I. MUC ĐÍCH – YÊU CẦU
- Hiểu thế nào là từ đồng âm (ND ghi nhớ).
- Biết phân biệt nghĩa của từ đồng âm ( BT1, mục III) ; đặt được câu để phân biệt các từ đồng âm ( 2 trong số 3 từ ở BT2) ; bước đầu hiểu tác dụng của từ đồng âm qua mẩu chuyện vui và các câu đố.
* Làm được đầy đủ BT2 ; nêu được tác dụng của từ đồng âm qua BT3, BT4.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ (ghi nhớ) ; bảng nhóm (BT2).
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Tuần 5 Tiết 10 KẾ HOẠCH BÀI HỌC Thứ năm, ngày 10 tháng 9 năm 2009 Môn : Tập dọc Từ đồng âm KTKN : 13 SGK : 51 I. MUCÏ ĐÍCH – YÊU CẦU - Hiểu thế nào là từ đồng âm (ND ghi nhớ). - Biết phân biệt nghĩa của từ đồng âm ( BT1, mục III) ; đặt được câu để phân biệt các từ đồng âm ( 2 trong số 3 từ ở BT2) ; bước đầu hiểu tác dụng của từ đồng âm qua mẩu chuyện vui và các câu đố. * Làm được đầy đủ BT2 ; nêu được tác dụng của từ đồng âm qua BT3, BT4. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ (ghi nhớ) ; bảng nhóm (BT2). III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC A. Kiểm tra Nhận xét - chấm điểm. - đọc đoạn văn BT3 ( tiết LT&C trước) B. Bài mới 1. Giới thiệu bài - Nêu mục đích, yêu cầu của giờ học. 2. Phần nhận xét * Bài tập 1 : Đọc các câu sau đây : a. Ông ngồi câu cá. b. Đoạn văn này có 5 câu. - đọc yêu cầu. - đọc 2 câu trong SGK * Bài tập 2 : Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của mỗi từ câu ở bài tập 1 ? - Thảo luận nhóm đôi * Hai từ câu ở hai câu văn trên phát âm hoàn toàn giống nhau ( đồng âm ) song nghĩa rất khác nhau. Những từ như thế gọi là từ đồng âm. - đọc yêu cầu - phát biểu ý kiến. Lời giải : a. Bắt cá, tôm, ... bằng móc sắt nhỏ (thường có mồi) buộc ở đầu một sợi dây. b. Đơn vị của lời nói diễn đạt một ý trọn vẹn, trên văn bản được mở đầu bằng một chữ cái viết hoa và kết thúc bằng một dấu ngắt câu. 3. Phần ghi nhớ - đọc nội dung ghi nhớ - cả lớp đọc thầm + HTL ghi nhớ 4. Phần luyện tập * Bài tập 1 : Phân biệt nghĩa của những từ đồng âm trong các cụm từ sau : a. Cánh đồng - tượng đồng - một nghìn đồng. b. Hòn đá - đá bóng c. Ba và má - ba tuổi - Thảo luận nhóm đôi - đọc yêu cầu. - HS phát biểu ý kiến a.+ Cánh đồng : khoảng đất rộng và bằng phẳng, dùng để cày cấy, trồng trọt. + Tượng đồng : kim loại có màu đỏ, dễ dát mỏng và kéo sợi, thường dùng làm dây điện. + Một nghìn đồng : đơn vị tiền tệ của Việt Nam. b. Hòn đá : chất rắn cấu tạo nên vỏ trái đất, kết thành từng tảng. + Đá bóng : đưa nhanh chân và hất mạnh bóng ra xa ... c. Ba và má : bố, cha, ... + Ba tuổi : số tiếp theo trong dãy số tự nhiên. * Bài tập 2 : Đặt câu để phân biệt các từ đồng âm bàn, cờ, nước. - HS đặt câu với 2 trong số 3 từ : bàn, cờ, nước. - 3 HS làm vào bảng nhóm. * Làm được đầy đủ BT2 - Nhận xét - tuyên dương. - đọc yêu cầu + Lớp của em có 21 chiếc bàn. Họ đang bàn tán sôi nổi. + Cờ đỏ sao vàng là Quốc kì nước ta. Ông ngoại em rất thích đánh cờ. + Nước con suối này rất trong. Nước ta có bờ biển dài hơn 3000 km. - vài HS đọc bài làm * Bài tập 3 : Đọc mẩu chuyện vui dưới đây và cho biết vì sao Nam tưởng ba mình đang chuyển sang làm việc tại ngân hàng. - Làm việc cá nhân. - Bạn Nam đã nhầm lẫn từ đồng âm nào ? Nhận xét - kết luận - phân vai đọc toàn bộ nội dung BT - phát biểu ý kiến - tiền tiêu Lời giải : Nam nhầm lẫn từ tiêu trong cụm từ tiền tiêu ( tiền để chi tiêu ) với tiếng tiêu trong từ đồng âm : tiền tiêu ( vị trí quan trọng, nơi có bố trí canh gác ở phía trước khu vực trú quân, hướng về phía địch ). * Bài tập 4 : Đố vui - Thi đua giữa các tổ : HS làm vào bảng con - Nhận xét - kết luận * Nêu tác dụng của từ đồng âm. Lời giải : a. con chó thui. b. cây súng (bông súng và khẩu súng). * Nêu tác dụng của từ đồng âm. - Tạo ra nhưng câu đố, câu nói thú vị trong cuộc sống. IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ - Từ đồng âm là gì ? Cho VD - Chuẩn bị : MRVT : Hữu nghị - Hợp tác - Nhận xét tiết học
Tài liệu đính kèm: