Giáo án Luyện từ và câu lớp 5 - Tiết 21: Đại từ xưng hô - Trương Tiến Đạt - Trường Tiểu học "C" Mỹ Đức

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU

- Nắm được khái niệm đại từ xưng hô (ND ghi nhớ).

- Nhận biết được đại từ xưng hô trong đoạn văn (BT1 mục III) ; chọn được đại từ xưng hô thích hợp để điền vào chỗ trống (BT2).

* Nhận xét được thái độ, tình cảm của nhân vật khi dùng mỗi đại từ xưng hô (BT1).

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

 

doc 2 trang Người đăng honganh Lượt xem 5696Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu lớp 5 - Tiết 21: Đại từ xưng hô - Trương Tiến Đạt - Trường Tiểu học "C" Mỹ Đức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11 
Tiết 22 
KẾ HOẠCH BÀI HỌC 
Thứ ba, ngày 27 tháng 10 năm 2009 
Môn : Luyện từ và câu
Đại từ xưng hô 
KTKN : 20 
SGK : 104 
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
- Nắm được khái niệm đại từ xưng hô (ND ghi nhớ).
- Nhận biết được đại từ xưng hô trong đoạn văn (BT1 mục III) ; chọn được đại từ xưng hô thích hợp để điền vào chỗ trống (BT2).
* Nhận xét được thái độ, tình cảm của nhân vật khi dùng mỗi đại từ xưng hô (BT1).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A. Kiểm tra
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
- Nêu mục đích, yêu cầu của giờ học.
2. Phần nhận xét
* Bài tập 1 : Trong số các từ in đậm dưới đây : 
+ Những từ nào chỉ người nói ?
- đọc yêu cầu của BT
- Thảo luận nhóm đôi
+ chúng tôi, ta
+ Những từ nào chỉ người nghe ? 
+ chị, các ngươi.
+ Từ nào chỉ người hay vật được nhắc tới ?
+ chúng
Kết luận : Những từ in đậm trong đoạn văn trên được gọi là đại từ xưng hô.
* Bài tập 2 : Theo em, cách xưng hô của mỗi nhân vật ở đoạn văn trên thể hiện thái độ của người nói như thế nào ?
- Các nhân vật trong đoạn văn ở BT1 là ai ?
- đọc yêu cầu
- Hơ Bia và cơm
- Thảo luận nhóm đôi
+ Cơm : tự trọng lịch sự với người đối thoại
+ Hơ Bia : kiêu căng, thô lỗ, coi thường người đối thoại
Bài tập 3 : Tìm những từ em vẫn thường dùng để xưng hô
- đọc yêu cầu
- làm việc cá nhân
Đối tượng
Gọi
Xưng hô
- Với thầy cô
thầy, cô
em, con
- Với bố, mẹ
bố, ba, cha,...
con
- Với anh, chị
mẹ, má
em
- Với em
anh, chị
anh (chị)
- Với bạn bè
bạn, cậu
tôi, mình
3. Phần ghi nhớ
- đọc nội dung ghi nhớ
- cả lớp đọc thầm + HTL ghi nhớ
4. Phần luyện tập
* Bài tập 1 : Tìm các đại từ xưng hô và nhận xét về thái độ, tình cảm của nhân vật khi dùng mỗi đại từ trong đoạn văn sau :
- Hướng dẫn : các nhân vật tự xưng là gì và gọi người đối thoại là gì.
- đọc yêu cầu
- Thảo luận nhóm đôi
+ Thỏ : xưng là ta, gọi rùa là chú em : kiêu căng, coi thường rùa.
+ Rùa : xưng là tôi, gọi thỏ là anh : tự trọng, lịch sự với thỏ.
* Bài tập 2 : Chọn các đại từ xưng hô tôi, nó, chúng ta thích hợp với mỗi ô trống :
- Treo bảng phụ - HS lên bảng làm
- đọc yêu cầu
- Thảo luận nhóm đôi
+ Tôi và Tu Hú ....”Tôi ngước nhìn lên .... Nó tựa như ...Tôi cũng từng bay qua ... Nó ... chúng ta thường gặp ...
IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ :
- HS đọc lại ghi nhớ
- Chuẩn bị : Quan hệ từ
- Nhận xét tiết học

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 21 Đại từ xưng hô.doc