Giáo án Lớp 5 - Tuần 6

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức:Đọc trôi chảy toàn bài - Đọc đúng các tiếng phiên âm, tên riêng, các số liệu thống kê

 - Giọng đọc thể hiện sự bất bình với chế độ phân biệt chủng tộc và ca ngợi cuộc đấu tranh dũng cảm, bền bỉ của ông Nen-xơn Man-đê-la và nhân dân Nam Phi

 2. Kĩ năng:Hiểu được nội dung : Phản đối chế độ phân biệt chủng tộc, ca ngợi cuộc đấu tranh của người da đen ở Nam Phi

 3. Thái độ: Ủng hộ cuộc đấu tranh chống chế độ A-pác-thai của người da đen, da màu ở Nam Phi.

II. Đồ dùng dạy – học :

 - Thầy: Tranh (ảnh) mọi người dân đủ màu da, đứng lên đấu tranh, tài liệu sưu tầm về chế độ A-pác-thai (nếu có).

 - Trò : SGK, vẽ tranh, sưu tầm tài liệu về nạn phân biệt chủng tộc

III. Các hoạt động dạy - học:

 A. Kiểm tra bài cũ : Ê-mi-li con - HS đọc bài và TLCH

 

doc 41 trang Người đăng honganh Lượt xem 4124Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 sinh nếu có thuốc uống cùng loại
* Hoạt động 4: Củng cố
Phương pháp: Luyện tập, thực hành
- GV phát phiếu luyện tập, thảo luận nhóm đôi
- Aên uống đầy đủ các chất chúng ta không nên dùng vi-ta-min dạng uống và tiêm vì vi-ta-min tự nhiên không có tác dụng phụ.
Ÿ GV nhận xét ® Giáo dục
- Vi-ta-min uống điều chế các chất hóa học. Chúng ta còn có 1 loại vi-ta-min thiên nhiên rất dồi dào đó là ánh nắng buổi sáng ® Vi-ta-min D nhưng để thu nhận vi-ta-min có hiệu quả chỉ lấy từ 7 ® 8 giờ 30 sáng là tốt nhất ® nắng trưa nhiều tia tử ngoại - Xay sát gạo không nên xay kĩ, vo gạo kĩ sẽ mất rất nhiều vi-ta-min B1 ® Tóm lại khi dùng thuốc phải tuân theo sự chỉ dẫn của Bác sĩ, không tự tiện dùng thuốc bừa bãi ảnh hưởng đến sức khoẻ.
	3. Củng cố – dặn dò :
- Xem lại bài + học ghi nhớ. 
- Chuẩn bị: Phòng bệnh sốt rét 
- Nhận xét tiết học . 
_________________________________________________________________________
Thứ tư, ngày 03 tháng 10 năm 2007 
Tập đọc. Tiết 12
TÁC PHẨM CỦA SIN-LE VÀ TÊN PHÁT XÍT
 Nguyễn Đình Chính.
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức: Đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng các tiếng phiên âm: Sin-le, Hít-le, Vin-hem-ten, Met-xi-na, Oóc-lê-ăng - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể tự nhiên, đọc đoạn đối thoại thể hiện đúng tính cách nhân vật: ông giá điềm đạm, thông minh, tên phát xít hống hách, dốt nát.
	2. Kĩ năng: Nhận ra tiếng cười ngụ ý trong truyện: phát xít hống hách bị một cụ già cho bài học nhẹ nhàng mà sâu cay khiến hắn phải bẽ mặt. 
	3. Thái độ:	Thông qua truyện vui, các em ngưỡng mộ tài năng của nhà văn Đức căm ghét những tên phát xít xâm lược. 
II. Đồ dùng dạy – học :
	- Thầy: Tranh minh họa SGK/67 - Một số tác phẩm của Sin-le (nếu có)
	- Trò : SGK 
III. Các hoạt động dạy – học :
	A. Kiểm tra bài cũ : GV nhận xét bài cũ qua phần kiểm tra bài cũ
	B. Bài mới :
	1. Giới thiệu bài : “Tác phẩm của Sin-le và tên phát xít”
	2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài :
* Hoạt động 1: Luyện tập
Phương pháp: Thực hành, đàm thoại, giảng giải 
- 1 HS đọc toàn bài.
