hs chọn tên sách và cách bố cục , kiểu chữ và hình ảnh , màu sắc cho phù hợp.
I.Quan sát nhận xét
Tên cuốn sách
Tên tác giả
Tên nhà xuất bản và biểu trưng.
Hình minh họa
II.Cách trình bày bìa sách
Xác định loại sách
Bố cục : mảng hình, mảng chữ.
Tìm kiểu chữ và hình minh họa
Vẽ màu.
III.Thực hành 
 Hãy trang trí một bìa sách mà em thích kích thước tên giấy A4.
4.Cũng cố và luyện tập
Gv quan sát và chọn những bài vẽ xong đính lên bảng. Gọi hs khác nhận xét. Gv nhận xét đánh giá.
5.Hướng dẫn hs tự học ở nhà
Hoàn thành bài vẽ nếu chưa xong.
Chuẩn bị giấy, bút chì, màu, tẩy vẽ tranh đề tài gia đình. Sưu tầm tranh về gia đình.
V.Rút kinh nghiệm
Ngày dạy : 13 -11- 2007
Tiết : 12
Bài 12
VẼ TRANH
ĐỀ TÀI GIA ĐÌNH
I.MỤC TIÊU 
Hs biết tìm nội dung và cách vẽ tranh về gia đình.
Vẽ được tranh theo ý thích.
Hs yêu thong ông bà, bố mẹ, anh em và các thành viên khác trong gia đình.
II.CHUẨN BỊ
 GIÁO VIÊN
 - Một số tranh về đề tài gia đình
 HỌC SINH
- Một số tranh về đề tài gia đình
- Giấy chì, tẩy, màu
III.PHƯƠNG PHÁP
1.Ổn định : kiểm diện
2.KTBC : Gọi 3 hs đính bài lên bnảg. Gv gọi hs nhận xét về : bố cục, hình, chữ, màu. Gv nhận xét bổ sung cho điểm.
3.Giảng bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
Giới thiệu bài: Gia đình là một bộ phận của xã hội là cái nôi hình thành nhân cách con người . trong mỗi chúng ta đều có nhiều hình ảnh quen thuộc về gia đình. Ví dụ : Ông bà kể chuyện cho cháu nghe, cả gia đình đang xem phim trên ti vi, bố dạy con học bài,mẹ chăm sóc em bé, một bữa cơm thân mật nhân ngày tết sinh nhật..
 Hoạt động 1: Hướng dẫn hs tìm và chọn nội dung đề tài.
Gv : 
 ? Trong gia đình em có những cảnh sinh hoạt nào.
Hs trả lời 
 Gv gọi hs khác nhận xét 
 Gv cho hs quan sát một số tranh trong sgk. Gọi hs nhận xét về bố cục, hình vẽ và màu sắc của tranh.
Hoạt động 2: Hướng dẫn hs cách vẽ
 Gv : yêu cầu hsnhắc lại các bước vẽ tranh ở bài học trước.
 Gọi hs trả lời
 Gv nhắc nhỡ hs có thể chọn nội dung gần gũi với cuộc sống. Vẽ hình chính trước, hình phụ sau. Chú ý các hình dáng của nhân vật. Màu sắc phải hài hòa, trong sáng. Chú ý mảng màu đậm nhạt của bài vẽ.
 .
Hoạt động 3: Hướng dẫn hs thực hành 
 Gv quan sát , gợi ý hs cách chọn nội dung và cách bố cục , và hình vẽ cho can đối, màu sắc cho phù hợp.
I.Tìm và chọn nội dung đề tài 
Bửa cơm gia đình.
Một ngày vui .
Thăm ông bà
Đón khách
II.Cách trình bày bìa sách
Chọn nội dung đề tài 
Bố cục : mảng hình chính, mảng hình phụ .
Vẽ hình.
Vẽ màu.
III.Thực hành 
 Hãy vẽ một bức tranh đề tài gia đình trên giấy A4 .
4.Cũng cố và luyện tập
Gv quan sát và chọn những bài vẽ xong đính lên bảng. Gọi hs khác nhận xét về hình vẽ, bố cục, màu sắc. Gv nhận xét đánh giá.
5.Hướng dẫn hs tự học ở nhà
Hoàn thành bài vẽ nếu chưa xong.
Chuẩn bị bài 13 : Quan sát khuôn mặt người thân xem tỉ lệ ntn? .
V.Rút kinh nghiệm
Ngày dạy : 
Tiết : 13
Bài 13
Vẽ theo mẫu
GIỚI THIỆU TỈ LỆ KHUÔN MẶT NGƯỜI
I.MỤC TIÊU 
Hs biết được những nét cơ bản về tỉ lệ các bộ phận trên khuôn mặt người.
Hiểu được sự biểu hiện tình cảm trên nét mặt.
Hs yêu thích và tập vẽ chân dung.
II. CHUẨN BỊ 
GIÁO VIÊN
 Các bước gợi ý xác định tỉ lệ khuôn mặt người.
HỌC SINH
 Xem bài, quan sát khuôn mặt người thân.
III.PHƯƠNG PHÁP
 Trực quan, vấn đáp, luyện tập.
IV.TIÊN TRÌNH DẠY HỌC
 1.Ổn định : kiểm diện
 2.KTBC : gọi 3 hs đính bài lên bảng.
 Gv gọi hs nhận xét : bố cục, hình vẽ, màu sắc. Gv nhận xét cho điểm.
3.Giảng bài mới
Hoạt động của Thầy và trò
Nội dung bài học
 Giới thiệu bài : Gv cho hs quan sát một số tranh ảnh về mặt người. Những khuôn mặt người này diễn tả cân đối hài hòa tạo nên đặc điểm riêng của từng người. vậy để biết được tỉ lệ khuôn mặt người ra sao thì chúng ta sẽ tìm hiểu bài học ngày hôm nay.
Hoạt động 1: Hướng dẫn hs quan sát, nhận xét
Gv cho hs quan sát một số khuôn mặt khác nhau ở tranh vẽ.
? Mỗi người đều có mắt, mũi, miệng, tóc nhưng tại sao ta phân biệt được người này người kia. (Do đặc điểm riêng ).
? Hình dáng của khuôn mặt như thế nào.
? Tỉ lệ các bộ phận như thế nào.
? Bộ phận nào thể hiện cảm xúc của con người (đôi mắt).
Gv : Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn. Tâm trạng của con người sẽ thấy được qua đôi mắt của họ.
 Tỉ lệ các bộ phận trên khuôn mặt khác nhau tạo ra những khuôn mặt có hình dáng khác nhau, miệng, mắt, mũi, trán
Hoạt động 2: Hướng dẫn hs quan sát nhận xét tỉ lệ mặt người.
 Gv phát hình mặt người trên đồ dùng dạy học và hỏi :
 ? Theo chiều dài tỉ lệ khuôn mặt được chia như thế nào.
Gv ghi bài và hướng dẫn trên tranh vẽ.
 ? Theo chiều rộng thì tỉ lệ mặt người như thế nào.
 Gv lưu ý : Khi vẽ cần quan sát người mẫu : trán cao, thấp, mũi dài, ngắn, mắt to nhỏ, miệng rộng, hẹp, lông mày, dày, mỏng.
 Và trạng thái trên gương mặt : vui, buồn, giận, .
Hoạt động 3: Hướng dẫn hs làm bài
Gv yêu cầu hs quan sát khuôn mặt của bạn mình để nắm tỉ lệ và vẽ cho chính xác.
Gv có thể cho hs lên bảng vẽ (2hs).
Các hs khác làm bài. Gv quan sát cách xác định tỉ lệ.
I.Quan sát nhận xét 
 Hình trái xoan, quả trứng, chữ điền.
 Tỉ lệ : trán, mắt, mũi, miệng khác nhau.
II.Tỉ lệ khuôn mặt người
Theo chiều dài của mặt
 Tóc : từ trán đến đỉnh đầu
 Trán : khoảng 1/3 từ lông mày đến chân mũi.
 Miệng : khoảng 1/3 từ mũi đến cằm.
 Tai : ngang lông mày đến chân mũi.
Theo chiều rộng của mặt
 Khoảng cách 2 mặt = 1/5 chiều rộng.
 Chiều dài mắt = 2/5 chiều rộng 
 Mũi rộng hơn khoảng cách giữa 2 mắt.
 Miệng rộng hơn mũi.
III. Thực hành
 Vẽ khuôn mặt của bạn hoặc người thân của em.
4.Củng cố và luyện tập
Gv gọi 3 hs đính bài lên bảng.
Gọi hs nhận xét về tỉ lệ các bộ phận trên khuôn mặt và hình ảnh, bố cục.
Gv nhận xét bổ sung.
5.Hướng dẫn hs tự học ở nhà
Về nhà tập quan sát tỉ lệ khuôn mặt người của người thân trong gia đình.
Đọc trước bài 14
V. Rút kinh nghiệm 
Ngày dạy : 
Tiết 14,15
Bài 14,15
MA TRẬN THIẾT KẾ THI HỌC KÌ I MÔN MỸ THUẬT KHỐI 8
Năm học 2007 – 2008
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Về bố cục
Anh chính,ảnh phụ
1đ
1đ
Chặt chẽ, cân đối
1đ
0,5đ
0,5đ
Về hình vẽ
Rõ ràng
0,5đ
0,5đ
0,5đ
Nội dung
0,5đ
0,5đ
0,5đ
Về màu sắc
Hài hòa
0,5đ
0,5đ
0,5đ
Đậm nhạt, sáng tối
0,5đ
0,5đ
Không gian
0,5đ
Tổng câu hỏi
1
Tổng số điểm
3đ
3,5đ
2đ
1,5đ
% 
30%
35%
20%
15%
ĐỀ THI MÔN MỸ THUẬT KHỐI 8 HKI
Năm học: 2007 – 2008
Thời gian : 90 phút
 Đề : Em hãy vẽ một bức tranh về “Đề tài tự do” trên khổ giấy A4
 Chất liệu màu tùy chọn : màu bột, màu nước, màu sáp
 ĐÁP ÁN 
Về bố cục : - Anh chính , ảnh phụ (2đ)
 - Chặt chẽ,cân đối (2đ)
Về hình vẽ : - Rõ ràng (1,5đ)
 - Nội dung (1,5đ)
Màu sắc : - Hài hoà biết phối màu (1,5đ)
 - Thể hiện được độ đậm nhạt, sáng tối.(0,75đ)
 - Không gian (0,75đ)
Bài vẽ của học sinh được đánh giá theo 3 mức độ :
xếp loại giỏi : 9 đến 10đ , xếp loại khá : 7 đến 8 điểm 
Xếp loại trung bình : 5 đến 6đ, xếp loại dưới trung bình : dưới 5
Ngày dạy : 
Tiết dạy : 14
Bài 14: 	THƯỜNG THỨC MỸ THUẬT
MỘT SỐ TÁC PHẨM TIÊU BIỂU CỦA 
MỸ THUẬT VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 1954 – 1975
I.MỤC TIÊU 
Hs hiểu thêm về các thành tựu mĩ thuật Việt Nam giai đọan , từ năm 1954 đến năm 1975 thông qua một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu.
Biết về một số chất liệu trong sáng mĩ thuật.
Hs có ý thức giữ gìn và học hỏi những thành tựu mĩ thuật của cha ông ta.
II.CHUẨN BỊ 
 GIÁO VIÊN
 - Sgk, giáo án.
 HỌC SINH
 - Bảng phụ, xem trước bài. Sưu tầm tranh.
III.PHƯƠNG PHÁP
 - Thảo luận, vấn đáp.
IV.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
1.Ổn định : kiểm diện 
2.KTBC : Phát bài thi
3.Giảng bài mới
Hoạt động của Thầy và trò
Nội dung bài học
 Giới thiệu bài: MT Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975 có bước phát triển mạnh mẽ cả về chất lượng và số lượng. Qua tác phẩm cho thấy các họa sĩ bám sát thực tế, hòa đồng cùng quần chúng trong lao động và chiến đấu. Các tác phẩm của họ phản ánh sôi động thực tiễn cách mạng ở nước ta. Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu 3 tác giả và tác phẩm tiêu biểu trong giai đoạn này.
Hoạt động 1: Giới thiệu họa sĩ Trần Văn Cẩn
Nhóm 1: Trình bày tiểu sử của họa sĩ Trần Văn Cẩn ?
Thảo luận và cử đại diện trình bày.
Các nhóm nhận xét.
Gv : trong quá trình tham gia kháng chiến ông có nhiều tranh cổ động kí họa phục vụ cách mạng.
Với những công lao to lớn ông được tặng nhiều giải thưởng cao quí.
Nhóm 2: Phân tích tac phẩm tát nước đồng chiêm (1958)
Hs nhận xét
Gv : Đây là đề tài sản xuất nông nghiệp, ca ngợi lối sống lao động hợp tác của người dân sau ngày giải phóng.
Kết hợp khéo léo giữa lối nhìn theo luật xa gần và lối ước lệ của Việt Nam.
Bố cục 10 người tát nước dàn thành mảng chéo từ góc phải -> trái với tám nhân vật khoang trống bên phải là mô đất, bụi tre, có gió thổi.bên trái có 2 người thành 1 nhóm tách ra làm cân bằng với nhóm đông đúc, 8 người đối diện -> là tác phẩm sơn mài xuất sắc.
Hoạt động 2: Giới thiệu họa sĩ Nguyễn Sáng.
Nhóm 3: Trình bày tiuểu sử của họa sĩ Nguyễn Sáng.
Hs nhận xét
Gv : Ông là người tiêu biểu cho lớp nghệ sĩ, thành đồng Tổ quốc tham gia cướp chính quyền trong cách mạng tháng 8 1945. vẽ nhiều tranh bộ đội, công dân phục vụ cách mạng.
Có cách vẽ riêng, mạnh mẽ, giản dị và đầy biểu cảm. Kết hợp hài hòa giữa tình cảm và lí trí.
Nhóm 4: Phân tích tác phẩm Kết nạp ở Điện Biên Phủ.
Hs nhận xét
Gv :Đây là đề tài CM. diễn tả những chiến sĩ bị thương giữa 2 trận đánh, được kết nạp Đảng trong chiến hào. Là tác phẩm đẹp về người chiến sĩ.
Hoạt động 3: Giới thiệu họa sĩ Bùi Xuân Phái:
Nhóm 5: Trình bày tiểu sử họa sĩ Bùi Xuân Phái.
Hs nhận xét
Gv : CMT8 1945 tham gia kháng chiến . đạt nhiều giải thưởng triển lãm MT toàn quốc 1946, 1980 ,1980. MT thủ đô : 1969,1981,1983,1984.
Tranh ông tạo được sắc thái riêng giàu chất sáng tạo được nhiều người yêu thích.
Nhóm 6: Phân tích tranh “Phố cổ Hà nội”.
Hs nhận xét.
Gv : Ông dành nhiều tâm sức để vẽ. Vẽ triền miên điên cuồng, vẽ trong mọi tâm trạng, với nhiều chất liệu, kích thước.
Màu sắc đơn giản, đầm thắm, sâu lắng. Đường nét khôngchỉ là những đường chu vi mà khi đậm chắc, khi run rẩy theo tình cảm của họa sĩ.
Thể hiện tình cảm yêu mến HN là mảng đề tài quan trọng trong sáng tác của ông.
I.Họa sĩ Trần Văn Cẩn (1954 -1975)
1.Tiểu sử 
Sinh 13.08.1910 tại Kiến An- HP.
Tốt nghiệp Cao đẳng MT Đông Dương.
1954 Hiệu trưởng trường CĐMT Việt Nam.
Được trao giải thưởng Hồ Chí Minh về văn hóa nghệ thuật.
Tác phẩm Con đọc bầm nghe (lụa), Nữ dân quân miền biển (sơn dầu).
2.Tát nước đồng chiêm (1958)
Bố cục mang tính ước lệ, giàu tính trang trí.
Dáng điệu như đang múa, màu sắc mạnh mẽ nhịp điệu hài hòa.
Là bài thơ ca ngợi cuộc sống lao động.
II.Họa sĩ Nguyễn Sáng (1923 -1988)
1.Tác giả 
sinh tại Mỹ Tho –Tiền Giang.
Tốt nghiệp trường Trung cấp MT Gia Định và học trường CĐMT Đông Dương.
2.Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ – Sơn Mài
Tranh diễn tả cảnh lễ kết nạp Đảnh trong chiến hào lúc cuộc kháng chiến đang điễn ra.
Hình khối chắc khỏe, đơn giản, gam màu nâu vàng của sơn mài diễn tả chất hào hứng và cao đẹp của người Đảng viên.
III.Họa sĩ Bùi Xuân Phái (1930 -1987)
Tác giả 
Sinh tại Quốc Oai, Hà Tây.
Tốt nghiệp trường CĐMT Đông Dương.
Chuyên vẽ Phố cổ HN, phong cảnh, chân dung các nghệ sĩ chèo.
1996 được trao giải thưởng HCM.
2.Phố cổ Hà Nội
Thấy được vẻ đẹp của Thủ đô qua những phố vắng với đường nét xô lệch, mái tường rêu phong, đầu hồi, mái ngói đen sạm.
Những tác phẩm về phố cổ Hà nội được gọi là “phố phái”.
4.Củng cố và luyện tập
Gv gọi hs nhắc lại 
Một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu trong giai đoạn 1954 -1975?
Phân tích tác phẩm “Tát nước đồng chiêm” (1958 – Trần Cao Vân).
5.Hướng dẫn hs tự học ở nhà.
Sưu tầm một số mặt nạ chuẩn bị thi KHI.
Giấy màu, giấy vẽ, bút chì, màu.
V.RÚT KINH NGHIỆM
Ngày dạy :
Tiết : 18
Bài 17
VẼ TRANG TRÍ
TẠO DÁNG VÀ TRANG TRÍ MẶT NẠ
I.MỤC TIÊU 
Hs hiểu cách tạo dáng và trang trí mặt nạ.
Trang trí được mặt nạ theo ý thích.
Hs biết yêu quý sản phẩm của mình làm ra.
II.CHUẨN BỊ 
GIÁO VIÊN
Các bước gợi ý tiến hành .
Một số mặt nạ.
HỌC SINH
Giấy màu, bút chì.
III.PHƯƠNG PHÁP
 Trực quan, vấn đáp, quan sát, luyện tập.
IV.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1.Ổn định : kiểm diện 
2.KTBC : KT dụng cụ học tập của học sinh
3.Giảng bài mới 
Giới thiệu bài : Mặt nạ được dùng trong các ngày vui,lễ hội, hóa trangmặt nạ càng lạ, ngộ nghĩnh thì càng tăng thêm sự hào hứng, vui tươi trong lễ hội.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Hướng dẫn hs quan sát, nhận xét.
Gv giới thiệu một số mặt nạ cho hs quan sát và yêu cầu hs quan sát thêm sgk và hỏi.
? Kiểu dáng của mặt nạ như thế nào.
? Mặt nạ trông như thế nào.
? Mặt nạ có thể làm bằng chất liệu gì.
(giấy cứng, nhựa, gỗ, na)
Hoạt động 2: Hướng dẫn hs cách tạo dáng và trang trí:
Gv hỏi hs cách tạo dáng sẽ tiến hành như thế nào.?
Gv yêu cầu hs nêu cách trang trí mặt nạ tiến hành như thế nào?
Gv treo tranh gợi ý các bước tiến hành Lưu ý: khi lựa chọn hình mặt người hay vật thì ta sẽ cách điệu các hình ảnh, chi tiết tạo hình dáng riêng cho mặt nạ. Màu sắc phải tươi vui.
Hoạt động 3: Hướng dẫn hs cách làm bài
Hs làm bài với những chất liệu đã chuẩn bị.
Gv quan sát, góp ý, sửa chữa cho hs.
I.Quan sát, nhận xét
Hình dáng: tròn, trái xoan.mặt người, 
mặt thú
II.Cách tạo dáng và trang trí mặt nạ:
1.Tạo dáng
- Chọn loại mặt nạ
- Tìm hình dáng.
Kẻ trục.
2.Trang trí
- Tìm mảng hình.
- Vẽ màu phù hợp.
III.Thực hành
Tạo dáng và trang trí một mặt nạ theo ý thích.
4.Củng cố và luyện tập
Gv cho hs nhận xét chung những sản phẩm đã tạo về hình dáng, màu sắc.
Gv bổ sung .
5.Hướng dẫn hs tự học ở nhà
 Chuẩn bị giấy vẽ, màu, chì, tẩy.
 Chuẩn bị bài 18.
V.RÚT KINH NGHIỆM
Ngày dạy :
 Tiết : 18
Bài : 18
VẼ THEO MẪU
VẼ CHÂN DUNG
I.MỤC TIÊU 
Hs hiểu thế nào là tranh chân dung.
Biết được cách vẽ chân dung.
Vẽ được chân dung bạn hay người thân.
II.CHUẨN BỊ 
GIÁO VIÊN
Một số tranh ảnh chân dung.
Hình gợi ý cách vẽ.
HỌC SINH
Giấy, bút chì, tẩy.
III.PHƯƠNG PHÁP
 Trực quan, vấn đáp, quan sát, luyện tập.
IV.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1.Ổn định : kiểm diện 
2.KTBC : KT bài trang trí mặt nạ của học sinh
3.Giảng bài mới 
Giới thiệu bài : chúng ta đã học tỉ lệ người. Những tỉ lệ đó sẽ biến đổi tương đối tạo thành điểm riêng ở mỗi người. Hôm nay chúng ta sẽ tập quan sát và vẽ chân dung của một người nào đó
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Hướng dẫn hs quan sát, nhận xét.
Gv cho hs xem một số tranh chân dung hỏi: 
? Tranh chân dung có thể vẽ gì. (khuôn mặt, nửa người, cả người).
?Tranh chân dung diễn tả được gì.(vui, buồn, vô tư),
Gv: Tranh chân dung thể hiện những gì điễn hình nhất, người xem cảm nhận trực tiếp ngoại hình và tính cách. Có nhiều loại chân dung.
Hoạt động 2: Hướng dẫn hs cách vẽ chân dung:
Gv treo ảnh gợi ý cách vẽ chân dung lên bảng và hỏi.
? Các bước tiến hành vẽ chân dung.
Gv chỉ vào tranh và hướng dẫn hs sau khi ước lượng tìm khung hình chung thì ta xác định tỉ lệ các : mắt, mũi, miệng, tai.rồi vẽ chi tiết và phân mảng đậm nhạt chính để vẽ
Hoạt động 3: Hướng dẫn hs cách làm bài
Gv cho hs nhận xét H2 SGK/130. gương mặt nhìn ở những hướng khác nhau thì tỉ lệ và đường trục sẽ khác nhau.
I.Quan sát, nhận xét
 Vẽ người cụ thể.
Đặc điểm riêng, trạng thái tình cảm.
II.Cách vẽ chân dung
- phác khung hình và xác định tỉ lệ các bộ phận.
- Vẽ chi tiết.
- Vẽ đậm nhạt các mảng chính.
- Vẽ hoàn chỉnh.
III.Thực hành
Quan sát bạn và tìm tỉ lệ các bộ phận vẽ phác chân dung theo nhận xét của mình.
4.Củng cố và luyện tập
Gv cho hs nhận xét chung những sản phẩm đã tạo về hình dáng,tỉ lệ, trạng thái tình cảm.
Gv nhận xét bổ sung, đánh giá .
5.Hướng dẫn hs tự học ở nhà
 Chuẩn bị giấy vẽ, màu, chì, tẩy.
V.RÚT KINH NGHIỆM
Ngày dạy :
Tiết : 19
Bài : 19
VẼ THEO MẪU
VẼ CHÂN DUNG BẠN
I.MỤC TIÊU 
Hs biết cách vẽ chân dung.
Vẽ được cách vẽ chân dung bạn.
Thấy vẽ đẹp cuả tranh chân dung.
II.CHUẨN BỊ 
GIÁO VIÊN
Một số tranh ảnh chân dung.
Hình gợi ý cách vẽ.
HỌC SINH
Giấy, bút chì, tẩy.
III.PHƯƠNG PHÁP
 Trực quan, vấn đáp, quan sát, luyện tập.
IV.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1.Ổn định : kiểm diện 
2.KTBC : KT bài vẽ chân dung: về hình dáng, tỉ lệ, biểu hiện trên gương mặt.
Giảng bài mới 
Giới thiệu bài : ở bài trước các em đã học vẽ chân dung. Từ những kiến thức đó ta sẽ vận dụng tương tự để vẽ chân dung của bạn mình ở bài học hôm nay.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Hướng dẫn hs quan sát, nhận xét.
Gv cho hs xem một số tranh chân dung (khuôn mặt, bán thân.)và gợi ý hs nhận xét:
Gv lưu ý hs hướng của gướng mặt: nhìn thẳng, nghiêng,ngẫng lên, cúi xuống và nét mặt vui buồn.
Gv yêu cầu hs khi vẽ cố gắng diễn tả được đặc điểm và trạng thái tình cảm của nhân vật.
Hoạt động 2: Hướng dẫn hs cách vẽ chân dung:
Gv treo ảnh gợi ý cách vẽ chân dung lên bảng và hỏi.
? Các bước tiến hành vẽ chân dung.
Gv lưu ý : cách khoảng cách của các bộ phận thay đổi ở mỗi người khác nhau sẽ là đặc điểm của người đó.
Gv nhấn mạnh về màu sắc khi màu sắc đưa vào tranh nó sẽ có sự ảnh hưởng qua lại với nhau giữa những màu xung quanh nó và ảnh hưởng của ánh sáng.
Hoạt động 3: Hướng dẫn hs cách làm bài
Gvgợy ý : hình dáng chung va đặc điểm của nhân vật vẽ theo cảm nhận riêng.
Hs làm bài .
Gv quan sát, gợi ý tỉ lệ.
I.Quan sát, nhận xét
Hình dáng, đặc điểm khuôn mặt.
Tỉ lệ các phần.
Màu sắc.
II.Cách vẽ chân dung
- ước lượng tỉ lệ phác hình và đường trục.
- xác định tỉ lệ các phần tóc, trán, mắt, mũi, miệng.
- Vẽ chi tiết.
- Vẽ đậm nhạt(vẽ màu).
III.Thực hành
Vẽ chân dung một cùng lớp.
4.Củng cố và luyện tập
Gv cho hs nhận xét chung những sản phẩm đã tạo về hình dáng,tỉ lệ,đặc điểm, trạng thái tình cảm.
Gv nhận xét bổ sung, đánh giá .
5.Hướng dẫn hs tự học ở nhà
 Sưu tầm tranh chân dung.
 Xem trước bài 20.
V.RÚT KINH NGHIỆM
Ngày dạy :
Tiết : 20
Bài : 20
THƯỜNG THỨC MỸ THUẬT
SƠ LƯỢC VỀ MỸ THUẬT HIỆN ĐẠI PHƯƠNG TÂY 
TỪ CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX
I.MỤC TIÊU 
Hs hiểu sơ về giai đoạn phát triển của MT hiện đại Phương Tây.
Bước đầu làm quen với một số trường phái hội họa hiện đại như : An tượng , Dã thú,Lập thể..
Có ý thức tìm tòi, học hỏi trong nghệ thuật.
II.CHUẨN BỊ 
GIÁO VIÊN
Một số tranh ảnh về các trường phái (nếu có).
 HỌC SINH
Xem bài trước.
III.PHƯƠNG PHÁP
 Trực quan, vấn đáp, quan sát, luyện tập.
IV.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1.Ổn định : kiểm diện 
2.KTBC : KT bài vẽ chân dung bạn : về hình dáng, tỉ lệ, biểu hiện trên gương mặt.
Giảng bài mới 
Giới thiệu bài : Nhiều họa sĩ thể hiện mọi vật qua tranh với nhiều phong cách khác nhau. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu một số phong cách mới lạ cuả các họa sĩ hiện đại phương Tây từ cuối TK XIX đến đầu TK XX.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Hướng dẫn hs tìm hiểu vài nét về bối cảnh xã hội.
Gv đặt câu hỏi : Giai đoạn này có những sự kiện gì? 
Gv nói thêm và cho hs ghi.
Hoạt động 2: Hướng dẫn hs tìm hiểu sơ lược về một số trường phái mĩ thuật. hỏi.
Gv chia lớp thành 4 nhóm.
Nhóm 1:
 ? Trường phaí An tượng có tác phẩm nào nổi tiếng.
? Kể tên một số họa sĩ thuộc trường phái An tượng.
? Các họa sĩ ấn tượng chú trọng điều gì.
?Bên cạnh hội họa An tượng còn có hội họa nào.
Gv : một số họa sĩ không chấp nhận lối vẽ “khuôn vàng thước ngọc” nên đã đưa vào tranh những cảnh sắc thiên nhiên thật nhưng không chấp nhận.
Nhóm 2
? Như thế nào gọi là trường phái dã thú.
? Tác giả tiêu biểu.
? Cách vẽ của họ như thế nào.
Gv : Tranh của họ có ảnh hưởng tới các họa sĩ các thế hệ sau.
Nhóm 3
? Ai là người sáng lập.
? Cách diễn tả như thế nào.
? Tác phẩm tiêu biểu.
Hoạt động 3: Hướng dẫn hs tìm hiểu đặc điểm chung.
- Nêu một vài đặc điểm chung?
I.Vài nét về bối cảnh xã hội.
- Là giai đoạn khởi đầu của các trào lưu hiện đại
II.Sơ lược về một số trường phái MT 
1.Trường phái hội họa An tượng
 - An tượng mặt trời mọc – MôNê (1840 -1926), trưng bày 1874 Pari.
 - Pi –xa-rô (1830-1903), Đờ-ga (1834 – 1917).
Chú trọng không gian, ánh sáng và màu sắc.
 - Hội họa Tân An tượng và An tượng.
2.Trường phái hội họa Dã Thú.
- Dữ dội về màu sắc.
- Ma tít-xơ (1869-1954). Van-đôn-ghen (1877 -1968).
- Không diễn tả khối, không vờn sáng tối, mang màu sắc gay, gắt, đường viền mạnh bạo, dứt khoát.
3.Trường phái hội họa Lập thể
- Brắc –co (1882-1963), Pi-cat-xô (1880-1973) ảnh hưởng Hậu An tượng.
- Giản lược hóa hình thể bằng hình kỉ hà, khối hình lập phương khối hình ống.
- Những cô gái A-vi-nhông (1906-1907) Pi –Cát-Xô.
III.Đặc điểm chung các trường phái hội họa trên
Không chấp nhận lối vẽ kinh điển, phải chân thực.
- Đóng góp tích cực cho sự phát triển của nền MT hiện đại.
4.Củng cố và luyện tập
MT hiện đại giai đoạn cuối tế kỉ XIX đầu TK XX ở Phương Tây có những trường phái nào? (Lập thể, Dã thú, An tượng).
Các trường phái này có lối vẽ chung thế nào.(không chấp nhận lối vẽ kinh điển, phải chân thực).
Gv nhận xét bổ sung, đánh giá .
5.Hướng dẫn hs tự học ở nhà
 Sưu tầm tranh về các trườ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an mi thuat 8 2012.doc