I . MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Nắm được cách nối các vế câu ghép bằng các quan hệ từ và nối các vế câu ghép không dùng từ nối (ND ghi nhớ).
- Nhận biết được câu ghép trong đoạn văn (BT1, mục III) ; viết được đoạn văn theo yêu cầu của BT2.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Tuần 19 Tiết 38 KẾ HOẠCH BÀI HỌC Thứ ba, ngày 06 tháng 01 năm 2009 Môn : Luyện từ và câu Cách nối các vế câu ghép KTKN : 32 SGK : 13 I . MỤC ĐÍCH YÊU CẦU - Nắm được cách nối các vế câu ghép bằng các quan hệ từ và nối các vế câu ghép không dùng từ nối (ND ghi nhớ). - Nhận biết được câu ghép trong đoạn văn (BT1, mục III) ; viết được đoạn văn theo yêu cầu của BT2. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng nhóm. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC A. Kiểm tra - Nhận xét - chấm điểm - HS nhắc lại kiến thức về câu ghép - HS làm lại bài tập 3. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài - Nêu mục tiêu 2. Phần nhận xét Bài tập 1 : Tìm các vế trong mỗi câu ghép dưới đây : - HS làm việc cá nhân - Giáo viên dán giấy viết sẵn 4 câu ghép-4 HS lên bảng làm - Giáo viên và cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng. - HS đọc yêu cầu - 2 HS nối tiếp đọc yêu cầu bài. - Dùng bút chì gạch chéo để phân tách 2 vế câu ghép ; gạch dưới những từ và dấu câu ở ranh giới giữa các vế câu. a. Súng kíp của ta mới bắn một phát / thì súng của họ đã bắn được năm, sáu mươi phát. - Quan ta lạy súng thần công bốn lạy rồi mới bắn, / trong khi đó đại bác của họ bắn được hai mươi viên. b. Cảnh tượng xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn : / hôm nay tôi đi học. c. Kia là những mái nhà đứng sau luỹ tre ; / đây là mái đình cong cong ; / kia là nữa sân phơi. Bài tập 2 : Ranh giới giữa các vế câu được đánh dấu bằng những từ ngữ hoặc những dấu câu nào ? a. câu 1 : thì ; câu 2 : dấu phẩy b. dấu hai chấm c. dấu chấm phẩy 2. Phần ghi nhớ - HS đọc nội dung phần ghi nhớ. - 2 HS nhắc lại. 3. Phần luyện tập Bài tập 1 : Trong những câu dưới đây, câu nào là câu ghép ? Các vế câu ghép được nối với nhau bằng cách nào ? - Thảo luận nhóm đôi - HS đọc yêu cầu bài tập. - Học sinh phát biểu ý kiến. a. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, / nó kết thành ... to lớn, / nó lướt qua ... khó khăn, / nó nhấn chìm ... lũ cướp - Nhận xét - kết luận nước. ( từ thì nối trạng ngữ với các vế câu ) b. Nó nghiến răng ken két, / nó cưỡng lại anh, / nó không chịu khuất phục. ( nối trực tiếp bằng các dấu phẩy ) c. Chiếc lá thoáng tròng trành, / chú nhái bén loay hoay cố giữ thăng bằng / rồi chiếc thuyền đỏ thắm lặng lẽ xuôi dòng. ( vế 1 và vế 2 nối trực tiếp bằng dấu phẩy, vế 2 và 3 nối nhau bằng QHT thì ) Bài tập 2 : Viết một đoạn văn từ 3 - 5 câu tả ngoại hình một người bạn của em, trong đoạn văn có ít nhất một câu ghép. Cho biết các vế câu trong câu ghép được nối với nhau bằng cách nào ? - Cả lớp & GV nhận xét - chấm điểm - 1 HS đọc yêu cầu bài tập. - HS làm việc cá nhân. - 2 HS làm trên bảng phụ - Nhiều HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn. - HS làm trên phiếu dán bài lên bảng và trình bày. IV. CỦNG CỐ-DẶN DÒ - Nhắc lại ghi nhớ - Chuẩn bị : MRVT : Công dân - Viết lại đoạn văn ở bài tập 2 - Nhận xét tiết học. DUYỆT ( Góp ý ) ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày . tháng năm 20 TỔ TRƯỞNG HIỆU TRƯỞNG
Tài liệu đính kèm: