Giáo án Mĩ thuật 1 - Bài 20: Nặn quả chuối

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

 - Học sinh nhận biết được đặc điểm về hình khối, màu sắc của qủa chuối.

 - Học sinh biết cách nặn quả chuối theo ý thích.

 2. Kỹ năng:

 - Nặn được quả chuối giống với mẫu thật.

 - Rèn luyện kỹ năng nặn bằng tay.

 3. Thái độ:

 - Giáo dục học sinh nề nếp học tập, tư thế tác phong khi ngồi học.

 - Biết quý trọng sản phẩm.

 - Phát triển khả năng quan sát, phân tích, so sánh, tư duy tổng hợp.

II. PHƯƠNG PHÁP:

 - Trực quan - luyện tập – giải thích - đàm thoại.

III. CHUẨN BỊ:

 1. Chuẩn bị của giáo viên:

 - Tranh về các loại quả dạng dài.

 - Vài quả chuối, quả ớt thật.

 - Đất sét, đất màu để hướng dẫn.

 - Quả chuối nặn bằng đất màu xanh.

 2. Chuẩn bị của học sinh:

 - Đất nặn, đồ dùng học tập.

 

doc 9 trang Người đăng hoaian89 Lượt xem 4075Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ thuật 1 - Bài 20: Nặn quả chuối", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức:
	- Học sinh nhận biết được đặc điểm về hình khối, màu sắc của qủa chuối.
	- Học sinh biết cách nặn quả chuối theo ý thích.
	2. Kỹ năng:
	- Nặn được quả chuối giống với mẫu thật.
	- Rèn luyện kỹ năng nặn bằng tay.
	3. Thái độ:
	- Giáo dục học sinh nề nếp học tập, tư thế tác phong khi ngồi học.
	- Biết quý trọng sản phẩm.
	- Phát triển khả năng quan sát, phân tích, so sánh, tư duy tổng hợp.
II. PHƯƠNG PHÁP:
	- Trực quan - luyện tập – giải thích - đàm thoại.
III. CHUẨN BỊ:
	1. Chuẩn bị của giáo viên:
	- Tranh về các loại quả dạng dài.
	- Vài quả chuối, quả ớt thật.
	- Đất sét, đất màu để hướng dẫn.
	- Quả chuối nặn bằng đất màu xanh.
	2. Chuẩn bị của học sinh:
	- Đất nặn, đồ dùng học tập.
IV. THAM KHẢO:
	- SGK Nghệ thuật 1.
	- SGV Mĩ thuật 1.
V. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
Nội dung
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Dự kiến tình huống
I. Ổn định tổ chức 
II. Kiểm tra bài cũ 
III. Giảng bài mới 
Bài 20:
NẶN QUẢ CHUỐI.
1. Quan sát nhận xét:
 - Hình dáng.
 - Màu sắc.
 - Phân biệt 2 loại chuối.
2. Cách nặn:
- Bước 1: Nặn thành khối hộp dài.
- Bước 2: Nặn cho giống hình quả chuối.
- Bước 3: Nặn thêm cuống và núm.
3. Thực hành:
Nặn quả chuối theo mẫu.
IV. Nhận xét đánh giá 
- Đánh giá sản phẩm
- Đánh giá giờ học
- Giáo dục
- Trò chơi.
IV. Dặn dò - kết thúc 
1'
3’
8’
6’
16’
3’
1’
5’
2’
- Chào học sinh, giới thiệu giáo viên dự giờ.
- Kiểm tra đồ dùng học tập
- Giáo viên kiểm tra bài vẽ gà của học sinh, dán lên bảng, đưa ra tiêu chí, gợi ý để học sinh nhận xét, đánh giá.
 + Hình mảng.
 + Màu sắc.
- Giáo viên tổng hợp ý kiến của học sinh.
- Giáo viên củng cố và đánh giá sản phẩm. 
- Dẫn dắt vào bài.
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát - nhận xét 
- Đặt mẫu thật, yêu cầu học sinh quan sát, nhận xét về:
 + Hình dáng. Chỉ ra điểm khác nhau?
 + Màu sắc.
- Giáo viên treo ảnh chụp các loại quả dạng dài khác. Tiếp tục đàm thoại với học sinh.
- Giáo viên củng cố, bổ sung kiến thức.
- Yêu cầu học sinh kể tên các loại chuối.
- Nhận xét, củng cố. Đặt mẫu 2 loại chuối để học sinh quan sát và so sánh đặc điểm của mỗi loại.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh nặn quả chuối.
* Đặt 1 quả chuối dạ hương làm mẫu để nặn.
- Bước 1: Nặn thành khối hộp dài. Nhồi đất thật kĩ.
- Bước 2: Nặn cho giống hình quả chuối. Vừa hướng dẫn, vừa đàm thoại với học sinh.
+ Hình dáng.
+ Đặc điểm.
- Bước 3: Nặn thêm cuống và núm.
 + Nặn núm: dùng ngón tay kéo phần đất phía dưới.
 + Nặn cuống: nặn khối hộp nhỏ rồi gắn vào đầøu quả chuối.
Hoạt động 3: Tổ chức cho học sinh thực hành.
- Cho học sinh quan sát quả chuối thật và quả chuối mẫu nặn.
- Giáo viên bao quát lớp, gợi ý để học sinh thực hiện bài.
- Nhắc nhở học sinh thực hiện bài, giữ gìn vệ sinh. 
- Yêu cầu mỗi bàn chọn ra 1 quả chuối đẹp nhất để nhận xét, đánh giá, đánh giá theo tiêu chí:
 + Hình dáng.
 + Màu sắc.
- Giáo viên nhận xét, củng cố.
- Nhận xét tiết học: tinh thần, thái độ học tập.
- Giáo dục học sinh biết yêu quý sản phẩm làm ra.
- Hướng dẫn cách chơi.
 + Vẽ quả dạng dài. Vẽ màu.
 + Thời gian 3 phút.
 + Mỗi nhóm lần lượt từng người vẽ. Người thứ nhất vẽ xong nhười thứ 2 mới được bắt đầu.
 + Nhóm nào vẽ đẹp hơn, được nhiều quả hơn là nhóm thắng.
- Nhận xét kết quả. Tuyên dương nhóm xuất sắc.
- Nhận xét tinh thần tham gia trò chơi.
- Dặn dò học sinh: 
 + Hoàn thành bài nếu chưa hoàn thành trên lớp.
 + Xem trước và chuẩn bị bài mới.
- Cho học sinh nghỉ, chào học sinh.
- Chào giáo viên. 
- Báo cáo đồ dùng học tập.
- Học sinh nộp bài, lắng nghe giáo viên hướng dẫn nhận xét.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh chú ý lắng nghe.
- Học sinh lắng nghe.
Hoạt động 1: Quan sát - nhận xét theo sự hướng dẫn của giáo viên.
 + Dạng quả dài. Quả chuối cong, to đều. Quả ớt thẳng, nhỏ dần từ cuống xuống dưới. Quả dưa leo to đều, 2 đầu tròn và nhỏ hơn.
 + Khi chín quả chuối màu vàng, quảø ớt màu đỏ, dưa leo màu vàng xanh. Khi chưa chín các quả màu xanh.
- Học sinh chú ý quan sát và đàm thoại với giáo viên.
- Học sinh lắng nghe.
- Có 2 loại: chuối tây và chuối tiêu (chuối mốc và chuối dạ hương)
- Lắng nghe và quan sát.
Hoạt động 2: Quan sát giáo viên hướng dẫn cách nặn quả chuối.
- Lắng nghe và quan sát cách nặn.
- Quan sát và đàm thoại với giáo viên.
 + Quả chuối hơi cong, đầu nhọn.
 + Diện phía trên các cạnh hơi vuông, diện phía dưới các cạnh tròn hơn.
- Lắng nghe và quan sát cách nặn.
Hoạt động 3: Thực hành.
- Quan sát mẫu nặn của giáo viên.
- Học sinh thực hành.
- Học sinh thực hiện theo trình tự các bước.
- Tham gia nhận xét, đánh giá sản phẩm theo trình tự các tiêu chí:
 + Hoàn thành bài, quả chuối đã giống với đặc điểm của mẫu.
 + Màu của quả chuối đã chin, màu vàng.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh chú ý lắng nghe.
- Học sinh chú ý lắng nghe.
- Lắng nghe giáo viên hướng dẫn. Chia lớp thành 3 nhóm, đặt tên nhóm.
- Tiến hành trò chơi.
- Cùng giáo viên nhận xét kết quả. Tuyên dương nhóm xuất sắc.
- Học sinh chú ý lắng nghe.
- Chú ý nghe giáo viên dặn dò, ghi nhớ.
- Chào giáo viên.
- Học sinh còn lúng túng giáo viên gợi ý thêm.
- Học sinh không trả lời được, gọi học sinh khác bổ sung.
Học sinh trả lời chưa đúng, giáo viên gợi ý thêm
BÀI THUYẾT MINH BẢO VỆ KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Môn: Nghệ thuật 1
Bài 20: NẶN QUẢ CHUỐI
I. CƠ SỞ ĐỂ XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU
	1. Căn cứ mục tiêu giáo dục của bậc tiểu học:
	- Hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn, lâu dài về tình cảm trí tuệ, thể chất.
	- Học sinh nắm được kiến thức, kỹ năng cơ bản của nghệ thuật tạo hình, khả năng cảm thụ cái đẹp, yêu quý cái đẹp và vận dụng kiến thức mĩ thuật vào đời sống, học tập và sinh hoạt hàng ngày.
	2. Căn cứ vào đặc thù môn học và bài học:
	* Đặc thù môn học:
	- Đây là tiết tập nặn và tạo dáng theo mẫu, học sinh phải nắm được đặc điểm của mẫu để nặn đúng đặc điểm của mẫu, không được làm theo trì tưởng tượng, nên với học sinh lớp 1 là một việc kho.ù 
	* Đặc thù bài học:
	- Vì bài nặn quả chuối đòi hỏi học sinh phải quan sát mẫu thật để nắm được đặc điểm, hình dáng của mẫu rồi nặn.
	3. Căn cứ vào đặc điểm nhận thức, tâm lý của học sinh:
	- Trong giai đoạn này, học sinh rất tích cực hoạt động, dễ bị tác động , hưng phấn trước vẻ đẹp của sự vật (quả chuối), thích được thể hiện những sự vật hàng ngày thường tiếp xúc nhưng không chú ý quan sát kỹ, nay được giáo viên phân tích, chỉ ra cái hay, cái đẹp về hình thể, màu sắc nên có mong muốn vẽ lại, tạo hình lại thành một chiếc ô tô bằng đất nặn.
	- Học sinh ở độ tuổi này cũng rất thích được khen ngợi, giáo viên nên khuyến khích động viên học sinh thích hợp để tạo hứng thú trong học tập.
	- Học sinh ở tuổi này cũng rất ham chơi, giáo viên nên kết hợp học mà chơi, chơi mà học để tạo hứng thú hơn trong tiết học. 
II. CƠ SỞ XÁC ĐỊNH NỘI DUNG
	1. Căn cứ vào nội dung, mục tiêu bài học:
	Đây là bài tập nặn: "NẶN QUẢ CHUỐI" bài học phải cung cấp kỹ năng nặn hình khối cơ bản cho học sinh.
	2. Căn cứ vào vị trí bài học:
	Đây là bài tập nặn thứ 2 trong chương trình mĩ thuật bậc tiểu học nên các em còn bỡ ngỡ, chưa có kinh nghiệm nội dung bài học cần đơn giản, rõ ràng nhưng không kém phần lôi cuốn nhằm bước đầu tạo hứng thú cho học sinh.
	3. Căn cứ vào đặc thù phân môn:
	Là phân môn tập nặn đòi hỏi phát huy khả năng quan sát, tìm hiểu cấu trúc hình dáng đối tượng.
	4. Căn cứ vào trình độ của học sinh:
	- Ở lứa tuổi này, khả năng nắm bắt và diễn tả đối tượng còn chưa cao nên phải dạy học sinh nắm được kiến thức kỹ năng cơ bản về nghệ thuật tạo hình, biết cách quan sát, ghi nhớ những hình ảnh đã được quan sát, dạy các em biết yêu quý cái đẹp và sáng tạo ra cái đẹp.
III. CƠ SỞ XÁC ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP:
	1. Căn cứ vào đặc điểm nhận thức của học sinh, trình độ của học sinh.
	- Lứa tuổi này khả năng quan sát còn hời hợt bên cạnh đó lại rất thích khám phá điều lạ nên phương pháp trực quan dễ gây hứng thú cho học sinh và cần kết hợp phương pháp vấn đáp - diễn giải để giúp học sinh hiểu rõ hơn vấn đề, tập trung vào giải quyết vấn đề.
	2. Căn cứ vào đặc thù phân môn bài học.
	- Là bài tập nặn: NẶN QUẢ CHUỐI học sinh phải quan sát, ghi nhớ nắm bắt đặc điểm của quả thì có thể nặn nên ta sử dụng phương pháp trực quan. Mà do khả năng quan sát còn hời hợt nên ta kết hợp sử dụng phương pháp vấn đáp, diễn giải để học sinh nhớ lại đối tượng mình sẽ tạo hình và để các em tập trung hơn. Bên cạnh đó phương pháp luyện tập - phương pháp chủ đạo nhằm phát huy tốt hoạt động của học sinh.
	Các phương pháp muốn có hiệu quả thì giáo viên cần lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực sáng tạo của người học tạo điều kiện để các em suy nghĩ tìm hiểu vấn đề.
IV. CƠ SỞ XÁC ĐỊNH NỘI DUNG DẠY HỌC
	1. Căn cứ vào nội dung, phân môn bài dạy.
	Yêu cầu mẫu cho học sinh quan sát ở đây là các loại quả dạng dài nên tương đối dễ kiếm và có nhiều ở vùng địa phương, mặt khác mẫu vẽ dạng dài rất dễ cho học sinh quan sát, tìm hiểu đối tượng, nhận biết đặc điểm và rất dễ nặn.
	Mặt khác dùng hình minh họa rất dễ làm và dễ kiếm có như tranh ảnh về các loại quả, biểu mẫu hướng dẫn cách nặn, đồ dùng phục vụ cho trò chơi,vật liệu để nặn (sáp nặn, đất sét)
	2. Căn cứ vào điều kiện vật chất nhà trường.
- Cơ sở vật chất và trang thiết bị đảm bảo cho việc giảng dạy và học tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docLớp 1, bài 20, nặn quả chuối.doc