- Trước khi luyện đọc bài, thầy lưu ý các em đọc đúng các từ ngữ sau: Sin-le, Pa-ri, Hít-le, Vin-hem-ten, Mét-xi-na, Oóc-lê-ăng (GV dán từ vào cột luyện đọc).
- HS thảo luận nhóm đôi tìm ra cách ngắt nghỉ hơi trong 1 phút (GV dán câu văn vào cột luyện đọc)
- HS đọc câu văn có thể hiện cách ngắt nghỉ hơi.
- Một người cao tuổi ngồi bên cửa sổ/ tay cầm cuốn sách/ ngẩng đầu lạnh lùng đáp bằng tiếng Pháp:/ Chào ngài // - 1 học sinh ngắt nghỉ câu trên bảng.
- HS chia đoạn : 3 đoạn 
Đoạn 1: Từ đầu đến chào ngài 
Đoạn 2: Tiếp theo... điềm đạm trả lời
Đoạn 3: Còn lại
- 3 HS đọc nối tiếp + mời 3 bạn khác đọc.
- Học sinh đọc giải nghĩa ở phần chú giải.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài 
Phương pháp: Thảo luận nhóm, đàm thoại, giảng giải
- Câu chuyện xảy ra ở đâu? Tên phát xít đã nói gì khi gặp những người trên tàu? 
- Vì sao tên phát xít Đức có thái độ bực tức với ông cụ già người Pháp ? 
- Nhà văn Đức Si – le được ông cụ người Pháp đánh giá thế nào ? 
- Em hiểu thái độ của ông cụ đối với người Đức và tiếng Đức như thế nào ? 
- Đáp lời của ông cụ ở cuối truyện ý gì ?
- Truyện xảy ra trên 1 chuyến tàu ở Pa-ri, thủ đô nước Pháp. Tên sĩ quan Đức bước vào toa tàu, giơ thẳng tay, hô to: “Hít-le muôn năm”
- Vì cụ đáp lại lời hắn một cách lạnh lùng. Hắn càng bực tức khi nhận ra ông cụ biết tiếng Đức thành thạo đến mức đọc được truyện nhà văn Đức nhưng không đáp lại lời hắn bằng tiếng Đức. 
- Cụ già đánh giá Si – le là một nhà văn quốc tế. 
- Ông cụ thông thạo tiếng Đức, ngưỡng mộ nhà văn Đức Sile nhưng rất căm ghét những tên phát – xít xâm lược.
- Sile xem các người là kẻ cướp.
- GV chia nhóm nhẫu nhiên. Các em sẽ đếm từ 1 đến 4, bắt đầu là bạn... 
- HS đếm số, nhớ số của mình.
- HS trở về nhóm, ổn định, cử nhóm trưởng, thư kí.
- Yêu cầu HS thảo luận 
Ÿ GV nhận xét
* Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm. 
Phương pháp: Thảo luận, thực hành
- Để đọc diễn cảm, ngoài việc đọc đúng, nắm nội dung, chúng ta còn cần đọc từng đoạn với giọng như thế nào? HS thảo luận nhóm đôi trong 2 phút. 
- Mời bạn nêu giọng đọc? 
- 1 HS đọc lại.
Ÿ GV nhận xét, tuyên dương
Đoạn 1: nhấn mạnh lời chào của viên sĩ quan.
Đoạn 2: đọc những từ ngữ tả thái độ hống hách của sĩ quan. Sự điềm tĩnh, lạnh lùng của ông già. 
Đoạn 3: nhấn giọng lời nói dốt của tên sĩ quan và lời nói sâu cay của cụ.
* Hoạt động 4: Củng cố 
- Thi đua: Ai hay hơn? Ai diễn cảm hơn? (2 dãy)
- Mỗi dãy cử 1 bạn chọn đọc diễn cảm 1 đoạn mà mình thích nhất?
- HS 2 dãy đọc + đặt câu hỏi lẫn nhau.
Ÿ Giáo viên nhận xét, tuyên dương. 
- GV giới thiệu thêm một vài tác phẩm của Sin-le (nếu có). 
	3. Củng cố – dặn dò :
- Xem lại bài 
- Chuẩn bị: “Những người bạn tốt” 
- Nhận xét tiết học .
___________________________________________
Toán. Tiết 28 
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức: Củng cố cho học sinh các đơn vị đo diện tích đã học. 
	2. Kĩ năng: Giải các bài toán có liên quan đến diện tích. 
	3. Thái độ: Giáo dục HS yêu thích môn học, ham học hỏi tìm tòi mở rộng kiến thức. 
II. Đồ dùng dạy – học :
	- Thầy: Phấn màu - Bảng phụ 
	- Trò: Vở bài tập, SGK, bảng con 
III. Các hoạt động dạy – học :
	A. Kiểm tra bài cũ :
- HS nêu miệng kết quả bài 3/32. 
- HS lên bảng sửa bài 4
Ÿ GV nhận xét - ghi điểm
	B. Bài mới :
	1. Giới thiệu bài : Để củng cố, khắc sâu kiến thức về đổi đơn vị đo diện tích, giải các bài toán liên quan đến diện tích. Chúng ta học tiết toán “Luyện tập”
	2. Luyện tập : 
* Hoạt động 1: Củng cố cho học sinh cách đổi các đơn vị đo diện tích đã học.
Phương pháp: Đ. thoại, thực hành, động não
Ÿ Bài 1: 
- Yêu cầu HS đọc đề. 
- HS nhắc lại mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo diện tích liên quan nhau. 
- HS làm bài
- Lần lượt HS sửa bài
Ÿ Giáo viên chốt lại
Ÿ Bài 2:
- Yêu cầu HS đọc đề bài 
- HS nêu cách làm 
- HS làm bài
- Lần lượt HS sửa bài giải thích tại sao điền dấu (, =) (Sửa bài chéo).
Ÿ GV nhận xét và chốt lại
1/ 
a) 5 ha = 50 000m2 
 2 km2 = 2 000 000m2 
b) 400dm2 = 4 m2 
 1 500 dm2 = 15m2 
 70 000cm2 = 7 m2
c) 26 m2 17 dm2 = m2
 90 m2 5 dm2 = m2
 35 dm2 = m2
2/ 2m2 9dm2 > 29 dm2 
 209 dm2 
 8m2 5cm2 < 810 cm2 
 805 cm2 
 790ha < 79 km2 
 7900 ha
 4 cm2 5 mm2 = cm2
 cm2
* Hoạt động 2: Luyện tập 
Phương pháp: Đ. thoại, thực hành, động não
Ÿ Bài 3:
- 2 HS đọc đề 
- GV gợi ý yêu cầu học sinh thảo luận tìm cách giải. 
- HS làm và sửa bài. 
Ÿ GV chốt lại
3/ Giải 
Diện tích căn phòng là :
6 ´ 4 = 24 (m2)
Số tiền mua gỗ để lát cả căn phòng đó là : 
280 000 ´ 24 = 6 720 000 (đồng)
Đáp số : 6 720 000 đồng.
* Hoạt động 3: Luyện tập 
Phương pháp: Đ. Thoại, thực hành
Ÿ Bài 4:
- 2 HS đọc đề 
- GV gợi ý cho HS thảo luận nhóm đôi để tìm cách giải và tự giải. 
- HS làm bài và sửa bài
Ÿ Giáo viên nhận xét và chốt lại
4/ Giải 
Chiều rộng của khu đất đó là : 
200 ´ = 150 (m)
Diện tích khu đất đó là :
200 ´ 150 = 30 000 (m2)
30 000 m2 = 3 ha
Đáp số : 30 000 m2
 3ha
* Hoạt động 4: Củng cố
Phương pháp: Đ. Thoại, động não, thực hành 
- Củng cố lại cách đổi đơn vị 
- Tổ chức thi đua 
(Thi đua ai nhanh hơn)
4 ha 7 a = ................. a 
8 ha 7 a 8 m2 = .................... m2
Ÿ GV chốt lại vị trí của số 0 đơn vị a. 
	3. Củng cố – dặn dò :
- Làm bài nhà 
- Chuẩn bị: “Luyện tập chung” 
- Nhận xét tiết học .
____________________________________________
Kể chuyện. Tiết 6
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA 
I. Mục tiêu: 
	1. Kiến thức: Nắm rõ nội dung câu chuyện cần kể và ý nghĩa của câu chuyện.
	2. Kĩ năng: Biết chọn một câu chuyện các em đã tận mắt chứng kiến hoặc một việc chính em đã làm để thể hiện tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước. Biết sắp xếp các tình tiết, sự kiện thành một câu chuyện (cốt chuyện, nhân vật). Kể lại câu chuyện bằng lời nói của mình. 
	3. Thái độ: Giáo dục học sinh biết trân trọng và vun đắp tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước bằng những việc làm cụ thể.
II. Đồ dùng dạy – học : 
	- Thầy: Một số cốt truyện để gợi ý nếu học sinh không xác định được nội dung cần kể.
	- Trò : HS sưu tầm một số tranh nói về tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước như gợi ý học sinh tìm câu chuyện của mình.
III. Các hoạt động dạy – học :
Kiểm tra bài cũ : 
	- Kể câu chuyện đã nghe, đã đọc về chủ điểm hòa bình.
	- 2 HS kể
	- GV nhận xét – ghi điểm. 
	B. Bài mới : 
	1. Giới thiệu bài : Các em đã từng tận mắt chứng kiến hoặc một việc chính em đã làm để thể hiện tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước. Hôm nay, các em hãy kể lại câu chuyện đó qua tiết “Kể chuyện chứng kiến hoặc tham gia”.
	2. Kể chuyện :
* Hoạt động 1: Tìm hiểu yêu cầu đề bài
Phương pháp: Đàm thoại
- Ghi đề lên bảng.
Gạch dưới những từ quan trọng trong đề .
- 1 HS đọc đề
- HS phân tích đề
- Đọc gợi ý đề 1 và đề 2 / SGK 57
- Tìm câu chuyện của mình.
® nói tên câu chuyện sẽ kể.
- Lập dàn ý ra nháp ® trình bày dàn ý (2 HS)
+ Kể lại một câu chuyện em đã chứng kiến ,hoặc một việc em đã làm thể hiện tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước”.
+ Nói về một nước mà em được biết qua truyền hình, phim ảnh ,
* Hoạt động 2: Thực hành kể chuyện trong nhóm
Phương pháp: Kể chuyện
- HS nhìn vào dàn ý đã lập ® kể câu chuyện của mình trong nhóm, cùng trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
- GV giúp đỡ, uốn nắn
* Hoạt động 3: Thực hành kể chuyện trước lớp
Phương pháp: Kể chuyện, đàm thoại
- Khuyến khích HS kể chuyện kèm tranh (nếu có)
- 1 HS khá, giỏi kể câu chuyện của mình trước lớp.
- Các nhóm cử đại diện kể (bắt thăm chọn nhóm)
- Lớp nhận xét
Ÿ GV nhận xét - tuyên dương
- Giáo dục thông qua ý nghĩa
- Nêu ý nghĩa
* Hoạt động 4: Củng cố
Phương pháp: Đàm thoại
- Lớp giơ tay bình chọn bạn kể chuyện hay nhất
- HS nêu
- Tuyên dương
- Em thích câu chuyện nào? Vì sao?
® Giáo dục
	3. Củng cố – dặn dò :
- Nhận xét, tuyên dương tổ hoạt động tốt, HS kể hay
- Tập kể câu chuyện cho người thân nghe.
- Chuẩn bị: Cây cỏ nước Nam 
- Nhận xét tiết học. 
____________________________________________
Lịch sử .Tiết 6
QUYẾT CHÍ RA ĐI TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC 
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức: - HS biết Nguyễn Tất Thành chính là Bác Hồ kính yêu
	- Nguyễn Tất Thành đi ra nước ngoài là do lòng yêu nước thương dân, mong muốn tìm con đường cứu nước 
	2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng ghi nhớ và nắm sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử. 
	3. Thái độ: Giáo dục HS lòng yêu quê hương, kính yêu Bác Hồ. 
II. Đồ dùng dạy – học :
	- Thầy: Một số ảnh tư liệu về Bác như: phong cảnh quê hương Bác, cảng Nhà Rồng, tàu La-tu-sơ Tờ-rê-vin... Bản đồ hành chính Việt Nam, chuông. 
	- Trò : SGK, tư liệu về Bác 
III. Các hoạt động dạy – học :
	A. Kiểm tra bài cũ : 
	- GV treo một giỏ trái cây. Trò chơi “Bão thổi” ® 3 em.
	- 3 HS chọn 1 quả (có đính câu hỏi) ® đọc câu hỏi ® trả lời.
	+ Hãy nêu hiểu biết của em về Phan Bội Châu? 
 + Hãy thuật lại phong trào Đông Du? 
 + Vì sao phong trào thất bại? 
	Ÿ GV nhận xét + đánh giá điểm
	B. Bài mới :
	1. Giới thiệu bài : “Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước”.	
	2. Giảng bài : 
1. Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.
* Hoạt động 1: - Hoạt động lớp, nhóm
Phương pháp: Thảo luận, vấn đáp, giảng giải
- GV chia nhóm ngẫu nhiên ® lập thành 4 (hoặc 6) nhóm. 
- HS đếm số từ 1, 2, 3, 4... Các em có số giống nhau họp thành 1 nhóm ® Tiến hành họp thành 4 nhóm.
- GV cung cấp nội dung thảo luận . 
a) Em biết gì về quê hương và thời niên thiếu của Nguyễn Tất Thành. 
b) Nguyễn Tất Thành là người như thế nào? 
c) Vì sao Nguyễn Tất Thành không tán thành con đường cứu nước của các nhà yêu nước tiền bối?
d) Trước tình hình đó, Nguyễn Tất Thành quyết định làm gì?
- Đại diện nhóm nhận nội dung thảo luận ® đọc yêu cầu thảo luận của nhóm.
® Hiệu lệnh thảo luận trong 3 phút.
- Các nhóm thảo luận, nhóm nào hoàn thành thí đính lên bảng.
- GV gọi đại diện nhóm đọc lại kết quả của nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày miệng ® nhóm khác nhận xét + bổ sung.
Ÿ GV nhận xét từng nhóm ® giới thiệu phong cảnh quê hương Bác. 
Ÿ GV nhận xét từng nhóm ® rút ra kiến thức.
Ÿ GV nhận xét + chốt .
* Trả lời : 
a) Nguyễn Tất Thành tên lúc nhỏ là Nguyễn Sinh Cung, sinh ngày 19/5/1890, tại làng Sen, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Cha là Nguyễn Sinh Sắc, một nhà nho yêu nước. Cậu bé lớn lên trong hoàn cảnh nước nhà bị Pháp xâm chiếm.
b) Là người yêu nước, thương dân, có ý chí đánh đuổi giặc Pháp. Anh khâm phục các vị yêu nước tiền bối nhưng không tán thành cách làm của các cụ. 
c) Vì Nguyễn Tất Thành nghĩ rằng cụ Phan Bội Châu dựa vào Nhật chống Pháp là điều rất nguy hiểm, chẳng khác gì “đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau”. Còn cụ Phan Chu Trinh thì là yêu cầu Pháp làm cho nước ta giàu có, văn minh là điều không thể, “chẳng khác gì đến xin giặc rủ lòng thương”.
d) Quyết định ra đi tìm ra con đường mới để có thể cứu nước, cứu dân.
* Với lòng yêu nước, thương dân, Nguyễn Tất Thành đã quyết chí ra đi tìm đường cứu nước.
2. Quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành.
* Hoạt động 2: Hoạt động lớp, cá nhân
Phương pháp: Đóng vai, vấn đáp, đàm thoại 
- 3 HS thực hiện tiểu phẩm (1 người dẫn chuyện, Nguyễn Tất Thành, anh Tư Lê).
- Các em vừa xem qua tiểu phẩm, qua tiểu phẩm đó, hãy cho biết :
a) Nguyễn Tất Thành ra nước ngoài để làm gì? 
b) Anh lường trước những khó khăn nào khi ở nước ngoài?
c) Theo Nguyễn Tất Thành, làm thế nào để có thể sống và đi các nước khi ở nước ngoài? 
d) Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước tại đâu? Lúc nào?
® GV giới thiệu ảnh Bến Cảng Nhà Rồng và tàu La-tu-sơ Tờ-rê-vin.
Ÿ GV chốt . 
a) Để xem nước Pháp và các nước khác ® tìm đường đánh Pháp. 
b) Học sinh nêu: sẽ gặp nhiều điều mạo hiểm, nhất là khi ốm đau. 
c) Làm tất cả việc gì để sống và để đi bằng chính đôi bàn tay của mình. 
d) Tại Bến Cảng Nhà Rồng, vào ngày 5/6/1911.
* Ngày 5/6/1911, với lòng yêu nước, thương dân, Nguyễn Tất Thành đã quyết chí ra đi tìm đường cứu nước.
* Hoạt động 3: Củng cố
Phương pháp: Động não, trò chơi, hỏi đáp
- GV phát mỗi bàn 1 chuông. Phổ biến luật chơi trò chơi “Hái hoa dâng Bác”. 
- GV nêu câu hỏi ® nói từ “Hết” ® nhóm nào lắc chuông trước được quyền trả lời ® trả lời Đ : 1 bông hoa.
Ÿ GV nhận xét ® tuyên dương
	3. Củng cố – dặn dò : 
- Học bài 
- Chuẩn bị: “Đảng Cộng sản Việt Nam” 
- Nhận xét tiết học .
________________________________________________________________________
Thứ năm, ngày 04 tháng 10 năm 2007 
Tập làm văn .Tiết 11
LUYỆN TẬP LÀM ĐƠN
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức: Nhớ được cách trình bày một lá đơn đúng quy định và trình bày đầy đủ nguyện vọng trong đơn . 
	2. Kĩ năng: Biết cách viết một lá đơn, biết trình bày gọn, rõ, đầy đủ nguyện vọng trong đơn. 
	3. Thái độ: Giáo dục HS biết cách bày tỏ nguyện vọng bằng lời lẽ mang tính thuyết phục. 
II. Đồ dùng dạy – học :
	- Thầy: Mẫu đơn cỡ lớn (A2) làm mẫu - cỡ nhỏ (A4) đủ số HS trong lớp 
	- Trò: Một số mẫu đơn đã học ở lớp ba để tham khảo.
+ Đơn xin gia nhập đội , đơn xin phép nghỉ học , đơn xin cấp thẻ đọc sách 
III. Các hoạt động dạy – học :
	A. Kiểm tra bài cũ : 
	- Chấm vở 2, 3 HS về nhà đã hoàn chỉnh hoặc viết lại bài.
	- HS viết lại bảng thống kê kết quả học tập trong tuần của tổ.
	Ÿ GV nhận xét
	B. Bài mới : 
	1. Giới thiệu bài : Ở lớp 3, 4 chúng ta đã được làm quen với việc viết đơn. Tiết học hôm nay sẽ giúp các em rèn luyện cách trình bày gọn, rõ, đầy đủ nguyện vọng bằng những lời lẽ thuyết phục qua bài: “Luyện tập làm đơn”
	2. Giảng bài :
* Hoạt động 1: Xây dựng mẫu đơn
Phương pháp: Đàm thoại
- 1 HS đọc bài tham khảo “Thần chết mang tên 7 sắc cầu vồng”
- GV giới thiệu tranh , ảnh về thảm họa do chất độc màu da cam gây ra, hoạt động của Hội Chữ thập đỏ , .
- Dựa vào các mẫu đơn đã học (STV 3/ tập 1) nêu cách trình bày 1 lá đơn ® GV theo mẫu đơn.
+ Chất độc màu da cam gây ra những hậu quả gì với con người ? 
+ Chúng ta có thể làm gì để giảm bớt nỗi đau cho những nạn nhân chất độc màu da cam ?
- Lưu ý: Phần lí do viết đơn là nội dung quan trọng của lá đơn cần viết gọn, rõ,thể hiện rõ nguyện vọng cá nhân.
+ Cùng với bom đạn và các chất độc khác, chất độc màu da cam đã phá hủy hơn 2 triệu héc ta rừng, làm xói moon và khô cằn đất, diệt chủng nhiều loại muôn thú, gây ra những bệnh nguy hiểm cho con người nhiễm độc và con cái họ như ung thư, nứt cột sống, thần kinh, tiểu đường, sinh quái thai, dị tật bẩm sinh, Hiện nay nước ta có khoảng 70 000 người lớn, từ 200 000 đến 300 000 trẻ em là nạn nhân của chất độc màu da cam.
+ Chúng ta cần thăm hỏi, động viên, giúp đỡ các gia đình có người nhiễm chất độc màu da cam/ Sáng tác truyện thơ, bài hát, tranh ảnhthể hiện sự cảm thông với các nạn nhân; vận động mọi người giúp đỡ cô bác và những bạn nhỏ bị ảnh hưởng của chất độc màu da cam./ Lao động công ích gây quỹ ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam nói riêng, nạn nhân chiến tranh nói chung./
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tập viết đơn
Phương pháp: Thực hành
- HS đọc lại yêu cầu BT2
- HS viết đơn và đọc nối tiếp.
- Phát mẫu đơn
- HS điền vào
- HS nối tiếp nhau đọc
- GV gợi ý học sinh nhận xét
- Lí do, nguyện vọng có đúng và giàu sức thuyết phục không?
- Chấm 1 số bài ® Nhận xét kỹ năng viết đơn.
- Lưu ý: Phần lí do viết đơn là phần trọng tâm, cũng là phần khó viết nhất ® cần nêu rõ:
+ Bản thân em đồng tình với nội dung hoạt động của Đội Tình Nguyện, xem đó là những hoạt động nhân đạo rất cần thiết.
+ Bày tỏ nguyện vọng của em muốn tham gia vào tổ chức này để được góp phần giúp đỡ các nạn nhân bị ảnh hưởng chất độc màu da cam.
Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 
Định Hiệp, ngày  tháng năm
ĐƠN XIN GIA NHẬP ĐỘI TÌNH NGUYỆN GIÚP ĐỠ NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC MÀU DA CAM 
Kính gửi : 
Tên em là : 
Sinh ngày : 
Học sinh lớp  trường 
Sau khi nghe giới thiệu về hoạt động của Đội tình nguyện giúp đỡ nạn nhân chất độc màu da cam
* Hoạt động 3: Củng cố
Phương pháp: Thi đua
- Trưng bày những lá đơn viết đúng, giàu sức thuyết phục.
- Lớp nhận xét, phân tích cái hay. GV nhận xét
	3. Củng cố – dặn dò 
- Nhận xét chung về tinh thần làm việc của lớp, khen thưởng học sinh viết đúng yêu cầu 
- Nhận xét tiết học .
__________________________________________
Toán . Tiết 29 
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức: - Các đơn vị đo diện tích đã học. 
 - Cách tính diện tích các hình đã học.
 - Giải các bài toán liên quan đến diện tích.
	2. Kĩ năng: Rèn HS tính diện tích các hình đã học, giải các bài toán liên quan đến diện tích nhanh, chính xác. 
	3. Thái độ: Giáo dục HS yêu thích môn học, ham học hỏi tìm tòi kiến thức về tính diện tích. 
II. Đồ dùng dạy – học :
	- Thầy: Tình huống - Hệ thống câu hỏi - Phấn màu - Bảng phụ - Hình vẽ 
	- Trò: Chuẩn bị câu hỏi, câu trả lời, công thức, quy tắc tính diện tích các hình đã học.
III. Các hoạt động dạy – học :
	A. Kiểm tra bài cũ : 
	- Khi viết số đo diện tích mỗi hàng đơn vị đo ứng mấy chữ số: vận dụng đổi
3m2 8dm2 = ...................dm2
	- GV nhận xét - ghi điểm
	B. Bài mới : 
	1. Giới thiệu bài : GV gợi ý cho HS tìm các sự vật có hình chữ nhật và hình vuông ® Vậy để tính được diện tích các sự vật có hình vuông, hình chữ nhật như thế nào? Cách tính ra sao? Thầy trò chúng ta cùng nhau ôn lại công thức, cách tính S hình chữ nhật, S hình vuông qua tiết “Luyện tập chung”
	2. Luyện tập : 
* Hoạt động 1: Ôn công thức, quy tắc tính diện tích hình chữ nhật, diện tích hình vuông
P

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 5 tuan 6.doc