Giáo án Lớp 5 - Tuần 9 - Năm học 2016-2017 - Sanh

Tiết 3- LTVC: LUYỆN: THIÊN NHIÊN

 I. Mục tiêu:

 - Mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm Thiên nhiên: Biết một số từ ngữ thể hiện sự so sánh và nhân hóa trong mẫu chuyện Bầu trời mùa thu.

- Viết được đoạn văn tả cảnh đẹp Quê hương, biết dùng từ ngữ, hình ảnh so sánh nhân hóa khi miêu tả.

II. Chuẩn bị:

-Vở bài tập Tiếng Việt 5

 III. Các hoạt động dạy học :

 1. Kiểm tra bài cũ:

2. Bài mới:

*Giới thiệu bài: Mở rộng vốn từ: Thiên nhiên.

Bài tập 1: Học sinh nêu yêu cầu của bài tập 1.

- Học sinh đọc nối tiếp bài Bầu trời mùa thu.

- Cả lớp đọc thầm theo, giáo viên sữa lỗi.

Bài tập 2: Một học đọc yêu cầu bài tập.

- Học sinh làm việc theo nhóm, ghi kết quả vào giấy khổ to.

- Giáo viên chữa bài, chốt lại ý đúng.

- Nêu những từ ngữ thể hiện so sánh, những từ thể hiện nhân hóa.

 Bài tập3 : Học sinh đọc yêu cầu của bài tập.

 - Giáo viên hướng dẫn học sinh hiểu đúng yêu cầu của bài tập.

 - Viết một đoạn văn tả cảnh đẹp của quê hương em hoặc ở nơi em ở.

 - Chỉ cần viết một đoạn văn khoảng 6 câu.

 - Trong đoạn câu cần sử dụng lại một đoạn văn tả cảnh mà em đã viết trước đây.

 - Học sinh đọc đoạn văn.

3. Củng cố, dặn dò:

- Giáo viên nhấn mạnh nội dung của bài.

- Về nhà học bài và xem bài mới.

 

doc 18 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 476Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 9 - Năm học 2016-2017 - Sanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
này được làm bằng những vật liệu quen thuộc như: Gỗ, đá,
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung tác phẩm
- Nội dung, hình thức thể hiện và giá trị của một số tác phẩm điêu khắc truyền thống đã được giới thiệu trong SGK .
- Giới thiệu 3 pho tượng : Phật Adiđà, Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay và tượng Vũ nữ Chăm
+ Gợi ý cho các nhóm thảo luận về :
- Thể loại tượng tròn hay phù điêu? được làm ở đâu?
- Chất liệu của tác phẩm?
+ HS đọc nội dung trong sách giáo khoa và thảo luận về nội dung của 3 bức tượng đó.
GV kết luận :
+ Đây là 3 bức tượng tròn được làm bằng các chất liệu gỗ và đá. 
(+) Tượng phật Adiđà : 
- Là tượng về một vị phật trông coi cõi Tây phương, thế giới cực lạc trong quan niệm của phật giáo. Phật có tấm lòng từ bi phù hộ cho những người làm việc thiện. 
- Tượng thật cao gần 2 mét được đặt trên một bông hoa sen tuyệt đẹp. Tất cả được đặt trên một bệ đá hình bát giác với những hình chạm trổ hoa lá tinh xảo. Phật được tạc ngồi trong tư thế thoải mái. 
- Cách tạc tượng bằng đá rất khéo léo gợi cho người xem có cảm giác về chiếc áo mỏng, buông chùng, uốn lượn theo những nếp cong mềm mại bó sát cơ thể. Những nét khắc đá tài hoa cũng cho ta cảm nhận về một vẻ mặt thuần hậu đang mỉm cười của đức phật , với chiêc mũi dọc dừa, cổ cao 3 ngấn, gồ mắt cao thanh tú đã diễn tả trí tuệ cao siêu và một nội tâm sâu lắng. 
- Đây là một bức tượng to lớn nhất tạc bằng đá của Việt Nam được làm từ thời nhà Lí.
(+) Tượng phật bà quan âm nghìn mắt nghìn tay.
- Được làm khoảng năm 1656. Tượng có chiều cao toàn bộ gần 4 mét. Quan âm ngồi trên bông hoa sen và được con rồng đội qua biển. Tượng có hình dáng thon thả hơn tượng Phật Adiđà. Với hệ thống các cánh tay to nhỏ, trong lòng mỗi bàn tay có hình một con mắt được xếp thành vầng hào quang phía sau. Có 1 đôi cánh tay kết ấn liên hoa và hai đôi cánh tay kết ấn Tam muội, còn lại các đôi tay khác đều dang ra hai bên cân đối, nhịp nhàng nhìn như từ một đôi tay được dịch chuyển trong các động tác khác nhau. 
- Tượng phật bà quan âm nghìn mắt nghìn tay là tác phẩm độc đáo bậc nhất của nền mĩ thuật tạo hình điêu khắc Việt Nam.
+ Tượng Vũ nữ Chăm
- Được làm theo tín ngưỡng dân tộc Chăm. Đây là tượng vũ nữ đang múa điệu Apxara được làm bằng đá sa thạch, cao 62 cm. 
- Tượng được làm vào khoảng cuối thế kỉ thứ 10, hình tượng vũ nữ được diễn tả bằng đá nhưng rất uyển chuyển, tư thế uốn cong toàn bộ, thân hình được nổi lên vừa phô diễn vẻ đẹp con người, vừa mang vẻ đẹp nội tâm và luôn toát lên tính thẩm mĩ thanh cao.
- Tượng Vũ nữ là một trong những tượng đẹp được gắn bên ngoài các tháp của người Chăm ở Mĩ Sơn (tỉnh Quảng Nam)
+ Ngoài một số tượng tròn vừa xem, điêu khắc cổ còn có những tác phẩm phù điêu, chạm khắc rất đẹp. Những tác phẩm này được thể hiện ở những bệ tượng bằng đá, những phần gỗ trong đình, trong các nhà chùa vvv
- Những tác phẩm phù điêu, chạm khắc có nội dung phản ánh các mặt đời sống của người lao động cùng chung sống trong cộng đồng.
- Phản ánh cảnh sinh hoạt: Chèo thuyền
- Phẩn ánh cảnh vui chơi, hội hè: Đá cầu.
3. Củng cố, dặn dò:
+ Giáo viên giao nhiệm vụ cho các nhóm HS thảo luận và trình bày lại các vấn đề đã được nghe.
- Nhóm 1: Kể về tượng Phật Adiđà
- Nhóm 2: Kể về tượng phật bà quan âm nghìn mắt nghìn tay
- Nhóm 3: Kể về tượng Vũ nữ Chăm
- Nhóm 4: Kể về 2 tác phẩm chạm khắc trong SGK
+ Giáo viên kể thêm 1 số tác phẩm đã gợi ý trong SGK như: Tượng Tuyết Sơn, tượng La Hán chùa Tây Phương vv
+ Giá trị của ác tác phẩm điêu khắc cổ rất đáng trân trọng và tự hào, học tập tốt và trang bị ý thức thẩm mĩ lành mạnh cho mình là góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của cha ông ta đã trao truyền lại. 
+ Kết thúc bài học có thể hát lại một bài hát dân ca trong chương trình hát nhạc đã học hoặc cho học sinh xem một số tư liệu qua tranh ảnh, băng hình
Tiết 3- LTVC: LUYỆN: THIÊN NHIÊN 
 I. Mục tiêu:
 - Mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm Thiên nhiên: Biết một số từ ngữ thể hiện sự so sánh và nhân hóa trong mẫu chuyện Bầu trời mùa thu.
- Viết được đoạn văn tả cảnh đẹp Quê hương, biết dùng từ ngữ, hình ảnh so sánh nhân hóa khi miêu tả.
II. Chuẩn bị:
-Vở bài tập Tiếng Việt 5
 III. Các hoạt động dạy học :
 1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:
*Giới thiệu bài: Mở rộng vốn từ: Thiên nhiên.
Bài tập 1: Học sinh nêu yêu cầu của bài tập 1.
- Học sinh đọc nối tiếp bài Bầu trời mùa thu.
- Cả lớp đọc thầm theo, giáo viên sữa lỗi.
Bài tập 2: Một học đọc yêu cầu bài tập.
- Học sinh làm việc theo nhóm, ghi kết quả vào giấy khổ to.
- Giáo viên chữa bài, chốt lại ý đúng.
- Nêu những từ ngữ thể hiện so sánh, những từ thể hiện nhân hóa.
 Bài tập3 : Học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
 - Giáo viên hướng dẫn học sinh hiểu đúng yêu cầu của bài tập.
 - Viết một đoạn văn tả cảnh đẹp của quê hương em hoặc ở nơi em ở.
 - Chỉ cần viết một đoạn văn khoảng 6 câu.
 - Trong đoạn câu cần sử dụng lại một đoạn văn tả cảnh mà em đã viết trước đây.
 - Học sinh đọc đoạn văn.
3. Củng cố, dặn dò:
- Giáo viên nhấn mạnh nội dung của bài.
- Về nhà học bài và xem bài mới.
Thứ tư ngày 02 tháng 11 năm 2016
Ngày soạn:29/10/2016
Ngày giảng: 02/11/2016
Sáng
Tiết 1-Tập đọc: ĐẤT CÀ MAU 
 I. Mục tiêu:
- Đọc diễn cảm được bài văn, biết nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm
- Hiểu ý nghĩa của bài: Sự khắc nghiệt của thiên nhiên Cà Mau góp phần hun đúc nên tính cách kiên cường của người Cà Mau.
 II. Chuẩn bị:
 - Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
 III. Các hoạt động dạy học :
 1. Kiểm tra bài cũ:
Hai học sinh đọc bài: Cái gì quý nhất? 
Nêu nội dung của bài?
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài : Đất Cà Mau
a, Luyện đọc:
- Giáo viên giúp học sinh hiểu từ mới.
- Một học sinh khá giỏi đọc bài.
- Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
- Giáo viên kết hợp sửa lỗi khi học sinh đọc sai.
- Học sinh luyện đọc theo cặp.
- Một học sinh đọc lại toàn bài.
- Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài.
 b, Tìm hiểu bài:
+ Mưa ở Cà Mau có gì khác thường?( Học sinh hoạt động nhóm 4 dùng sơ đồ tư duy)
 (Mưa ở Cà Mau là mưa dông, rất đột ngột, dữ dội nhưng chóng tạnh)
Giao viên yêu cầu : Hãy đặt tên cho đoạn văn này?
- Một học sinh đọc đoạn 2, HS thảo luận và trả lời câu hỏi:
+ Cây cối trên đất Cà Mau mọc ra sao?( hỏi – đáp).
(Cây cối mọc thành chòm, thành rặng, rể dài, cắm sâu vào lòng đất để chống chọi được với)
+ Người Cà Mau dựng nhà cửa như thế nào?( hoạt động nhóm đôi, làm vào phiếu bài tập).
(Nhà cửa dựng dọc những bờ kênh, dưói những hàng đước xanh rì)
- Một học sinh đọc đoạn 3:
+ Người dân Cà Mau có tính cách như thế nào?( hỏi – đáp) làm việc cá nhân.
(Thông minh, giàu nghị lực, thượng võ, thích kể và thích nghe những chuyện kì lạ về sức mạnh và trí thông minh của con người)
- Nội dung của bài là gì?
- Học sinh nêu, giáo viên chốt lại và ghi bảng.
c, Đọc diễn cảm:
- Học sinh đọc nối tiếp các đoạn của bài.
- Giáo viên chọn đọc diễn cảm làm mẫu
- Học sinh luyện đọc theo cặp.
- Một vài học sinh thi đọc diễn cảm đoạn văn trước lớp.
3. Củng cố, dặn dò:
 - Giáo viên nhấn mạnh nội dung của bài.
 - Dặn HS chuẩn bị bài sau. 
Tiết 2-Toán: VIẾT CÁC SỐ ĐO DIỆN TÍCH DƯỚI DẠNG
 SỐ THẬP PHÂN 
 I. Mục tiêu:
 Học sinh biết viết số đo độ dài, diện tích, khối lượng dưới dạng số thập phân.
 II. Chuẩn bị:
 - Bảng mét vuông.
 III. Phương pháp và kỹ thuật dạy học:
 1. Phương pháp: thực hành, thảo luận nhóm.
 2. Kỹ thuật: đặt câu hỏi.
 IV. Các hoạt động dạy học :
 1. Kiểm tra bài cũ:
Gọi hai học sinh lên bảng làm bài tập:
10kg 3g = kg 500g = kg
Giáo viên nhận xét.
 2. Bài mới:
*Giới thiệu bài: Viết các số đo diện tích dưới dạng số thập phân.
a, Ôn lại hệ thống đơn vị đo diện tích:
- Giáo viên cho học sinh nêu lại lần lượt các đơn vị đo diện tích đã học.
Km2, hm2, dam2, m2, dm2, cm2, mm2.
- Học sinh nêu quan hệ giữ các đơn vị liền kề.
1km2 = 100hm2; 1hm2 = 1/100km 2= 0,01km2
b, Ví dụ:
- Giáo viên nêu ví dụ 1: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm.
Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu bài toán.
- Học sinh nhắc lại cách so sánh hai số thập phân.
- Học sinh tự làm vào vở rồi chữa bài. Khi chữa bài học sinh giải thích kết quả làm bài.
Bài 2: Học sinh nêu yêu cầu của bài tập.
- Học sinh chữa bài tập theo kết quả đúng vào vở.
Bài 3: Học sinh nêu yêu cầu của bài.
Bài 4: Học sinh nêu yêu cầu của bài tập.
Học sinh làm bài vào vở - giáo viên chữa bài nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- Giáo viên nhấn mạnh nội dung của bài tập.
- Về nhà học bài và làm các bài tập ở SGK.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
Tiết 3-Tập làm văn: LUYỆN TẬP THUYẾT TRÌNH, 
TRANH LUẬN
 I. Mục tiêu:
- Nêu được những lí lẽ và dẫn chứng cụ thể và bước đàu biết cách diễn đạt gãy gọn, rõ ràng trong thuyết trình, tranh luận một vấn đề đơn giản.
*Rèn luyện cho HS các KNS sau:
- Thể hiện sự tự tin (nêu được những lý lẽ, dẫn chứng cụ thể, thuyết phục; diễn đạt gãy gọn, thái độ bình tĩnh, tự tin).
- Lắng nghe tích cực (lắng nghe, tôn trọng người cùng tranh luận).
- Hợp tác (hợp tác luyện tập thuyết trình, tranh luận).
 II. Chuẩn bị:
- Một số tờ giấy khổ to kẻ bảng nội dung bài tập 1.
 III. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
 1. Phương pháp: phân tích mẫu, đóng vai.
 2. Kỹ thuật: đặt câu hỏi.
 IV. Các hoạt động dạy học :
 1. Kiểm tra bài cũ:
Học sinh đọc mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng cho bài văn tả con đường.
2. Bài mới:
*Giới thiệu bài: Luyện tập thuyết trình, tranh luận.
Bài tập 1: Học sinh nêu yêu cầu của bài tập.
- Học sinh làm việc theo nhóm, viết vào giấy khổ to đã kẽ sẵn trong bảng.
- Vấn đề tranh luận: Cái gì quý nhất trên đời.
- Ý kiến và lý lẽ của mỗi bạn.
- Đại diện nhóm trình bày. Học sinh và giáo viên chữa bài.
Bài tập 2: Học sinh nêu yêu cầu của bài tập.
- Giáo viên phân tích ví dụ, giúp học sinh hiểu thế nào là mở rộng thêm lí lẽ và dẫn chứng.
- Giáo viên phân công mỗi nhóm đóng một nhân vật, suy nghĩ, trao đổi, chuẩn bị lý lẽ và dẫn chứng cho cuộc tranh luận.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét.
 3.Củng cố, dặn dò:
- Giáo viên nhấn mạnh nội dung của bài.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Tiết 4-Khoa học: THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI NGƯỜI NHIỄM HIV/AIDS 
 I. Mục tiêu:
 - Xác định các hành vi tiếp xúc thông thường không lây nhiễm HIV.
 - Có thái độ không phân biệt đối xử với người bị nhiểm HIV và gia đình của họ.
 II. Chuẩn bị:
 Tranh ở SGK trang 36, 37.
 III. Các hoạt động dạy học :
 1. Kiểm tra bài cũ:
 Nguyên nhân gây bệnh HIV/AIDS?
 Cách phòng tránh bệnh?
 2. Bài mới:
 *Giới thiệu bài: Thái độ đối với người nhiễm HIV/AIDS
 Hoạt động 1: Trò chơi tiếp sức: “HIV lây truyền hoặc không lây truyền qua)
 Mục tiêu: Học sinh xác định được các hành vi tiếp xúc thông thường không lây nhiễm HIV.
 Tiến hành: 
 Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn.
 - Giáo viên chia lớp thành hai đội. Mỗi đội có thể 9-10 học sinh tham gia.
 - Học sinh hai đội xếp hàng dọc trước bảng.
 - Khi hô bắt đầu: Các đội tiếp sức tìm thẻ để đính vào hai cột trên bảng. 
 Bước 2: Tiến hành chơi.
 - Các đội cử đại diện lên chơi.
 Bước 3: Cùng kiểm tra.
 - Giáo viên cùng học sinh không tham gia chơi kiểm tra lại từng tấm phiếu hành vi các bạn đã dán vào mỗi cột xem đã đúng chưa.
 - Giáo viên yêu cầu các đội giải thích đối với một số hành vi.
 Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình.
 Hoạt động 2: Đóng vai “Tội bị nhiểm HIV”
 Mục tiêu: 
 - Học sinh biết được trẻ em bị nhiễm HIV có quyền được học tập, vui chơi và sống chung cùng cộng đồng.
 - Không phân biệt đối xử đối với người bị nhiểm HIV.
 Tiến hành: 
 Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn.
 - Giáo viên mời năm học sinh tham gia đóng vai: Một học sinh đóng vai bị nhiễm HIV, bốn học sinh khác thể hiện hành vi ứng xử với học sinh bị nhiễm HIV.
 Bước 2: Đóng vai và quan sát.
 Bước 3: Thảo luận cả lớp.
 - Giáo viên hướng dẫn cả lớp thảo luận các câu hỏi sau:
 Các em nghĩ thế nào về từng cách ứng xử?
 Các em nghĩ người nhiễm HIV có cảm nhận như thế nào trong mỗi tình huống?
 Hoạt động 3: Quan sát và thảo luận.
 Bước 1: Làm việc theo nhóm.
 - Các nhóm quan sát hình vẽ ở SGK trả lời câu hỏi:
 Nói về nội dung của từng tranh.
 Theo bạn, các bạn trong hình nào có cách ứng xử đối với những người bị nhiễm HIVvà gia đình họ?
 Nếu bạn ở hình 2 là người quen của bạn, bạn sẽ đối xử với bạn như thế nào?
 Bước 2: Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình, 
 Bước 3 : Nhóm khác nhận xét bổ sung.
 GV nhận xét,chốt
3. Củng cố, dặn dò:
- Giáo viên nhấn mạnh nội dung của bài.
 - Về nhà học bài và xem bài mới.
Chiều
Tiết 1- Luyện Toán: VIẾT CÁC SỐ ĐO DIỆN TÍCH DƯỚI DẠNG
 SỐ THẬP PHÂN 
I. Mục tiêu:
 Học sinh biết viết số đo độ dài, diện tích, khối lượng dưới dạng số thập phân.
II. Chuẩn bị:
 - Bảng mét vuông.
III. Phương pháp và kỹ thuật dạy học:
 1. Phương pháp: thực hành, thảo luận nhóm.
 2. Kỹ thuật: đặt câu hỏi.
IV. Các hoạt động dạy học :
 1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:
*Giới thiệu bài: 
 Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu của bài tập. Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm.
 - Học sinh làm bài vào vở BT, 1 em lêm bảng. Giáo viên chữa bài.
 Bài 2: Học sinh nêu yêu cầu của bài tập. Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm.
 - Học sinh làm bài vào vở BT, 1 em lêm bảng. Giáo viên chữa bài.
 Bài 3: Học sinh nêu yêu cầu của bài tập. Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm.
 - Học sinh tự làm bài. Giáo viên chữa bài nhận xét.
 4. Củng cố, dặn dò:
 - Giáo viên nhấn mạnh nội dung của bài.
 - Về nhà học bài và xem bài mới.
Tiết 2- Tập làm văn: LUYỆN TẬP THUYẾT TRÌNH, TRANH LUẬN 
 I. Mục tiêu:
- Nêu được những lí lẽ và dẫn chứng cụ thể và bước đàu biết cách diễn đạt gãy gọn, rõ ràng trong thuyết trình, tranh luận một vấn đề đơn giản.
 II. Chuẩn bị:
- Một số tờ giấy khổ to kẻ bảng nội dung bài tập 1.
 III. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
 1. Phương pháp: phân tích mẫu, đóng vai.
 2. Kỹ thuật: đặt câu hỏi.
 IV. Các hoạt động dạy học :
 1. Kiểm tra bài cũ:
Học sinh đọc mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng cho bài văn tả con đường.
2. Bài mới:
*Giới thiệu bài: Luyện tập thuyết trình, tranh luận.
Bài tập 1: Học sinh nêu yêu cầu của bài tập.
- Học sinh làm việc theo nhóm, viết vào giấy khổ to đã kẽ sẵn trong bảng.
- Vấn đề tranh luận: Cái gì quý nhất trên đời.
- Ý kiến và lý lẽ của mỗi bạn.
- Đại diện nhóm trình bày. Học sinh và giáo viên chữa bài.
Bài tập 2: Học sinh nêu yêu cầu của bài tập.
- Giáo viên phân tích ví dụ, giúp học sinh hiểu thế nào là mở rộng thêm lí lẽ và dẫn chứng.
- Giáo viên phân công mỗi nhóm đóng một nhân vật, suy nghĩ, trao đổi, chuẩn bị lý lẽ và dẫn chứng cho cuộc tranh luận.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét.
 3.Củng cố, dặn dò:
- Giáo viên nhấn mạnh nội dung của bài.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Tiết 3 - Âm nhạc: (Học hát) NHỮNG BÔNG HOA, NHỮNG BÀI CA 
I.Mục tiêu: 
-Hát đúng giai điệu và lời ca, biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát. 
-Qua bài hát giáo dục các em thêm kính trọng và biết ơn thầy cô giáo 
II. Chuẩn bị:
-GV: Một vài nhạc cụ gõ thông dụng 
-HS: Sách GK âm nhạc lớp 5
III. Các hoạt động dạy học
1. Phần mở đầu:
-GV giới thiệu nội dung tiết học
2. Phần hoạt động
Nội dung: Học hát bài Những bông hoa,những bài ca
Hoạt động 1: Học hát
-GV giới thiệu bài. GV hát mẫu; HS đọc lời ca
-GV dạy hát từng câu
Hoạt động 2: Hát kết hợp các hoạt động 
-Hat kết hợp gõ theo phach, theo nhịp 
-Hát kết hợp vận động tại chỗ
3. Phần kết thúc.
-GVcho HS hát lại bài hát
-Dặn HS ôn bài đã học và chuẩn bị bài học sau
Thứ năm ngày 03 tháng 11 năm 2016
Ngày soạn:30/10/2016
Ngày giảng: 03/11/2016
Chiều
Tiết 1- Luyện Toán: 	LUYỆN TẬP CHUNG 
 I. Mục tiêu:
 - Biết viết số đo độ dài, khối lượng và diện tích dưới dạng số thập phân theo các đơn vị đo khác nhau.
 - Luyện giải bài toán có liên quan đến đơn vị đo độ dài, diện tích. 
 II. Chuẩn bị:
 - VBT Toán 5, tập 1.
 III. Phương pháp và kỹ thuật dạy học:
 1. Phương pháp: thực hành, luyện tập.
 2. Kỹ thuật: đặt câu hỏi.
 IV. Các hoạt động dạy học :
 1. Kiểm tra bài cũ:
 Gọi hai học sinh lên bảng làm bài tập 3 ở vở bài tập.
 Giáo viên chữa bài, nhận xét.
 2. Bài mới:
 *Giới thiệu bài: Luyện tập.
- Hướng dẫn cho học sinh làm bài tập trong vở bài tập.
 Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu của bài tập. 
- HS thi nối tiếp sức.
 Bài 2: HS nêu đề bài, gv hướng dẫn viết số thập phân thích hợp.
	- 1 hs lên bảng làm, lớp làm VBT.
 Bài 3: HS nêu đề bài, viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm.
	- 1 hs lên bảng làm, lớp làm VBT. HS cùng GV nhận xét chữa bài 
 3. Củng cố, dặn dò:
 - Giáo viên nhấn mạnh nội dung của bài.
 - Về nhà học bài và xem bài mới.
Tiết 2 -LTVC: ĐẠI TỪ 
 I. Mục tiêu:
 - Nắm được khái niệm đại từ, nhận biết đại từ trong thực tế.
 - Hiểu đại từ là từ dùng để xưng hô hay để thay thế cho danh từ, động từ, tính từ hoặc cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ trong câu để khỏi bị lặp.
 II. Chuẩn bị:
 -Vở bài tập, phiếu ghi nội dung bài tập 3.
 III. Phương pháp và kỹ thuật dạy học:
 1. Phương pháp: thảo luận nhóm, hỏi đáp.
 2. Kỹ thuật: đặt câu hỏi.
 IV. Các hoạt động dạy học :
 1. Kiểm tra bài cũ:
 Học sinh đọc đoạn văn tả một cảnh đẹp nở quê hương em hoặc nơi em sinh sống ở tiết học trước.
 2. Bài mới:
 *Giới thiệu bài: 
 Bài tập 1: Học sinh nêu yêu cầu của bài tập.
 - Học sinh làm bài vào vở, giáo viên chữa bài chốt lại lời giải đúng.
 - Nhứng từ đó được viết hoa nhằm biểu lộ thái độ tôn kính Bác.
 Bài tập2: Học sinh đọc yêu cầu bài tập.
 - Bài ca dao là lời đối đáp giữa ai với ai? (Lời đối đáp giữa nhân vật tự xưng là ông với cò)
 - Các đại từ trong ca dao là: mày, ông, tôi, nó.
 - Nếu học sinh cho cò, vạc, nông, diệc cũng là đại từ thì giáo viên giải thích đó là các danh từ.
 Bài 3: Học sinh nêu yêu cầu của bài tập.
 - Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài theo các nhóm sau:
 Bước 1: Phát hiện danh từ lặp lại hiều lần trong câu chuyện.
 Bước 2: Tìm đại từ thích hợp để thay thế cho từ chuột.
 3. Củng cố, dặn dò:
 - Giáo viên nhấn mạnh nội dung bài tập.
 - Về nhà học bài và xem bài mới.
Tiết 3-Thể dục: TRÒ CHƠI "AI NHANH VÀ KHÉO HƠN"
I. Mục tiêu:
- Biết thực hiện động tác vươn thở và tay của bài TDPT chung
- Biêt cách chơi và tham gia được các trò chơi.
II. Địa điểm, phương tiện:
- Điạ điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập. đảm bảo an toàn tập luyện.
- Phương tiện: Chuẩn bị một còi, bóng và kẻ sân cho trò chơi.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
1. Phần mở đầu: 6-10’phút
- GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học:2-3 phút.
- Chạy chậm theo địa hình tự nhiên, có thể GV chạy trước dẫn đường: 1phút
- Đứng thành 3-4 hàng ngang hoặc vòng tròn sau đó GV hoặc cán sự điều khiển cho cả lớp thực hiện khởi động các khớp: 2-3 phút
- Chơi trò chơi “Đứng ngồi theo hiệu lệnh”: 2-3 phút.
2. Phần cơ bản: 18-22 phút
a) Học trò chơi “Ai nhanh và khéo hơn”: 5-6 phút
- GV nêu tên trò chơi, giới thiệu cách chơi, tổ chức cho HS chơi thử 1-2 lần
- Sau mỗi lần chơi thử GV nhận xét và giải thích thêm sao cho tất cả HS đều nắm được cách chơi
- Cho HS chơi 3-5 lần theo lệnh “Bắt đầu !” nghĩa là tất cả cùng bắt đầu chơi trò chơi theo lệnh. Khi đó phân biệt được thắng, thua trong từng cặp thử cặp đó dừng lại.
- Sau những lần chơi đó ai có số lần thua nhiều hơn là thua cuộc và tất cả những bạn thua phải nhảy lò cò một vòng xung quanh các bạn.
b) Ôn 3 động tác vươn thở, tay và chân của bài thể dục phát triển chung: 14-16 phút
- GV cùng HS nhắc lại cách tập động tác vươn thở, tập 1-2 lần, mỗi lần 2x8 nhịp, sau đó ôn động tác chân.
- Trong quá trình HS tập, GV chỉ dẫn thường xuyên và sửa sai chung cho cả lớp hoặc trực tiếp cho một số HS và tổ chức thi đua xem tổ nào tập đúng nhất.
3. Phần kết thúc :4- 6 phút 
- HS tập tại chỗ một số động tác thả lỏng, rũ chân, tay, gập thân lắc vai .. 2 phút.
- GV cùng HS hệ thống bài : 2 phút .
- GV nhận xét, đánh giá kết quả bài học và giao bài về nhà: 1-2 phút.
Thứ sáu ngày 04 tháng 11 năm 2016
Ngày soạn:31/10/2016
Ngày giảng: 04/11/2016
Sáng
Tiết 1 - Địa lí: CÁC DÂN TỘC, SỰ PHÂN BỐ DÂN CƯ 
 I. Mục tiêu:
 - Biết sơ lược về sự phân bố dân cư Việt Nam 
 - Sử dụng bảng số liệu, lược đồ dân cư ở mức độ đơn giản để nhận biết một số đặc điểm của sự phân bố dân cư ở nước ta.
 - Nêu được một số đặc điểm về các dân tộc ở nước ta.
 - Có ý thức tôn trọng, đoàn kết các dân tộc.
 II. Chuẩn bị:
 - Tranh, ảnh về một số dân tộc, làng bản ở đồng bằng.
 - Bản đồ mật độ dân số Việt Nam.
 III. Phương pháp và kỹ thuật dạy học:
 1. Phương pháp: thảo luận nhóm, hỏi đáp.
 2. Kỹ thuật: đặt câu hỏi.
 IV. Các hoạt động dạy học :
 1. Kiểm tra bài cũ:
 + Nêu đặc điểm dân số ở nước ta?
 + Sự gia tăng dân số ở nước ta như thế nào?
 2. Bài mới:
 *Giới thiệu bài: Các dân tộc, sự phân bố dân cư.
 a, Các dân tộc:
 Hoạt động 1: Làm việc cá nhân.
 Bước 1: Học sinh dựa vào tranh ảnh, chữ trong SGK, trả lời câu hỏi:
 + Nước ta có bao nhiêu dân tộc?
 + Dân tộc nào có số dân đông nhất? Sống chủ yếu ở đâu?
 + Các dân tộc ít người thường sống ở đâu?
 + Kể tên một số dân tộc ít người ở nước ta?
 Bước 2: Giáo viên yêu cầu một học sinh trình bày kết quả, các học sinh khác bổ sung.
 b, Mật độ dân số:
 Hoạt động 2: Làm việc cả lớp.
 + Dựa vào SGK, em hãy cho biết mật độ dân số là gì?
 - Giáo viên đưa ra ví dụ.
 - Học sinh quan sát bảng mật độ dân số và trả lời câu hỏi của mục 2 SGK.
 c, Phân bố dân cư:
 Bước 1: Học sinh quan sát lược đồ mật độ dân số, tranh ảnh về làng ở đồng bằng, bản ở miền núi.
 Bước 2: Học sinh trình bày kết quả, chỉ trên bản đồ những vùng đông dân, thưa thớt.
 + Em hãy cho biết dân cư nước ta sống chủ yếu ở thành thị hay nông thôn? Vì sao?
 - Học sinh trả lời, giáo viên nhận xét.
 3.Củng cố và dặn dò:
 - Giáo viên nhấn mạnh nội dung của bài.
 - Về nhà học bài và xem bài mới.
Tiết 2-Tập làm văn: LUYỆN TẬP THUYẾT TRÌNH, TRANH LUẬN 
 I. Mục tiêu:
 - Bước đầu biết cách mở rộng lí lẽ và dẫn chứng trong thuyết trình, tranh luận về một vấn đề đơn giản.
 * GD cho HS các KNS sau:
 - Thể hiện sự tự tin(nêu được những lí lẽ, dẫn chứng cụ thể, thuyết phục; diễn đạt gãy gọn, thái độ bình tĩnh, tự tin).
 - Lắng nghe tích cực (lắng nghe, tôn trọng người cùng tranh luận).
 - Hợp tác (hợp tác luyện tập thuyết trình tranh luận).
 II. Chuẩn bị:
 - Vở bài tập TV 5.
 II

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 9-S.doc