A. Mục tiêu
- Có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc.
- Kiểm tra hai đường thẳng vuông góc với nhau bằng ê ke.
B.Đồ dùng :
ê ke - thước thẳng.
C. Các hoạt động dạy - học :
đỡ lẫn nhau, nhất là những khi khó khăn, hoạn nạn. - Cư sử tốt với bạn bè trong cuộc sống hằng ngày. B. Chuẩn bị - Vở bài tập đạo đức C. Các hoạt động dạy học I. KTBC Nêu ghi nhớ II.Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài 2. Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp. *Mục tiêu: HS biết được ý nghĩa của tình bạnvà quyền được kết giao bạn bè của trẻ em. * Cách tiến hành: -Cho HS hát bài Lớp chúng ta kết đoàn. -Hướng dẫn cả lớp thảo luận theo các câu hỏi sau: +Bài hát nói lên điều gì? +Lớp chúng ta có vui như vậy không? +Điều gì sẽ xảy ra nếu xung quanh chúng ta không có bạn bè? +Trẻ em có quyền được tự do kết bạn không? Em biết điều đó từ đâu? -GV kết luận: Ai cũng cần có bạn bè. Trẻ em cũng cần có bạn bè và có quyền được tự do kết giao bạn bè. 3-Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung truyện Đôi bạn *Mục tiêu: HS hiểu được bạn bè cần phải đoàn kết, giúp đỡ những khó khăn hoạn nạn. *Cách tiến hành: -Mời 1-2 HS đọc truyện. -GV mời một số HS lên đóng vai theo nội dung truyện. -Cho cả lớp thảo luận theo các câu hỏi: ?Em có nhậnn xét gì về hành động bỏ bạn để chạy thoát thân của nhân vật trong truyện? (Đó là hành động ích kỉ chỉ nghĩ đến bản thân) ?Qua câu truyện trên, em có thể rút ra điều gì về cách đối xử với bạn bè? (Cần phải biết đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau những lúc khó khăn hoạn nạn) *Ghi nhớ(SGK) 4-Hoạt động 3: Làm bài tập 2 SGK. *Mục tiêu: HS biết cách ứng xử phù hợp trong các tình huống có liên quan đến bạn bè. *Cách tiến hành: -Cho HS thảo luận nhóm 2. -Mời một số HS trình bày. -GV nhận xét, kết luận về cách ứng xử phù hợp trong mỗi tình huống a) Chúc mừng bạn b)An ủi động viên bạn c)Bênh vực hoặc nhờ người giúp đỡ d. e) khuyên bạn đ)Tiếp thu klhông tự ái. III. Củng cố-dặn dò Hệ thống lại nội dung bài Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài Tiết 5: Khoa học Thái độ đối với người nhiễm HIV/AIDS A. Mục tiêu: - Xác định các hành vi tiếp xúc thông thường không lây nhiễm HIV. - Không phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV và gia đình của họ. B. Đồ dùng dạy-học: - Hình trang 36, 37-SGK - 5tấm bìa cho hoạt động tôi đóng vai “Tôi bị nhiễm HIV”. C. Các hoạt động dạy-học: I-Kiểm tra bài cũ: Cho HS nêu đường lây truyền, cách phòng bệnh AIDS? II. Dạy bài mới: 1- Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của bài học. 2- Hoạt động 1: Trò chơi tiếp sức “HIV lây truyền hoặc không lây truyền qua ” *Chuẩn bị: GV chuẩn bị : -Bộ thẻ các hành vi. -Kẻ sẵn trên bảng có ND như SGV- Tr.75 * Cách tiến hành. GV chia lớp thành 2 đội. -GV hướng dẫn và tổ chức chơi: +Hai đội đứng hàng dọc trước bảng. + Khi GV hô “Bắt đầu”: Người thứ nhất của mỗi đội rút một phiếu bất kì, gắn lên cột tương ứng, cứ thế tiếp tục cho đến hết. +Đội nào gắn xong các phiếu trước, đúng là thắng cuộc -GV cùng HS không tham gia chơi kiển tra. -GV yêu cầu các đội giải thích đối với một số hành vi. -GV kết luận: HIV không lây truyền qua tiếp xúc thông thường như bắt tay, ăn cùng mân,.. 3-Hoạt động 2: Đóng vai “Tôi bị nhiễm HIV” *Cách tiến hành:5 HS tham gia đóng vai: 1-HIV, 4HS khác sẽ thể hiện hành vi ứng sử với người nhiễm HIV. +HS1(HIV): là HS mới chjuyển đến +HS2: Tỏ ra ân cần khi chưa biết, sau đó thay đổi thái độ +HS3: Đến gần định làm quen, khi biết bạn bị HIV cũng thay đổi thái độ. +HS4 (GV): Đọc xong tờ giấy nói “ Nhất là em đã tiêm chích ma tuýrồi, tôi sẽ đề nghị chuyển em đi lớp khác” sau đó đi ra khỏi lớp. +HS5: Thể hiện thái độ thông cảm, hỗ trợ. - HS đóng vai. -HS suy nghĩ và trả lời các câu -Thảo luận cả lớp: ?Các em nghĩ thế nào về từng cách ứng xử? ?Các em nghĩ người nhiễm HIV có cảm nhận thế nào trong mỗi tình huống? 4-Hoạt động 3: Quan sát và thảo luận -GV cho HS thảo luận theo nhóm 4: Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình 36, 37 SGK và trả lời các câu hỏi: ?Nói về nội dung từng hình. ? Các bạn ở trong hình nào có cách ứng xử đúng với những người bị nhiễm HIV và GĐ họ -Đại diện một số nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. III. Củng cố, dặn dò Hệ thống lại nội dung bài. Về học thuộc ghi nhớ và bài sau. Tiết 6: Chính tả: (Nhớ viết) Tiếng đàn Ba-la-lai-ca A. Mục đích- yêu cầu - Viết đúng bài chính tả, trình bày đúng khổ thơ, dòng thơ theo thể thơ tự do. - Làm được bài tập (2) a/b, hoặc BT(3) a/b, hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn. B. Chuẩn bị - Vở bài tập tiếng việt - Dự kiến hoạt động: Nhóm, CN. C. Các hoạt động dạy học I. KTBC HS viết các tiếng có chứa vần uyên, uyêt. II.Bài mới: 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn HS nhớ – viết: - Mời 1-2 HS đọc thuộc lòng bài thơ. - Cho HS cả lớp nhẩm lại bài. - GV nhắc HS chú ý những từ khó, dễ viết sai -Nêu nội dung chính của bài thơ? -GV hướng dẫn HS cách trình bày bài: +Bài gồm mấy khổ thơ? +Trình bày các dòng thơ như thế nào? +Những chữ nào phải viết hoa? +Viết tên đàn ba-la-lai-ca như thế nào? -HS tự nhớ và viết bài. -Hết thời gian GV yêu cầu HS soát bài. - GV thu một số bài để chấm. -GV nhận xét. 3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả. * Bài tập 2 (86): - Mời một HS nêu yêu cầu. - GV gơị ý: - GV cho HS làm bài theo nhóm 2. - Mời đại diện 1 số nhóm trình bày. - Cả lớp và GV nhận xét. *Ví dụ về lời giải: a) la hét – nết na ; con la – quả na b) Lan man – mang mác ; vần thơ - vầng trăng III. Củng cố dặn dò: - GV nhận xét giờ học. -Nhắc HS về nhà luyện viết nhiều và xem lại những lỗi mình hay viết sai. Ngày soạn: 19.10.2009. Ngày giảng: Thứ tư ngày 21 tháng 10 năm 2009 Tiết 1: Tập đọc. Điều ước của vua Mi - Đát A. Mục đích-yêu cầu - Bước đầu biết đọc diễn cảm phân biệt lời các nhân vật (lời xin, khẩn cầu của Mi - đát, lời phán bảo oai vệ của thần Đi-ô-ni-dốt ). - Hiểu ý nghĩa: Những ước muốn tham lam không mang lại hạnh phúc cho con người.(trả lời được các CH trong SGK). B. Chuẩn bị - Tranh trong SGK. - Dự kiến hoạt động: Nhóm, CN. C. Các hoạt động dạy học I. ÔĐTC II. KTBC: HS đọc bài “ Thưa chuyện với mẹ” III. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài a) Luyện đọc Mời 1 HS giỏi đọc. -Chia đoạn. -Cho HS đọc nối tiếp đoạn, GV kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó. -Cho HS đọc đoạn trong nhóm. -Mời 1-2 HS đọc toàn bài. -GV hướng dẫn giọng đọc; đọc diễn cảm toàn bài. b)Tìm hiểu bài: ? Vua mi-đát xin thần Đi-ô-ni-dốt điều gì (Làm cho mọi vật mình chạm vào đều biến thành vàng) ? Thoạt đầu, điều ước được thực hiện tốt đẹp như thế nào (Vua bẻ thử 1 cành sồi ...là người sung sướng nhất trên đời) ? Tại sao vua lại xin thần lấy lại điều ước (Vì nhà vua đã nhận ra sự khủng kiếp... thành vàng) ? Vua Mi-đát đã hiểu ra điều gì (Hạnh phúc không thể xây dựng bằng ước muốn tham lam ? Câu chuyện giúp em hiểu ra điều gì? c)Hướng dẫn đọc diễn cảm: - HS đọc cả bài. - GV hướng dẫn HS đọc theo cách phân vai. -Mời 5 HS nối tiếp đọc bài theo cách phân vai -Cho HS luyện đọc diễn cảm đoạn trong nhóm -Thi đọc diễn cảm. - 1 HS đọc lại cả bài. IV. Củng cố-dặn dò - Hệ thống lại nội dung bài. - Về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài sau. Tiết 1: Toán; Viết các số đo diện tích dưới dạng số thập phân. (46) A. Mục tiêu: - Biết viêt số do diện tích dưới dạng số thập phân. B. Các hoạt động dạy học I. ÔĐTC II. KTBC - Gọi HS làm bài tập 1/45 III. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Ôn lại hệ thống đơn vị đo diện tích: a) Đơn vị đo diện tích: -Em hãy kể tên các đơn vị đo diện tích đã học lần lượt từ lớn đến bé? (km2, hm2 (ha), dam2, m2, dm2, cm2, mm2) b) Quan hệ giữa các đơn vị đo: -Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích liền kề?Cho VD? (-Mỗi đơn vị đo độ dài gấp 100 lần đơn vị liền sau nó và bằng 1/100 (bằng 0,01) đơn vị liền trước nó.) VD: 1hm2 = 100dam2 ; 1hm2 = 0,01km2 2-Ví dụ: -GV nêu VD1: 3m2 5dm2 = m2 -GV hướng dẫn HS cách làm và cho HS tự làm 3m2 5dm2 = m2 = 3,05m2 42dm2=m2 = 0,42m2. 3-Luyện tập: *Bài tập 1(47): Viết các số thập phân thích hợp vào chỗ chấm. -Mời 1 HS nêu yêu cầu. -Cho HS nêu cách làm. -Cho HS làm vào vở - GV nhận xét. *Lời giải: 56dm2 = 0,56m2 17dm223cm2 = 17,23dm2 23cm2 = 0,23dm2 2cm25mm2 = 2,05cm2 *Bài tập 2 (47): Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm. -Mời 1 HS đọc đề bài. -Hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán, cách giải -Cho HS làm vào nháp. -Mời 4 HS lên chữa bài. -Cả lớp và GV nhận xét. *Kết quả: 0,1654ha 0,5ha 0,01km2 0,15km2 IV. Củng cố-dặn dò Hệ thống lại nội dung bài. Về nhà làm vào vở bài tập. Tiết 2: Mĩ thuật Vẽ trang trí, vẽ đơn giản hoa lá. A. Mục tiêu: - Hiểu hình dáng, màu sắc và đặc điểm của một số loại hoa, lá đơn giản. - Biết cách vẽ đơn giản một hoặc hai bông hoa, chiếc lá. - Vẽ đơn giản được một số bông hoa, chiếc lá. - HS yêu mến vẻ đẹp của thiên nhiên B. Chuẩn bị: - 1 số hoa, lá thật - Giấy vẽ hoặc vở thực hành - Bút chì, tẩy, màu vẽ... C. Các hoạt động dạy học: I. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS II. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài 2. HĐ 1: Quan sát, nhận xét Quan sát 1 số hoa, lá thật ? Thường dùng trang trí ở đâu - Quan sát hình 1 (SGK) -Hình dáng mầu sắc đẹp và phong phú - ở khăn, áo, bát, đĩa... -Khi vẽ cần lược bớt những chi tiết rườm rà, gọi là vẽ đơn giản hoa, lá 3. HĐ 2: Cách vẽ đơn giản hoa, lá - Vẽ hình dáng chung của hoa, lá - Vẽ các nét chính của cánh hoa, lá - Nhìn mẫu vẽ chi tiết 4.HĐ 3: Thực hành - HS làm bài cá nhân + Nhìn mẫu hoa,lá để vẽ + Vẽ hình dáng chung + Tìm đặc điểm hoa, lá + Vẽ hình cho rõ đặc điểm + vẽ màu - Quan sát, nhắc nhở và gợi ý từng HS 5. HĐ 4: Nhận xét đánh giá - Chọn bài vẽ tốt - Nhận xét: + Hình hoa, lá vẽ đơn giản + Mầu sắc - Xếp loại bài III.Củng cố dặn dò - Nhận xét chung giờ học - Hoàn thành bài - Chuẩn bị bài sau: Quan sát đồ vật có dạng hình trụ Tiết 2: Tập đọc: Đất cà mau A. Mục đích-yêu cầu - Đọc diễn cảm được bài văn, biết nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm. - Hiểu nội dung: Sự khắc nghiệt của thiên nhiên Cà Mau góp phần hun đúc tính cách kiên cường của con người Cà Mau (trả lời được các câu hỏi trong SGK). B. Chuẩn bị - Tranh trong SGK. - Dự kiến hoạt động: Nhóm, CN. C. Các hoạt động dạy học I. KTBC: HS đọc bài “ Cái gì quý nhất?” II. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài a) Luyện đọc Mời 1 HS giỏi đọc. -Chia đoạn: +Đoạn 1: Từ đầu đến nổi cơn giông. +Đoạn 2: Tiếp cho đến thân cây đước +Đoạn 3: Đoạn còn lại. -Cho HS đọc nối tiếp đoạn, GV kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó. -Cho HS đọc đoạn trong nhóm. -Mời 1-2 HS đọc toàn bài. -GV hướng dẫn giọng đọc; đọc diễn cảm toàn bài. b)Tìm hiểu bài: -Cho HS đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi: +Mưa ở Cà Mau có gì khác thường? (-Mưa ở Cà Mau là mưa dông: rất đột ngột, dữ dội nhưng chóng tạnh.) -Cho HS đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi: +Cây cối trên đất Cà Mau mọc ra sao? (Cây cối mọc thành chùm, thành rặng) +Người Cà Mau dựng nhà cửa như thế nào? (-Nhà cửa dựng dọc những bờ kênh,) -Cho HS đọc đoạn còn lại và trả lời câu hỏi: +Người dân Cà Mau có tính cách như thế nào? (-Người Cà Mau thông minh, giàu nghị lực) ? Nội dung chính của bài là gì? c)Hướng dẫn đọc diễn cảm: -Mời HS nối tiếp đọc bài. -Cho cả lớp tìm giọng đọc cho mỗi đoạn. - GV hướng dẫn HS đọc đoạn 2 -Cho HS luyện đọc diễn cảm đoạn trong nhóm -Thi đọc diễn cảm toàn bài. -Cả lớp và GV nhận xét. - HS đọc cả bài III. Củng cố-dặn dò Hệ thống lại nội dung bài. Về nhà đọc bài và chuẩn bị bài sau Tiết 3: Toán Vẽ hai đường thẳng vuông góc -52 A. Mục tiêu - Vẽ được đường thẳng đi qua một điểm và vuông góc với một đường thẳng cho trước. - Vẽ được đường cao của một hình tam giác. B. Chuẩn bị - Thước kẻ và êke C. Các hoạt động dạy học I. KTBC - Kiểm tra vở bài tập của HS II. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Vẽ đường thẳng CD đi qua điểm E và vuông góc với đường thẳng AB cho trước - Đặt một cạnh góc vuông của ê ke trùng với đường thẳng AB. - Chuyển dịch ê ke trượt theo đường thẳng AB sao cho cạnh góc vuông thứ hai của ê ke gặp điểm E. Vạcg một đường thẳng theo cạch đó thì được đường thẳng CD đi qua điểm E và vuông góc với đương thẳng AB. 3.Giới thiệu đường cao của hình tam giác - Vẽ hình tam giác ABC - Qua A vẽ 1 đường thẳng vuông góc với BC, cắt BC tại H - AH là đường cao của hình tam giác ABC 4. Thực hành * Bài 1: Vẽ đường thẳng vuông góc - Gọi HS nêu yêu cầu. - Cho HS làm bài và chữa bài. - Dùng ê ke để vẽ C E D C D E E D C * Bài 2: Vẽ đường cao AH - Gọi HS nêu yêu cầu. - Cho HS làm bài và chữa bài. - Dùng thước thẳng để vẽ đường cao của hình tam giác. III. Củng cố-dặn dò Hệ thống lại nội dung bài Về nhà làm vào vở bài tập. Tiết 3: Mĩ thuật Thường thức mĩ thuật. Giới thiệu sơ lược về điêu khắc cổ Việt Nam A. Mục tiêu - Hiểu một số nét về điêu khắc cổ Việt Nam. - Có cảm nhận vẻ đẹp của một vài tác phẩm điêu khắc. B.Chuẩn bị. -Sưu tầm ảnh, tư liệu về điêu khắc cổ. -Tranh ảnh về tượng và phù điêu cổ. C. Các hoạt động dạy –học. I.Kiểm tra: -GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. II.Bài mới. 1.Giới thiệu bài. 2.Hoạt động 1: Tìm hiểu vài nết về điêu khắc cổ -GV giới thiệu hình ảnh một số tượng và phù điêu cổ ở SGK để HS biết. + Xuất xứ. +Nội dung đề tài. +Chất liệu. 3.Hoạt động 2: Tìm hiểu một số pho tượng và phù điêu nổi tiếng. - Gv cho HS xem SGK và thảo luận nhóm đôi. HS xem SGK và tìm hiểu về: *Tượng. +Tượng phật A-di-đà (Chùa Phật Tích, Bắc Ninh) +Tượng phật Bà Quan Âm nghìn tay nghìn mắt(Chùa Bút Tháp, Bắc Ninh) *Phù điêu: -Phù điêu chèo thuyền. -Phù điêu đá cầu. *HS nêu hiểu biết của mình về điêu khăc và phù điêu. 4.Hoạt động 3: Nhận xét đánh giá. -GV nhận xét chung tiết học. III. Dặn dò: - Chuẩn bị bài cho tiết học sau. Tiết 4: Kể chuyện Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia A.Mục đích-yêu cầu - Chọn được câu chuyện về ước mơ đẹp của mình hoặc bạn bè, người thân. - Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuỵên để kể lại rõ ý nghĩa của câu chuyện. B. Chuẩn bị - Tranh trong SGK. - Dự kiến hoạt động: Nhóm, CN. C. Các hoạt động dạy học: I. Kiểm tra bài cũ: - Kể 1 câu chuyện đã nghe, đã đọc về những ước mơ đẹp. Nói ý nghĩa của câu chuyện II. Bài mới: 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫ HS hiểu yêu cầu của đề bài - GV gạch chân các từ + ước mơ đẹp của em hoặc của bạn bè, người thân 3. Gợi ý kể chuyện - Hướng xây dựng cốt chuyện + Ghi 3 hướng xây dựng cốt chuyện + Nói về đề tài và hướng xây dựng cốt chuyện của mình - Đặt tên cho câu chuyện + Viết dàn ý kể chuyện 4. Thực hành kể chuyện - Kể chuyện theo cặp - Thi kể trước lớp - Nêu tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện - HS nhận xét: + Nội dung + Cách kể + Cách dùng từ, đặt câu, giọng kể - Bình chọn bạn có câu chuyện hay - GV nhận xét đánh giá III.Củng cố dặn dò: - Nhận xét chung giờ học - Kể lại câu chuyện cho người thân nghe - Chuẩn bị bài sau Tiết 4: Khoa học Phòng tránh bị xâm hại A. Mục tiêu - Nêu được một số quy tắc an toàn cá nhân để phòng tránh bị xâm hại. - Nhận biết được nguy cơ khi bản thân có thể bị xâm hại. - Biết cách phòng tránh và ứng phó khi có nguy cơ bị xâm hại. B. Đồ dùng dạy học: -Hình trang 38, 39 SGK. -Một số tình huống để đóng vai. C. Các hoạt động dạy học: I-Kiểm tra bài cũ: Nêu phần bạn cần biết bài 17. II. Dạy bài mới: 1-Khởi động: Trò chơi “Chanh chua cua cặp”. -GV cho HS đứng thành vòng tròn, hướng dẫn HS chơi. -Cho HS chơi. -Kết thúc trò chơi, GV hỏi HS: Các em rút ra bài học gì qua trò chơi? 2-Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận GV chia lớp thành 3 nhóm. -Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình 1,2,3 trang 38 SGK và trao đổi về nội dung từng hình. -Tiếp theo, nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thảo luận theo các câu hỏi: ?Nêu một số tình huống có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại? (-Đi một mình nơi tối tăm, vắng vẻ, đi nhờ xe người lạ) ?Bạn có thể làm gì để phòng tránh nguy cơ bị xâm hại? -Mời đại diện các nhóm trình bày. -Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV kết luận mục bóng đèn toả sáng. 3. Hoạt động 2: Đóng vai “ứng phó với nguy cơ bị xâm hại” -GV chia lớp thành 3 nhóm, giao cho mỗi nhóm 1 tình huống để ứng xử: + Nhóm 1: Phải làm gì khi có người lạ tặng quà cho mình? + Nhóm 2: Phải làm gì khi có người lạ vào nhà? + Nhóm 3: Phải làm gì khi có người trêu ghẹo hoặc có hành động gây bối rối khó chịu đối với bản thân? -Từng nhóm trình bày cách ứng xử. Các nhóm khác nhận xét, góp ý kiến. -Cho cả lớp thảo luận câu hỏi: Trong trường hợp bị xâm hại, chúng ta phải làm gì? VD: + Tìm cách tránh xa kẻ đó không để kẻ đó đụng tay vào mình. + Bỏ đi ngay. + Kể với người tin cậy để nhận sự giúp đỡ. 4.Hoạt động 3: Vẽ bàn tay tin cậy Cho từng HS vẽ bàn tay của mình với những ngón tay xoè ra trên giấy. Trên mỗi ngón tay ghi tên một người mà mình tin cậy. -HS trao đổi hình vẽ của mình với bạn bên cạnh. -Mời một số HS nói về “bàn tay tin cậy” của mình trước lớp. - HS đọc mục bạn cần biết trang 39-SGK III. Củng cố, dặn dò: Hệ thống lại nội dung bài. GV nhận xét giờ học. Tiết 5: Địa lí Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên ( tiếp ) A. Mục tiêu - Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân Tâu Nguyên: + Sử dụng sức nước để sản xuất điện. +Khai thác gỗ và lâm sản. - Nêu được vai trò của rừng đối với đời sống và sản xuất: cung cấp gỗ , lâm sản , nhiều thú quý,.. -Biết được sự cần thiết phải bảo vệ rừng. - Mô tả sơ lược: rừng rậm nhiệt đới ( rừng rậm , nhiều loại cây, tạo thành nhiều tầng ..), rừng khộp (rừng rụng lá mùa khô). - Chỉ trên bản đồ ( lược đồ) và kể tên những con sông bắt nguông từ Tây Nguyên: Xê Xan, Xrê-Pốk, sông Đồng Nai. - Giáo dục HS có ý thức bảo vệ môi trường rừng. B. Đồ dùng dạy học: - Bản đồ địa lí VN C. Các hoạt động dạy học: I. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS đọc bài học II. Bài mới: 1. Giới thiệu bài 2. Nội dung bài a. Khai thác sức nước: ? Kể tên 1 số con sông ở Tây Nguyên (Mê Công, Ba, Đồng Nai, Xê Xan...) ? Người dân Tây Nguyên khai thác sức nước để làm gì (Chạy tua-bin sản xuất ra điện) ? Các hồ chứa nước có tác dụng gì (Giữ nước, hạn chế những cơn lũ bất thường) ? Chỉ vị trí của nhà máy thuỷ điện Y-a-li b. Rừng và việc khai thác rừng ở Tây Nguyên ? Tây Nguyên có các loại rừng nào (Rừng rậm nhiệt đới, rừng khộp) ? Vì sao ở Tây Nguyên lại có các loại rừng khác nhau (Do mưa nhiều) ? Mô tả 2 loại rừng (rừng rậm nhiệt đới ( rừng rậm , nhiều loại cây, tạo thành nhiều tầng ..), rừng khộp (rừng rụng lá mùa khô).) ? Rừng ở Tây Nguyên có giá trị gì (Có nhiều sản vật, nhất là gỗ) ? Nguyên nhân và hậu quả của việc mất rừng ở Tây Nguyên (Do việc khai thác rừng bừa bãi. Không còn rừng. Đất bị xói mòn. Hạn hán lũ lụt tăng lên. ảnh hưởng xấu đến môi trường sống của con người. ? Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ rừng * Những hoạt đông sản xuất của người dân ở Tây Nguyên ? (Trồng cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi gia súc có sừng, khai thác sức nước, khai thác rừng.) Chỉ trên bản đồ ( lược đồ) và kể tên những con sông bắt nguông từ Tây Nguyên: Xê Xan, Xrê-Pốk, sông Đồng Nai. III. Củng cố-dặn dò Hệ thống lại nội dung bài. Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. Tiết 5: Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia A. Mục đích-yêu cầu - Kể lại được một lần đi thăm cảnh đẹp ở địa phương ( hoặc ở nơi khác); kể rõ địa điểm, diễn biến của câu chyện. - Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn. B. Chuẩn bị - Tranh trong SGK. - Dự kiến hoạt động: Nhóm, CN. C. Các hoạt động dạy học: I. Kiểm tra bài cũ: - Kể 1 câu chuyện đã nghe, đã đọc về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên. II. Bài mới: 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫ HS hiểu yêu cầu của đề bài -Cho 1 HS đọc đề bài và gợi ý 1-2 SGK. Cả lớp theo dõi SGK. -GV treo bảng phụ viết sẵn gợi ý 2b -GV kiểm tra việc HS chuẩn bị nội dung cho tiết học. - HS lập dàn ý câu truyện định kể. - GV kiểm và khen ngợi những HS có dàn ý tốt. -Mời một số HS giới thiệu câu chuyện sẽ kể. 3. Thực hành kể chuyện: a) Kể chuyện theo cặp -Cho HS kể chuyện theo cặp. -GV đến từng nhóm giúp đỡ, hướng dẫn các em: Mỗi em kể xong có thể trả lời câu hỏi của các bạn về chuyến đi. b) Thi kể chuyện trước lớp: -Các nhóm cử đại diện lên thi kể. Mỗi HS kể xong, GV và các HS khác đặt câu hỏi cho người kể để tìm hiểu về nội dung, chi tiết, ý nghĩa của câu chuyện. -Cả lớp và GV nhận xét sau khi mỗi HS kể: +Nội dung câu chuyện có hay không? +Cách kể: giọng điệu, cử chỉ, +Cách dùng từ, đặt câu. -Cả lớp và GV bình chọn: +Bạn có câu chuyện thú vị nhất. +Bạn đặt câu hỏi hay nhất tiết học III. Củng cố-dặn dò: -GV nhận xét tiết học. Khuyến khích HS về kể lại câu chuyện cho người thân nghe. -Dặn HS chuẩn bị trước cho tiết KC tuần sau. Ngày soạn: 20.10.2009. Ngày giảng: Thứ năm ngày 22 tháng 10 năm 2009. Tiết 1: Tập làm văn Luyện tập phát triển câu chuyện A. Mục đích-yêu cầu - Dựa vào trích đoạn kịch Yết Kiêu và gợi ý trong SGK, bước đầu kể lại được câu chuyện theo trình tự không gian. B. Chuẩn bị - Tranh minh hoạ cho bà - Vở BTTV - Dự kiến hoạt động: Nhóm, CN, lớp C. Các hoạt động dạy học: I.ÔĐTC II. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS đọc bài tập 3 tiết TLV tuần trước. III. Bài mới: 1. Giới thiệu bài 2. Làm bài tập * Bài 1: Đọc trích đoạn - Đoạn kịch Yết Kiêu - 4 hs đọc phân vai ? Cảnh 1 có những nân vật nào (- Người cha và Yết Kiêu) ? Cảnh 2 có những nhân vật nào (Nhà vua và Yết Kiêu) ? Yết Kiêu là người như thế nào (Căm thù bọn giặc xâm lược, quyết chí diệt giặc) ? Cha Yết Kiêu là người như thế nào (Yêu nước, tuổi già, cô đơn, bị tàn tật... đi đánh giặc) ? Sự việc diễn ra theo trình tự nào (Theo trình tự thời gian...) * Bài 2: Kể lại câu chuyện - Nêu yêu cầu của bài - Đọc các gợi ý a,b - Hs kể mẫu - Hs luyện kể trong cặp - Thi kể trước lớp - Nx, bình chọn bạn kể hay nhất IV. Củng cố, dặn dò - Nx giờ học, khen ngợi những hs kể tốt - Tập kể lại câu chuyện - Chuẩn bị bài sau. Tiết 1: Toán Luyện tập chung A. Mục tiêu - Biết viết số đo độ dài, diện tích, khối lượng dưới dạng số thập phân. B. Các hoạt động dạy học I. ÔĐTC II. KTBC 5,34km2 = 543ha 6,53km2 = 653hm III. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Luyện tập: *Bài tập 1 (47): Viết các số thập phân thích hợp vào chỗ chấm. -Mời 1 HS nêu yêu cầu. -Cho HS nêu cách làm. -Cho HS làm vào bảng con. - GV nhận xét. *Kết quả: a) 42,34 m b) 562,9 dm c) 6,02 m
Tài liệu đính kèm: