Giáo án Luyện từ và câu lớp 5 - Tiết 33: Ôn tập về từ và cấu tạo từ - Trương Tiến Đạt - Trường Tiểu học "C" Mỹ Đức

I. Mục đích yêu cầu

- Tìm và phân loại được từ đơn, từ phức ; từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa ; từ đồng âm, từ nhiều nghĩa theo yêu cầu của các BT trong SGK.

II. Đồ dùng dạy học

- Bảng phụ

III. Các hoạt động dạy học :

 

doc 2 trang Người đăng honganh Lượt xem 4337Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu lớp 5 - Tiết 33: Ôn tập về từ và cấu tạo từ - Trương Tiến Đạt - Trường Tiểu học "C" Mỹ Đức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17 
Tiết 33 
KẾ HOẠCH BÀI HỌC 
Thứ ba, ngày 8 tháng 12 năm 2009 
Môn : Luyện từ & câu 
Ôn tập về từ và cấu tạo từ
	KTKN : 29 
	SGK : 166 
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 
- Tìm và phân loại được từ đơn, từ phức ; từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa ; từ đồng âm, từ nhiều nghĩa theo yêu cầu của các BT trong SGK.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A. Kiểm tra
- 3HS lên bảng làm BT3.
Nhận xét - đánh giá
- 3 HS
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu : 
- Nêu mục tiêu
2. Hướng dẫn HS làm bài tập 
Bài tập 1 : Lập bảng phân loại các từ trong khổ thơ sau đây theo cấu tạo của chúng. Biết rằng các từ đã được phân cách với nhau bằng dấu gạch chéo.
- Tìm thêm VD minh họa cho các kiểu cấu tạo từ trong bảng phân loại em vừa lập (mỗi kiểu thêm 3 VD)
- đọc yêu cầu
- nêu khái niệm từ đơn, từ phức
- HS làm vào vở
Từ đơn
Từ phức
Từ ghép
Từ láy
Từ trong khổ thơ
hai, bước, đi, trên, cát, biển, xanh, bóng, cha, dài, bóng, con, tròn.
cha con, mặt trời, chắc nịch.
rực rỡ, lênh khênh.
Từ tìm thêm
nhà, cây, đất, nước,..
thầy giáo, học sinh, cây cối, ...
lăn tăn, lung linh, lao xao, ...
Bài tập 2 : Các từ trong mỗi nhóm dưới đây có quan hệ với nhau như thế nào ?
- Đó là những từ đồng nghĩa.
- Đó là những từ đồng âm.
- Đó là một từ nhiều nghĩa.
- đọc yêu cầu
- thảo luận nhóm đôi.
a. đánh cờ, dánh giặc, đánh trống
+ đánh : từ nhiều nghĩa
b. trong veo, trong vắt, trong xanh
+ là những từ đồng nghĩa
c. thi đậu, xôi đậu, chim đậu trên cành
+ đậu : là những từ đồng âm với nhau
Bài tập 3 : Tìm các từ đồng nghĩa với những từ in đậm trong bài văn dưới đây. 
- đọc yêu cầu
- nêu khái niệm từ đồng nghĩa.
- Thảo luận nhóm
- Làm vào bảng phụ
- các nhóm thi đua xem nhóm nào tìm được nhiều từ đồng nghĩa.
- trình bày kết quả
+ tinh ranh : tinh khôn, tinh nghịch, ranh mãnh, ranh ma, ma lanh, khôn ngoan, khôn lỏi, ...
+ dâng : tặng, hiến, nộp, cho, biếu, đưa, ..
+ êm đềm : êm ả, êm ái, êm dịu, êm ấm, ...
- Theo em vì sao nhà văn chọn từ in đậm mà không chọn từ đồng nghĩa với nó ?
- không thể thay tinh ranh bằng tinh nghịch vì tinh nghịch nghiêng về nghĩa nghịch nhiều hơn, không thể hiện rõ sự khôn ranh. Ngược lại cũng không thể thay tinh ranh bằng tinh khôn hoặc khôn ngoan vì tinh khôn và khôn ngoan nghiêng về nghĩa khôn nhiều hơn, không thể hiện rõ sự nghịch ngợm. Các từ đồng nghĩa còn lại cũng không dùng được vì chúng thể hiện ý chê (khôn mà không ngoan).
- dùng từ dâng là đúng nhất nó thể hiện cách cho rất trân trọng, thanh nhã. Không thể thay dâng bằng biếu hoặc tặng : các từ này tuy cũng thể hiện sự trân trọng nhưng không phù hợp vì không ai dùng chính bản thân mình để tặng, biếu. Các từ nộp, cho thiếu sự tôn trọng. Từ hiến không thanh nhã như dâng.
- dùng từ êm đềm là đúng nhất vì vừa diễn tả cảm giác dễ chịu của cơ thể, vừa diễn tả cảm giác dễ chịu về tinh thần của con người. Trong khi đó, từ êm ái, êm dịu chỉ nói về cảm giác dễ chịu của cơ thể, từ êm ả chỉ nói về sự yên tĩnh của cảnh vật, còn êm ấm (vừa êm vừa ấm) nghiêng về diễn tả sự yên ổn trong gia đình hay trong tập thể nhiều hơn.
Bài tập 4 : Tìm từ trái nghĩa thích hợp với mỗi chỗ trống trong các thành ngữ, tục ngữ sau :
- đọc yêu cầu
- yêu định nghĩa từ trái nghĩa.
- Làm vào bảng con
- Nhận xét - tuyên dương.
a. Có mới nới cũ.
b. Xấu gỗ, tốt nước sơn.
c. Mạnh dùng sức, yếu dùng mưu.
IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học 

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 33 Ôn tập về từ và cấu tạo từ.doc