BÀI 3: PHÂN SỐ THẬP PHÂN (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU
- Nhận biết phân số thập phân. Biết đọc, biết viết phân số thập phân.
- Biết chuyển một phân số thành số thập phân.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
* Khởi động:
Ban học tập: - Chia sẻ: Nội dung Hoạt động ứng dụng giờ trước.
- Mời cô giáo vào tiết học.
*Tiếp nối:
- Ghi tên bài và đọc mục tiêu
Ban học tập: - Chia sẻ mục tiêu trước lớp
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Chơi trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng?”
- Đọc thầm cách chơi trò chơi
- Viết nhanh các phân số có mẫu số là 10; 100; 1000; (Thời gian: 1 phút)
- Tìm nhanh các cặp số có tích là 10; 100; 1000
Nhóm trưởng yêu cầu:
- Đọc nối tiếp các phân số, các cặp số vừa viết được.
- Sửa lỗi, tìm bạn viết được nhiều và đúng.
2.Đọc kĩ nội dung cần ghi nhớ
- Đọc thầm nội dung ghi nhớ trang 13 (2 lần)
Nhóm trưởng yêu cầu: - Đọc nối tiếp phần ghi nhớ.
- Muốn biến đổi một phân số thành phân số thập phân ta làm thế nào?
3.
- Đọc thầm 2 lần yêu cầu.
- Thực hiện nhanh ra vở nháp
- Đọc và sửa lỗi cho nhau.
- Thực hiện vào vở
Nhóm trưởng yêu cầu:
- Các bạn đọc nối tiếp bài làm
-Thống nhất, báo cáo thầy cô
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
Cùng người thân tìm 10 phân số có thể viết thành phân số thập phân.
ng ta nên chú ý kiểm tra trang phục trước khi đi đâu. B: HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - GV giao HDƯD trang 35 ------------------------------------------------------------------------------------- Thứ ba ngày 13 tháng 9 năm 2016 PHIẾU ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 BÀI 2A: VĂN HIẾN NGHÌN NĂM (T2) I. MỤC TIÊU - Mở rộng vốn từ : Tổ quốc. II. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC *Khởi động: Ban văn nghệ:- Cả lớp hát 1 bài - Mời cô giáo vào tiết học. * Nối tiếp. - HS ghi đầu bài và đọc mục tiêu. - Ban học tập chia sẻ mục tiêu. A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 1. Tìm trong bài Thư gửi các học sinh hoặc bài Việt Nam thân yêu những từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc và ghi vào vở. - Đọc thầm 1 lần nội dung 1. - Làm bài vào vở. - Đổi chéo vở kiểm tra. * Nhóm trưởng:- 2 bạn chia sẻ kết quả. - Nhận xét, bổ sung thêm. - Báo cáo thầy cô. 2. Tìm thêm những từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc. - Đọc thầm 1 lần nội dung 2 - Tìm thêm từ và viết vào vở. -Trao đổi với bạn. * Nhóm trưởng- Lần lượt nêu những từ tìm được. - Nhận xét sửa cho bạn. - Báo cáo thầy cô. 3. Trò chơi: Thi tìm nhanh từ có tiếng quốc( với nghĩa là nước) * Ban học tập:- Tổ chức chơi trò chơi. - Chia lớp thành 5 đội( Mỗi nhóm 1 đội). - 1 bạn đọc luật chơi trang 25. - Mỗi đội lên bảng viết. - Tuyên dương đội thắng cuộc 4. Đặt câu với một trong những từ ngữ dưới đây và chép vào vở: - Đọc thầm 1 lần nội dung 4 - Đặt 1 câu vào vở. - Trao đổi với bạn. * Nhóm trưởng - Lần lượt đọc câu. - Nhận xét sửa cho bạn. - Báo cáo thầy cô. B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Cùng người thân tìm từ đồng nghĩa với từ: xinh, đỏ ------------------------------------------------------------------------ PHIẾU ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 5 BÀI 3: PHÂN SỐ THẬP PHÂN (Tiết 2) I. MỤC TIÊU - Biết chuyển một phân số thành số thập phân. - Biết viết các phân số thập phân trên một đoạn của tia số. II. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC * Khởi động: Ban học tập: - Chia sẻ: Nội dung Hoạt động ứng dụng giờ trước. - Mời cô giáo vào tiết học. *Tiếp nối: Ghi tên bài và đọc mục tiêu Ban học tập: - Chia sẻ mục tiêu trước lớp B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH *Các bài tập 1;2;3;4;5. thực hiện lần lượt theo các logo sau: - Đọc kĩ yêu cầu của bài. - Tính toán chính xác và thực hiện vào vở - Trao đổi bài với bạn. - Sửa lỗi cho nhau Nhóm trưởng yêu cầu: - Các bạn đọc nối tiếp bài làm. - So sánh điểm giống và khác nhau trong mỗi bài - Ở bài 5 trên tia số từ 0 đến 1 được chia làm mấy phần bằng nhau? Tử số hay mẫu số thể hiện điều đó? - Sửa lỗi, thống nhất kết quả, báo cáo thầy cô *GV: Để nhận biết phân số thập phân chúng ta phải chú ý đến mẫu số Và không phải phân số nào cũng chuyển thành phân số thập phân được. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Cùng với người thân thực hiện Hoạt động ứng dụng trang 14 PHIẾU ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 BÀI 2A: VĂN HIẾN NGHÌN NĂM ( T3) I. MỤC TIÊU - Nghe - viết đúng bài Lương Ngọc Quyến, nắm được cấu tạo và viết đúng phần vần của tiếng. II. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC *Khởi động: *Ban văn nghệ:- Cả lới chơi trò chơi: “Sóng xô” - Luật chơi: + Quản trò: “sóng xô, sóng xô” + Cả lớp:xô đâu, xô đâu + Quản trò: Xô sang trái,sang phải, đằng trước, đằng sau. + Nếu bạn sai nhận thưởng. + Mời cô giáo vào tiết học. *GV: Một người anh hùng của dân tộc quê gốc của ông là người làng Nhị Khê, huyện Thường Tín, Hà Nội ngày nay. Ông sinh ra tại Hà Nội, trong một gia đình khoa cử khá giả, là con thứ của chí sĩ Lương Văn Can là ai cả lớp có biết không? Bài học ngày hôm nay sẽ tìm hiểu về người anh hùng đó chúng ta cùng theo dõi nhé. *Nối tiếp: - HS tự ghi đầu bài và đọc mục tiêu. - Trưởng ban học tập chia sẻ mục tiêu của tiết học trước lớp: A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH. 5. Nghe thầy cô đọc và viết vào vở. - Quan sát ảnh và đọc thầm bài 1 lần. - Xác định những tên riêng cần viết hoa. - Viết bài theo lời đọc của thầy cô. - Trao đổi bài với bạn để sửa lỗi * Nhóm trưởng: - Đọc bài 1 lần cả nhóm soát lỗi - Nhận xét, khen bạn viết chữ đẹp, đúng chính tả. - Báo cáo kết quả với thầy cô giáo. 6. Ghi vào vở phần vần của những tiếng in đậm trong các câu sau: - Đọc thầm 1 lần nội dung 6. - Viết phần vần của các tiếng in đậm vào vở. - Trao đổi bài với bạn. - Sửa lỗi cho nhau * Nhóm trưởng: - Nêu những vần vừa viết. - Nhận xét, sửa cho nhau. - Báo cáo thầy cô. 7. Ghi vần của từng tiếng được in đậm ở trên vào mô hình cấu tạo vần. - Đọc thầm câu hỏi. - Kẻ bảng, làm vào vở. - Trao đổi bài, kiểm tra. * Nhóm trưởng:- Nêu các âm trong phần vần. - Nhận xét, bổ sung. - Nhóm trưởng thống nhất, báo cáo. B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Tìm đọc những câu chuyện về các anh hùng, danh nhân của nước ta. ---------------------------------------------------------------- Thứ tư ngày 14 tháng 9 năm 2016 PHIẾU ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 BÀI 2B: SẮC MÀU VIỆT NAM ( T1) I. MỤC TIÊU Đọc hiểu bài: Sắc màu em yêu. *HS có quyền thể hiện tình yêu quê hương và tình yêu đất nước. II. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC *Khởi động: * Ban văn nghệ: - Tổ chức trò chơi: Đứng, ngồi, nằm, ngủ - Quản trò cho tập thể chơi học các cách sau: + Đứng: Bàn tay phải nắm, giơ thẳng lên đầu. + Ngồi: Bàn tay phải nắm, hai cánh tay vuông góc, bàn tay giơ ngang mặt. + Nằm: Bàn tay phải nắm, duỗi tay thẳng phía trước. + Ngủ: Bàn tay phải nắm, áp vào má và hô: khò. Cách chơi: - Quản trò hô những tư thế, động tác theo quy định trên. - Quản trò có thể hô đúng hoặc hô đúng làm sai (hô một đằng làm một nẻo). - Người chơi phải làm đúng theo lời hô và các động tác đã quy định của quản trò. Phạm luật: - Những trường hợp sau phải chịu phạt: + Làm động tác sai với lời hô của quản trò. + Không nhìn vào quản trò. + Làm chậm, làm không rõ động tác. + Mời cô giáo vào tiết học. *Hoạt động nối tiếp: - HS viết tên bài, đọc mục tiêu. - Trưởng ban học tập chia sẻ mục tiêu trước lớp. A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Trò chơi: Thi tìm nhanh tên bảy sắc cầu vồng. - Quan sát tranh trang 28, viết tên 7 màu trong bảy sắc cầu vồng ra nháp. * Nhóm trưởng: - Tổ chức chơi tìm nhanh tên bảy sắc cầu vồng. - Mỗi bạn nêu tên một màu trong bảy sắc cầu vồng, bạn nào viết nhanh, đủ thì thắng cuộc. - Tuyên bố người thắng cuộc. - Khen ngợi, tuyên dương, báo cáo thầy cô. 2. Nghe thầy cô đọc bài: - Nghe cô đọc bài và phát hiện ra giọng đọc. 3. Cùng luyện đọc. - Đọc thầm nội dung 3 - Đọc thầm cả bài. - Đọc 2 khổ thơ tiếp nối đến hết bài. - Sửa lỗi cho nhau * Nhóm trưởng: - Mỗi bạn đọc nối tiếp đoạn đến hết bài và sửa lỗi cho nhau. - Bình chọn bạn đọc tốt 4. Thảo luận, trả lời câu hỏi. -Đọc thầm câu hỏi. -Suy nghĩ trả lời các câu hỏi. - Chia sẻ câu trả lời với bạn. * Nhóm trưởng: - Lần lượt chia sẻ câu trả lời. - Cả nhóm thống nhất kết quả. - Nhóm trưởng yêu cầu cả nhóm thảo luận nội dung của bài. - Nhận xét, bổ sung. - Nhóm trưởng thống nhất, báo cáo. *GV: Bạn nhỏ yêu tất cả các sắc màu đó vì các sắc màu đó đều gắn với những cảnh, những con người bạn yêu quý. Bạn yêu quê hương đất nước mình. Nội dung: Bài thơ thể hiện tinh cảm của bạn nhỏ với những sắc màu, những con người vật xung quanh. Qua đó thể hiện tình yêu của bạn đối với quê hương, đất nước. 5. Học thuộc lòng những khổ thơ em thích. - Đọc thầm khổ thơ mình thích. - Đọc thuộc cho bạn nghe. - Sửa lỗi cho bạn. * Nhóm trưởng:- Lần lượt đọc khổ thơ mình đã thuộc. - Khen bạn thuộc bài, đọc tốt. - Báo cáo thầy cô. B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Đọc cho người thân nghe khổ thơ em thuộc lòng. -------------------------------------------------------------- PHIẾU ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 5 BÀI 4: ÔN TẬP CÁC PHÉP TÍNH VỚI PHÂN SỐ (Tiết 1) I. MỤC TIÊU - Củng cố cách thực hiện các phép tính cộng trừ nhân chia phân số. II. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC *Khởi động: Ban học tập: - Yêu cầu các bạn chia sẻ hoạt động ứng dụng trang 14. - Hỏi: Muốn chuyển một số phân số thành phân số thập phân ta làm thế nào? * Hoạt động nối tiếp. - Mời cô giáo vào tiết học. - Nhóm trưởng yêu cầu các bạn ghi đầu bài và đọc mục tiêu. - Ban học tập chia sẻ mục tiêu trước lớp. A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 1. Thực hiện các nội dung - Đọc thầm 2 lần nội dung a,b - Nêu cách thực hiện phép cộng phép trừ hai phân số - Viết ví dụ vào vở nháp - Chia sẻ kết quả với bạn. - Nhận xét, đánh giá, bổ sung, sửa cho nhau. * Nhóm trưởng: - Các bạn lần lượt chia sẻ ví dụ. - Nhận xét đánh giá, bổ sung khen ngợi. - Chia sẻ: Muốn cộng hoặc trừ hai phân số có cùng mẫu số ta làm thế nào? Muốn cộng hoặc trừ hai phân số có cùng mẫu số ta làm thế nào? - Nhận xét đánh giá, bổ sung khen ngợi. - Báo cáo kết quả với thầy cô giáo. 2. Thực hiện các nội dung: - Đọc thầm 2 lần nội dung a,b - Nêu cách thực hiện phép nhân,phép chia hai phân số - Viết ví dụ vào vở nháp - Chia sẻ kết quả với bạn. - Nhận xét, đánh giá, bổ sung, sửa cho nhau. * Nhóm trưởng: - Các bạn lần lượt chia sẻ ví dụ. - Nhận xét đánh giá, bổ sung khen ngợi. - Chia sẻ: Muốn nhân ( chia) hai phân số ta làm thế nào? - Nhận xét đánh giá, bổ sung khen ngợi. - Báo cáo kết quả với thầy cô giáo. 3. Thực hiện các nội dung: - Đọc nội dung 3. - Làm bài vào vở - Chia sẻ với bạn. - Nhận xét, bổ sung cho bạn. *Nhóm trưởng: - Yêu cầu 2 bạn nêu kết quả bài làm - Nhận xét bổ sung cho bạn. Hỏi: Bạn có nhân xét gì 2 phép tính cuối ở mỗi phần a,b và nêu cách thực hiện. - Thống nhất ý kiến, báo cáo kết quả với thầy cô giáo Ban học tập: - Yêu cầu các bạn chia sẻ: - Muốn cộng hoặc trừ hai phân số có cùng mẫu số ta làm thế nào? - Muốn cộng hoặc trừ hai phân số khác mẫu số ta làm thế nào? - Muốn nhân (chia) hai phân số ta làm thế nào? - Khi thực hiện các phép tính 3,4 của mỗi phần a,b có những cách viết nào? - Mời cô giáo chia sẻ. *GV: Trong các phép tính với phân số chúng ta cần chú ý các phép tính với số tự nhiên. Trong trường hợp đó chúng ta cần quy đồng hai phân số vì số tự nhiên luôn có mẫu số là 1. B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Cùng người thân viết 4 phép tính cộng, trừ, nhân, chia phân số rồi thực hiện các phép tính đó. -------------------------------------------------------- PHIẾU ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 BÀI 2B: SẮC MÀU VIỆT NAM ( T2) I. MỤC TIÊU - Viết được đoạn văn tả cảnh một buổi trong ngày. * Giáo dục BVMT: bảo vệ rừng và biết tự hào về cảnh đẹp quê hương, đất nước II. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC *Khởi động: Ban văn nghệ: -Tổ chức trò chơi: Bà Ba đi chợ - Cách chơi: tìm trái cây, thức ăn, vật dụng theo chữ. Hai đội vào vị trí riêng biệt của mình – giấy viết đặt phía trước mỗi đội cách xa 2 -> 4m. Khi nghe hiệu lệnh thứ tự từng người (của mỗi đội) lên ghi những trái cây có chữ “N” đứng đầu vào giấy, sau 30 giây đến 1 phút trọng tài ra hiệu lệnh cho những người thứ nhất về cho những người thứ hai lên Sàu cùng thời gian đội nào ghi được nhiều nhất đội đó thắng (Trò chơi có thể thay đổi nhiều nội dung: từ mua trái cây đến mua thịt, cá, con vật, ) - Mời cô giáo vào tiết học. * Nối tiếp. - HS ghi đầu bài và đọc mục tiêu. - Ban học tập chia sẻ mục tiêu. A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 1. Viết đoạn văn tả cảnh một buổi sáng( hoặc trưa, chiều) trong vườn cây ( hay trong công viên, trên đường phố, trên cánh đồng, nương rẫy) - Đọc thầm 2 lần nội dung 1. - Viết đoạn văn ra nháp . - Đọc đoạn văn cho bạn nghe. - Sửa lỗi cho bạn. * Nhóm trưởng: - Lần lượt đọc đoạn văn. - Nhận xét, bổ sung thêm. - Báo cáo thầy cô. *GV: Chữa bài theo thực tế học sinh viết - Viết vào vở. B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Đọc cho người thân nghe đoạn văn em viết ở lớp. ------------------------------------------------------------------------ PHIẾU ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC LỚP 5 BÀI 1: SỰ SINH SẢN (T3) I. MỤC TIÊU - Xác định được con người đều do bố mẹ sinh ra. - Dựa vào sơ đồ, trình bày được quá trình hình thành bào thai. - Nêu được những việc nên làm và không nên làm để chăm sóc sức khỏe cho bào thai và phụ nữ mang thai. II. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC *Khởi động: - Ban học tập: + Tổ chức cho các bạn “Hái hoa dân chủ” . Cả lớp hát bài “Cả nhà thương nhau” và truyền qua tau nhau một tín vật. Lời bài hát kết thúc tín vật ở trong tay bạn nào thì bạn đó có quyền lên bốc một câu hỏi và trả lời. Bạn nào không trả lời được câu hỏi sẽ nhận được phần thưởng do trưởng ban học tập đưa ra.( GV chuẩn bị câu hỏi) *Hoạt động nối tiếp - Mời cô giáo vào tiết học. *GV: Qua phần khởi động cô thấy cả lớp mình đã nắm bài khá tốt vậy chúng ta hãy vận dụng kiến thức để hoàn thành bài tập ở tiết 3. - HS ghi đầu bài và đọc mục tiêu. - Trưởng ban học tập chia sẻ mục tiêu của tiết học trước lớp HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 1.Thực hiện nội dung. -Quan sát các hình 1, suy nghĩ trả lời câu hỏi, viết vào vở. - Trao đổi với bạn câu trả lời. - Nhận xét, bổ sung cho bạn. * Nhóm trưởng:- Yêu cầu các bạn lần lượt trả lời câu hỏi. - Các bạn nhận xét, bổ sung. - Yêu cầu các bạn giới thiệu gia đình mình dựa vào các câu hỏi: + Gia đình bạn có mấy thế hệ chung sống? Đó là những ai? - Thống nhất ý kiến, báo cáo cô giáo. Thảo luận: -Đọc thầm nội dung 2(2 lần) và suy nghĩ trả lời nhanh các câu hỏi ra nháp. - Trao đổi với bạn câu trả lời. - Nhận xét, bổ sung cho bạn. * Nhóm trưởng: - Yêu cầu các bạn lần lượt trả lời các câu hỏi. - Các bạn nhận xét, bổ sung. - Thống nhất ý kiến, báo cáo cô giáo. B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Hỏi người thân để biết khi mang thai em, mẹ em đã được gia đình chăm sóc như thế nào? ------------------------------------------------------------- GIÁO DỤC LỐI SỐNG BÀI 2: QUẢN LÍ THỜI GIAN (tiết 1) I. MỤC TIÊU 1. Biết được giá trị của thời gian. 2.Xác định được những việc gây lãng phí thời gian trong cuộc sống. 3. Xác định mức độ quan trọng, cấp bách của việc làm đối chiếu với mục tiêu đặt ra. II. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC * Khởi động: - Ban văn nghệ: - Chia sẻ: Nội dung Hoạt động ứng dụng giờ trước. - Mời cô giáo vào tiết học. * Hoạt động tiếp nối: - Ghi tên bài và đọc mục tiêu Ban học tập: - Chia sẻ mục tiêu trước lớp A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Giá trị của thời gian - Đọc thầm và trả lời câu hỏi +Theo em, Minh sẽ thay đổi như thế nào sau cuộc thi chạy ở trường? +Qua câu chuyện này, em rút ra được bài học gì? - Trao đổi với bạn câu trả lời. Nhóm trưởng yêu cầu: - Các bạn chia sẻ nối tiếp câu trả lời - Nhận xét, khen ngợi trong nhóm - Nhóm trưởng báo cáo kết quả với thầy cô giáo. 2.Tìm những việc làm gây lãng phí thời gian - Đọc thầm từ và tìm câu có nội dung đúng. - Trao đổi với bạn câu trả lời. Nhóm trưởng yêu cầu: - Các bạn chia sẻ nối tiếp câu trả lời - Nhận xét, khen ngợi trong nhóm. - Nhóm trưởng báo cáo kết quả với thầy cô giáo. 3. Xác định việc làm quan trọng, cấp bách. - Đọc thầm và trả lời câu hỏi. + Những việc nào là quan trọng và cấp bách mà Huy cần tập trung thời gian giải quyết để thực hiện được mục tiêu dặt ra? + Những việc nào tuy quan trọng nhưng không phải là cấp bách? + Những việc nào không quan trọng, gây lãng phí thời gian - Trao đổi với bạn câu trả lời. Nhóm trưởng yêu cầu: - Các bạn chia sẻ nối tiếp câu trả lời - Nhận xét, khen ngợi trong nhóm - Nhóm trưởng báo cáo kết quả với thầy cô giáo. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Cùng với người thân sưu nói về giá trị của thời gian .. Thứ năm ngày 15 tháng 9 năm 2016 PHIẾU ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 BÀI 2B: SẮC MÀU VIỆT NAM ( T3) I. MỤC TIÊU - Kể được câu chuyện đã nghe, đã đọc về một anh hùng, danh nhân của nước ta. * Giáo dục HS có quyền tự hào về các anh hùng, danh nhân của dân tộc. II. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC *Khởi động: *Ban văn nghệ: - Tổ chức trò chơi: Nhanh tay giữ lấy. - Cho vòng tròn điểm số 1, 2 hoặc từ 1 đến hết, đánh dấu từng cặp số. Khi quản trò hô to “chẵn” thì tất cả những người mang số 2, 4, 6 quay quanh người bên cạnh số lẻ và giữ chặt. - Riêng các bạn mang số lẻ tìm cách chạy vào chính giữa vòng tròn thì thoát. Nếu bị bắt thì người bắt được có thể yêu cầu người bị bắt đứng im trong 30 giây hoặc hình phạt khác. *Nối tiếp: - HS tự ghi đầu bài và đọc mục tiêu. - Trưởng ban học tập chia sẻ mục tiêu của tiết học trước lớp: A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH. 1. Kể một câu chuyện em đã nghe đã đọc về một anh hùng hoặc danh nhân nước ta - Đọc thầm 2 lần nội dung 6. - Câu chuyện anh hùng, danh nhân ở đâu? - Nhớ lại câu chuyện về anh hùng, danh nhân và kể theo trình tự hướng dẫnphần c. - Kể cho bạn nghe. * Nhóm trưởng: - Lần lượt kể câu chuyện về anh hùng, danh nhân. - Nhận xét, sửa cho nhau. - Báo cáo thầy cô. 3. Trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện. - Đọc thầm câu hỏi. - Suy nghĩ và viết câu trả lời vào vở nháp - Trao đổi ý nghĩa với bạn. * Nhóm trưởng: - Lần lượt nêu phần ý nghĩ của câu chuyện. - Nhận xét, bổ sung. - Nhóm trưởng thống nhất, báo cáo. B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Kể cho người thân nghe câu chuyện về các anh hùng, danh nhân của nước ta. ------------------------------------------------------------------ PHIẾU ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 5 BÀI 4: ÔN TẬP CÁC PHÉP TÍNH VỚI PHÂN SỐ (Tiết 2) I. MỤC TIÊU - Củng cố cách thực hiện các phép tính cộng trừ nhân chia phân số. II. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC *Khởi động: - Ban học tập: - Yêu cầu các bạn chia sẻ: - Muốn cộng hoặc trừ hai phân số có cùng mẫu số ta làm thế nào? - Muốn cộng hoặc trừ hai phân số có cùng mẫu số ta làm thế nào? - Muốn nhân ( chia) hai phân số ta làm thế nào? - Chia sẻ hoạt động ứng dụng giao về nhà. * Hoạt động nối tiếp: - Mời cô giáo vào tiết học. - HS ghi đầu bài và đọc mục tiêu. - Ban học tập chia sẻ mục tiêu trước lớp A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 4.Thực hiện các nội dung - Đọc thầm 2 lần nội dung mẫu - Giải thích cách làm - Làm bài vào vở - Chia sẻ kết quả với bạn, giải thích cách làm cho bạn. - Nhận xét, sửa cho nhau. * Nhóm trưởng: - Yêu cầu 3 bạn nêu kết quả bài làm và giải thích cách làm. - Nhận xét đánh giá, bổ sung khen ngợi trong nhóm - Báo cáo kết quả với thầy cô giáo. 5. Thực hiện các nội dung: - Đọc thầm 2 lần nội dung 5, quan sát hình và tìm cách giải - Làm bài vào vở - Chia sẻ với bạn về cách giải bài toán - Nhận xét, sửa cho nhau. * Nhóm trưởng: - Yêu cầu các bạn lần lượt nêu kết quả bài làm và giải thích cách làm. - Nhận xét, bổ sung cho bạn. - Báo cáo với thầy cô. * Ban học tập: - Yêu cầu các bạn - Chia sẻ cách giải khác bài toán ở phần a. - Nêu cách tính chu vi hình chữ nhật. - Nhận xét đánh giá, bổ sung cho bạn. - Mời giáo viên chia sẻ. *GV: Đối với bài toán có lời văn thì khi thực hiện các phép tính với phân số các em chỉ cần ghi kết quả cuối cùng bỏ qua phần thực hiện phép tính. B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Làm HĐ ƯD trang 18 ------------------------------------------------------------------ PHIẾU ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 BÀI 2C: NHỮNG CON SỐ NÓI GÌ ( T1) I. MỤC TIÊU - Bước đầu biết lập báo cáo thống kê. GDHS biết chúng ta có quyền có gia đình, chúng ta phải ngoan ngoãn, vâng lời cha mẹ. II. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC *Khởi động: *Ban văn nghệ:- Tổ chức trò chơi: Nhanh chân lẹ tay. - Cách chơi: chơi toàn thể hoặc cử ra đại diện mỗi nhóm. Quản trò hô: Trại ta (hoặc Lớp ta, Hội ta) đang cần. Tất cả người chơi cùng đồng thanh: “Cần gì, cần gì”? Quản trò trả lời: Cần (Một cái gì đó bất kì nhưng có khả năng thực hiện Người chơi thực hiện theo yêu cầu của người quản trò, ai nhanh là thắng cuộc. Để trò chơi thêm phong phú, quản trò có thể yêu cầu: - Cần một bài vọng cổ *Nối tiếp: - HS tự ghi đầu bài và đọc mục tiêu. - Trưởng ban học tập chia sẻ mục tiêu của tiết học trước lớp: A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH. 1. Nhận xét về báo cáo thống kê. - Đọc thầm 2 lần nội dung 1. - Trả lời nhanh các câu hỏi ra nháp. - Trao đổi câu trả lời với bạn. * Nhóm trưởng:- Lần lượt trả lời các câu hỏi. - Nhận xét, sửa cho nhau. - Báo cáo thầy cô. 2. Thống kê số học sinh trong lớp theo những yêu cầu sau: - Đọc thầm 2 lần nội dung. - Lập bảng thống kê vào vở ( Cột tổ thay bằng nhóm) - Điền nhanh những thông tin. - Trao đổi với bạn. * Nhóm trưởng:- 3 bạn lần lượt trình bày bảng thống kê. - Nhận xét, sửa cho nhau. - Báo cáo thầy cô. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Nói cho người thân nghe bảng thống kê số học sinh trong lớp. --------------------------------------------------------------- Thứ sáu ngày 16 tháng 9 năm 2016 PHIẾU ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 5 BÀI 5: HỖN SỐ I. MỤC TIÊU Em biết: - Đọc viết hỗn số. - Biết hỗn số có phần nguyên và phần phân số. II. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC *Khởi động: Ban văn nghệ: Tổ chức trò chơi “ Cá lớn, cá bé” - Mời cô giáo vào tiết học. *Tiếp nối: - Ghi tên bài và đọc mục tiêu - Ban học tập: Chia sẻ mục tiêu trước lớp A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 1. Viết phân số chỉ phần đẫ tô màu của mỗi hình vẽ sau - Quan sát các hình nội dung 1 - Viết phân số ra nháp. - Đọc thầm các phân số trên. - Chia sẻ kết quả với bạn. - Nhận xét, đánh giá, bổ sung, sửa cho nhau. * Nhóm trưởng:- Các bạn lần lượt chia sẻ. - Nhận xét đánh giá, bổ sung khen ngợi. - Viết các phân số của các hình với phần chưa tô màu ra nháp. - So sánh phân số chỉ phần đã tô màu với phân số chỉ phần chưa tô màu. - Nhận xét đánh giá, bổ sung khen ngợi. - Báo cáo kết quả với thầy cô giáo. 2. Thực hiện các nội dung: - Đọc thầm 2 lần và quan sát các hình trong nội dung 2. - Nêu cách viết hỗn số, cách đọc hỗn số. - Chia sẻ với bạn các nội dung em vừa đọc - Nhân xét, đánh giá, sửa cho nhau. * Nhóm trưởng: - Lần lượt nêu cách đọc và viết hỗn số. - Thống nhất cách đọc và viết hỗn số. - Mỗi bạn viết một hỗn số rồi đọc. - Báo cáo với thầy cô. 3. Viết rồi đọc hỗn số thích hợp với mỗi hình vẽ sau. - Quan sát hình và viết, đọc hỗn số. - Chia sẻ với bạn. - Nhận xét, bổ sung cho bạn. * Nhóm trưởng:- Lần lượt đọc hỗn số vừa viết. - Nêu phần nguyên và phần phân số. - Thống nhất ý kiến, báo cáo cô giáo. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH. 1. Dựa vào hình vẽ để viết rồi đọc hỗn số thích hợp (theo mẫu) - Quan sát hình vẽ, viết hỗn số vào vở. - Đổi chéo vở kiểm tra kết quả - Nhận xét, sửa lỗi cho nhau * Nhóm trưởng:- Nối tiếp đọc kết quả - Nêu phần nguyên và phần phân số của mỗi hỗn sô. - Nhận xét, sửa cho bạn. - Báo cáo thầy cô. 2. Viết hỗn số thích hợp vào chỗ chấm dưới mỗi vạch của tia s
Tài liệu đính kèm: