Giáo án Mĩ thuật 4 - Tiết 19 đến tiết 25

Bài 19: Thường thức mĩ thuật

XEM TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM

I. Mục tiêu:

- Hs vài nét về nguồn gốc và giá trị nghệ thuật của tranh dân gian Việt Nam thông qua nội dung và hình thức thể hiện.

*. Chỉ ra hình ảnh và màu sắc trên tranh mà mình thích.

 - Hs yêu quí có ý thức giữ gìn nghệ thuật dân tộc.

- Biết bảo vệ môi trường sống.

II. Chuẩn bị:

1.Giáo viên:

-SGK, SGV.

- Một số tranh dân gian.

 -Que chỉ tranh.

2.Học sinh:

-SGK.-Vở tập vẽ 4.

-Một số tranh ( nếu có).

III. Hoạt động dạy học:

 

doc 15 trang Người đăng minhtuan77 Lượt xem 717Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ thuật 4 - Tiết 19 đến tiết 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thöù  ngaøy thaùng naêm 20
Bài 19: Thường thức mĩ thuật
XEM TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM
I. Mục tiêu:
- Hs vài nét về nguồn gốc và giá trị nghệ thuật của tranh dân gian Việt Nam thông qua nội dung và hình thức thể hiện.
*. Chỉ ra hình ảnh và màu sắc trên tranh mà mình thích.
 - Hs yêu quí có ý thức giữ gìn nghệ thuật dân tộc.
- Biết bảo vệ môi trường sống.
II. Chuẩn bị:
1.Giáo viên:
-SGK, SGV.
- Một số tranh dân gian.
 -Que chỉ tranh.
2.Học sinh:
-SGK.-Vở tập vẽ 4.
-Một số tranh ( nếu có).
III. Hoạt động dạy học:
Họat động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Giới thiệu sơ lược về tranh dân gian Việt Nam.
- Cho một học sinh đọc SGK.
- Nêu câu hỏi:
+ Tranh dân gian Việt Nam còn gọi là tranh gì?
+ Tranh thể hiện điều gì?
+ Nổi bật nhất là những dòng tranh nào?
+ Ngoài ra còn có những dòng tranh nào nữa?
+ Kể tên một số tranh dân gian mà em biết.
- Tóm tắt: 
* Tranh dân gian thể hiện ước mơ cuộc sống no đủ, hạnh phúc.
* Bố cục chặt chẽ.
* Còn có dòng tranh thờ cúng ở miền núi nhưng ít được biết đến.
Hoạt động 2: Xem tranh.
1. Lý ngư vọng nguyệt.
+ Thuộc dòng tranh gì?
+ Hình ảnh trong tranh.
+ Đường nét, màu sắc.
2. Cá chép.
+ Thuộc dòng tranh gì?
+ Hình ảnh trong tranh.
+ Đường nét, màu sắc.
+ Hai bức tranh giống nhau và khác nhau ở điểm nào?
Hoạt động 3: Nhận xét–đánh giá.
-Nhận xét chung về giờ học.
-Nêu một số ý chính của tranh vừa học.
-Biểu dương.
Dặn dò:Sưu tầm tranh ảnh lễ hội chuẩn bị cho bài sau.
-Lắng nghe.
- 1HS đọc SGK.
-Trả lời:
Tranh dân gian Việt Nam còn gọi là tranh Tết.
 Tranh thể hiện cuộc sống và ước mơ của người lao động, phản ánh các đề tài gần gũi với người dân lao động, ngoài ra còn phục vụ thờ cúng, tín ngưỡng,
 Nổi bật nhất là tranh dân gian Đông Hồ và tranh Hàng Trống.
 Ngoài ra còn có tranh làng Sình ở Huế và tranh Kim Hoàng ở Hà Tây.
 Một số tranh dân gian: Đám cưới chuột; Gà mái; Lợn nái; Tử tôn vạn đại; Vinh hoa; Phú quý;
-Lắng nghe.
- Quan sát .- Trả lời:
 Thuộc dòng tranh Hàng Trống.
 Hình ảnh con cá chép đang vờn bóng trăng dưới nước nhẹ nhàng, uyển chuyển, như đang vẫy đuôi. Ngoài ra còn có cá chép con đang bơi về phía bóng trăng và những cây rong rêu.
 Đường nét trong tranh thanh mảnh, trau chuốt. Màu sắc tươi sáng, hồn nhiên. Màu chính là màu xanh, gam màu lạnh.
 Thuộc dòng tranh Đông Hồ.
 Hình ảnh chính là con cá chép mập mạp, vẩy được cách điệu rất đẹp. Ngoài ra còn có cá chép con và hoa sen.
 Đường nét khỏe, dứt khoát, nét khắc đậm.
 Màu chủ đạo là màu nâu đỏ, ấm áp.
 Sự giống và khác nhau:
 * Giống nhau: cùng vẽ về cá chép, có hình dáng giống nhau: thân uốn lượn như đang bơi uyển chuyển, sống động.
 * Khác nhau về đường nét và màu sắc. 
-Lắng nghe..
-Nhắc lại.
- Thực hiện.
 Thöù  ngaøy thaùng naêm 20
Bài 20: Vẽ tranh
ĐỀ TÀI NGÀY HỘI QUÊ EM
I. Mục tiêu:
- Hs hiểu đề tài về những ngày hội truyền thống của quê hương.
- Hs biết cách vẽ tranh về đề tài lễ hội 
- Vẽ được tranh về đề tài lễ hội theo ý thích.
*. Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết vẽ màu, chọn màu phù hợp.
- Hs thêm yêu quê hương, đất nước qua các hoạt động lễ hội mang bản sắc dân tộc Việt Nam.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- SGK, SGV.
- Một số tranh ảnh về hoạt động lễ hội truyền thống.
- Bài vẽ của học sinh. 
2. Học sinh:
- SGK.
- Giấy vẽ hoặc vở thực hành.
- Màu vẽ, bút chì,
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Tìm chọn nội dung đề tài.
-Cho học sinh xem tranh.
+ Hoạt động.
+ Hình ảnh,màu sắc
+ Kể tên một số lễ hội ở quê em.
- Tóm tắt, bổ sung.
Hoạt động 2: Vẽ tranh.
_ Gợi ý học sinh chọn một số nội dung để vẽ.
- Cho HS nêu cách vẽ.
- Cho học sinh xem một số bài vẽ lễ hội.
Hoạt động 3: Thực hành
- Quan sát, nhắc nhở HS
- Hướng dẫn học sinh vẽ bài.
Hoạt động 4: Nhận xét–đánh giá:
- Chọn một số bài.
- Cho học sinh tập nhận xét.
- Nhận xét chung.
- Xếp loại.
- Biểu dương.
Dặn dò:
Sưu tầm một số họa tiết trang trí chuẩn bị bài sau.
TRANG TRÍ HÌNH TRÒN
- Lắng nghe.
- Xem và nhận xét.
 Lễ tế; rước cờ; rước kiệu
Hoạt động vui chơi: Đấu vật,múa rồng,múa sư tử,hát quan họ,ca trù,ca Huế
 Ngày hội thường đông vui, nhộn nhịp; màu sắc rực rỡ, trang phục lộng lẫy.
 lễ hội đua thuyền; lễ tế vào mùa thu,múa lân vào Tết Trung Thu; ca Huế trên sông Hương
- Lắng nghe.
- Một vài học sinh nêu.
- Cách vẽ.
 Vẽ hình ảnh chính trước, vẽ hình ảnh phụ sau rồi vẽ thêm chi tiết cho tranh sinh động.
 Vẽ màu theo ý thích, màu tươi sáng, có đậm, có nhạt.
- Quan sát.
+ Vẽ vào vở hoặc giấy nháp
*. Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết vẽ màu, chọn màu phù hợp.
- Theo dõi.
- Nêu nhận xét.
+ bố cục.
+ màu sắc.
- Lắng nghe.
- Thực hiện.
Thöù  ngaøy thaùng naêm 20
Bài 21: Vẽ trang trí
TRANG TRÍ HÌNH TRÒN
I. Mục tiêu:
- Hs hiểu cách trang trí hình tròn.
- Hs biết cách trang trí hình tròn.
- Trang trí được hình tròn đơn giản.
*. Chọn và sắp xếp họa tiết cân đối phù hợp với hình tròn, tô màu đều, rõ hình chính, phụ.
- Biết sử dụng hình tròn vào các bài trang trí ứng dụng.
- Hs có ý thức làm đẹp trong cuộc sống và học tập.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- SGK, SGV.
- Một số hình tròn và đồ vật có trang trí hình tròn.
- Một số họa tiết trang trí..
- Bài vẽ của học sinh.
2. Học sinh:
- SGK.
- Giấy vẽ hoặc vở thực hành.
- Màu vẽ, bút chì, compa, thước kẻ;
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giới thiệu bài.
Hoạt động 1:Quan sát –nhận xét.
- Cho học sinh quan sát hình 1, 2 SGK, trang 48
- Nêu câu hỏi:
+ Hình tròn thường được trang trí ở 
những đồ vật nào?
+ Họa tiết thường sử dụng trang trí?
+ Cách sắp xếp họa tiết như thế nào?
+ Màu sắc.
- Tóm tắt.
Hoạt động 2:Cách trang trí hình tròn.
- Vẽ lên bảng.
- Cho học sinh xem một số bài.
Hoạt động 3: Thực hành.
- Cho học sinh vẽ bài.
- Quan sát lớp – hướng dẫn học sinh.
Hoạt động 4: Nhận xét – đánh giá:
- Chọn một số bài. 
- Nhận xét về:
+ cách vẽ hình, họa tiết.
+ cách vẽ màu.
- Xếp loại.
- Biểu dương.
Dặn dò:
- Chuẩn bị mẫu vẽ cho bài sau.
VẼ CÁI CA VÀ QUẢ
- Lắng nghe.
- Quan sát.
- Trả lời:
+ Hình tròn được sử dụng nhiều trong cuộc sống, thường được dùng để trang trí ở các đồ vật như: bát; đĩa; lọ hoa;
 Có nhiều cách trang trí hình tròn.
 Dùng hình tròn trang trí làm cho đồ vật đẹp hơn.
+ Họa tiết thường dùng để trang trí là hoa, lá, các con vật, các hình tam giác, hình vuông, hình tròn,
+ Thường sắp xếp đối xứng nhau qua các đường trục.
+ Màu sắc tươi sáng, tùy thuộc vào đồ vật cần trang trí để có màu sắc cho phù hợp.
 - Lắng nghe.
- Theo dõi.
- Nêu cách vẽ:
+ Vẽ hình tròn, kẻ trục qua tâm chia hình tròn thành các phần bằng nhau.
+ Tìm và vẽ họa tiết cho phù hợp.
+ Vẽ màu.
- Quan sát.
- Vẽ bài.
*. Chọn và sắp xếp họa tiết cân đối phù hợp với hình tròn, tô màu đều, rõ hình chính, phụ.
- Theo dõi.
- Thực hiện.
Thöù  ngaøy thaùng naêm 20
Bài 22: Vẽ theo mẫu
VẼ CÁI CA VÀ QUẢ
I. Mục tiêu:
- Hs hiểu hình dáng, cấu tạo của các vật mẫu.
- Hs biết cách vẽ theo mẫu cái ca và quả.
- Vẽ được hình cái ca và quả theo mẫu.
*. Sắp xếp hình vẽ cân dối, hình vẽ gần với mẫu.
- Hs yêu thích vẻ đẹp của các đồ vật.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- SGK, SGV.
- Mẫu vẽ..
- Bài vẽ của học sinh. 
2. Học sinh:
- SGK.
- Giấy vẽ hoặc vở thực hành.
- Màu vẽ, bút chì,
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Quan sát – nhận xét.
- Giới thiệu mẫu.
+ Mẫu có bao nhiêu đồ vật.? Gồm những vật nào?
+ Hình dáng, tỉ lệ, màu sắc, độ đậm nhạt của các vật.
+ Vị trí.
- Kết luận: Khi nhìn mẫu ở các hướng khác nhau, vị trí các vật sẽ thay đổi khác nhau.
Hoạt động 2: Cách vẽ.
- Vẽ lên bảng.
- Cho học sinh nêu cách vẽ.
Hoạt động 3: Thực hành.
- Quan sát lớp 
- Hướng dẫn học sinh.
Hoạt động 4: Nhận xét – đánh giá:
- Chọn một số bài. 
- Cho học sinh tập nhận xét.
- Nhận xét chung.
- Xếp loại.
- Biểu dương.
Dặn dò:
- Quan sát các dáng người khi hoạt động.
- Lắng nghe.
- Quan sát - Nêu:
+ Mẫu có hai đồ vật.
 Gồm có cái ca và quả
+ Mỗi vật có một hình dáng riêng.
 Cái ca gồm có phần miệng – thân – đáy – quai.
 Quả hình cầu.
 Nhìn chung quả đậm hơn ca.
 Tùy thuộc vào ánh sáng và màu sắc ta sẽ thấy độ đậm nhạt của vật khác nhau.
+ Quả đứng trước.
 Cái ca đứng sau, giữa cái ca và quả có khoảng cách.
 - Lắng nghe.
- Theo dõi.
- Nêu cách vẽ:
+ Vẽ hình dáng chung và riêng của mẫu.
+ Vẽ trục, tìm tỉ lệ các bộ phận.
+ Vẽ chi tiết cho giống mẫu.
+ Vẽ đậm nhạt.
- Vẽ bài.
*. Sắp xếp hình vẽ cân dối, hình vẽ gần với mẫu.
- Nêu nhận xét về: 
+ Bố cục.
+ Cách vẽ.
+ Độ đậm nhạt.
- Thực hiện.
Thöù  ngaøy thaùng naêm 20
Bài 23: Tập nặn tạo dáng.
TẬP NẶN DÁNG NGƯỜI
I. Mục tiêu:
- Hs nhận biết được các bộ phận chính và động tác của con người khi hoạt động.
- Hs làm quen với hình khối điêu khắc (tượng tròn.
- Nặn được một dáng người đơn giản theo hướng dẫn.
*. Hình nặn cân đối giống hình dáng người.
- Hs quan tâm tìm hiểu các hoạt động của con người.
II. Chuẩn bị:
1.Giáo viên:
- SGK, SGV.
- Một vài tranh, ảnh về dáng người.
- Một số tượng.
- Đất nặn.
2. Học sinh:
- SGK.
- Đất nặn hoặc giấy màu, hồ dán,
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 Giới thiệu bài.
 Hoạt động 1: Quan sát - nhận xét.
- Giới thiệu một số tranh, ảnh và tượng người.
- Gợi ý :
+ Dáng người đang làm gì?
+ Các bộ phận chính của người.
- Một số chất liệu để làm.
- Tóm tắt: có thể tạo được nhiều dáng người khác nhau theo ý thích.
- Nhận xét.
 Hoạt động 2 : Cách nặn dáng người.
 - Hướng dẫn học sinh cách làm bài.
- Cho học sinh xem một số bài của học sinh lớp trước.
 Hoạt động 3: Thực hành.
- Quan sát lớp.
- Hướng dẫn học sinh làm bài.
- Nhắc nhở, gợi ý học sinh.
▪ Họat động 4 : Nhận xét – đánh giá.
- Chọn một số bài.
- Cho học sinh tự nhận xét.
- Xếp loại.
- Biểu dương.
 Dặn dò:
- Hoàn thành bài; có thể làm xé dán.
- Chuẩn bị bài sau :quan sát kiểu chữ nét đều.
TÌM HIỂU VỀ KIỂU CHỮ NÉT ĐỀU
- Lắng nghe.
- Quan sát 
- Trả lời:
+ Người đang vác đồ vật trên vai
 Người đang chạy.
 Người đá bóng; vui đùa; nhảy dây;
+ Các bộ phận chính của người là: đầu – thân – tay, chân.
- Có thể làm bằng đất sét hoặc dùng gỗ tạc tượng;. 
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Theo dõi.
- Nêu:
+ Làm từng bộ phận
+ Tạo chi tiết 
+ Ghép từng bộ phận và tạo dáng.
- Quan sát. 
- Làm bài
*. Hình nặn cân đối giống hình dáng người.
- Nêu nhận xét:
+ Cách làm.
+ Tạo dáng người.
+ Màu sắc,... 
- Lắng nghe.
- Thực hiện.
Thöù  ngaøy thaùng naêm 20
Bài 24: Vẽ trang trí
TÌM HIỂU VỀ KIỂU CHỮ NÉT ĐỀU
I. Mục tiêu:
- Hs hiểu kiểu chữ nét đều, nhận ra đặc điểm và vẻ đẹp của nó.
- Hs tô được màu vào dòng chữ nét đều có sẵn.
*. Tô màu đều, rõ chữ.
- Hs quan tâm đến nội dung các câu khẩu hiệu ở trường học và trong cuộc sống.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- SGK, SGV.
- Bảng mẫu chữ nét thanh, nét đậm và chữ nét đều.
- Bài vẽ của học sinh.
2. Học sinh:
- SGK.
- Giấy vẽ hoặc vở thực hành.
- Màu vẽ, bút chì, compa, thước
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giới thiệu bài.
Hoạt động 1:Quan sát – nhận xét
- Giới thiệu một vài dòng chữ nét đều và nét thanh, nét đậm.
+ Chữ nét đều là chữ như thế nào?
+ Thường dùng làm gì?
+ Hình dạng các chữ như thế nào?
+ Chữ nét thanh, nét đậm.
- Tóm tắt.
Hoạt động 2:Cách kẻ chữ nét đều
- Vẽ lên bảng.
A B
C D
- Yêu cầu học sinh nêu cách kẻ chữ.
- Cho học sinh xem một số bài kẻ chữ.
Hoạt động 3: Thực hành.
- Yêu cầu một vài học sinh lên bảng kẻ chữ.
- Quan sát lớp – hướng dẫn học sinh.
Hoạt động 4: Nhận xét–đánh giá:
- Nhận xét về:
+ cách kẻ chữ.
+ cách vẽ màu.
- Xếp loại.
- Biểu dương.
Dặn dò:
- Tô màu vào dòng chữ trong vở thực hành.
-Quan sát quang cảnh trường học.
ĐỀ TÀI TRƯỜNG EM
- Lắng nghe.
- Quan sát.
- Trả lời:
+ Chữ nét đều là chữ mà tất cả các nét đều bằng nhau, tạo cho chữ chắc khỏe, rõ ràng. 
+ Thường dùng để kẻ khẩu hiệu, dùng trong tranh cổ động, in ấn sách báo,
 Chiều rộng của các chữ không bằng nhau.
 Chữ nét đều có hai loại: 
Chữ in hoa nét đều .
Chữ in thường nét đều. 
+ Hình dạng các chữ không giống nhau:
Chữ có nét thẳng đứng, nét thẳng ngang, nét chéo: H, E, T, L, M, N, K, A, X có thể dùng thước để kẻ.
Chữ kết hợp giữa nét thẳng và nét cong: B, Đ, P, Q,U, S, G có thể dùng com-pa và thước để kẻ.
Chữ chủ yếu là nét cong: O, C, Q có thể dùng com-pa để kẻ.
+ Chữ nét thanh, nét đậm là chữ nét to nét nhỏ (các nét không bằng nhau).
 - Lắng nghe.
- Theo dõi.
- Nêu cách kẻ:
+ Vẽ các ô vuông bằng nhau, xác định kích thước của chữ.
+ Vẽ phác nét rồi dùng thước và com-pa để kẻ.
+ Vẽ màu.
- Quan sát.
- Một vài học sinh lên bảng kẻ .
- Lớp vẽ vào vở hoặc giấy.
*. Tô màu đều, rõ chữ.
- Theo dõi.
- Thực hiện.
Thöù  ngaøy thaùng naêm 20
Bài 25: Vẽ tranh
ĐỀ TÀI TRƯỜNG EM
I. Mục tiêu:
- Hs hiểu đề tài trường em.
- Hs biết cách vẽ tranh đề tài Trường em.
- Vẽ được bức tranh về trường học của mình.
*. Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu vẽ màu phù hợp.
- Hs thêm yêu mến trường của mình.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- SGK, SGV.
- Một số tranh, ảnh về đề tài trường học.
- Bài vẽ của học sinh. 
2. Học sinh:
- SGK.
- Giấy vẽ hoặc vở thực hành.
- Màu vẽ, bút chì,
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giới thiệu bài.
Hoạt động 1:Tìm chọn nội dung đề tài
- Chia nhóm.
- Giới thiệu một số tranh, ảnh.
- Cho học sinh kể một số nội dung về đề tài trường em.
- Yêu cầu học sinh quan sát SGK trang 59.
+ Tranh vẽ đề tài gì?
+ Hình ảnh chính.
+ Còn có hình ảnh gì nữa?
+ Màu sắc.
- Tóm tắt.
Hoạt động 2: Cách vẽ tranh.
- Gợi ý học sinh.
- Yêu cầu học sinh nêu cách vẽ.
- Cho học sinh xem một số tranh .
Hoạt động 3: Thực hành.
- Quan sát lớp 
- Hướng dẫn học sinh: + vẽ hình.
 + vẽ màu.
Hoạt động 4: Nhận xét – đánh giá:
- Chọn một số bài.
- Cho học sinh tập nhận xét.
- Nhận xét chung.
- Xếp loại.
- Biểu dương.
Dặn dò:
Sưu tầm một số tranh của thiếu nhi.
XEM TRANH CỦA 
THIẾU NHI
- Lắng nghe.
- Chia nhóm đôi . 
- Quan sát – Thảo luận.
- Nêu một số nội dung:
+ Phong cảnh trường học (nhà; cây; sân; trường; vườn trường;)
+ Cảnh sân trường trong giờ ra chơi; cảnh lớp học; cảnh tan trường; cảnh lao động vệ sinh;
+ Ngày 20/11 và một số ngày lễ khác,
- Quan sát - Trả lời:
+ Tranh vẽ về Ngôi trường bản em.
+ Hình ảnh chính là ngôi trường.
+ Ngoài ra còn có rất nhiều cây cối, dòng suối với đàn cá đang bơi lội, hàng rào xung quanh trường, một số bạn học sinh đang đi vào trường.
+ Màu sắc trong sáng, nhiều màu.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Nêu cách vẽ:
+ vẽ hình ảnh chính trước.
+ vẽ thêm một số hình ảnh phụ cho tranh sinh động.
+ vẽ màu. 
- Quan sát.
- Vẽ bài.
*. Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu vẽ màu phù hợp.
- Theo dõi.
- Nêu:
+ bố cục.
+ màu sắc.
+ cách vẽ hình..
- Thực hiện.

Tài liệu đính kèm:

  • docL4.doc